Trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen là trường một trường Cao Đẳng được
thành lập từnăm 1994, hợp tác đào tạo với Pháp và đã thực hiện mô hình đào tạo
xen kẽ, kết hợp chặt chẽgiữa việc học lý thuyết tại trường với việc thực tập tại các
công ty, doanh nghiệp. Trong 7 học kỳcủa 3 năm học, sinh viên có 2 lần được thực
tập. Trường đã vận dụng triệt đểphương châm giáo dục đúng đắn của Đảng: “Học
đi đôi với hành”.
Thịtrường lao động của nước ta hiện nay vẫn chưa có sựcân bằng giữa
“thầy” và “thợ”, sốlượng sinh viên tốt nghiệp từcác trường đại học hằng năm tăng
đáng kểnhưng vẫn chưa cung ứng được cho công ty, doanh nghiệp một lực lượng
lao động theo yêu cầu của họ. Sinh viên ra trường không có việc làm hoặc làm
những việc không đúng chuyên môn vẫn còn là một thực tế đau lòng. Ngành giáo
dục đã và vẫn đang tìm những biện pháp tháo gỡ, khắc phục tình trạng nêu trên.
Trường CĐBC Hoa Sen là một trong những trường đầu tiên thực hiện mô
hình đào tạo xen kẽ(học lý thuyết ởtrường và thực tập ởcông ty, doanh nghiệp)
bằng cách học hỏi, vận dụng có sáng tạo kinh nghiệm từcác đối tác. Từkhi thành
lập cho đến nay, trường CĐBC Hoa Sen luôn quyết tâm khắc phục mọi khó khăn để
thực hiện mục tiêu, phương thức đào tạo ấy.
Việc chọn lựa, bốtrí địa điểm, theo dõi, quản lý việc thực tập cho gần 1200
sinh viên của Khoa không phải là điều đơn giản. Hai lần thực tập của sinh viên được
xem nhưlà 2 học kỳtrong 7 học kỳmà các em phải hoàn thành đểcó thểnhận bằng
Cửnhân cao đẳng khi tốt nghiệp.
99 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2425 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen và một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng việc quản lý
thực tập của trường Cao
Đẳng Bán Công Hoa Sen và
một số giải pháp.
Bùi Trân Thúy
PHẦN I
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen là trường một trường Cao Đẳng được
thành lập từ năm 1994, hợp tác đào tạo với Pháp và đã thực hiện mô hình đào tạo
xen kẽ, kết hợp chặt chẽ giữa việc học lý thuyết tại trường với việc thực tập tại các
công ty, doanh nghiệp. Trong 7 học kỳ của 3 năm học, sinh viên có 2 lần được thực
tập. Trường đã vận dụng triệt để phương châm giáo dục đúng đắn của Đảng: “Học
đi đôi với hành”.
Thị trường lao động của nước ta hiện nay vẫn chưa có sự cân bằng giữa
“thầy” và “thợ”, số lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học hằng năm tăng
đáng kể nhưng vẫn chưa cung ứng được cho công ty, doanh nghiệp một lực lượng
lao động theo yêu cầu của họ. Sinh viên ra trường không có việc làm hoặc làm
những việc không đúng chuyên môn vẫn còn là một thực tế đau lòng. Ngành giáo
dục đã và vẫn đang tìm những biện pháp tháo gỡ, khắc phục tình trạng nêu trên.
Trường CĐBC Hoa Sen là một trong những trường đầu tiên thực hiện mô
hình đào tạo xen kẽ (học lý thuyết ở trường và thực tập ở công ty, doanh nghiệp)
bằng cách học hỏi, vận dụng có sáng tạo kinh nghiệm từ các đối tác. Từ khi thành
lập cho đến nay, trường CĐBC Hoa Sen luôn quyết tâm khắc phục mọi khó khăn để
thực hiện mục tiêu, phương thức đào tạo ấy.
Việc chọn lựa, bố trí địa điểm, theo dõi, quản lý việc thực tập cho gần 1200
sinh viên của Khoa không phải là điều đơn giản. Hai lần thực tập của sinh viên được
xem như là 2 học kỳ trong 7 học kỳ mà các em phải hoàn thành để có thể nhận bằng
Cử nhân cao đẳng khi tốt nghiệp.
