Thực trạng về hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Trong xu thế hội nhập quốc ngày nay, thời cơ và thách thức đan xen nhau. Để có thể vượt qua các thách thức, khó khăn của quá trình hội nhập, các ngân hàng thương mại đang chủ động từng bước tái cơ cấu, mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao năng lực quản lý điều hành, nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Một trong những lĩnh vực kinh doanh vừa mang lại nguồn thu nhập rất quan trọng cho các ngân hàng thương mại - đặc biệt là đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – vừa mang lại hiệu quả chung cho toàn xã hội, đó chính là hoạt động thanh toán quốc tế. Về tổng thể, hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò vô cùng to lớn đối với việc phát triển kinh tế đối ngoại, tăng trưởng kinh tế – xã hội. Về cụ thể, thanh toán quốc tế không chỉ góp phần quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả hoạt động kinh doanh tại mỗi ngân hàng thương mại mà còn là một mắt xích quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng phát triển. Thanh toán quốc tế là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động thương mại quốc tế song phương, đa phương, với quy mô và phạm vi rộng lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều chủ thể ở những quốc gia khác nhau. Trong điều kiện diễn biến tình hình quốc tế rất phức tạp ngày nay, các đối tác tham gia hoạt động này còn nhiều bất cập, còn gặp rủi ro lớn, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế. Đặc biệt, trong quá trình toàn cầu hóa ngày nay, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động này ngày càng đa dạng hơn, phức tạp hơn. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu và khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế đã và đang trở thành một trong những vấn đề bức xúc, cả về phương diện lý luận và thực tiễn, không chỉ đối với các nhà quản trị ngân hàng mà ngay cả các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như các nhà nghiên cứu cũng rất quan tâm đến vấn đề này.

doc148 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6678 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng về hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Chữ viết tắt ATM eUCP ICC Incoterms ISBP L/C NH NHNT NHNTVN Vietcombank VCB SWIFT TDCT TTR UCP ULC ULB URC URCG URR Nguyên văn Máy rút tiền tự động - Automatic Teller Machine Bản phụ trương của UCP500 về xuất trình chứng từ điện tử Phòng thương mại quốc tế – International Chamber of Commerce Các điều kiện thương mại quốc tế – International Commercial Terms Tiêu chuẩn quốc tế về thực tiễn ngân hàng trong kiểm tra chứng từ theo UCP500 – International Standard Banking Practice for Examination of Documentary Credit Tín dụng chứng từ - Thư tín dụng – Letter of Credit Ngân hàng Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thuơng Việt Nam Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thuơng Việt Nam Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thuơng Việt Nam Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thuơng Việt Nam Hệ thống thanh toán viễn thông liên ngân hàng quốc tế - Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication Tín dụng chứng từ - Thư tín dụng – Letter of Credit Chuyển tiền bằng điện – Telegraphic Transfer Remittance Quy tắc thực hành tín dụng chứng từ – Uniform Customs and Practice for Documentary Credits Luật thống nhất về séc – Uniform Law for Cheque Luật thống nhất về hối phiếu - Uniform Law for Bill of Exchange Quy tắc thống nhất về nhờ thu - Uniform Rules for Collection Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu – Uniform Rules for Demand Guarantee Quy tắc hoàn trả liên ngân hàng – Uniform Rules for Reimbursement Danh mục các bảng số liệu Danh mục các sơ đồ Sơ đồ 1.1.: Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền phi mậu dịch 24 Sơ đồ 1.2: Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền mậu dịch 25 Sơ đồ 1.3: Quy trình nghiệp vụ nhờ thu tổng quát 27 Sơ đồ 1.4: Quy trình tổng quát nghiệp vụ thanh toán L/C 32 Mục lục Lời cam đoan 2 Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt 3 Danh mục các sơ đồ 5 Mở đầu 13 1. Tính cấp thiết của đề tài 13 2. Mục đích nghiên cứu 14 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14 4. Phương pháp nghiên cứu 14 5. Kết cấu luận văn 15 Chương 1: Tổng quan về thanh toán quốc tế và hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại 16 1.