Chiến lược mở cửa để dần đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới đã được Đảng và Nhà nước ta chủ chương thực hiện cách đây hơn 10 năm. Một trong nhiều nội dung quan trọng của chiến lược này là chủ chương thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ nhằm mục tiêu giải quyết nạn khan hiếm về vốn cho đầu tư phát triển xã hội mà còn nhằm tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, cung cấp cho nền kinh tế nước nhà những máy móc, quy trình công nghệ tiên tiến, sản xuất nhiều mặt hàng có chất lượng và hàm lượng kỹ thuật cao, góp phần thúc đẩy phát triển nội sinh nền kinh tế đất nước, tạo nên sức mạnh tổng phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Thực hiện chủ chương trên, tháng 12 năm 1987 nhà nước ta chính thức ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Qua gần 15 năm thực hiện, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đáp ứng được một số mục tiêu đề ra song cũng lại đặt ra những vấn đề mới cần giải quyết,đặc biệt là trong những năm gần đây,trừ năm 2000 nguồn vốn này suy giảm liên tục. Do nhận thấy sự cần thiết phải đánh giá, nhìn nhận lại thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam để từ đó tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy việc thu hút, em đã chọn đề tài cho báo cáo thực tập của mình: “ Thực trạng và một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 2: Vài nét về thực trạng FDI tại Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút FDI ở Việt Nam
(Ở cuối mỗi chương đều có kết luận nhỏ)
46 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1923 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài
Chiến lược mở cửa để dần đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới đã được Đảng và Nhà nước ta chủ chương thực hiện cách đây hơn 10 năm. Một trong nhiều nội dung quan trọng của chiến lược này là chủ chương thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ nhằm mục tiêu giải quyết nạn khan hiếm về vốn cho đầu tư phát triển xã hội mà còn nhằm tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, cung cấp cho nền kinh tế nước nhà những máy móc, quy trình công nghệ tiên tiến, sản xuất nhiều mặt hàng có chất lượng và hàm lượng kỹ thuật cao, góp phần thúc đẩy phát triển nội sinh nền kinh tế đất nước, tạo nên sức mạnh tổng phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Thực hiện chủ chương trên, tháng 12 năm 1987 nhà nước ta chính thức ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Qua gần 15 năm thực hiện, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đáp ứng được một số mục tiêu đề ra song cũng lại đặt ra những vấn đề mới cần giải quyết,đặc biệt là trong những năm gần đây,trừ năm 2000 nguồn vốn này suy giảm liên tục. Do nhận thấy sự cần thiết phải đánh giá, nhìn nhận lại thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam để từ đó tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy việc thu hút, em đã chọn đề tài cho báo cáo thực tập của mình: “ Thực trạng và một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 2: Vài nét về thực trạng FDI tại Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút FDI ở Việt Nam
(ở cuối mỗi chương đều có kết luận nhỏ)
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là nhằm đánh giá khái quát và phân tích một vài nét cơ bản của thực trạng xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung tại Việt Nam để thấy được vị trí FDI đối với phát triển kinh tế của nước ta; thấy những mặt được và chưa được của hoạt động FDI, qua đó rút ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút FDI tại Việt Nam.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của báo cáo này là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam kể từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài năm 1987 đến nay, năm 2000. Hoạt động này bao gồm từ tình hình cấp giấy phép, tình hình triển khai các dự án FDI, cho đến hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp FDI khi các dự án đã đi vào thực hiện.
Phương pháp nghiên cứu
Trong báo cáo, các phương pháp nghiên cứu sau được sử dụng:
-Phương pháp duy vật biện chứng
-Phương pháp thống kê
-Phương pháp phân tích tổng hợp
-Phương pháp đối chiếu so sánh
Chương 1
khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung
Cùng với quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá đời sống kinh tế,đến nay đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment-FDI) không còn là vấn đề mới mẻ trên thế giới. Khái niệm về FDI này đều được ghi nhận trong luật đầu tư của các nước. Mặc dù không hoàn toàn giống nhau bởi có sự khác biệt về việc sử dụng câu từ hay ngữ pháp, song về mặt bản chất thì khái niệm về FDI ở luật của các nước khác nhau là như nhau do chúng đều xuất phát từ khái niệm đầu tư quốc tế.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn của các dự án nhằm giành quyền điêù hành hoặc tham gia điêù hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, thương mại.
