Thể dục nghệ thuật (TDNT) – môn thể thao dành riêng cho phụ nữ, bao gồm
những bài tập phát triển vóc dáng cân đối, hài hòa phù hợp với hình thái, tâm sinh
lý của phụ nữ. Đặc biệt giáo dục tính thẩm mỹ học, nhận biết cái đẹp hình thức , âm
nhạc, bài tập, vũ điệu với nhạc có thể sử dụng cho từ lứa tuổi thiếu nhi đến người
lớn tuổi. Giống như các môn thể thao khác, TDNT cũng trải qua những bài tập sơ
khai từ bước đi đầu tiên trong lịch sử phát triển của riêng mình. Nhà vật lý – giáo
dục người Pháp Georges Demeny (1850-1917) đã chứng mình: ưu thế hệ của hệ
thống bài tập căng duỗi cơ, kết hợp với vũ đạo, dụng cụ (chùy, bóng, khăn voan,
cờ ) nâng cao khả năng phát triển các tố chất thể lực như: độ dẻo, khéo léo, dáng
vóc mềm mại, uyển chuyển đặc trưng của nữ giới. Một trong những người có công
rất lớn trong sự hình thành và phát triển môn TDNT phải nói đến nhà giáo dục
người Pháp Francois Delsarte (1811-1971) ông đã đưa hệ thống bài tập kết hợp với
nhạc đệm vào tập luyện. Ý tưởng của ông được vũ công nổi tiếng Isadora Duncan
(1878-1927) kế thừa đã hình thành nên môn TDNT hiện đại. Cuối thế kỷ XIX đầu
XX, thể dục nhip điệu thịnh hành rộng rãi, một trong những nhóm động tác:
chuyển động nhịp điệu, bài tập luyện âm, và nhạc cảm.
9 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và một số kiến nghị để phát triển môn thể dục nghệ thuật tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN MÔN THỂ
DỤC NGHỆ THUẬ TẠI VIỆT NAM
Nguyễn Thị Lý
Tóm tắt:
Tổng kết kết quả thi đấu các môn Thể dục nghệ thuật giải học sinh sinh viên
Đông Nam Á hai năm 2011 và 2012 nhằm đánh giá thực trạng phát triển môn thể
dục nghệ thuật của Việt Nam và đề xuất một số kiến nghị góp phần phát triển môn
Thể dục Nghệ thuật của Việt Nam trong những năm tiếp theo.
TỪ KHÓA: thể dục nghệ thuật, thực trạng, phát triển
Abstract:
This study summarized performance achievements of Southeast Asian
student games of Rhythmic Gymnastics in the years of 2011 and 2012 in order to
assess the current status of its development in Vietnam and recommend ideas for
future improvement of this sport.
KEYWORDS: Rhythmic Gymnastics, current status, development
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thể dục nghệ thuật (TDNT) – môn thể thao dành riêng cho phụ nữ, bao gồm
những bài tập phát triển vóc dáng cân đối, hài hòa phù hợp với hình thái, tâm sinh
lý của phụ nữ. Đặc biệt giáo dục tính thẩm mỹ học, nhận biết cái đẹp hình thức, âm
nhạc, bài tập, vũ điệu với nhạc có thể sử dụng cho từ lứa tuổi thiếu nhi đến người
lớn tuổi. Giống như các môn thể thao khác, TDNT cũng trải qua những bài tập sơ
khai từ bước đi đầu tiên trong lịch sử phát triển của riêng mình. Nhà vật lý – giáo
dục người Pháp Georges Demeny (1850-1917) đã chứng mình: ưu thế hệ của hệ
thống bài tập căng duỗi cơ, kết hợp với vũ đạo, dụng cụ (chùy, bóng, khăn voan,
cờ) nâng cao khả năng phát triển các tố chất thể lực như: độ dẻo, khéo léo, dáng
vóc mềm mại, uyển chuyển đặc trưng của nữ giới. Một trong những người có công
rất lớn trong sự hình thành và phát triển môn TDNT phải nói đến nhà giáo dục
