Mỗi khi xã hội phát triển, đến một trình độ nhất định, tự trong bản thân nó cho ra đời những sản phẩm - những công cụ để phục vụ chính cho sự phát triển đó. Từ khi có sự phân công lao động xã hội, và sự xuất hiện sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đã tạo ra rất nhiều sản phẩm, mà một trong những sản phẩm của nó chính là quan hệ tín dụng. Đến lượt nó, khi ra đời sẽ thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển lên trình độ cao hơn. Do đó, sự tồn tại của nó như một tất yếu khách quan.
Ngày nay, chúng ta biết rằng, khi kinh tế thị trường là sự phát triển của nền kinh tế ở một trình độ cao. Trong đó, các chủ thể độc lập với nhau về tính chất sản xuất kinh doanh, về quyền sở hữu, về sự tuần hoàn và luân chuyển vốn. Như vậy trong nền kinh tế có những doanh nghiệp “thừa” vốn. Ví dụ như các doanh nghiệp có tiền bán hàng nhưng không phải trả lương, thuế và các khoản chi khác do đó tạm thời thừa tương đối. Trong khi đó có những doanh nghiệp thiếu vốn những người thừa vốn sử dụng vốn này để thu lợi nhuận còn doanh nghiệp thiếu vốn muốn sử dụng phải đi vay để duy trì hoặc tiến hành sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận. Như vậy hai nhu cầu này đều giống nhau ở chỗ để thu lợi nhuận và mang tính chất tạm thời. Nhưng chúng khác nhau về chiều vận động và quyền sở hữu. Do đó trong nền kinh tế tất yếu tồn tại quan hệ tiêu dùng và tín dụng. Vì vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng có ý nghĩa to lớn đến sự thành công của các ngân hàng thương mại trong chiến lược huy động và sử dụng vốn cho đầu tư và phát triển. Nâng cao chất lượng không chỉ là những biện pháp cải thiện chất lượng mà phải bao gồm những biện pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả, có như vậy hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại mới ngày càng phát triển, hòa nhập được với xu thế tiên tiến của công nghệ ngân hàng.
45 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7681 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng về hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi khi xã hội phát triển, đến một trình độ nhất định, tự trong bản thân nó cho ra đời những sản phẩm - những công cụ để phục vụ chính cho sự phát triển đó. Từ khi có sự phân công lao động xã hội, và sự xuất hiện sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đã tạo ra rất nhiều sản phẩm, mà một trong những sản phẩm của nó chính là quan hệ tín dụng. Đến lượt nó, khi ra đời sẽ thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển lên trình độ cao hơn. Do đó, sự tồn tại của nó như một tất yếu khách quan.
Ngày nay, chúng ta biết rằng, khi kinh tế thị trường là sự phát triển của nền kinh tế ở một trình độ cao. Trong đó, các chủ thể độc lập với nhau về tính chất sản xuất kinh doanh, về quyền sở hữu, về sự tuần hoàn và luân chuyển vốn. Như vậy trong nền kinh tế có những doanh nghiệp “thừa” vốn. Ví dụ như các doanh nghiệp có tiền bán hàng nhưng không phải trả lương, thuế và các khoản chi khác do đó tạm thời thừa tương đối. Trong khi đó có những doanh nghiệp thiếu vốn những người thừa vốn sử dụng vốn này để thu lợi nhuận còn doanh nghiệp thiếu vốn muốn sử dụng phải đi vay để duy trì hoặc tiến hành sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận. Như vậy hai nhu cầu này đều giống nhau ở chỗ để thu lợi nhuận và mang tính chất tạm thời. Nhưng chúng khác nhau về chiều vận động và quyền sở hữu. Do đó trong nền kinh tế tất yếu tồn tại quan hệ tiêu dùng và tín dụng. Vì vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng có ý nghĩa to lớn đến sự thành công của các ngân hàng thương mại trong chiến lược huy động và sử dụng vốn cho đầu tư và phát triển. Nâng cao chất lượng không chỉ là những biện pháp cải thiện chất lượng mà phải bao gồm những biện pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả, có như vậy hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại mới ngày càng phát triển, hòa nhập được với xu thế tiên tiến của công nghệ ngân hàng.
CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1. Khái niệm
Tín dụng là quan hệ vay mượn vốn lẫn nhau dựa trên sự tin tưởng số vốn đó sẽ được hoàn trả lại trong tương lai cùng với chi phí của khoản tín dụng đó. Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa ngân hàng với các chủ thể kinh tế khác trong xã hội trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Vì vậy bản thân tín dụng ngân hàng phải làm tốt hai mặt. Thứ nhất là đối với người cho ngân hàng vay và thứ hai đối với người mà ngân hàng cho vay. Chính thực hiện tốt chức năng này và với nghiệp vụ của riêng mình về việc kinh doanh tiền tệ mà tín dụng ngân hàng đã trở thành một hình thức tín dụng không thể thiếu trong mọi nền kinh tế.
Tín dụng ngân hàng thực chất dây là một hình thức quan hệ tín dụng gián tiếp mà người tiết kiệm thông qua vai trò trung gian của ngân hàng thực hiện đầu tư vốn vào các chủ thể có nhu cầu về vốn. Sự xuất hiện của tín dụng ngân hàng trên cơ sở là thu lợi nhuận một hình thức tín dụng sẽ không xuất hiện nếu nó không được hưởng lợi ích gì từ dịch vụ mà nó mang lại. Nhưng lợi nhuận của tín dụng ngân hàng mang lại dựa trên sự thoả mãn ngày một tốt hơn nhu cầu khách hàng. Thứ nhất là nhu cầu vốn nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế. Khi có vốn nhàn rỗi muốn đầu tư sinh lời và ngân hàng là nơi đầu tư lí tưởng và an toàn, ít gặp rủi ro. Cùng với sự đổi mới trong chiến lược phát triển của hệ thống ngân hàng, khách hàng còn được hưởng lãi theo lãi suất thoả thuận giữa họ và ngân hàng. Thứ hai nhu cầu đòi hỏi vốn của các chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế. Họ sẽ không có được nguồn vốn theo thời hạn và khối lượng vốn mà mình mong muốn nếu không thông qua tín dụng ngân hàng. Chỉ có ngân hàng là người đáp ứng đầy đủ, đồng thời ngân hàng có thể tư vấn, có thể xem xét dự án đầu tư tránh gây thiệt hại cho nền kinh tế. Như vậy lợi nhuận mà ngân hàng thu được dựa trên sự đáp ứng đầy đủ hai mặt đối với người đi vay và người cho vay. Hiện nay nghiệp vụ ngân hàng có nhiều sự pha trộn giữa nghiệp vụ truyền thống và các công ty tài chính. Nhưng tín dụng ngân hàng vẫn là hình thức tín dụng không thể thiếu trong nền kinh tế.
Trong lịch sử phát triển của kinh tế hàng hoá, tín dụng ngân hàng đa trải qua một quá trình phát triển từ đơn giản đến phức tạp về kĩ thuật và nghiệp vụ, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng lớn về không gian phù hợp với quá trình phát triển của nền sản xuất hàng hoá ngày càng hoàn thiện.
Trong thời kì đầu của lịch sử sản xuất và lưu thông hàng hoá, có một số người không trực tiếp sản xuất và lưu thông hàng hoá, mà đứng ra làm trung gian nối liền giữa sản xuất và lưu thông hàng hoá qua đồng tiền. Chức năng ban đầu của họ là “ nhận giữ hộ tiền của một số thương nhân, đồng thời tiến hành thanh toán các khoản tiền trong giao dịch mua bán hàng hoá”. Đương nhiên để làm việc đó họ phải thu về một lượng chi phí ( lợi tức ) nhất định từ những đối tác mà họ làm dịch vụ.