Như vậy, FDI thực chất là một hình thức đầu tư quốc tế, là những phương thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài để tiến hành SXKD, dịch vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và/hoặc mục tiêu kinh tế-xã hội khác, với điều kiện là chủ đầu tư nước ngoài chính là người trực tiếp điều hành hoặc tham gia điều hành hoạt đọng đầu tư tại nước sở tại.
Mặt khác, xét trên khía cạnh cơ cấu vốn đầu tư quốc tế thì FDI chính là một hình thức đầu tư thuộc kênh tư nhân (xem sơ đồ 1). Do đó chủ đầu tư nước ngoài thường là các pháp nhân hoặc thể nhân và tiến hành hoạt động đầu tư theo mục đích lợi nhuận là chủ yếu.
Sơ đồ 1: Cơ cấu vốn đầu tư quốc tế
Vốn đầu tư quốc tế
Tài chính chính thức
Đầu tư của tư nhân
Hỗ trợ phát triển chính thức ODA
FDI
Đầu tư gián tiếp
Vay thương mại chính thức
Tín dụng thương mại
Nguồn: Giáo trình đầu tư nước ngoài, tác giả Vũ Chí Lộc,NXB.GD 1997
Để hiểu rõ hơn về FDI ta so sánh với đầu tư gián tiếp nước ngoài trên một số chỉ tiêu như sau:
Bảng 1: So sánh FDI và đầu tư gián tiếp nước ngoài
STT
Chỉ tiêu
FDI
Đầu tư gián tiếp nước ngoài
1
Chủ thể
chủ yếu là các pháp nhân và thể nhân
các quốc gia và các tổ chức
quốc tế
2
Người quản lý hoạt động đầu tư
chủ đầu tư nước ngoài : trực tiếp hoặc tham gia điều hành hoạt động đầu tư, tức trực tiếp quản lý và sử dụng vốn ; Tự chịu trách nhiệm về kết quả SXKD, dịch vụ
chủ đầu tư nước ngoài không trực tiếp tham gia quản lí; nước nhận đầu tư được tự ý quản lí và sư dụng vốn và tự chịu trách nhiệm về kết quả SXKD, dịch vụ
3
Mục đích đầu tư
quan hệ FDI là kinh doanh theo cơ chế thị trường nên lợi nhuận là mục tiêu cao nhất và cuối cùng
lợi nhuận không phải là mục
đích cao nhất, có thể là mục
đích chính trị, nhân đạo hoặc
mục đích khác
4
Tính chất đầu tư
vì quan hệ FDI có mục đích kinh doanh nên nó chịu sự chị phối của các quy luật kinh tế thị trường, ít chịu ảnh hưởng của cácquan hệ chính trị. Do đó FDI không thể biến nước tiếp nhận đầu tư thành con nợ của nước đầu tư
là quan hệ mang tính chất
chính trị chịu ảnh hưởng bởi
các quan hệ giữa các quốc gia, ít chịu chi phối của các qui luật kinh tế. Do đó nó không thể biến nước tiếp nhận đầu tư thành con nợ của nước xuất khẩu tư bản. Hơn nữa nước nhận đầu tư gián tiếp còn
5
Hình thức đầu tư
theo luật các nước, thường là: 100% vốn nước ngoài, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, BOT,BTO...
chủ yếu là: vay thương mại
chính thức, hỗ trợ phát triển chính thức ODA (gồm viện trợ cho không, vay ưu đãi chính thưc và không chính
thức)
Về mặt pháp lý, khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đã trở nên phổ biến và, như
ở trên đã nói, được qui định trong các đạo luật của các nước và thường được nhìn nhận dưới góc độ của nước nhận đầu tư, như: luật khuyến khích đầu tư của Thái Lan (đầu tư nói chung), luật đầu tư nước ngoài của Liên bang Nga (đầu tư nước ngoài), luật khuyến khích đầu tư của Hàn Quốc (cho từng nghành), luật đầu tư nước ngoài của Inđônễia, luật đầu tư nước ngoài cuẩ Việt Nam (đầu tư trực tiếp)... Chẳng hạn như: theo luật đầu tư nước ngoài của Inđônễia, FDI là nhằm mục đích thực hiện kinh doanh tại Inđônễia, với điều kiện là người chủ sở hữu phải gánh chịu mọi rủi ro đầu tư; theo luật đầu tư nước ngoài của Liên bang Nga ngày 4/7/1991, đầu tư nước ngoài là tất cả những hình thức giá trị tài sản hay giá trị tinh thần của nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các đối tượng của hoạt động SXKD và các hoạt động khác với mục đích thu lợi nhuận.