người Pháp Francois Delsarte (1811-1971) ông đã đưa hệ thống bài tập kết hợp với
nhạc đệm vào tập luyện. Ý tưởng của ông được vũ công nổi tiếng Isadora Duncan
(1878-1927) kế thừa đã hình thành nên môn TDNT hiện đại. Cuối thế kỷ XIX đầu
XX, thể dục nhip điệu thịnh hành rộng rãi, một trong những nhóm động tác:
chuyển động nhịp điệu, bài tập luyện âm, và nhạc cảm. Ba nhóm động tác này giúp
người tập hoàn thiện khả năng cảm thụ âm nhạc. Lúc đầu TDNT được giới nghệ sĩ
2
và nhạc công sử dụng nhiều, sau đó mới đưa vào lĩnh vực giáo dục thể chất. Khi đó
môn thể thao này chỉ là những bài tập có tính tập thể mang dáng dấp phong trào
nâng cao sức khỏe cho nữ giới, phát triển mạnh ở một số nước như: Liên xô (cũ),
Hungary, Tiệp Khắc, Tây Ban Nha,
Trải qua chặng đường phát triển, TDNT trở thành môn thể thao mang tính
chuyên nghiệp. Giải vô địch quốc gia đầu tiên tại Liên Xô cũ vào năm 1942. Đến
năm 1961 Liên đoàn Thể dục Thế giới (FIG) đã soạn thảo và ban hành bộ luật thi
đấu cho các giải tầm cỡ thế giới và châu lục. Giải vô địch thế giới với nội dung cá
nhân đầu tiên diễn ra vào năm 1963 tại Hungary với sự tham gia của 28 vận động
viên (VĐV) đến từ 10 nước châu Âu. Năm 1984, thể dục nghệ thuật trở thành môn
thi đấu Olympic tại Moscow – Liên Xô cũ, và liên tục mở rộng và phát triển đến
nay trở thành môn thi đấu không thể thiếu trong các giải châu lục và thế giới..
II. THỰC TRẠNG TRÌNH ĐỘ VĐV MÔN TDNT HIỆN NAY TẠI
VIỆT NAM
Vào những năm 1985 và 1989 môn TDNT chính thức có mặt tại Việt Nam
với sự dẫn dắt của các chuyên gia Bulgary, một đất nước với những bài thi đấu
mang đậm nét nghệ thuật mềm mại, đặc sắc với nền nhạc mang âm hưởng dân gian
kết hợp với vũ đạo tuyệt vời. Lứa vận động viên đầu tiên ra đời tại Hà Nội. Nhận
thấy đây là môn thể thao có vị trí quan trọng trong việc giành huy chương (thi đấu
toàn năng, đơn môn,) điều mà nước ta cần có để nâng cao thứ bậc của mình trên
đấu trường khu vực và châu lục. Tại Hội nghị tổng kết ngành TDTT thành tích cao
năm 1998-1999 ủy ban TDTT đã xác định TDNT là một trong những môn thể thao
trọng điểm, phải ưu tiên phát triển. Năm 1990 để xây dựng lực lượng vận động
viên đủ năng lực tham gia SEA Games 22 tại Việt Nam, bộ môn thể dục – Tổng
cục Thể dục thể thao đã kết hợp với chuyên gia trong nước tuyển chọn và huấn
luyện đội tuyển quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Năm 2001 lần đầu tiên tham dự
SEA Games 21 tại Malaysia (đấu trường lớn của khu vực) các vận động viên Việt
Nam giành được 1 huy chương đồng ở nội dung đơn môn bài tập với dây.
Để đánh giá thực trạng các vận động viên TDNT nước ta so với một số nước
trong khu vực những năm gần đây, chúng tôi dựa trên thành tích thi dấu của các
VĐV tham gia giải học sinh sinh viên Đông Nam Á năm 2011, đoàn Việt Nam có
03 VĐV tham dự:
Kết quả các môn: Vòng, bóng, chùy, lụa được đánh giá theo phương thức
tính điểm cho một số bài thi đấu như sau:
Điểm độ khó (ký hiệu là D): 10 điểm
Điểm nghệ thuật (ký hiệu là A): 10 điểm
3
Điểm thực hiện (ký hiệu là E): 10 điểm
Kết quả của tất cả các VĐV đạt được như bảng 1,2,3 và 4.