Nâng cao hiệu quả thực tập của Sinh viên là một trong những phương thức
góp phần giữ vững và nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Thực tập là tạo điều
kiện để sinh viên tiếp xúc với môi trường thực tế, để vận dụng những kiến thức đã
được học. Ngoài ra, thực tập cũng là cơ hội để các em có thể hòa nhập vào môi
trường doanh nghiệp, có hiểu biết đúng đắn hơn về nghề nghiệp, học hỏi thêm một
số kỹ năng thực tế, rèn luyện một số phẩm chất để có thể vững vàng bước vào đời
sau này.
Thông qua phương thức đào tạo đó, trường cũng muốn cung cấp cho xã hội
những người lao động không chỉ có kiến thức mà còn phải có những kỹ năng chuyên
môn, có phẩm chất đạo đức, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của doanh nghiệp nói riêng và
của xã hội nói chung.
Từ khi được thành lập đến nay, việc tổ chức và quản lý thực tập ở trường
CĐBC Hoa Sen đã được Ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo và thực hiện có nề nếp,
với sự phân công trách nhiệm cụ thể cho các bộ phận có liên quan. Tuy nhiên vẫn
còn khá nhiều bất cập trong công tác này. Nhất là trong hai, ba năm gần đậy, trường
phát triển nhanh, số sinh viên hằng năm đều tăng, việc tổ chức và quản lý thực tập
có nhiều vấn đề phát sinh và là một trong những mối bận tâm của Ban giám hiệu
trường, của phòng Quan hệ công ty, phòng Đào tạo quản lý sinh viên và các Khoa,
Ngành.
Vì vậy, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng việc tổ chức, quản lý
thực tập của trường Cao đẳng bán công Hoa Sen và một số giải pháp” với mong
muốn góp phần nâng cao hiệu quả thực tập cho sinh viên.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Phân tích thực trạng của việc quản lý thực tập của trường Hoa Sen trong
những năm qua. Từ những ưu điểm và nhược điểm đã phân tích, nghiên cứu để đề
xuất những giải pháp pháp cụ thể nhằm giúp cho nhà trường, các bộ phận có liên
quan, các khoa và ngành có thể quản lý việc thực tập của sinh viên một cách chặt
chẽ hơn, hiệu quả hơn, tạo điều kiện để sinh viên nâng cao các kỹ năng chuyên môn,
trình độ nghiệp vụ và từ đó, giúp sinh viên tìm được việc làm ngay sau khi tốt
nghiệp mà không cần phải qua thời gian thử việc.
III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
1. Xây dựng những cơ sở lý luận liên quan đến việc quản lý thực tập
2. Thực trạng việc quản lý thực tập của sinh viên tại Khoa Quản trị trong
những năm qua.
3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thực tập của
sinh viên.
IV. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Khách thể nghiên cứu: hoạt động thực tập của sinh viên Khoa Quản trị trường
Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen.
2. Đối tượng nghiên cứu: thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
của việc quản lý thực tập của sinh viên Khoa Quản trị trường Cao Đẳng Bán Công
Hoa Sen.
V. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1. Việc quản lý thực tập của trường Hoa Sen từ trước đến nay là sự thể nghiệm một
phương thức giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong việc đào tạo nghề cho SV và đã
đạt những kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề bất cập cần phải
được giải quyết để ngày càng nâng cao hơn nữa hiệu quả của học kỳ thực tập.
2. Nếu có những giải pháp tốt hơn, phù hợp hơn với tình hình thực tế hơn thì trường
Hoa Sen sẽ tổ chức và quản lý tốt hơn việc thực tập của SV, khắc phục được những
tồn tại hiện có. Và nâng cao hiệu quả thực tập cũng chính là góp phần hữu hiệu
trong việc giúp sinh viên làm quen với môi trường thực của công ty, doanh nghiệp,
rèn luyện các kỹ năng thực hành, áp dụng lý thuyết vào thực tế.
