Một công ty phải làm gì để có thể được xã hội đánh giá là một công ty tốt và phát triển bền vững?Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhàn nước tới đâu?Luật nên quy định trách nhiệm của doanh nghiệp đến mức độ nào thì hợp lý?Và phải chăng người tiêu dùng ở những nước đang phát triển như Việt Nam có quá ít quyền lực,dễ bị tổn thương,hoặc họ không ý thức được đầy đủ và sử dụng hết các quyền và phương tiện của mình để bảo vệ lợi ích chính đáng của họ?Nhằm góp phần giải đáp các câu hỏi trên,chúng tôi tiếp cận từ góc độ kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này với suy nghĩ rằng nền kinh tế phát triển đều đã từng đối mặt với vấn đề chúng ta gặp phải ngày hôm nay,do đó những cuộc tranh luận và giải pháp của họ rất đáng để chúng ta tham khảo.
Kể từ khi xuất hiện khái niệm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp(corporate social responsibility – CSR)lần đầu tiên vào năm 1953,chủ đề này đã gây ra cuộc tranh luận sôi nổi giữa hai trường phái chính trị “đại diện” và “đa bên” trong quản trị công ty;trên bình diện lớn hơn,đây là sự tranh chấp giữa chủ nghĩa tư bản tự do(bảo thủ,cánh hữu) và chủ nghĩa tư bản xã hội(dân chủ,cánh tả).Nội dung chính của cuộc tranh luận xoay quanh hai vần đề then chốt trong CSR là: bản chất của doanh nghiệp hiện đại,và mối quan hệ ba bên:doanh nghiệp – xã hội – nhà nước.
Trong tình Công ty Cổ phần Cơ Khí Luyện Kim – SADAKIM có những bước phát triển nhất định cũng gặp không ít khó khăn vừa cạnh tranh với nền kinh tế thị trường, vừa có sự xâm nhập của các mặt hàng nước ngoài . Từ đó, vấn đề là làm thế nào để có thể cung cấp thông tin kịp thời về tình hình tiêu thụ hàng hóa trong mạng lưới tiêu thụ của Công Ty, cũng như xác định kết quả kinh doanh của từng kênh phân phối là vấn đề có ý nghĩa thiết thực đới với doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện cạch tranh mạnh mẽ trong những mặt hàng kinh doanh như hiện nay.
Xuất phát từ sự cần thiết về cách quản lí Công Ty một cách hiệu quả, từ ý tưởng đó, em đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài : “THỰC TRẠNG VIỆC THƯC HIỆN TIÊU CHUẨN SA8000 ” tại Công ty Cổ phần Cơ Khí Luyện Kim – SADAKIM. Và chuyên đề có kết cấu gồm :
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
Chương 2 : THỰC TRẠNG VIỆC THƯC HIỆN TIÊU CHUẨN SA8000 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ LUYỆN KIM
Chương 3 : GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
30 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2727 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng việc thưc hiện tiêu chuẩn SA8000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHAÀN MÔÛ ÑAÀU
1. lyù do choïn ñeà taøi.
Một công ty phải làm gì để có thể được xã hội đánh giá là một công ty tốt và phát triển bền vững?Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhàn nước tới đâu?Luật nên quy định trách nhiệm của doanh nghiệp đến mức độ nào thì hợp lý?Và phải chăng người tiêu dùng ở những nước đang phát triển như Việt Nam có quá ít quyền lực,dễ bị tổn thương,hoặc họ không ý thức được đầy đủ và sử dụng hết các quyền và phương tiện của mình để bảo vệ lợi ích chính đáng của họ?Nhằm góp phần giải đáp các câu hỏi trên,chúng tôi tiếp cận từ góc độ kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này với suy nghĩ rằng nền kinh tế phát triển đều đã từng đối mặt với vấn đề chúng ta gặp phải ngày hôm nay,do đó những cuộc tranh luận và giải pháp của họ rất đáng để chúng ta tham khảo.
Kể từ khi xuất hiện khái niệm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp(corporate social responsibility – CSR)lần đầu tiên vào năm 1953,chủ đề này đã gây ra cuộc tranh luận sôi nổi giữa hai trường phái chính trị “đại diện” và “đa bên” trong quản trị công ty;trên bình diện lớn hơn,đây là sự tranh chấp giữa chủ nghĩa tư bản tự do(bảo thủ,cánh hữu) và chủ nghĩa tư bản xã hội(dân chủ,cánh tả).Nội dung chính của cuộc tranh luận xoay quanh hai vần đề then chốt trong CSR là: bản chất của doanh nghiệp hiện đại,và mối quan hệ ba bên:doanh nghiệp – xã hội – nhà nước.
