Phát huy lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng ở một nước nhiệt đới, các tỉnh tại Việt Nam đã hình thành các vùng nguyên liệu trái cây khá tập trung phục vụ cho chế biến công nghiệp và tiêu dùng. Đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng cây ăn trái lớn nhất, chiếm khoảng 36,5% diện tích cả nước. Tổng lượng giống cây ăn trái các tỉnh ĐBSCL sản xuất bình quân trong vài năm gần đây vào khoảng 26 đến 27 triệu cây/năm. Số lượng giống cây ăn trái này được lưu thông khắp cả nước kể cả sang một số nước láng giềng.
Cả nước hiện có khoảng 765.000 ha cây ăn trái, sản lượng hơn 6,5 triệu tấn với những loại trái cây chủ yếu như: dứa, chuối, cam, quýt, bưởi, xoài, thanh long, vải thiều, nhãn, chôm chôm, sầu riêng. Kim ngạch xuất khẩu trái cây trong những năm gần đây dao động ở khoảng 150 đến 180 triệu USD/năm. Tuy nhiên, các loại cây ăn trái đang trồng hầu hết đều cho năng suất không cao, chất lượng kém (không đẹp, kích cỡ không đều, vị không đặc trưng), giá thành cao, nên khả năng cạnh tranh thấp. Điều này dẫn tới cây ăn trái nước ta đang đứng trước thách thức lớn khi hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Theo dự báo của Tổ chức Nông – lương thế giới (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thị trường thế giới hàng năm tăng khoảng 3,6%, trong khi đó thì khả năng tăng trưởng sản xuất chỉ là 2,6% nên thị trường thế giới đối với mặt hàng rau quả luôn ở tình trạng cung không đủ cầu, dễ tiêu thụ và giá cả luôn trong tình trạng tăng. Các nước càng phát triển công nghiệp thì nhu cầu nhập khẩu rau lại càng tăng, đời sống càng được nâng cao thì nhu cầu đối với các loại hoa tươi càng tăng. Có thể khẳng định rằng thị trường thế giới đối với rau quả là rất có triển vọng.
46 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2458 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trang và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trang và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến 2015MỤC LỤC
Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015
2006, Trung tâm Thông tin Thương mại
Phát huy lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng ở một nước nhiệt đới, các tỉnh tại Việt Nam đã hình thành các vùng nguyên liệu trái cây khá tập trung phục vụ cho chế biến công nghiệp và tiêu dùng. Đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng cây ăn trái lớn nhất, chiếm khoảng 36,5% diện tích cả nước. Tổng lượng giống cây ăn trái các tỉnh ĐBSCL sản xuất bình quân trong vài năm gần đây vào khoảng 26 đến 27 triệu cây/năm. Số lượng giống cây ăn trái này được lưu thông khắp cả nước kể cả sang một số nước láng giềng.
Cả nước hiện có khoảng 765.000 ha cây ăn trái, sản lượng hơn 6,5 triệu tấn với những loại trái cây chủ yếu như: dứa, chuối, cam, quýt, bưởi, xoài, thanh long, vải thiều, nhãn, chôm chôm, sầu riêng. Kim ngạch xuất khẩu trái cây trong những năm gần đây dao động ở khoảng 150 đến 180 triệu USD/năm. Tuy nhiên, các loại cây ăn trái đang trồng hầu hết đều cho năng suất không cao, chất lượng kém (không đẹp, kích cỡ không đều, vị không đặc trưng), giá thành cao, nên khả năng cạnh tranh thấp. Điều này dẫn tới cây ăn trái nước ta đang đứng trước thách thức lớn khi hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Theo dự báo của Tổ chức Nông – lương thế giới (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thị trường thế giới hàng năm tăng khoảng 3,6%, trong khi đó thì khả năng tăng trưởng sản xuất chỉ là 2,6% nên thị trường thế giới đối với mặt hàng rau quả luôn ở tình trạng cung không đủ cầu, dễ tiêu thụ và giá cả luôn trong tình trạng tăng. Các nước càng phát triển công nghiệp thì nhu cầu nhập khẩu rau lại càng tăng, đời sống càng được nâng cao thì nhu cầu đối với các loại hoa tươi càng tăng. Có thể khẳng định rằng thị trường thế giới đối với rau quả là rất có triển vọng.