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế 16 1.1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế 16 1.1.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế 18 1.1.2.1. Đối với nền kinh tế 18 1.1.2.2. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 19 1.1.2.3. Đối với các ngân hàng thương mại 19 1.2. Các công cụ sử dụng trong thanh toán quốc tế 21 1.2.1. Một số phương tiện thanh toán quốc tế thông dụng 21 1.2.1.1. Séc (cheque, check) 22 1.2.1.2. Hối phiếu (Drafts/ Bill of Exchange) 22 1.2.1.3. Lệnh phiếu (Promissory Note) 22 1.2.1.4. Thẻ (Card) 22 1.2.2. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu 23 1.2.2.1. Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance Payment) 23 a. Khái niệm 23 b. Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền phi mậu dịch (sơ đồ 1.1) 24 c. Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền mậu dịch (sơ đồ 1.2) 25 d. Rủi ro của phương thức thanh toán chuyển tiền 25 1.2.2.2. Phương thức thanh toán nhờ thu (Documentary collection) 26 a. Khái niệm 26 b. Quy trình nghiệp vụ nhờ thu tổng quát (Sơ đồ 1.3) 27 c. Rủi ro của phương thức nhờ thu 28 1.2.2.3. Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credit) 29 a. Khái niệm 29 b. Các loại Thư tín dụng 30 c. Mối quan hệ giữa hợp đồng mua bán ngoại thương và Thư tín dụng: 32 d. Quy trình tổng quát nghiệp vụ thanh toán L/C (Sơ đồ 1.4): 32 e. Rủi ro của phương thức thanh toán L/C 33 1.2.3. Hệ thống thanh toán viễn thông liên ngân hàng quốc tế – SWIFT 35 1.3. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại 36 1.3.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động Thanh toán quốc tế 36 1.3.2. Các chỉ tiêu chung đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại 38 1.3.2.1. Dưới góc độ nền kinh tế 39 1.3.2.2. Dưới góc độ khách hàng 39 1.3.2.3. Dưới góc độ ngân hàng 40 1.3.3. Các chỉ tiêu định lượng đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế 41 1.3.3.1. Các chỉ tiêu định lượng tuyệt đối 41 1.3.3.2. Các chỉ tiêu định lượng tương đối 42 a. Tỷ lệ lợi nhuận thanh toán quốc tế = Lợi nhuận thanh toán quốc tế/Doanh thu thanh toán quốc tế 42 b. Tỷ lệ chi phí thanh toán quốc tế = Chi phí thanh toán quốc tế/Doanh thu thanh toán quốc tế 42 c. Tỷ lệ lợi nhuận thanh toán quốc tế trên tổng doanh thu ngân hàng = Lợi nhuận thanh toán quốc tế/ Tổng Doanh thu 42 d. Tỷ lệ doanh thu thanh toán quốc tế so với tổng doanh thu = Doanh thu thanh toán quốc tế/ Tổng doanh thu 42 e. Tỷ lệ doanh thu thanh toán quốc tế so doanh thu dịch vụ = Doanh thu thanh toán quốc tế/Doanh thu dịch vụ 42 f. Tỷ lệ lợi nhuận thanh toán quốc tế trên cán bộ thanh toán quốc tế = Lợi nhuận thanh toán quốc tế/ Tổng cán bộ thanh toán quốc tế 43 g. Tỷ lệ doanh thu thanh toán quốc tế trên cán bộ thanh toán quốc tế = Doanh thu thanh toán quốc tế/ Tổng số cán bộ thanh toán quốc tế 43 1.3.4. Các chỉ tiêu định tính đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại 43 1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế 45 1.3.5.1. Nhân tố khách quan 45 1.3.5.2. Nhân tố chủ quan 49 1.3.6. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại 53 Chương 2: Thực trạng về hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 54 2.1. Khái về tình hình kinh tế Việt Nam trong quá trình đổi mới 54 2.1.1. Khái quát về hoạt động kinh tế quốc tế của Việt Nam 54 2.1.2. Tình hình cán cân thương mại và cán cân thanh toán của Việt Nam thời gian qua 56 2.1.3. Chính sách tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 57 2.2. Thực trạng về hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 58 2.2.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 58 2.2.1.1. Tổng nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tăng trưởng hàng năm 59 2.2.1.2. Dự nợ tín dụng tăng trưởng theo nhu cầu của xã hội 60 2.2.1.3. Lợi nhuận tăng trưởng hàng năm 60 2.2.2. Mô hình tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 61 2.2.3. Thực trạng hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 62 2.2.3.1. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế 63 2.2.3.2. Về hoạt động bảo lãnh nước ngoài 68 2.2.3.3. Chất lượng về sử dụng chuẩn mực các điện thanh toán SWIFT trong thanh toán quốc tế 69 2.2.3.4. Hiệu quả về ứng dụng công nghệ trong thanh toán quốc tế 69 2.2.3.5. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế qua một số chỉ tiêu định lượng 71 2.2.3.6. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế qua một số chỉ tiêu định tính 75 a. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế qua sự phát triển quan hệ ngân hàng đại lý 75 b. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế qua mối quan hệ hoạt động thanh toán quốc tế và hoạt động tín dụng, tài trợ xuất nhập khẩu 75 c. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế qua mối quan hệ giữa hoạt động thanh toán quốc tế và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ngoại tệ 76 d. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế qua mối qua hệ giữa hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ 77 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế 81 2.3.1. Các dạng rủi ro thường gặp trong quá trình xử lý nghiệp vụ thanh toán quốc tế 81 2.3.1.1. Đối với phương thức thanh toán L/C 81 2.3.1.2. Đối với phương thức nhờ thu 83 2.3.1.3. Rủi ro do lừa đảo quốc tế 84 2.3.2. Một số tình huống chưa được quy định trong thông lệ quốc tế 87 2.3.3. Các yếu tố từ môi trường vĩ mô 91 2.3.4. Một số tồn tại khác 95 2.3.5. Nguyên nhân rủi ro và tồn tại 95 2.3.5.1. Nguyên nhân chủ quan từ ngân hàng 95 2.3.5.2. Nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng trong nước 97 2.3.5.3. Nguyên nhân khách quan từ nước ngoài 98 2.4. Bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại: 98 Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 99 3.1. Định hướng phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam 99 3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam 99 3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động đối ngoại của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 99 3.2. Mục tiêu - quan điểm đề xuất 100 3.2.1. Tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển 101 3.2.2. Phù hợp với thông lệ và xu thế hội nhập quốc tế về hoạt động thanh toán quốc tế 101 3.2.3. Thực hiện cạnh tranh lành mạnh về kinh doanh dịch vụ ngân hàng 102 3.2.4. Xuất phát từ mối quan hệ giữa hoạt động thanh toán quốc tế và hoạt động tín dụng 102 3.2.5. Xuất phát từ mối quan hệ giữa hoạt động thanh toán quốc tế và hoạt động kinh doanh ngoại tệ 102 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 103 3.3.1. Giải pháp nội tại từ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 103 3.3.1.1. Quản trị rủi ro thanh toán quốc tế 103 a. Đối với phương thức tín dụng chứng từ 104 b. Đối với phương thức thanh toán nhờ thu 110 c. Đối với phương thức thanh toán chuyển tiền 111 d. Đối với quá trình điều vốn ghi nợ, có từ tài khoản Nostro của ngân hàng 112 e. Soạn thảo cẩm nang hệ thống các tình huống rủi ro và biện pháp xử lý nghiệp vụ thanh toán quốc tế 112 f. Cập nhật các thông tin về các nước và các ngân hàng bị Mỹ cấm vận để hạn chế rủi ro 113 3.3.1.2. Đa dạng hóa dịch vụ thanh toán quốc tế thông qua việc áp dụng các phương thức thanh toán chưa được sử dụng ở Việt Nam 113 3.3.1.3. Thực hiện chiến lược Marketing ngân hàng 118 3.3.1.4. Phát triển dịch vụ tư vấn 119 3.3.1.5. Có chính sách kinh doanh ngoại hối linh hoạt gắn liền với dịch vụ thanh toán quốc tế và tín dụng 120 3.3.1.6. Mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý 121 3.3.1.7. Mở rộng mạng lưới chân rết ở nước ngoài 122 3.3.1.8. Thực hiện kiểm toán hoạt động thanh toán quốc tế 122 3.3.1.9. Nâng cao năng lực cho nhà quản trị ngân hàng và đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế đủ tầm và tâm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về ngân hàng 124 3.3.1.10. Hoàn thiện các chương trình ứng dụng công nghệ ngân hàng trong thanh toán quốc tế 128 3.3.1.11. Sửa đổi quy trình thanh toán quốc tế của từng phương thức thanh toán quốc tế đảm bảo chuẩn mực quốc tế về nghiệp vụ thanh toán quốc tế 130 3.3.1.12. Thống nhất mô hình tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế toàn hệ thống 130 3.3.2. Giải pháp phối hợp từ phía khách hàng 131 3.4. Một số kiến nghị khác 132 3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ 132 3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 136 Kết luận 140 Tài liệu tham khảo 141 Phụ lục: Một số văn bản pháp lý mang tính quốc tế sử dụng trong thanh toán quốc tế 143 1. Các văn bản pháp lý điều chỉnh séc trong thanh toán quốc tế 143 2. Các văn bản pháp lý điều chỉnh hối phiếu trong thanh toán quốc tế 143 3. Quy tắc thống nhất về nhờ thu quốc tế (Uniform Rutes for Cellectien URC) 144 4. Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Customs and Practice for Documentary Credits - UCP) 144 5. Quy tắc hoàn trả liên ngân hàng (Uniform for Reimbursement) 145 6. Bản phụ trương của UCP500 về xuất trình chứng từ điện tử – eUCP (Supplement to UCP500 for Electronic Presentation – eUCP) 145 7. Tiêu chuẩn quốc tế về thực tiễn ngân hàng trong kiểm tra chứng từ theo UCP500 = ISBP (International Standard Banking Practice for Examination of the Documents under Documentary Credit). 146 8. Các điều kiện thương mại quốc tế (International Commercial Terms - INCOTERMS). 147 9. Quy tắc thực hành tín dụng dự phòng (The International Standby Practice ISP 98). ấn phẩm số 590 của Phòng Thương mại Quốc tế. Hiệu lực từ 01.01.1999. 149 10. Quy tắc thống nhất về bảo lãnh hợp đồng URCG325 (Uniform Rules for Contract Guarantees, ICC publication No. 325) 149 11. Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu URDG458 (Uniform Rules fo Demand Guarantees, ICC, publication No, 458). 149 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế hội nhập quốc ngày nay, thời cơ và thách thức đan xen nhau. Để có thể vượt qua các thách thức, khó khăn của quá trình hội nhập, các ngân hàng thương mại đang chủ động từng bước tái cơ cấu, mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao năng lực quản lý điều hành, nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Một trong những lĩnh vực kinh doanh vừa mang lại nguồn thu nhập rất quan trọng cho các ngân hàng thương mại - đặc biệt là đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – vừa mang lại hiệu quả chung cho toàn xã hội, đó chính là hoạt động thanh toán quốc tế. Về tổng thể, hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò vô cùng to lớn đối với việc phát triển kinh tế đối ngoại, tăng trưởng kinh tế – xã hội. Về cụ thể, thanh toán quốc tế không chỉ góp phần quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả hoạt động kinh doanh tại mỗi ngân hàng thương mại mà còn là một mắt xích quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng phát triển. Thanh toán quốc tế là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động thương mại quốc tế song phương, đa phương, với quy mô và phạm vi rộng lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều chủ thể ở những quốc gia khác nhau. Trong điều kiện diễn biến tình hình quốc tế rất phức tạp ngày nay, các đối tác tham gia hoạt động này còn nhiều bất cập, còn gặp rủi ro lớn, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế. Đặc biệt, trong quá trình toàn cầu hóa ngày nay, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động này ngày càng đa dạng hơn, phức tạp hơn. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu và khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế đã và đang trở thành một trong những vấn đề bức xúc, cả về phương diện lý luận và thực tiễn, không chỉ đối với các nhà quản trị ngân hàng mà ngay cả các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như các nhà nghiên cứu cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Giải quyết tốt vấn đề hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế trong điều kiện hiện nay sẽ góp phần quan trọng, thiết thực, tạo tiền đề thuận lợi để các ngân hàng thương mại – trong đó có Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – có được những bước đi ban đầu cần thiết khi bước vào sân chơi bình đẳng hội nhập quốc tế. Xuất phát từ thực tiễn nên trên, tôi chọn nội dung “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm góp phần thiết thực trong việc hình thành một sản phẩm khoa học có giá trị cả về lý luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động này tại ngân hàng thương mại. Hệ thống hóa và phân tích, thống kê có logic thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế để có cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Hoạt động thanh toán quốc tế rất rộng lớn, bao trùm nhiều lĩnh vực nghiệp vụ khác nhau, trong giới hạn đề tài nghiên cứu. Luận văn tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế trong quan hệ tài chính tại ngân hàng thương mại như: Nghiên cứu tổng quan về một số phương tiện và phương thức thanh toán quốc tế đang được các ngân hàng thương mại Việt Nam áp dụng để xử lý theo thông lệ quốc tế. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế và các nhân tố ảnh hưởng đến nó tại một ngân hàng thương mại cụ thể – Chọn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) làm điểm nghiên cứu. Mốc thời gian nghiên cứu: 2002 – 2007. 