Đối với nước xuất khẩu tư bản, FDI được xem như việc chuyển tư bản ra nước ngoài nhằm thiết lập ở đó những hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. Còn đối với nước tiếp nhận đầu tư, nó lại là việc tiếp nhận tư bản của nước ngoài để cho phép chủ đầu tư nước ngoài tổ chức các hoạt động kinh doanh theo nhữnước ngoài hình thức mà pháp luật qui định,nhằm phục vụ mục tiêu lợi nhuận hoặc/và mục tiêu KT-XH nhất định.
Như vậy dù nhìn dưới góc độ nào thì FDI cũng đều là hoạt động kinh doanh dựa trên cơ sở di chuyển tư bản giữa các quốc gia, chủ yếu do các pháp nhân và thể nhân thực hiện, theo những hình thức nhất định, trong đó chủ đầu tư FDI tham gia trực tiếp vào quá trình đầu tư.
1.1.2 Khái niệm về FDI theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành lần đầu vào ngày 26/12/1987, sửa đổi vào năm 1990,1992; sau đó được thay bằng "luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam " ban hành ngày 12/11/1996, đã được các nhà đầu tư thế giới và khu vực đánh giá là một luật hấp dẫn, thông thoáng trong khu vực. Ngày 9/6/2000 luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lại được sửa đổi, bổ sung lần thứ 4 "để mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài , phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển kinh tế quốc dân trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước."
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 qui định rõ: " đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào để tiến hành đầu tư theo qui định của luật này".
Theo điều 2 và điều 19 của luật này thì nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư tại Việt Nam dưới các hình thức sau: hợp tác trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, các dự án BOT, BOT và BT. Đây là các hình thức mà các chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia vào việc quản lí và điêù hành hoạt động đầu tư.
Như vậy theo luật đầu tư khái niệm đầu tư nước ngoài được hiểu như sau:
- Là hình thức đầu tư trực tiếp.
- Là việc bên ngoài trực tiếp đưa vốn và tài sản khác vào đầu tư tại Việt Nam. Chủ đầu tư nước ngoài có thể là 1 tổ chức nhà nước, tổ chức tư nhân hay 1 tổ chức quốc tế hoặc tự nhiên nhân nước ngoài.
Vốn đầu tư ở đây không chỉ bao gồm tư bản mà còn bao gồm cả các bí quyết kĩ thuật, qui trìng công nghệ, dịch vụ kĩ thuật (điều 7 luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996). Qui định này là nhằm mục đích tranh thủ được vốn kĩ thuật hiện đại, kinh nghiệm
và phương pháp quản lí tiên tiến, đào tạo đội ngũ quản lí và công nhân có trình dộ cao, góp phần nâng cao đời sống kinh tế, đưa Việt Nam hoà nhập với khu vực và thế giới. Việc sử dụng vốn đầu tư nước ngoài vào 1 quốc gia thưòng dẫn đến việc thành lập ở nước tiếp nhận đầu tư 1 cơ sở sản xuất. Nhưng theo luật Việt Nam thì hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài không nhất thiết phải như vậy mà có thể tồn tại trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Như vậy, qui định về FDI như trên đã thể hiện được chủ trương của nhà nước Việt Nam là mở rộng việc thu hút vốn đầu tư cua các nước trên thế giới nhằm thúc đẩy sự phát triển nội sinh nền kinh tế đất nước.