Nhờ hoạt động trung gian này tạo điều kiện cho sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển thuận lơị. Đến lượt nó, sản xuất và lưu thông càng phát triển thuận lợi, lại càng làm cho những người hoạt động trung gian cũng tích luỹ ngày một nhiều tiền. Như vậy, những người này đã trở thành những người “ buôn tiền ”. Càng về sau để có thể có lợi nhiều hơn, họ cùng tập hợp nhau lại để có nhiều vốn thực hiện các hoạt đông trung gian nói trên. toàn bộ hoạt động của nó mặc dù còn rất sơ khai về kĩ thuật nhưng dẫu sao đó cũng là mầm mống cuả tín dụng ngân hàng sau này.
Trong lịch sử phát triển tín dụng, tín dụng thương mại xuất hiện sớm hơn tín dụng ngân hàng nhưng lại tồn tại và phát triển song song với nhau. điều cần nhấn mạnh ở đây là cả cả hai loại hình tín dụng này chỉ có thể phát triển thuận lợi khi chúng dựa vào nhau, cùng làm diều kiện “ tiền đề ” cho nhau.
Tín dụng ngân hàng tuy khác tín dụng thương mại về hình thức, phạm vi, qui mô và thời gian hoạt động. Song giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ, hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Tín dụng ngân hàng giúp khắc phục một số mặt hạn chế của tín dụng thương mại về không gian và địa lí, về quy mô tín dụng thương mại về trường hợp khi đến kì hạn trả tiên nếu vì lí do nào đó mà người mua chịu không có hoặc không có tiền để trả.
Hoạt động tín dụng thương mại thông qua công cụ thương phiếu đã tạo ra tiền đề cho sự gắn bó giưã tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng. Sự gắn bó này nhờ thông qua việc thực hiện nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu và tái chiết khấu thương phiếu tại ngân hàng, khi các đối tác có thương phiếu có nhu cầu về tiền của mình. Hoạt động tín dụng ngân hàng thông qua cơ chế hoạt động của các tổ chức ín dụng trung gian. ở nước ta, ngay từ khi có Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 23-5-1990 có quy định các loại ngân hàng và các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, trong đó có ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
Thuộc loại ngân hàng này bao gồm: Ngân hàng thương mại quốc doanh; Ngân hàng thương mại cổ phần; Ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra còn có ngân hàng đầu tư và phát triển, các trung gian tài chính khác…
Các ngân hàng thương mại, khi cần vốn cũng có thể đem thương phiếu đã chiết khấu đến ngân hàng trung ương để tái chiết khấu trong phạm vi quy định.
Như vậy, nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu về thực chất là nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, một nghiệp vụ qua đó ngân hàng dành cho khách hàng được quyền sử dụng đến thời hạn của thương phiếu một khoản tiền của thương phiếu, sau khi đã khấu trừ khoản lãi phải thu, tức là khoản tiền chiết khấu.
Sự phát triển các hình thức tín dụng, nhất là tín dung ngân hàng nhiều thập kỉ qua cho đến nay trên thế giới đã có nhiều thay đổi và phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Dưới tác động như vu bão của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ; của sự toàn cầu hoá và khu vực hoá thông qua các tổ chức tiền tệ quốc tế và khu vực đã được tín dụng ngân hàng phát triển ở trình độ cao, đặc biệt là việc áp dụng điện toán sự phát triển chiến lược sản phẩm đa dạng (séc du lịch, cartecredet, leasing, các loại tín phiếu, trái phiếu…) và các mặt hoạt động marketing ngân hàng.
1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng
1.2.1. Theo thời hạn tín dụng
Thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng. Theo thời gian tín dụng được phân thành :
Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và được sử dụng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của doanh nghiệp và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của các cá nhân. Với loại tín dụng này, ít có rủi ro cho ngân hàng vì trong thời gian ngắn ít có biến động xảy ra và nếu có xảy ra thì ngân hàng có thể dự tính được.
Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ một năm đến năm năm và chủ yếu được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất và xây dựng các công trình nhỏ, có thời hạn thu hồi vốn nhanh. Loại tín dụng này có mức độ rủi ro không cao vì ngân hàng có khả năng dự đoán được những biến động có thể xảy ra.
Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên năm năm, được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng( đường xá, bến cảng, sân bay... ), cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn. Loại tín dụng này có mức độ rủi ro rất lớn vì trong thời gian dài thì có những biến động xảy ra không lường trước được.
Tín dụng không thời hạn: Là loại tín dụng mà thời hạn hoàn trả tiền vay không được xác định khi ký hợp đồng vay mà thay vào đó là điều kiện về việc thu hồi khoản tiền cho vay của ngân hàng hoặc việc trả nợ của người vay. Ví dụ ngân hàng không thu gốc theo thời hạn nhất định mà chỉ thu lãi; người vay sẽ trả nợ cho Ngân hàng khi nhu cầu vay thêm không cần thiết nữa do quy mô sản xuất giảm hoặc doanh nghiệp lấy nguồn khác để tự bổ xung; ngân hàng muốn thu hồi gốc phải báo trước cho người vay. Như vậy khi quy mô sản xuất của doanh nghiệp tăng lên, doanh nghiệp sẽ đi vay không thời hạn (vì hết tiền đầu tư cho chu kỳ sản xuất kinh doanh này lại cần tiếp).
1.2.2. Theo hình thức
Tín dụng ngân hàng phân theo hình thức chia thành 4 loại : Chiết khấu, Cho vay, Bảo lãnh và Cho thuê
Chiết khấu thương phiếu là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn ( hoặc một giấy nhân nợ )
Thương phiếu được hình thành chủ yếu từ quá trình mua bán chịu hàng hóa giữa khách hang với nhau. Người bán ( hoặc người thụ hưởng ) có thể giữ thương phiếu đến hạn đòi tiền người mua ( người phải trả ) hoặc mang đến ngân hàng để xin chiết khấu trước hạn.
Nghiệp vụ chiết khấu được coi là đơn giản, dựa trên sự tín nhiệm giữa ngân hàng và những người ký tên trên thương phiếu
Do tối thiểu có hai người cam kết trả tiền cho ngân hàng nên độ an toàn của thương phiếu tương đối cao ( trừ trường hợp ngân hàng miễn truy đòi đối với khách hàng ). Hơn nữa, ngân hàng thương mại có thể tái chiết khấu thương phiếu tại ngân hàng nhà nước để đáp ứng nhu cầu thanh khoản với chi phí thấp vì vậy thương phiếu có thể được coi là loại tài sản có khả năng chuyển nhượng – có tính thanh khoản cao
Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định
Hiện nay có nhiều hình thức cho vay khác nhau : thấu chi, vay trực tiếp nhiều lần, cho vay theo hạn mức, cho vay luân chuyển, cho vay trả góp, cho vay gián tiếp
● Thấu chi
Là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người chi vượt trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi. Thấu chi dựa trên cơ sở thu và chi cả khách hàng không phù hợp về thời gian và quy mô. Thời gian và số lượng thiếu có thể dự đoán ngân quỹ song không chính xác. Do vậy, hình thức cho vay thấu chi này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thanh toán.
Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn không có đảm bảo, có thể cấp cho cả doanh nghiệp và cá nhân. Hình thức này thường chỉ sử dụng với các khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều, kỳ thu nhập ngắn
● Cho vay trực tiếp nhiều lần
Là hình thức cho của ngân hàng đối với khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để cấp hạn mức thấu chi. Vốn của ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Cho vay theo hạn mức
Ngân hàng thỏa thuận với khách hàng cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức này là số dư tối đa tại thời điểm tính, được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng
Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh
Cho vay luân chuyển
Cho vay dựa trên luân chuyển hàng hóa. Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn. Ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng
Cho vay luân chuyển thường áp dụng với các doanh nghiệp thương nghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay - trả thường xuyên với ngân hàng. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong thu hồi vốn do thời hạn của khoản vay không được quy định rõ ràng
Cho vay trả góp
Ngân hàng cho phép trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận. Cho vay trả góp thường được áp dụng với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ tài sản cố định hoặc hàng lâu bền.