VI. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu việc quản lý thực tập của sinh
viên Khoa Quản trị bao gồm các ngành học sau đây: Kế toán, Quản trị kinh doanh,
Quản trị hành chánh, Kinh tế đối ngoại.
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để việc nghiên cứu đạt những kết quả mang tính chính xác của một công
trình khoa học, không thể không lựa chọn cho mình những quan điểm làm cơ sở cho
việc nghiên cứu, những phương pháp phù hợp để thực hiện công trình nghiên cứu.
Từ mong muốn đó, chúng tôi đã xác định:
1. Phương pháp luận:
- Quan điểm hệ thống: vấn đề được nghiên cứu một cách toàn diện, khách
quan: việc quản lý thực tập của Khoa phải được nghiên cứu trong mối quan hệ với
các khoa khác trong trường, với mục tiêu đào tạo chung của trường.
- Quan điểm lịch sử-logích: tìm hiểu sự hình thành và phát triển của đối
tượng nghiên cứu, cụ thể là việc quản lý thực tập đã được thực hiện từ khi trường
Hoa Sen mới thành lập (1999) cho đến nay (2004) với những ưu điểm được phát huy
và những nhược điểm cần được khắc phục.
- Quan điểm thực tiễn: từ những điều tra, nghiên cứu thực tế, phân tích để
phát hiện những vấn đề còn tồn tại trong việc quản lý thực tập. Và cũng dựa trên kết
quả thực tập của sinh viên, việc quản lý thực tập của nhà trường để đề xuất những
biện pháp quản lý mới nhằm nâng cao hiệu quả thực tập và khẳng định tính khả thi
của các giải pháp.
2. Phương pháp hệ:
2.1 Phương pháp quan sát:
- Đối tượng được quan sát là: phòng Quan hệ công ty, SV của các ngành thuộc
Khoa Quản trị, các GV là Trưởng ngành, các doanh nghiệp đã tiếp nhận sinh viên
đến thực tập.
- Mục đích của việc quan sát là tìm hiểu thực trạng của việc quản lý thực tập của
Khoa Quản trị, sự phối hợp với các bộ phận có liên quan.
2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến:
Để thực hiện việc nghiên cứu này, chúng tôi đã đưa ra 3 mẫu phiếu thăm dò ý
kiến:
- Phiếu 1: dành cho sinh viên đang đi thực tập gồm 14 câu hỏi. Số phiếu thu về
là 354.
- Phiếu 2: dành cho các trưởng ngành và quản sinh gồm 15 câu hỏi. Số phiếu thu
về là 48.
- Phiếu 3: dành cho các doanh nghiệp đã tiếp nhận SV đến thực tập gồm 16 câu
hỏi. Số phiếu thu về là 114.
2.3 Vận dụng một số công thức của toán thống kê:
Để phân tích và xử lý các số liệu điều tra nhằm định lượng các kết quả nghiên
cứu, chúng tôi đã sử dụng phần mềm Excel để thống kê tần số, tính tỷ lệ phần
trăm, trị số trung bình M, độ lệch chuẩn S.
Số liệu được qui ước như sau:
- Đối với câu hỏi có 4 khả năng trả lời:
a = 4, b = 3, c = 2, d = 1
- Đối với câu hỏi có 3 khả năng trả lời:
a = 3, b = 2, c = 1
2.4 Phương pháp phỏng vấn:
- Phỏng vấn cácTrưởng ngành để tìm hiểu về những thuận lợi, khó khăn của
SV các ngành khi đi thực tập, sự phối hợp của Trưởng ngành với các bộ phận có liên
quan để giải quyết những khó khăn của SV trong thời gian thực tập. Nhận xét, đánh
giá của các Trưởng ngành về việc quản lý thực tập của trường, của Khoa hiện nay,
những đề xuất thay đổi.
- Phỏng vấn các doanh nghiệp đã tiếp nhận SV Hoa Sen thực tập trong nhiều
năm qua để tìm hiểu, lắng nghe những ý kiến đóng góp của họ về việc tổ chức cũng
như quản lý thực tập của trường Hoa Sen hiện nay, những đề nghị cải tiến trong
tương lai.