1.2 Vai trò của FDI
1.2.1 Vai trò của FDI đối với nước nhận đầu tư (là nước đang phát triển )
Thực tiễn hoạt động đầu tư quốc tế cũng như ở Việt Nam cho thấy nguồn FDI có vai trò hết sức quan trọng đối với nước tiếp nhận đầu tư mà chủ yếu là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Một đặc điểm phổ biến của các nước đang phát triển là tỉ lệ tiết kiệm nội địa thấp và thiếu ngoại tệ. Do vậy, các nước này không thể chỉ trông chờ vào nguồn vốn trong nước để thực hiện CNH-HĐH mà buộc phải tìm kiếm sự bổ sung từ bên ngoài. FDI chính là 1 nguồn bổ sung quan trọng. Hàng năm FDI cung cấp 1 lượng vốn đáng kể cho các nước đang phát triển , đặc biệt là các nước đang phát triển ở Châu á. Chẳng hạn như: ở Trung Quốc, FDI đã cung cấp trung bình 5,8 tỉ USD/năm kể từ năm 1979 đến năm 1994, tỉ trọng FDI và tổng vốn đầu tư trong nước là khoảng 25%; ở Inđônêsia, sau khi ban hành luật đầu tư nước ngoài vào năm 1967, FDI đã cung cấp 1 lượng vốn trong 27 năm (1967-1994) trrung bình là 1,5 tỉ USD/ năm.
Mặt khác như ở phần trên đã đề cập FDI là 1 hình thức đầu tư thuộc kênh tư nhân, chủ đầu tư tự quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh nên khi tiếp nhận nguồn vốn này các nước sở tại không phải chịu gánh nặng nợ nần kinh tế, hơn nữa cũng không phải chịu những ràng buộc chính trị.
Cũng vì lí do đó mà FDI còn là 1 hình thức đầu tư có hiệu quả kinh tế cao, bởi trước khi đưa ra quyết định đầu tư thì hàng loạt các yếu tố liên quan đến tính khả thi hay khả năng sinhlời đã được tính toán kĩ. Một khi dự án FDI đi vào thực hiện, nó còn tạo ra sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp có FDI với doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nội sinh nền kinh tế đất nước.
Ngoài ra các dự án FDI góp phần bổ sung quan trọngcho ngân sách của cá quốc gia. Các nguồn thu này từ các lhoản cho thuê đất, mặt nước, mặt biển; từ các kloại thuế doanh thu, lợi tức, thuế xuất nhập khẩu. Tại Trung Quốc, các dự án FDI đã đóng góp 11,2% tổng thu từ thuế năm 1995 và tỉ lệ này đang có xu hướng gia tăng.
Một yếu tố quan trọng khác hấp dẫn các quốc gia đang phát triển là thông qua FDI, các nước này có thể tiếp nhận công nghệ tiên tiến, hiện đại. Điều này rất quan trọng đối với việc hiện đại hoá công nghệ của đất nước.
Thêm vào đó, Fdi góp phần phát triển nguồn nhân lực và tạo thêm nhiều việc làm mới cho các nước nhận đầu tư, nâng cao mức sống của người lao động. Các dự án FDI có yêu cầu cao về chất lượng nguồn lao động do đó sự phát triển FDI ở các nước sở tại đã đặt ra yêu cầu khách quan phải nâng cao trình độ của người lao động. Mặt khác chính các chủ đầu tư nước ngoài thường đã góp phần tích cực bồi dưỡng,đào tạo đội ngũ lao động nước sở tại. đó chính là đội ngũ nòng cốt trong việc học tập, tiếp thu kĩ thuật, công nghệ tiên tiến, năng lực quản lí điều hành tiên tiến của nước ngoài. Các dự án FDI cũng thu hút một lực lượng lớn lao động , góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp . Hơn nữa hình thức đầu tư này còn giúp các doanh nghiệp địa phương tiếp cận được vào thị trường thế giới thông qua liên doanh và mạng lưới thị trường rộng lớn của họ.
Như vậy, FDI có vai trò hết sức quan trọng dối với nước tiếp nhận đầu tư, đó là góp phần giải quyết dược những vấn đề quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế như nạn khan hiếm vốn( quan trọng nhất), lạc hậu về công nghệ, thiếu việc làm, góp phần đưa đất nước thoát ra khỏi đói nghèo lạc hậu.
Tuy vậy không phải là FDI chỉ mang lại những tác động tích cực như trên mà có thể nó còn ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế xã hội nước nhân đầu tư.