Nhận xét chung: Dựa vào các kết quả thi đấu trên ta nhận thấy:
1. Điểm độ khó của các VĐV Việt Nam quá thấp so với các VĐV khác
trong khu vực Đông Nam Á.
2. Điểm nghệ thuật tuy thấp nhưng khoảng các giữa các điểm không chênh
lệch nhiều.
3. Điểm thực hiện: mức độ chênh lệch tương đối lớn ở các bài tập thi đấu
với lụa và chùy.
4. Điểm độ khó của các VĐV Việt Nam so với điểm trung bình cộng của các
VĐV tham gia thi đấu cũng thấp hơn rất nhiều ở hầu hết các bài thi.
BẢNG 1. ĐIỂM MÔN VÕNG CỦA CÁC VĐV THAM DỰ GIẢI TDNT HỌC SINH – SINH VIÊN ĐÔNG
NAM Á NĂM 2011.
XẾP
HẠNG
QUỐC
GIA
HỌ TÊN VĐV
ĐỘ KHÓ NGHỆ THUẬT THỰC HiỆN
TỔNG
ĐIỂM
ĐIỂM
TRỪ
LỖI KỸ
THUẬT
ĐIỂM
TỔNG
KẾT ĐIỂM
XẾP
HẠNG
ĐIỂM
XẾP
HẠNG
ĐIỂM
XẾP
HẠNG
1 MAL WONG POH SAN 6.7 2 8.166 2 8.3 1 23.166 0 23.166
2 MAL
FATIN ZAKIRAH JALANY
BINTI ZAIN JALANY
6.875 1 8.3 1 7.933 2 23.108 0 23.108
3 MAL ALI WEI RAN 6.675 3 8.066 3 7.533 5 22.274 0.2 22.074
4 SIN SIM KWEE PENG ANN 6.525 4 7.633 8 7.8 4 21.958 0 21.958
5 THAI SIRIRAT LUEPRASERT 6.5 7 8 4 7.4 8 21.9 0 21.9
6 SIN PHAAN YI LIN 6.075 6 7.866 6 7.5 6 21.441 0 21.441
7 THAI
ANYAVARIN
SUPATEEREALERT
5.825 8 7.966 5 7.333 9 21.124 0.05 21.074
8 VIET TRUONG MAI NHAT LINH 3.65 12 7.366 11 6.7 12 17.716 0 17.716
9 SIN
CHIA DAPHNE THERESA YUN
SHAN
5.95 6 7.533 9 7.2 10 20.683 0 20.683
10 VIET LUONG THI NGOC AN 4.55 11 7.633 8 7.466 7 19.649 0 19.649
11 THAI
TITIWORADA
CHAITEERRAPATTARAPONG
4.725 10 7.5 10 6.9 11 19.125 0.05 19.075
12 VIET NGUYEN TUONG VY 3.65 12 7.366 11 6.7 12 17.716 0 17.716
TRUNG BÌNH 5.781 7.811 7.492
BẢNG 2. ĐIỂM MÔN BÓNG CỦA CÁC VĐV THAM GIA GIẢI TDNT HỌC SINH – SINH VIÊN ĐÔNG
NAM Á NĂM 2011
XẾP
HẠNG
QUỐC
GIA
HỌ TÊN VĐV
ĐỘ KHÓ NGHỆ THUẬT THỰC HiỆN
TỔNG
ĐIỂM
ĐIỂM
TRỪ
LỖI
KỸ
THUẬT
ĐIỂM
TỔNG
KẾT ĐIỂM
XẾP
HẠNG
ĐIỂM
XẾP
HẠNG
ĐIỂM
XẾP
HẠNG
1 MAL ALI WEI RAN 6.675 2 7.966 4 7.766 4 22.407 0.05 22.357
2 MAL WONG POH SAN 6.825 1 8 3 7.433 8 22.258 0.05 22.208
3 MAL PHAAN YI LIN 6.4 4 7.8 7 7.733 5 21.933 0 21.933
4 SIN
CHIA DAPHNE THERESA YUN
SHAN
6.45 3 7.366 10 7.8 3 21.616 0 21.616
5 THAI SIM KWEE PENG ANN 6.4 4 7.5 8 7.6 7 21.5 0 21.5
6 SIN SIRIRAT LUEPRASERT 6.025 5 8.166 1 6.833 11 21.024 0 21.024
7 THAI ANYAVARIN SUPATEEREALERT 5.125 7 8.133 2 7.7 6 20.958 0 20.958
8 VIET
FATIN ZAKIRAH JALANY BINTI
ZAIN JALANY
5.325 6 7.866 5 7.766 4 20.957 0 20.957