Ngân hàng thường cho vay trả góp đối với người tiêu dùng thông qua hạn mức nhất định. Đây là hình thức tín dụng tài trợ cho người mua ( qua đó đến người bán) nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa
Hình thức này rủi ro cao do khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của người vay. Chính vì vậy vay trả góp thường có lãi suất cao nhất trong khung lãi suất cho vay của ngân hàng.
Cho vay gián tiếp
Là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian. Ngân hàng cho vay thông qua các tổ, đội, nhóm,…Các tổ chức này liên kết các thành viên theo những mục đích khác riêng, song chủ yếu đều hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ quyền lợi cho các thành viên
Ngân hàng có thể chuyển một vài khâu của hoạt động cho vay sang các tổ chức trung gian như phát tiền vay, thu nợ,…Tổ chức trung gian cũng có thể đứng ra tín chấp cho các thành viên vay hoặc các thành viên trong nhóm bảo lãnh cho một thành viên vay. Điều này rất thuận tiện khi người vay không có đủ hoặc không có tài sản thế chấp. Để bù đắp một phần chi phí của trung gian, ngân hàng trích một phần thu nhập để lại cho trung gian. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có thể cho vay thông qua người bán lẻ các sản phẩm đầu vào của quá trình sản xuất. Việc cho vay theo cách này hạn chế người vay sử dụng tiền sai mục đích
Cho vay gián tiếp thường được áp dụng đối với thị trường có nhiều món vay nhỏ, người vay phân tán, cách xa ngân hàng. Trong trường hợp như vậy thì cho vay qua trung gian có thể tiết kiệm chi phí cho vay ( phân tích, giám sát, thu nợ )
Cho vay qua trung gian nhằm giảm bớt chi phí cho ngân hàng nhưng không ít trường hợp trung gian đã lợi dụng vị thế của mình và nếu ngân hàng không kiểm soát tốt sẽ tăng lãi suất để cho vay lại, hoặc giữ lấy số tiền của các thành viên khác cho riêng mình. Các nhà bán lẻ có thể lợi dụng để bán hàng kém chất lượng hoặc với giá đắt cho người vay vốn.
Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ khách hàng của mình. Mặc dù không phải xuất tiền ra song ngân hàng đã cho khách hàng sử dụng uy tín của mình
Bảo lãnh của ngân hàng là cam kết của ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết.
Bảo lãnh thường có 3 bên : Bên hưởng bảo lãnh, bên được bảo lãnh, và bên bảo lãnh. Bảo lãnh ngân hàng có nghĩa ngân hàng là bên bảo lãnh, khách hàng của ngân hàng là người được bảo lãnh, còn người được bảo lãnh là bên thứ 3
* Phân chia bảo lãnh theo mục tiêu làm 5 loại
● Bảo lãnh đảm bảo tham gia dự thầu
Là cam kết của ngân hàng với chủ đầu tư ( hay chủ thầu ) về việc trả tiền phạt thay cho bên dự thầu nếu bên dự thầu vi phạm các quy định trong hợp đồng dự thầu
● Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Là cam kết của ngân hàng về việc chi trả tổn thất hộ khách hàng nếu khách hàng không thực hiện đầy đủ hợp đồng như cam kết, gây tổn thất cho bên thứ ba.
● Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước
Là cam kết của ngân hàng về việc sẽ hoàn trả tiền ứng trước cho bên mua ( người hưởng bảo lãnh ) nếu bên cung cấp ( người được bảo lãnh) không trả.
● Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay ( bảo lãnh vay vốn )
Là cam kết của ngân hàng đối với người cho vay ( tổ chức tín dụng, các cá nhân,…) về việc sẽ trả gốc và lãi đúng hạn nếu khách hàng ( người đi vay ) không trả được
● Bảo lãnh đảm bảo thanh toán
Là cam kết của ngân hàng về việc sẽ thanh toán tiền theo đúng hợp đồng thanh toán cho người thụ hưởng nếu khách hàng của ngân hàng không thanh toán đủ.