Trong tình Công ty Cổ phần Cơ Khí Luyện Kim – SADAKIM có những bước phát triển nhất định cũng gặp không ít khó khăn vừa cạnh tranh với nền kinh tế thị trường, vừa có sự xâm nhập của các mặt hàng nước ngoài . Từ đó, vấn đề là làm thế nào để có thể cung cấp thông tin kịp thời về tình hình tiêu thụ hàng hóa trong mạng lưới tiêu thụ của Công Ty, cũng như xác định kết quả kinh doanh của từng kênh phân phối là vấn đề có ý nghĩa thiết thực đới với doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện cạch tranh mạnh mẽ trong những mặt hàng kinh doanh như hiện nay.
Xuất phát từ sự cần thiết về cách quản lí Công Ty một cách hiệu quả, từ ý tưởng đó, em đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài : “THỰC TRẠNG VIỆC THƯC HIỆN TIÊU CHUẨN SA8000 ” tại Công ty Cổ phần Cơ Khí Luyện Kim – SADAKIM. Và chuyên đề có kết cấu gồm :
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
Chương 2 : THỰC TRẠNG VIỆC THƯC HIỆN TIÊU CHUẨN SA8000 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ LUYỆN KIM
Chương 3 : GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
2. Mục Tiêu nghiên cứu:
Tình hình thực hiện Bộ tiêu chuẩn SA8000 tại Công ty Cổ phần Cơ Khí Luyện Kim – SADAKIM. Tập trung nghiên cứu vào nội dung thực hiện tiêu chuẩn SA8000 tại công ty.
3. Đối tương và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu.
Bộ tiêu chuẩn thực hiện trách nhiệm xã hội.
Quy định pháp luật ở Việt Nam:
Quyết định 144/2006/QD – thời gian ngày 20/06/2006. Về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu TCVN 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
Nghi định số 60/2003/ND – CP ngày 6/6/2003 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật ngân sách nhà nước.
Thông tư số 79/2005/TT – BTC ngày 15/9/2005 của bộ tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức nhà nước.
Thông tư số 100/2006/TT – BTC ngày 22/10/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công ty xây dượng các văn bản quy phạm pháp luật.
Quyết định số 2885/QD – BKHCN v/v công bố tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 – hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu.
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
a. không gian:ở Công ty Cổ phần Cơ Khí Luyện Kim – SADAKIM ,Quy trình này được áp dụng trong bộ phận thuộc nội bộ, và các bộ phận phòng ban của Công ty.
b. Thời gian : Ngày 22 tháng 02 năm 2011 đến ngày 10 tháng 03 năm 2011.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Khái quát về tình hình hoạt động sản xuấtt kinh doanh của công ty.
1. 1 Vài nét sơ lược về công ty.
Tên giao dịch : Công ty cổ phần cơ khí luyện kim
Tên viết tắt :SADAKIM
Địa chỉ trụ sở chính : Đường số 2, KCN Biên Hòa 1, Biên Hòa, Đồng Nai
Điện thoại :0613836170
Fax :0613836774
Thành lập :03/1997.
1. 2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh.
- Ngoài những mặt hàng truyền thống phục vụ luyện gang thép như nhửng đặt hàng từ các công ty trực thuộc Tổng công ty Thép Miền Nam và một số công ty thuộc khu vực Đà Nẵng và miền Bắc. Công ty còn sản xuất những mặt hàng phục vụ các công ty trong ngành mía đường như Nhà máy đường Sóc Trăng, Nhà máy đường Hiệp Hòa ( Long An )…..và một số trang thiết bị phục vụ ngành xi măng cốt thép.
- Công ty đang đưa vào hoạt động đúc một số mặt hang xuất khẩu như má phanh xe lửa, dao cào tuyết xuất khẩu qua Canada, đúc các mặt hang vò động cơ cho hang Toshiba, Nhật Bản.
- Hiện nay, Công ty cổ phần cơ khí luyện kim là thành viên của Tổng công ty thép Việt Nam, cơ quan đại diện cho ngành gang thép Việt Nam, cung ứng đa dạng các mặt hàng cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy.