- Phỏng vấn những SV đang đi thực tập để tìm hiểu những khó khăn của SV,
những mong muốn của các em để việc thực tập đạt kết quả tốt hơn.
- Phỏng vấn trưởng phòng và nhân viên phòng Quan hệ công ty để tìm hiểu
những thuận lợi, khó khăn trong việc tìm địa điểm thực tập cho SV, đề xuất về sự
phối hợp với các bộ phận khác trong nhà trường.
VIII. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:
Phần 1: Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ của đề tài
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5. Giả thuyết nghiên cứu
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
Phần 2: Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận
1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước
2. Thực tập
3. Quản lý
4. Công tác thực tập và quản lý thực tập của trường CĐBC Hoa Sen
5. Các khái niệm, một số thuật ngữ cần làm rõ
Chương 3: Thực trạng của việc tổ chức và quản lý thực tập của trường CĐBC Hoa
Sen
1. Việc chuẩn bị cho học kỳ thực tập
2. Nội dung của học kỳ thực tập
3. Việc tổ chức thực tập
4. Tìm hiểu việc đánh giá thực tập
Chương 4: Phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng
1. Nguyên nhân từ các bộ phận có trách nhiệm trong việc tổ chức và quản lý
thực tập
2. Nguyên nhân từ sinh viên
3. Nguyên nhân từ doanh nghiệp
Chương 5: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thực tập
1. Cơ sở đề xuất giải pháp
2. Các giải pháp
3. Tính khả thi của các giải pháp
Phần 3: Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Phần 4: Phụ lục
PHẦN 2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về vấn đề thực tập thật ra không phải là một đề tài hoàn toàn mới
lạ. Vì việc thực tập để nâng cao tay nghề đã được thực hiện từ rất lâu ở các trường
sư phạm, trường y khoa.
Xuất phát từ yêu cầu rèn luyện tay nghề cho các giáo sinh, Bộ Giáo dục trước
đây, nay là bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), ngay từ những năm 70, đã ban hành
bộ chương trình thực tập sư phạm thống nhất cho tất cả các trường sư phạm. Qua
nhiều lần thay đổi, điều chỉnh, bổ sung (vào các năm 1974, 1982, 1986), chương
trình thực tập sư phạm chính thức được áp dụng tại các trường CĐSP hiện nay là bộ
chương trình được ban hành kèm theo các QĐ số 2677/GD-ĐT ngày 3-12-1993, QĐ
số 3086/GD-ĐT ngày 27/7/1996, QĐ số 3637/GD-ĐT ngày 30/8/1996 và QĐ số
2493/GD-ĐT ngày 25/7/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Chương trình thực tập sư
phạm hiện hành còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn giáo dục, kể cả nội dung
lẫn cách đánh giá. Vì thế, việc nghiên cứu các giải pháp để nâng cao chất lượng thực
tập sư phạm đã được các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục quan tâm.
1. Các hội thảo, hội nghị chuyên đề do Bộ Giáo dục tổ chức:
- “Thực tập sư phạm tập trung, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”
(1993)
- “Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước” (1996)
2. Đề tài khoa học và một số tài liệu chuyên đề khác:
- Tài liệu “Hỏi đáp về thực tập sư phạm” (1993) của tập thể các tác giả nhà
giáo ở các trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh, ĐHSP Huế, ĐHSP Quy Nhơn và ĐHSP
Cần Thơ do PGS. Bùi Ngọc Hồ chủ biên mang tính chất là một cẩm nang thực tập
sư phạm, không những dành cho cac giáo sinh mà còn rất hưũ dụng đối với cán bộ
quản lý, GV sư phạm. Tài liệu đã khẳng định mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng của
hoạt động thực tập sư phạm trong quá trình đào tạo các giáo sinh. Những nội dung
cơ bản của thực tập sư phạm đã được đề cập một cách cụ thể dưới hình thức hỏi-đáp
sinh động, có hệ thống, giúp các sinh viên chuẩn bị đi thực tập hiểu được các yêu
cầu về thái độ, tác phong, nhận thức của một giáo sinh. Nhìn chung, đây là một tài
liệu quí, có thể dùng làm cơ sở để nghiên cứu hoạt động thực tập sư phạm.