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, hỗn hợp, luận văn phân tích trên quan điểm hệ thống và thực tiễn công tác thanh toán quốc tế tại một ngân hàng thương mại, đưa ra những đánh giá trung thực, hướng tới một số giải pháp cụ thể nhằm năng cao hiệu quả của hoạt động này tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu trong 03 chương Chương 1: Tổng quan về thanh toán quốc tế và hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Chương 1 Tổng quan về thanh toán quốc tế và hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại 1.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế 1.1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế Trong mối quan hệ giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực: Kinh tế chính trị, ngoại giao, văn hóa, hợp tác khoa học kỹ thuật…, quan hệ về kinh tế chiếm vị trí quan trọng, nó là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác. Quá trình tiến hành các hoạt động nêu trên tất yếu nảy sinh những nhu cầu chi trả, thanh toán tiền hàng giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau. Từ đó nảy sinh nhu cầu thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế. “Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này, với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan” [6]. Dưới giác độ kinh tế, các quan hệ quốc tế được phân chia thành hai loại: Quan hệ mậu dịch và quan hệ phi mậu dịch. Do đó thanh toán quốc tế cũng bao gồm: Thanh toán mậu dịch và thanh toán phi mậu dịch. Thanh toán phi mậu dịch là quan hệ thanh toán không liên quan đến hàng hóa cũng như cung ứng lao vụ, nó không mang tính chất thương mại. Đó là những chi phí của các cơ quan ngoại giao, ngoại thương ở nước sở tại, các chi phí về vận chuyển, đi lại của các đoàn khách Nhà nước, tổ chức, cá nhân, các nguồn tiền quà biếu, trợ cấp của cá nhân người nước ngoài cho cá nhân người trong nước, các nguồn kiều hối, các nguồn trợ cấp của một tổ chức từ thiện nước ngoài cho một tổ chức, đoàn thể trong nước…[6]. Thanh toán mậu dịch là quan hệ thanh toán dựa trên cơ sở trao đổi hàng hóa và các dịch vụ thương mại theo giá cả quốc tế. Các bên mua bán chịu sự ràng buộc bởi các điều khoản và điều kiện ký kết trong hợp đồng thương mại được gọi là hợp đồng ngoại thương. Mỗi hợp đồng phải quy định rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi bên, phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán, điều kiện thương mại…[6]. Đồng tiền dùng thanh toán trong hợp đồng ngoại thương có thể là đồng tiền của nước người bán hoặc nước người mua, hoặc cũng có thể là đồng tiền của nước thứ ba. Do đó, việc lựa chọn đồng tiền thanh toán phải được hai bên mua, bán bàn bạc thống nhất và ghi cụ thể trong hợp đồng. Các đồng tiền được sử dụng chủ yếu trong thanh toán quốc tế có thể là tiền tệ quốc tế như: SDR (Special Drawing Right) – Quyền rút vốn đặc biệt của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), đồng EURO (Đơn vị tiền tệ của Cộng đồng kinh tế Châu Âu - EU) hoặc đồng tiền của các nước phát triển như: Dollars – Mỹ (USD), bảng Anh (GBP), Yên Nhật (JPY)… Vì vậy, việc thanh toán sẽ liên quan đến vấn đề tỷ giá [2]. Bên cạnh việc lựa chọn đồng tiền trong thanh toán quốc tế, các bên còn phải quy định một số chứng từ kèm theo phù hợp với luật pháp quốc gia và thông lệ quốc tế. Số lượng và cách lập chứng từ sẽ phụ thuộc vào phương thức thanh toán quốc tế mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Các chứng từ này có thể trở thành đối tượng mua bán, chuyển nhượng giữa các ngân hàng. Khác với thanh toán nội địa, hoạt động thanh toán quốc tế có thể gặp rủi ro liên đới với các rủi ro trong thương mại quốc tế. Do vậy, các nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, các hoạt động của các tổ chức bảo hiểm tín dụng quốc tế ra đời để hỗ trợ cho hoạt động thanh toán quốc tế phát triển. Về cơ bản, thanh toán quốc tế phát sinh trên cở sở hoạt động thương mại quốc tế, nó là khâu cuối cùng của quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức và cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau, nếu công tác thanh toán quốc tế được tổ chức tốt, được thực hiện nhanh chóng, an toàn và chính xác thì nó sẽ tác động trực tiếp vào việc rút ngắn thời gian chu chuyển vốn, giảm bớt và khắc phục được những rủi ro liên quan t
Luận văn liên quan