* Như vậy bảo lãnh ngân hàng có bản chất và ý nghĩa :
Bảo lãnh là một hình thức tài trợ của ngân hàng cho khách hàng, qua đó có thể tìm nguồn tài trợ mới, mua được hàng hóa hoặc thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi.
Bảo lãnh là hình thức tài trợ thong qua uy tín. Ngân hàng không phải xuất tiền ngay từ khi bảo lãnh, do vậy, bảo lãnh được coi như tài sản ngoại bảng. Tuy nhiên, khách hàng không thực hiện được cam kết, ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ chi trả cho bên thứ ba. Khoản chi trả này được xếp vào loại tài sản “xấu” trong nội bảng, cấu thành nợ quá hạn. Chính vì vậy, bảo lãnh chứa đựng các rủi ro như một khoản cho vay và đòi hỏi ngân hàng phân tích khách hàng như khi cho vay.
Bảo lãnh của ngân hàng tạo mối lien kết trách nhiệm tài chính và san sẻ rủi ro. Trách nhiệm tài chính trước hết thuộc về khách hàng, trách nhiệm của ngân hàng là thứ cấp khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba. Do mối lien hệ giữa ngân hàng và khách hàng có khả năng ràng buộc khách hàng phải thực hiện các cam kết. Bảo lãnh cũng góp phẩn giảm bớt thiệt hại tài chính cho bên thứ ba khi tổn thất xảy ra.
Ngân hàng cố gắng tìm kiếm các khoản thu từ bảo lãnh nhằm bù đắp chi phí. Ngoài phí, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng phải kí quỹ, tạo nguồn tiền thanh toán cho ngân hàng với mức lãi suất rất thấp. Bảo lãnh cũng góp phần mở rồng các dịch vụ khác như kinh doanh ngoại tệ, tư vấn, thanh toán,…
- Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê theo thỏa thuận nhất định. Sau thời gian nhất định, khách hàng phải trả cho ngân hàng cả gốc và lãi
Cho thuê của ngân hàng thường là hình thức tín dụng trung và dài hạn. Ngân hàng mua tài sản cho khách hàng thuê với thời hạn sao cho ngân hàng thu gần đủ ( hoặc thu đủ ) giá trị của tài sản cho thuê cộng lãi ( thời hạn khoảng 80% - 90% đời sống kinh tế của tài sản ). Hết hạn thuê, khách hàng có thể mua lại tài sản đó
Cho thuê giống như một khoản cho vay thông thường chỗ ngân hàng phải xuất tiền với kỳ vọng thu về cả gốc lẫn lãi sau một thời gian nhất định, khách hàng phải trả gốc và lãi dưới hình thức tiền thuê hàng kì. Ngân hàng cũng phải đối đầu với rủi ro khi khách hàng kinh doanh không có hiệu quả không trả được tiền thuê đầy đủ và đúng hạn. Tuy nhiên, cho thuê có nhiều điểm khác biệt so với cho vay như tài sản cho thuê vẫn thuộc quyền sở hữu của ngân hàng ( vì vậy không ghi vào bảng cân đối của người cho vay, không làm tăng cơ cấu nợ của người vay ), ngân hàng có quyền thu hồi nếu thấy người thuê không thực hiện đúng hợp đồng, đồng thời ngân hàng cũng phải có trách nhiệm cung cấp đúng loại tài sản cần cho khách hàng và phải đảm bảo về chất lượng. Cho thuê không có tài sản đảm bảo, nhiều tài sản thuê mang tính đặc chủng, khó bán, khi thu hồi chi phí tháo dỡ cao,…nên cho thuê rủi ro rất cao đối với ngân hàng.
Ngân hàng có thể lập phòng cho thuê hoặc công ty cho thuê th