- “Hình thành kỹ năng sư phạm” (1995) của GS. Nguyễn Hữu Dũng là một
chuyên luận khá công phu về đặc điểm của kỹ năng sư phạm, những nguyên tắc có
thể áp dụng để định hướng cho việc hình thành các kỹ năng sư phạm cho sinh viên
trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nuớc có nền giáo dục tiên tiến. Đặc biệt,
tác giả đã nhấn mạnh đến việc hình thành kỹ năng sư phạm cho sinh viên trong giai
đoạn thực tập sư phạm tập trung: ý nghĩa của thực tập sư phạm đối với việc củng cố
một cách có hệ thống những kỹ năng đã được hình thành, các buớc tiến hành để thực
hiện những nhiệm vụ sư phạm...
- “Xây dựng qui trình luyện tập các kỹ năng giáo dục cơ bản trong các
hình thức thực hành, thực tập sư phạm” (1996) - Luận án Phó tiến sĩ của Trần
Anh Tuấn đã cho rằng luyện tập các kỹ năng giáo dục là một trong những giải pháp
hữu hiệu để có thể nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho sinh viên sư phạm.
- “Thực tập sư phạm” (1997) của TS. Nguyễn Đình Chỉnh đã nêu lên và
giải quyết những vấn đề cơ bản như: xác định nội hàm khái niệm cơ bản là năng lực
sư phạm; mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành; thực tập sư phạm đối với những
môn học công cụ như: tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; các
hình thức tổ chức thực tập sư phạm ở các trường sư phạm.
- “Kiến tập và thực tập sư phạm” (1999) của TS Nguyễn Đình Chỉnh và TS.
Phạm Trung Thanh là giáo trình đào tạo giáo viên THCS hệ CĐSP dùng cho các
trường CĐSP. Các tác giả đã nêu lên những vấn đề bức xúc đang được đặt ra hiện
nay đối với hoạt động thực tập sư phạm và đề xuất những giải pháp khắc phục nhằm
nâng cao chất luợng đào tạo nghề cho giáo sinh. Giáo trình cũng đã khẳng định vị tí,
vai trò, ý nghĩa của kiến tập và thực tập trong quá trình đào tạo giáo viên; những
nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc tổ chức kiến tập và thực tập sư phạm; nội dung kiến
tập và thực tập sư phạm; phương pháp đánh giá kết quả kiến tập và thực tập. Có thể
xem đây là một cẩm nang dành cho sinh viên sư phạm. Tuy nhiên, giáo trình còn
mang nặng tính lý thuyết, chưa sinh động lắm.
- “Quản lý hoạt động thực tập sư phạm ở trường Cao Đẳng sư phạm Nha
Trang- thực trạng và giải pháp” (2003) Luận văn Thạc sĩ của Phan Phú là một
công trình nghiên cứu đi sâu vào việc phân tích thực trạng của việc quản lý thực tập
tại trường Cao Đẳng sư phạm Nha Trang, các nguyên nhân dẫn đến thực trạng để từ
đó, đưa ra các giải pháp căn cứ trên các điều kiện thực tế của trường nhằm quản lý
hiệu quả hơn hoạt động thực tập.
Như vậy, hoạt động thực tập sư phạm đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới
dạng cẩm nang, giáo trình hoặc các đề tài khoa học, dựa trên các chỉ đạo của Bộ
Giáo dục, tình hình thực tế của các trường ĐHSP và CĐSP, đưa ra những giải pháp
nhằm tổ chức, quản lý hoạt động này tốt hơn, hiệu quả hơn để thực tập sư phạm
thực sự là một hoạt động có ý nghĩa trong quá trình đào tạo nghề cho các thầy cô
giáo tương lai.