2. Cơ sở lý luận và thực tiễn.
2.1. Cơ sở lý luận.
2.1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ, theo cách đó có lợi cho doanh nghiệp, cũng như sự phát triển chung của xã hội. Các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… và thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thông qua việc áp dụng các bộ Quy tắc ứng xử (CoC) và các tiêu chuẩn như SA8000, ISO 14000,… Điều quan trọng là ý thức về trách nhiệm xã hội phải là kim chỉ nam trong hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, bất kể họ tuân thủ bộ quy tắc ứng xử nào, hay thậm chí thực hiện trách nhiệm xã hội theo các quy tắc đạo đức mà họ cho là phù hợp với yêu cầu của xã hội và được xã hội chấp nhận.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, rào cản và thách thức cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm: nhận thức về khái niệm trách nhiệm xã hội còn hạn chế; năng suất bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng thời nhiều bộ quy tắc ứng xử; thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ); sự nhầm lẫn do khác biệt giữa qui định của bộ quy tắc ứng xử và Bộ Luật Lao động; và những quy định trong nước ảnh hưởng tới việc thực hiện các bộ quy tắc ứng xử. Như vậy, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một vấn đề không dễ dàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp cần phải quan tâm và thực hiện trách nhiệm xã hội, vì người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu ngày càng quan tâm hơn tới ảnh hưởng của việc toàn cầu hoá đối với quyền của người lao động, môi trường và phúc lợi cộng đồng. Những doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trường.
Ngày nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao hàm nhiều khía cạnh hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một doanh nghiệp hiện đại chỉ được xem là có trách nhiệm xã hội khi: đảm bảo được hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình, đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiêu dùng; Phải biết quan tâm đến người lao động, người làm công cho mình không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần, buộc người lao động làm việc đến kiệt sức hoặc không có giải pháp giúp họ tái tạo sức lao động của mình là điều hoàn toàn xa lạ với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Phải tôn trọng quyền bình đẳng nam nữ, không được phân biệt đối xử về mặt giới tính trong tuyển dụng lao động và trả lương mà phải dựa trên sự công bằng về năng lực của mỗi người; Không được phân biệt đối xử, từ chối hoặc trả lương thấp giữa người bình thường và người bị khiếm khuyết về mặt cơ thể hoặc quá khứ của họ; Phải cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt, không gây tổn hại đến sức khoẻ người tiêu dùng, đây cũng là một tiêu chí rất quan trọng thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng; Dành một phần lợi nhuận của mình đóng góp cho các hoạt động trợ giúp cộng đồng. Vì cộng đồng và san sẻ gánh nặng với cộng đồng đang là một mục tiêu mà các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội đang hướng tới bên cạnh mục tiêu phát triển lợi nhuận của mình, như các chương trình hỗ trợ châu Phi, châu Á trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của nhà tỷ phú Bill Gates là một ví dụ tiêu biểu. Quả thực, sẽ có nhiều trẻ em được cứu sống hơn, nhiều trẻ em được đến trường hơn…, nếu các doanh nghiệp sẵn sàng chia sẻ lợi ích với cộng đồng.
2.1.2 Các nội dung và lý luận liên quan.
a. Bộ tiêu chuẩn SA8000:
SA8000 là một hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm giải trình xã hội để hoàn thiện các điều kiện làm việc cho người lao động tại các doanh nghiệp, trang trại hay văn phòng, do Social Accountability International (SAI) phát triển và giám sát. Hướng dẫn cụ thể để thực hiện hay kiểm tra các tiêu chuẩn xã hội theo SA8000 có sẵn tại trang chủ của tổ chức này (SA8000). SAI cũng đưa ra chương trình tập huấn SA8000 và các tiêu chuẩn làm việc cho các nhà quản lý, công nhân và các nhà kiểm tra tiêu chuẩn xã hội. Tổ chức này cũng hoạt động trong vai trò của nhà môi giới trung gian để cấp phép và giám sát các tổ chức kiểm tra chính sách xã hội nhằm cấp chứng chỉ cho các người (doanh nghiệp) sử dụng lao động đạt tiêu chuẩn SA8000 cũng như hướng dẫn để các doanh nghiệp đó phát triển phù hợp với các tiêu chuẩn tương tác đã đưa ra.
SA8000 dựa trên Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, Công ước quốc tế về quyền trẻ em của Liên hợp quốc và một loạt các công ước khác của Tổ chức lao động quốc tế (ILO). SA8000 bao gồm các lĩnh vực sau của trách nhiệm giải trình:
Lao động trẻ em: Bao gồm các vấn đề liên quan đến lao động của trẻ em dưới 14 (hoặc 15 tuổi tùy theo từng quốc gia) và trẻ vị thành niên 14(15)-18.