9 SIN PANIARAT PRAWATYOTIN 5.025 8 7.833 6 7.9 1 20.758 0.05 20.708
10 VIET TRUONG MAI NHAT LINH 4.925 9 7.5 8 7.833 2 20.258 0 20.258
11 THAI NGUYEN TUONG VY 4.35 10 7.4 9 7.333 10 19.083 0 19.083
12 VIET LUONG THI NGOC AN 4.06 11 7.166 11 7.366 9 18.582 0 18.582
TRUNG BÌNH 5.631 7.725 7.589
BẢNG 3. ĐIỂM MÔN CHÙY CỦA CÁC VĐV THAM GIA GIẢI TDNT HỌC SINH – SINH VIÊN ĐÔNG
NAM Á NĂM 2011
XẾP
HẠNG
QUỐC
GIA
HỌ TÊN VĐV
ĐỘ KHÓ NGHỆ THUẬT THỰC HiỆN
TỔNG
ĐIỂM
ĐIỂM
TRỪ
LỖI
KỸ
THUẬT
ĐIỂM
TỔNG
KẾT ĐIỂM
XẾP
HẠNG
ĐIỂM
XẾP
HẠNG
ĐIỂM
XẾP
HẠNG
1 MAL
FATIN ZAKIRAH JALANY BINTI
ZAIN JALANY
7.025 1 8.033 2 8.333 1 23.391 0 23.391
2 MAL WONG POH SAN 7 2 8 4 7.666 7 22.666 0 22.666
3 THAI ANYAVARIN SUPATEEREALERT 6 3 8.033 2 8.166 2 21.199 0.05 22.149
4 SIN
CHIA DAPHNE THERESA YUN
SHAN
5.8 5 8.233 1 7.9 4 21.933 0.05 21.883
5 SIN SIM KWEE PENG ANN 5.975 4 7.933 7 7.3 8 21.208 0 21.208
6 MAL LYDIA WONG JUAN YE 5.375 7 7.733 10 7.7 6 20.808 0 20.808
7 SIN PHAAN YI LIN 5.45 6 8 4 7.266 9 20.716 0 20.716
8 THAI
TITIWORADA
CHAITEERRAPATTARAPONG
4.45 8 7.933 7 8.1 3 20.483 0 20.483
9 THAI SIRIRAT LUEPRASERT 4.325 9 7.933 7 7.766 5 20.024 0 20.024
10 VIET TRUONG MAI NHAT LINH 4.075 10 8 4 6.966 10 19.041 0 19.041
11 VIET LUONG THI NGOC AN 2.975 11 7.633 11 6.633 11 17.241 0.05 17.191
12 VIET NGUYEN TUONG VY 2.825 12 7.466 12 6.3 12 16.591 0 16.591
TRUNG BÌNH 5.106 7.911 7.508
BẢNG 4. ĐIỂM MÔN LỤA CỦA CÁC VĐV THAM GIA GIẢI TDNT HỌC SINH – SINH VIÊN ĐÔNG
NAM Á NĂM 2011
XẾP
HẠNG
QUỐC
GIA
HỌ TÊN VĐV
ĐỘ KHÓ NGHỆ THUẬT THỰC HiỆN
TỔNG
ĐIỂM
ĐIỂM
TRỪ
LỖI
KỸ
THUẬT
ĐIỂM
TỔNG
KẾT ĐIỂM
XẾP
HẠNG
ĐIỂM
XẾP
HẠNG
ĐIỂM
XẾP
HẠNG
1 MAL WONG POH SAN 7.05 1 8.07 4 7.37 6 22.49 0 22.49
2 SIN PHAAN YI LIN 6.23 2 8.17 2 7.93 2 22.33 0 22.33
3 MAL LYDIA WONG JUAN YE 6 4 8.13 3 8.07 1 22.2 0.05 22.15
4 THAI ANYAVARIN SUPATEEREALERT 5.63 5 7.97 5 7.37 6 20.97 0 20.97
5 THAI PANIARAT PRAWATYOTIN 5.3 6 7.77 6 7.8 3 20.87 0 20.87
6 MAL
FATIN ZAKIRAH JALANY BINTI
ZAIN JALANY
6.08 3 7.67 8 7.07 9 20.82 0 22.82
7 SIN CHIA SHING ENG CECILIA 4.95 8 8.3 1 7.57 4 20.82 0.05 20.77
8 SIN SIM KWEE PENG ANN 5.1 7 7.77 6 7.1 8 19.97 0 19.97
9 THAI SIRIRAT LUEPRASERT 4.7 9 7.43 11 7.47 5 19.6 0 19.6
10 VIET LUONG THI NGOC AN 3.08 11 7.67 8 6.83 10 17.58 0 17.58
11 VIET TRUONG MAI NHAT LINH 3.55 10 7.1 12 6.47 11 17.12 0.05 17.07