I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
Diện tích cây ăn quả cả nước trong thời gian qua tăng khá nhanh, năm 2005 đạt 766,9 ngàn ha (so với năm 1999 tăng thêm ngàn ha, tốc độ tăng bình quân là 8,5%/năm), cho sản lượng 6,5 triệu tấn (trong đó chuối có sản lượng lớn nhất với khoảng 1,4 triệu tấn, tiếp đến cây có múi: 800 ngàn tấn, nhãn: 590 ngàn tấn). Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích cây ăn quả lớn nhất (262,1 ngàn ha), sản lượng đạt 2,93 triệu tấn (chiếm 35,1% về diện tích và 46,1% về sản lượng).
Do đa dạng về sinh thái nên chủng loại cây ăn quả của nước ta rất đa dạng, có tới trên 30 loại cây ăn quả khác nhau, thuộc 3 nhóm là: cây ăn quả nhiệt đới (chuối, dứa, xoài…), á nhiệt đới (cam, quýt, vải, nhãn…) và ôn đới (mận, lê…). Một trong các nhóm cây ăn quả lớn nhất và phát triển mạnh nhất là nhãn, vải và chôm chôm. Diện tích của các loại cây này chiếm 26% tổng diện tích cây ăn quả. Tiếp theo đó là chuối, chiếm khoảng 19%.
Trên địa bàn cả nước, bước đầu đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả khá tập trung, cho sản lượng hàng hoá lớn; Một số vùng cây ăn quả tập trung điển hình như sau:
+ Vải thiều: vùng vải tập trung lớn nhất cả nước là Bắc Giang (chủ yếu ở 3 huyện Lục Ngạn, Lục Nam và Lạng Giang), có diện tích 35,1 ngàn ha, sản lượng đạt 120,1 ngàn tấn. Tiếp theo là Hải Dương (tập trung ở 2 huyện Thanh Hà và Chí Linh) với diện tích 14 ngàn ha, sản lượng 36,4 ngàn tấn.
+ Cam sành: được trồng tập trung ở ĐBSCL, với diện tích 28,7 ngàn ha, cho sản lượng trên 200 ngàn tấn. Địa phương có sản lượng lớn nhất là tỉnh Vĩnh Long: năm 2005 cho sản lượng trên 47 ngàn tấn. Tiếp theo là các tỉnh Bến Tre (45 ngàn tấn) và Tiền Giang (42 ngàn tấn). Trên vùng Trung du miền núi phía Bắc, cây cam sành cùng được trồng khá tập trung ở tỉnh Hà Giang, tuy nhiên, sản lượng mới đạt gần 20 ngàn tấn.
+ Chôm chôm: cây chôm chôm được trồng nhiều ở miền Đông nam bộ, với diện tích 14,2 ngàn ha, sản lượng xấp xỉ 100 ngàn tấn (chiếm 40% diện tích và 61,54% sản lượng chôm chôm cả nước). Địa phương có diện tích chôm chôm tập trung lớn nhất là Đồng Nai (11,4 ngàn ha), tiếp theo đó là Bến Tre (4,2 ngàn ha).
+ Thanh long: được trồng tập trung chủ yếu ở Bình Thuận (diện tích khoảng 5 ngàn ha, sản lượng gần 90 ngàn tấn, chiếm 70 % diện tích và 78,6% về sản lượng thanh long cả nước). Tiếp theo là Tiền Giang, có 2 ngàn ha. Thanh long là loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất so với các loại quả khác.