Việc thực tập tại các doanh nghiệp theo phương thức đào tạo của trường Hoa
Sen cũng nhằm mục đích tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với môi trường thực
tế, vận dụng các kiến thức đã học để rèn luyện và nâng cao tay nghề. Vấn đề tuy còn
khá mới mẻ đối với giáo dục Việt Nam nhưng lại không xa lạ đối với những nền
giáo dục khác trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay, những công trình nghiên cứu về
vấn đề này thì vẫn chưa thật sự hoàn chỉnh. Vì thế, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề
tài nghiên cứu:
“Thực trạng việc quản lý thực tập ở trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen và
một số giải pháp”
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách
hàng đầu (Hiến pháp Việt Nam 1992, điều 35).
Văn kiện Đại hội Đảng VII cũng có ghi rõ: “ Cùng với khoa học và công nghệ,
giáo dục và đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu, đóng vai trò then chốt trong
toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tố quốc, là một động lực đưa
đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”.
Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần IX tiếp tục khẳng định giáo dục và đào
tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động
lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để
phát huy nguồn lực con người- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh
tế nhanh và bền vững. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội
dung, phương pháp dạy học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực
hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và
sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và
tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo
dục chính qui và không chính qui, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nuớc trở
thành một xã hội học tập”. Thực hiện phương châm: “Học đi đôi với hành, giáo dục
kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội”.
Như vậy, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ngày càng coi trọng vai trò của giáo
dục, quan tâm nhiều hơn và đòi hỏi giáo dục phải đổi mới và phát triển đáp ứng nhu
cầu ngày càng lớn của mọi tầng lớp nhân dân về học tập và tiếp thu những kiến
thức, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện những phẩm chất, năng lực cần thiết trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập nền kinh tế quốc tế.
Phương hướng phát triển giáo dục trong những năm sắp tới là phải: tiếp tục nâng
cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, phát huy tinh
thần độc lập, sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện
học vấn và tay nghề.
Để thực hiện được nhiệm vụ trên, cần phải đặc biệt coi trọng công tác hướng
nghiệp và phân luồng cho học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi
vào lao động nghề nghiệp; mở rộng qui mô và phát triển đa dạng các loại hình
trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Hiện đại hóa một số trường dạy nghề,
tăng nhanh tỷ lệ lao động được đào tạo trong toàn bộ lao động xã hội. Đào tạo để thế
hệ trẻ có nghề nghiệp theo yêu cầu của xã hội là nhiệm vụ trước mắt mà ngành giáo
dục phải đặc biệt quan tâm.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng chiếm
một vị trí vô cùng quan trọng. Vì thế, nâng cao chất lượng giáo dục cao đẳng, đại
học để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giáo dục, thiết thực phục vụ cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ đất nước là yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay.
Điều 36 của Luật Giáo dục đã ghi:” Đào tạo trình độ cao đẳng phải đảm bảo cho
sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và chuyên ngành cần thiết; chú trọng
rèn luyện kỹ năng cơ bản và năng lực thực hiện công tác chuyên môn”.
Nét đặc thù cơ bản trong nội dung và phương pháp đào tạo ở các trường cao
đẳng- đại học chính là đào tạo nghề. Trong đào tạo nghề thì việc rèn luyện kỹ năng
nghề nghiệp cho sinh viên để đáp ứng yêu cầu của thực tế xã hội là một yêu cầu phải
được đặt lên hàng đầu. Điều này đã được thể hiện khá rõ nét trong mục tiêu đào tạo
của các ngành học, cấp học. Và mục tiêu đào tạo của bậc học cao đẳng đã được
khẳng định là giúp sinh viên , có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản
về một ngành nghề, có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc
chuyên ngành đào tạo. Do vậy, nội dung thực hành, thực tập phải chiếm một tỷ
trọng khá lớn trong nội dung chương trình đào tạo. Nhận thức đúng vị trí, phương
pháp đào tạo hiệu quả sẽ góp phần nâng cao tay nghề cho những lực lượng lao động
trong tương lai. Đó cũng chính là nâng cao chất lượng đào tạo nghề, thực hiện theo
tinh thần của Ng