12 VIET NGUYEN TUONG VY 2.93 12 7.5 10 6.4 12 16.83 0 16.83
TRUNG BÌNH 5.050 7.796 7.288
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN MÔN TDNT
TẠI VIỆT NAM
Cũng giống các môn thể thao khác, TDNT luôn mong muốn một sự đi lên
vững chắc, đạt nhiều thành tích cao ở đấu trường quốc tế. Dựa theo các phân tích ở
trên, là một người hoạt động lâu năng trong chuyên ngành TDNT (huấn luyện viên,
trọng tài, giảng viên) tôi có một số kiến nghị sau:
Muốn nâng cao độ khó các bài thi trong môn TDNT trước hết chúng ta phải
nắm chắc luật thi đấu, trong đó có quy định nội dung cụ thể cho từng bài thi vòng,
bóng, chùy, lụa, dây.
1. Việc huấn luyện phát triển thể lực toàn diện cho VĐV TDNT là vô cùng
quan trọng. Trên cơ sở thể lực toàn diện, phải đi sâu phát triển tố chất đặc trưng để
đáp ứng yêu cầu từng bài thi.
2. Trong quá trình biên soạn bài thi cần căn cứ vào đặc điểm của từng VĐV,
làm sao phát huy được sở trường (mặt mạnh), hạn chế mặt yếu của họ - nguyên tắc
vừa sức – phát huy tiềm năng của từng VĐV, tránh trường hợp do những sơ suất
trong quá trình biên soạn tổ hợp độ khó gây nên những điều không thuận lợi cho
VĐV khi trình diễn bài thi.
3. TDNT là môn thể thao mang tính kỹ thuật hết sức đa dạng, phong phú và
luôn bổ sung phát triển kỹ thuật mới. Kỹ thuật càng phức tạp hơn khi phải giải
quyết mối quan hệ giữa VĐV và dụng cụ thi đấu – vòng, bóng, chùy, lụa, dây. Tập
kỹ thuật mới phải trên cơ sở kỹ thuật cơ bản phong phú, đa dạng. Tóm lại nền tảng
huấn luyện kỹ thuật phải hết sức toàn diện.
Theo tôi, tư thế cơ bản của tay, chân, thân người, đầu phải được chú ý ngay
từ khi các VĐV bắt đầu tập luyện môn TDNT.
4. Huấn luyện viên cần cập nhật thông tin về luật thi đấu, đặc biệt các kỹ
thuật mới để chuẩn bị huấn luyện thể lực chuyên môn phù hợp với yêu cầu kỹ
thuật mới.
IV. KẾT LUẬN
Qua những kết quả trên, với mong muốn góp một phần công sức để cùng các
huấn luyện viên và vận động viên xây dựng môn TDNT phát triển đạt nhiều thành
tích trên đấu trường quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật thể dục nghệ thuật chu kỳ 12 (2009-2012)
2. Luật thể dục nghệ thuật chu kỳ 13 (2013-2018)
9
3. Novicop A.D Matveep L.P (1980) Lý luận và phương pháp giáo dục thể
chất, NXB TDTT, Hà Nội.
4. www.Fig-gymastic.com
5. Diatstocop (1963), Rèn luyện thể lực của VĐV. Dịch: Nguyễn Trình,
NXB TDTT, Hà Nội.