+ Bưởi: Việt Nam có nhiều giống bưởi ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao như bưởi Năm roi, Da xanh, Phúc Trạch, Thanh Trà, Diễn, Đoan Hùng…Tuy nhiên, chỉ có bưởi Năm Roi là có sản lượng mang ý nghĩa hàng hoá lớn. Tổng diện tích bưởi Năm Roi là 9,2 ngàn ha, phân bố chính ở tỉnh Vĩnh Long (diện tích 4,5 ngàn ha cho sản lượng 31,3 ngàn tấn, chiếm 48,6% về diện tích và 54,3% về sản lượng bưởi Năm Roi cả nước); trong đó tập trung ở huyện Bình Minh: 3,4 ngàn ha đạt sản lượng gần 30 ngàn tấn. Tiếp theo là tỉnh Hậu Giang (1,3 ngàn ha).
+ Xoài: cũng là loại cây trồng có tỷ trọng diện tích lớn của Việt Nam. Hiện có nhiều giống xoài đang được trồng ở nước ta; giống có chất lượng cao và được trồng tập trung là giống xoài cát Hoà Lộc. Xoài cát Hoà Lộc được phân bố chính dọc theo sông Tiền (cách cầu Mỹ Thuận khoảng 20-25 km) với diện tích 4,4 ngàn ha đạt sản lượng 22,6 ngàn tấn. Diện tích xoài Hoà Lộc tập trung chủ yếu ở tỉnh Tiền Giang (diện tích 1,6 ngàn ha, sản lượng 10,1 ngàn tấn); tiếp theo là tỉnh Đồng Tháp (873 ha, sản lượng 4,3 ngàn tấn).
+ Măng cụt: là loại trái cây nhiệt đới rất ngon và bổ. Măng cụt phân bố ở 2 vùng ĐBBSCL và ĐNB, trong đó trồng chủ yếu ở ĐBSCL với tổng diện tích khoảng 4,9 ngàn ha, cho sản lượng khoảng 4,5 ngàn tấn. Tỉnh Bến Tre là nơi có diện tích tập trung lớn nhất: 4,2 ngàn ha (chiếm 76,8% diện tích cả nước). Tuy măng cụt là sản phẩm rất được giá trên thị trường nhưng việc mở rộng diện tích loại cây này hiện nay đang gặp nhiều trở ngại do thời gian kiến thiết cơ bản dài (5-6 năm), là cây thân gỗ lớn, chiếm nhiều diện tích đất và chỉ thích hợp với đất mầu ở các cù lao.
+ Dứa: đây là một trong 3 loại cây ăn quả chủ đạo được khuyến khích đầu tư phát triển trong thời gian vừa qua nhằm phục vụ xuất khẩu. Các giống được sử dụng chính bao gồm giống Queen và Cayene; trong đó giống Cayene là loại có năng suất cao, thích hợp để chế biến (nước quả cô đặc, nước dứa tự nhiên…). Các địa phương có diện tích dứa tập trung lớn là Tiền Giang (3,7 ngàn ha), Kiên Giang (3,3 ngàn ha); Nghệ An (3,1 ngàn ha), Ninh Bình (3,0 ngàn ha) và Quảng Nam (2,7 ngàn ha).
Ngoài ra, còn có một số loại cây ăn quả khác cũng có khả năng xuất khẩu tươi là: Sầu riêng cơm vàng hạt lép, Vú sữa Lò rèn, Nhãn xuồng cơm vàng... Tuy nhiên, những loại này có diện tích và sản lượng còn rất khiêm tốn (ví dụ diện tích của Nhãn xuồng cơm vàng mới chỉ có 200 ha, tập trung ở Bà Rịa-Vũng Tầu), không đủ tiêu thụ trong nước và giá bán trong nước thậm chí còn cao hơn giá xuất khẩu..
Về chủng loại các trái cây có lợi thế cạnh tranh, Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định 11 loại trái cây có lợi thế cạnh tranh, bao gồm: Thanh long, Vú sữa, Măng cụt, Cây có múi (Bưởi, Cam sành), Xoài, Sầu riêng, Dứa, Vải, Nhãn, Dừa và Đu đủ
Theo đề án qui hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 mới nhất của Thủ tướng Chính phủ thì trong đó, đối với cây ăn quả Chính phủ định hướng: Trong những năm tới mở rộng diện tích 11 loại cây ăn quả có lợi thế; riêng đối với nhãn, vải chỉ trồng mới bằng các giống rải vụ, chất lượng cao và cải tạo vườn tạp. Diện tích cây ăn quả đến năm 2010 đạt 1 triệu ha, tầm nhìn năm 2020 khoảng 1,3 triệu ha. Bố trí chủ yếu ở Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông nam bộ, Đồng bằng Sông Hồng và một số vùng khác có đủ điều kiện.