Một điều dễ dàng nhận thấy nhất là FDI thúc đẩy sự phát triển không đều giữa thành thị và nông thôn, đẩy nhanh quá trình phân hoá giàu nghèo trong xã hội. Thật vậy, phần lớn các dự án đầu tư nước ngoài đều tập trung ở khu vực phát triển kinh tế thuận lợi, có điêù kiện SCHT tốt, thường là thành thị. Thêm vào đó công ty có vốn đầu tư nước ngoài chỉ tuyển dụng lao động có tay nghề cao nên phần lớn lao động ở các nước đang phát triển không tìm được việc làm tại các công ty cóvốn đầu tư nước ngoài . do đó vấn đề giải quyết việc làm cũng bị hạn chế rát nhiều.
Mặc dù FDI bổ sung vốn cho các nước nhận đầu tư nhưng về lâu dài lại làm giảm tỷ lệ tiết kiệm nội địa. Bởi vì các chủ đầu tư nước ngoài thường có ưư thế về vốn , ccong nghệ và kinh nghiệm quản lí nên họ thường tăng tỷ trọng vào các nghành có tính cạnh tranh cao và dẫn tới độc quyền. điều này làm cho các công ty địa phương bị phá sản dẫn đến sự phụ thuộc ngày càng chặt chẽ của các chủ đầu tư trong nước vào các công ty nước ngoài.
Hơn nữa, vấn đề chuyển giao công nghệ qua FDI cũng là một vấn đề nổi cộm ở các nước đang phát triển. Các công ty nước ngoài thường chuyển giao những công nghệ-kỹ thuật lạc hậu hoặc máy móc thiết bị cũ váo nước nhận đầu tư với giá cao hơn trên thị trường quốc tế.Do đó, các nước đang phát triển phải hết sức tỉnh táo, tránh nguy cơ trở thành "bãi rác thải công nghiệp" của các nước phát triển.
Cuối cùng là vế phương diện chính trị, FDI là một mối lo ngại đối với chính phủ các nước đang phát triển. Bởi vì trong thực tế nhiều công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty đa quốc gia có tiềm lực kinh tế lớn can thiệp mạnh vào đường lối phát triển của nước sở tại dưới nhiều hình thức như hối lộ quan chức hoặc thậm chí lật đỏ chính phủ như trường hợp điển hình ở Chi Lê những năm 70.
Tóm lại, bản chất của FDI là các hoạt động đầu tư nước ngoài trên cơ sở khai thác các lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao trên phạm vi toàn cầu. Do đó FDI là các hoạt động kinh tế và nó có tác động như con dao hai lưỡi đối với nước nhân đầu tư. Nếu nước chủ nhà có chính sách thu hút và khai thác FDI một cách hợp lý sẽ phát huy được các mặt tích cực, hạn chế tối đa mặt tiêu cực. Ngược lại, FDI sẽ là nhân tố gây trở ngại cho những chính phủ không làm chủ được đường lối phát triển của mình.
1.1.2 Những đóng góp cụ thể của FDI đối với Việt Nam
Hoạt động FDI ngày càng được nhiều nước thừa nhận là một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. ở Việt Nam, kể từ khi luật đầu tư nước ngoài được ban hành và thực hiện, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được Đảng và nhà nước ta khẩng định là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, góp phần thúc đẩy sự phát triển các nguồn lực trong nước. Ta xét đóng góp FDI đối với Việt Nam cụ thể trên một số mặt sau:
a. Đóng góp đối với tổng vốn đầu tư toàn xã hội
Cũng giống như nhiều quốc gia đang phát triển khác, để đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, Việt Nam cần phải có một khối lượng vốn rất lớn. Theo tính toán của các nhà kinh tế,để đạt được tốc độ tăng trưởng GDP từ 5-6%/năm trong giai đoạn 2000-2001 thì cần khoảng 65-70 tỷ USD trong tổng vốn đầu tư xã hội. Dẫu rằng vốn trong nước là chính, có vai trò quyết định song khả năng huy đọng các nguồn vốn này rất khó khăn. Bởi vì, nguồn vốn ngân sách còn hạn chế; nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cũng hạn chế do nhiều doanh nhgiệp đang bị thua lỗ, tích tuỹ thấp và cũng đang trông đợi vào vốn ngân sách cấp (doanh nghiệp quốc doanh) hoặac vốn đầu tư nước ngoài; nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư rất khó xác định vì tâm lý người dân còn thiếu tin tưởng vào hệ thống tài chính ngân hàng, thiên về đầu tư tích trữ vàng,đôla, bất động sản. Như vậy để huy động được lượng vốn cần thiết, Việt Nam cần phải chú trọng thu hút các nguồn vốn nước ngoài.
Trong những năm vừa qua, các nguồn vốn nước ngoài ở Việt Nam chủ yếu gồm: FDI, ODA, tín dụng thương mại và các khoản vay nợ nước ngoài. Trong số đó, nguồn FDI là quan trọng nhất, tạo ra một khu vực kinh tế có trình độ thiết bị kỹ thuật công nghệ khá.
Tính đến tháng 12/2000, khu vực FDI đẫ cung cấp 17,6 tỷ USD cho đầu phát triển xã hội , chiếm 47,6% vốn đăng ký(37 tỷ USD). Tỷ trọng vốn FDI trên tổng vốn đầu xã hội tăng nhanh qua các năm, đạt mức bình quân từ khoảng gần 20% tổng vốn đầu xã hội thời kỳ 1986-1994 lên khoảng 25,7% thời kỳ 1995-2000 (bảng2).
Bảng 2: cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội (%)
*: sơ bộ
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000*
vốn nhà nước
38,3
45,2
48,1
53,5
61,6
61,9
vốn ngoài
quốc doanh
29,4
26,2
20,6
21,3
20,2
19,5
vốn FDI
32,3
28,6
31,2
25,2
18,2
18,6
Tổng
100
100
100
100
100
100
Nguồn: Theo tính toán từ số liệu của ‘Niên giám thống kê 2000, NXB.TKê
Trong thời kỳ 1995-2000, tỷ trọng FDI/tổng vốn đầu xã hội đạt mức cao nhất là 32,3% năm vào năm 1995, sau đó giảm liên tục đến mức thấp nhất là 18,2% vào năm 1999, riêng năm 2000 tỷ trọng này có nhỉnh hơn chút ít.
Tỷ trọng này giảm sút do nhiều nguyên nhân, trong đó có tác động quan trọng từ bên ngoài là cuộc khủng hoảng tài chính châu á năm 1997. Tuy vậy,FDI vẫn là một nguồn đầu tư đáng kể cho phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao đời sống xã hội.
b. Đóng góp FDI đối với GDP, tạo việc làm
Tỷ lệ đóng góp của FDI trong GDP tăng liên tục qua các năm, đạt mức thấp nhất là 2% vào năm 1992, cao nhất là 13,25% vào năm2000. Điều đáng lưu ý ở đây là mặc dù vốn thực hiện FDI giảm mạnh kể từ năm 1998 nhưng mức đóng góp của khu vực FDI vẫn tăng. điều đó chứng tỏ là hoạt động FDI đang diễn ra ngày một hiệu quả hơn.
Thu ngân sách từ khu vực FDI cũng tăng liên tục, trừ năm 1999, chiếm bình quân 6-7% tổng thu ngân sách( nếu tính cả dầu khí là gần 20%), đạt từ 128 triệu $ vào năm 1994 đến 317 triệu $ vào năm 1998, tăng gấp gần 2,5 lần so với năm 1994. Điều này là phù hợp với mức đóng góp vào GDP ngày càng tăng trên, tạo khả năng giảm mức bội chi, chủ động hơn trong cân đối ngân sách (bảng 3).
Bảng 3: Đóng góp FDI đối với GDP, ngân sách, tạo việc làm
NS: ngân sách(triệu USD) VL: tạo việc làm(1000 người) *: sơ bộ
Năm
'92
'93
'94
'95
'96
'97
'98
'99
2000*
GDP
2%
3,6%
6,1%
6,3%
7,4%
9,07%
10,03%
12,24%
13,25%
NS
128
195
263
315
317
271
VL
250
270
296
300
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000 và tạp chí thương mại số 1 năm 2000
Các dự án FDI đi vào thực hiện cũng đã giải quyết được một phần nạn thất nghiệp