Rà soát chương trình phát triển rau quả, hoa cây cảnh đến 2010 và qui hoạch 11 loại cây ăn quả chủ lực xuất khẩu (bao gồm: Cam sành, Bưởi Năm Roi, Bưởi da xanh, Xoài cát Hoà Lộc, Sầu riêng, Măng cụt, Thanh long, Vú sữa Lò rèn, Vải, Nhãn xuồng cơm vàng và Dứa.
II. MỘT SỐ THÀNH TỰC VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU QUẢ
2.1. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC
Các chính sách của Đảng và Nhà nước đã đóng góp một phần quan trọng vào thành tựu của đất nước nói chung, lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Nhìn chung, những chính sách khuyến khích phát triển sản xuất đã tác động tích cực đến ngành nông nghiệp, trong đó có ngành hàng rau quả và tạo nên những bước biến đổi lớn. Có thể sơ bộ đánh giá những thành tựu đạt được đối với một số chính sách như sau:
Chính sách về đất đai có tác động lớn đến giải phóng sức sản xuất đồng thời phát huy quyền làm chủ trong phát triển sản xuất, kinh doanh; khuyến khích người sản xuất đầu tư phát triển lâu dài, phát huy hiệu quả sử dụng đất đai; thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng khai thác lợi thế sinh thái từng vùng, từng bước hình thành các vùng sản xuất rau và cây ăn quả tập trung.
Các Hợp tác xã được chuyển đổi hình thức theo Luật HTX mới, tập trung chủ yếu vào vai trò cung ứng dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp. Từ khi có Luật Doanh nghiệp, môi trường sản xuất, kinh doanh rộng mở, thông thoáng hơn đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp ngành rau quả được cạnh tranh bình đẳng trong sản xuất, kinh doanh, chủ động tìm tòi nghiên cứu để nâng cao uy tín và chất lượng hàng hoá.
Nghị quyết 09 của Chính phủ đã đề ra phương hướng phát triển lâu dài và tích cực đối với kinh tế đất nước, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp; tạo bước chuyển dịch lớn lao trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, sản xuất từng bước được điều chỉnh định hướng thị trường, tăng nhanh nguồn hàng chất lượng cao cho xuất khẩu. Nhiều địa phương đã chuyển đổi diện tích những loại cây trồng kém hiệu quả sang sản xuất rau, quả, hình thành được những vùng chuyên canh lớn với những loại rau quả đặc sản như: vùng rau Vân Nội (Hà Nội), vùng rau, hoa Đà Lạt (Lâm Đồng), buởi Phúc Trạch, bưởi Năm Roi, xoài cát Hoà Lộc, vú sữa Lò Rèn (Vĩnh Kim)...
Kinh tế trang trại là một phần không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế. Nghị quyết 03/2000/NQ-CP đã có tác dụng nhất định, trang trại tăng lên rõ rệt cả về số lượng và quy mô, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nên những vùng sản xuất hàng hóa tập trung và thâm canh cao. Đã hình thành nhiều trang trại sản xuất cây ăn quả lâu năm phù hợp với từng vùng sinh thái, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Các chính sách về tín dụng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đã khuyến khích các doanh nghiệp tích cực đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của nông sản hàng hoá, trong đó có rau quả. Việc ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu đã khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tìm tòi nghiên cứu sản xuất các mặt hàng mới, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu…
Nhờ có chính sách khuyến khích của Nhà nước, hoạt động nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung, ngành rau quả nói riêng đã đạt được kết quả khả quan, hỗ trợ tích cực cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Nhất là công nghệ sinh học đã đạt được những tiến bộ bước đầu trong việc tuyển chọn, lai tạo một số giống cây ăn quả, rau, đậu có chất lượng và năng suất cao, chuyển giao quy trình sản xuất các loại giống sạch bệnh...
Việc thực hiện Chương trình Giống trong những năm qua đã tạo nên sự chuyển biến cơ bản trong việc tổ chức, quản lý, chọn tạo, nhân giống và sản xuất giống. Việc ban hành Pháp lệnh giống cây trồng đã tạo sơ sở pháp lý để tăng cường hiệu quả quản lý giống. Hệ thống quản lý chất lượng và tổ chức thanh tra, kiểm tra giống đã được củng cố, tăng cường hơn trước. Đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố đều có Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi; 40% các tỉnh, thành đã thực hiện cơ giới hoá khâu sấy, bảo quản và đóng gói hạt giống... Từ năm 2000 đến nay, nhiều loại giống được chọn tạo, đưa tỷ lệ áp dụng giống tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp lên khoảng 30% đối với cây ăn quả và 50% đối với rau, góp phần tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả sản xuất.
Hoạt động khuyến nông ngày càng đa dạng và phong phú, bám sát các chương trình nông nghiệp trọng điểm, góp phần tích cực trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đào tạo nâng cao các kỹ năng về sản xuất và nhu cầu thị trường cho bà con nông dân; tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa các đoàn thể xã hội, cơ quan nghiên cứu, phương tiện thông tin đại chúng, các doanh nghiệp, hiệp hội... với người sản xuất, trên cơ sở đó từng bước hoàn thiện nội dung, phương pháp và chính sách khuyến nông.
Chính phủ chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá cho nông dân theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg, đã mở ra hướng đi đúng đắn, từng bước làm thay đổi nhận thức của các doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; thực sự gắn kết được 4 nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp), tạo thêm nguồn lực để phát triển sản xuất hàng hoá nông sản theo hướng thị trường, đảm bảo chất lượng và hiệu quả kinh tế. Nhiều doanh nghiệp đã triển khai thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; bước đầu đã gắn được trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên trong việc thực hiện hợp đồng, gắn giữa sản xuất và chế biến, tạo ra vùng nguyên liệu ổn định cho chế biến xuất khẩu. Đối với ngành hàng rau, quả, mô hình này đã tạo được kết quả khá khả quan: trong các năm 2002 – 2004, chỉ riêng đối với cây dứa Tổng công ty Rau quả và nông sản Việt Nam đã ký 4.924 hợp đồng với nông dân trồng 11.605 ha và đã ứng vốn đầu tư 56 tỷ đồng. Hầu hết các loại nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến đều được thực hiện thông qua hợp đồng với các hình thức phù hợp với từng chủng loại, từng thời vụ, từng địa phương. Một số doanh nghiệp tư nhân và Công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng tích cực tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ rau, hoa cao cấp với các hộ sản xuất.
2.2. VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU QUẢ
Xác định được vai trò và tiềm năng phát triển của ngành hàng rau quả trong việc tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 182/1999/QĐ-TTg, ngày 03/9/1999 phê duyệt Đề án phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh thời kỳ 1999 - 2010 làm định hướng cho việc phát triển ngành hàng rau quả. Chương trình phát triển rau quả đã đạt được những thành tựu nhất định, diện tích tăng nhanh, chủng loại đa dạng, phong phú, ngày càng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước, xuất khẩu rau quả từng bước được mở rộng…
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có chính sách ưu đãi riêng cho ngành hàng này. Sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau, quả chỉ được hưởng những chính sách dành cho ngành nông nghiệp nói chung. Cụ thể một số chính sách như sau:
2.2.1.Chính sách đất đai
Luật Đất đai ban hành năm 1993 trao quyền sử dụng đất cho nông dân thông qua các hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, trong đó mở rộng các quyền (chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thế chấp…) được nông dân hết sức hoan nghênh, tạo động lực lớn trong phát triển sản xuất. Với việc sửa đổi vào các năm 2001 và năm 2003, Luật Đất đai đã tạo hành lang pháp lý ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện cho việc tập trung tích tụ đất cho sản xuất trang trại, sản xuất các loại cây lâu năm và sản xuất trên quy mô lớn.
Nhà nước có những chính sách nhằm tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp có đất để sản xuất: giao đất nông nghiệp cho nông dân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp để khuyến khích phát huy hiệu quả sử dụng đất đai; đơn giản hoá các thủ tục cho thuê đất để phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến nông sản và ngành nghề ở nông thôn; tạo việc làm cho lao động ở nông thôn phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Chính sách “dồn điền, đổi thửa” cho phép xử lý vấn đề đất đai manh mún, một trong những khó khăn chủ yếu đối với việc phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.
Việc quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đai được thực hiện theo hướng phát triển các vùng sản xuất chuyên canh, khai thác được lợi thế so sánh của từng vùng, bám sát nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
Với những thay đổi về chính sách đất đai, nông dân được quyền tự quyết định sản xuất, chuyển đổi từ những cây trồng kém hiệu quả sang trồng rau quả. Hơn nữa, nhờ chính sách giao đất dài hạn 50 năm cho cây ăn quả, người nông dân sẵn sàng đầu tư hiệu quả vào mảnh đất của mình.
2.2.2 Chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển trong điều kiện nguồn Ngân sách Nhà nước có hạn, Chính phủ đã cố gắng bố trí vốn ngân sách đồng thời có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và các tổ chức quốc tế đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Nhiều chính sách khuyến khích đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất, kinh doanh nông sản đã được ban hành. Nghị quyết số 09/2000/NQ của Chính phủ ban hành ngày 15/6/2000 về Một số chủ trương chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm đã nhấn mạnh: Cần huy động sức dân và tăng vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp; Quỹ Hỗ trợ phát triển hỗ trợ đầu tư với lãi suất ưu đãi đối với các dự án sản xuất, chế biến trong nông nghiệp khó thu hồi vốn nhanh.
Các nguồn vốn từ Ngân sách và các thành phần kinh tế được dành để đầu tư: Các công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho các cây trồng có hiệu quả xuất khẩu cao; Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng để khuyến khích phát triển kinh tế trang trại và khuyến khích các doanh nghiệp ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ với người sản xuất, gắn kết sản xuất - chế biến với tiêu thụ nông sản; Ngân sách hỗ trợ một phần về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, thuỷ lợi, điện.. .), hệ thống chợ bán buôn, kho bảo quản, mạng lưới thông tin thị trường, các cơ sở kiểm định chất lượng nông sản hàng hoá cho các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung gắn với cơ sở chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hoá có hợp đồng tiêu thụ theo QĐ 80 của Chính phủ; Ngân sách đầu tư thực hiện các chương trình, dự án (Xoá đói giảm nghèo, 135, đường giao thông nông thôn, phục hồi nâng cấp các công trình thuỷ lợi hiện có ở các vùng, an toàn hồ chứa nước, kiên cố hoá kênh mương, kiểm soát lũ…) nhằm tạo động lực thúc đẩy sản xuất nông sản, trong đó có sản xuất rau quả.
Ngoài ra, trong các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển nông nghiệp và nông thôn luôn được coi là lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư. Các chính sách này ngày càng được hoàn thiện theo hướng tạo môi trường thuận lợi để thu hút có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Về tín dụng đầu tư của Nhà nước, có chính sách hỗ trợ đối với các dự án đầu tư phát triển sản xuất của các thành phần kinh tế, các lĩnh vực, các chương trình kinh tế lớn và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư… (Nghị định số 43/1999/NĐ-CP, ngày 26/6/1999).
Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp cũng có thể thấy rõ trong Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. Theo đó, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu là ưu đãi cuả Nhà nước nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu.
- Về Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Nhà nước có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề, trong đó có sản xuất rau quả, đầu tư phát triển sản xuất. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 18/2002/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 30/1998/NĐ-CP và Nghị định số 26/2001/NĐ-CP của Chính phủ về Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực ngành nghề được ưu đãi đầu tư (như trồng cây ăn quả lâu năm trên đất hoang hoá đồi núi trọc,