Lao động cưỡng bức: Bao gồm các vấn đề liên quan đến lao động tù tội, lao động để trả nợ cho người khác v.v
An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc: Các quy định về vận hành, sử dụng máy móc thiết bị, các điều kiện về môi trường như độ chiếu sáng, độ ồn, độ ô nhiễm không khí, nước và đất, nhiệt độ nơi làm việc hay độ thông thoáng không khí, các theo dõi-chăm sóc y tế thường kỳ và định kỳ (đặc biệt các chế độ cho lao động nữ), các trang thiết bị bảo hộ lao động mà người lao động cần phải được có để sử dụng tùy theo nơi làm việc, các phương tiện thiết bị phòng cháy-chữa cháy cũng như hướng dẫn, thời hạn sử dụng, các vấn đề về phương án di tản và thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ, an toàn hóa chất (MSDS).
Quyền tham gia các hiệp hội: Công đoàn, nghiệp đoàn
Phân biệt đối xử: Các vấn đề về phân biệt đối xử theo các tiêu chuẩn tôn giáo-tín ngưỡng, dân tộc thiểu số, người nước ngoài, tuổi tác, giới tính. Tiêu chuẩn SA8000 không cho phép có sự phân biệt đối xử.
Kỷ luật lao động: Các vấn đề liên quan đến các hình thức kỷ luật được phép và không được phép (đánh đập, roi vọt, xỉ nhục, đuổi việc, hạ bậc lương, quấy rối tình dục v.v)
Thời gian làm việc: Nói chung được đưa ra tương thích với các tiêu chuẩn trong bộ Luật lao động của từng quốc gia cũng như các tiêu chuẩn của ILO về thời gian làm việc thông thường, lao động thêm giờ, các ưu đãi về thời gian làm việc đối với lao động nữ (trong hay ngoài thời kỳ thai sản và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi).
Lương và các phúc lợi xã hội khác (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế v.v)
Quản lý doanh nghiệp: Các vấn đề về quản lý của giới chủ, bao gồm các vấn đề liên quan đến quyền được khiếu nại của người lao động và nghĩa vụ phải trả lời hay giải đáp khiếu nại của chủ.
Quan hệ cộng đồng: Bao gồm quan hệ với các tổ chức, cơ quan khác hay dân cư trong khu vực.
Chi phí giám định để có thể cấp chứng chỉ cho một doanh nghiệp, trang tại hay văn phòng nào đó dao động theo quy mô và lực lượng lao động được sử dụng. Nó có thể lên tới 10.000-12.000 USD cho các xí nghiệp lớn (thời giá 2005).
Năm 2005, Clean Clothes Campaign thông báo đã phát hiện các chứng cứ cho thấy có sự vi phạm lặp lại các tiêu chuẩn SA8000 tại một số xí nghiệp đã có chứng chỉ SA8000 do tổ chức kiểm tra các tiêu chuẩn xã hội trung gian cấp.
b. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000.
Dân số, tài nguyên và môi trường trong những năm gần đây đã trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế. Quá trình hoạt động công nghiệp đã ngày càng làm cho cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và hiệu quả cuối cùng là làm suy thoái chất lượng sống của cộng đồng. Do đó, bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đề hết sức quan trọng, một trong những mục tiêu chính nằm trong các chính sách chiến lược của các quốc gia. Nhất là sau Hội nghị thượng đỉnh về trái đất tại Rio De Janeiro-Brazil tháng 6/1992 thì vấn đề môi trường đã nổi lên như một lĩnh vực kinh tế, được đề cập đến trong mọi hoạt động của xã hội, trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế.
Với mục đích xây dựng và đưa vào áp dụng một phương thức tiếp cận chung về quản lý môi trường, tăng cường khả năng đo được các kết quả hoạt động của môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, năm 1993, Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) đã triển khai xây dựng bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường có mã hiệu ISO 14000 nhằm mục đích tiến tới thống nhất áp dụng Hệ thống quản lý môi trường (EMS) đảm bảo sự phát triển bền vững trong từnh quốc gia, trong khu vực và quóc tế.
Hệ thống quản lý môi trường thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng, đối với xã hội. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khoẻ cho con người, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên – làm cho đất nước phát triển bền vững. Vì vậy muốn xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000, lãnh đạo doanh nghiệp phải thực sự tự nguyện và thể hiện bằng sự cam kết của mình. Đối với một quốc gia thì sự cam kết đó thể hiện trong chính sách của Chính phủ về bảo vệ môi trường.
Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO14000:
ISO14001 – Quản lý môi trường – Quy định và hướng dẫn sử dụng.
ISO14004 – Hệ thống quản lý môi trường – Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ.
ISO14010 – Hướng dẫn đánh giá môi trường – Nguyên tắc chung.
ISO14011 – Hướng dẫn đánh giá môi trường – Quy trình đánh giá – Đánh giá hệ thống quản lý môi trường.
ISO14012 – Hướng dẫn đánh giá môi trường – Chuẩn cứ trình độ của chuyên gia đánh giá
Trong đó ISO14001 là tiêu chuẩn nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO14000 qui định các yêu cầu đối với một Hệ thống quản lý môi trường. Các yếu tố của hệ thống được chi tiết hoá thành văn bản. Nó là cơ sở để cơ quan chứng nhận đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho cơ sở có hệ thống quản lý môi trường phù hợp với ISO14000
Các yêu cầu của HTQLMT theo ISO14001:2004:
Các yêu cầu chung
Chính sách môi trường
Lập kế hoạch
Thực hiện và điều hành
Kiểm tra và hành động khắc phục
Xem xét lại của ban lãnh đạo
Các bước áp dụng ISO14001:2004
Chuẩn bị và lập kế hoạch tiến hành dự án.
Xây dựng và lập văn bản hệ thống quản lý môi trường
Thực hiện và theo dõi hệ thống quản lý môi trường
Đánh giá và xem xét
Đánh giá, xem xét và chứng nhận hệ thống
Duy trì cải tiến hệ thống.
c. Bộ quy tắc ứng xử CoC
1. Tuân thủ pháp luật
Tuân theo tất cả các luật và quy định được áp dụng, các tiêu chuẩn công nghiệp tốI thiểu, các thỏa thuận Tổ chức lao động quốc tế và Liên Hiệp Quốc, và những yêu cầu tương ứng khác do luật pháp quy định, áp dụng luật nào nghiêm ngặt hơn.
2. Tự do lập Hội và Quyền Thương lượng Tập thê
Quyền của mọi cá nhân để hình thành và tham gia các tổ chức đoàn thể theo ý họ và để thương lượng tập thể cũng sẽ được tôn trọng. Trong những tình huống hoặc tại những quốc gia mà các quyền về tự do lập hội và thương lượng tập thể bị luật pháp giới hạn, các biện pháp tương đương của tổ chức độc lập và tự do cũng như việc thương lượng sẽ được hỗ trợ cho mọi cá nhân. Các đại diện của cá nhân sẽ được đảm bảo tham gia vào vai trò thành viên của họ tại nơi làm việc.
- Phù hợp với các Công ước ILO 87, 98, 135 và 154.
3. Cấm Phân biệt
Không cho phép một hình thức phân biệt nào trong việc thuê mướn, trả thù lao, được tham gia đào tạo, đề bạt, chấm dứt hợp đồng hoặc nghỉ hưu dựa trên giới tính, tuổi tác, tôn giáo, chủng tộc, địa vị xã hội, bối cảnh xã hội, sự tàn tật, nguồn gốc dân tộc và quốc gia, quốc tịch, thành viên trong tổ chức của người lao động, bao gồm các hiệp hội, sự gia nhập chính trị, định hướng giới tính hoặc bất cứ một đặc điểm cá nhân nào khác.
- Phù hợp với các Công ước ILO 100, 111, 143 158 và 159.
4. Đền bu
Lương trả cho giờ làm việc thông thường, giờ làm thêm và các chênh lệch thêm giờ sẽ phải đạt đến hoặc vượt qua lương tối thiểu và/hoặc các tiêu chuẩn ngành. Không được khấu trừ lương trái phép hoặc không đúng quy định. Trong các trường hợp lương theo quy định của pháp luật và/hoặc các tiêu chuẩn ngành không đủ để chi trả chi phí sinh hoạt và cung cấp thu nhập cho các chi phí phát sinh, các công ty cung ứng sẽ cố gắng để cung cấp cho nhân viên một khoản bồi thường đủ để chi trả cho các nhu cầu này. Cấm khấu trừ từ lương dưới dạng biện pháp kỷ luật. Các công ty cung ứng phải đảm bảo rằng lương và các cơ cấu quyền lợi được liệt kê chi tiết một cách rõ ràng và thường xuyên cho người lao động; công ty cung ứng cũng sẽ phải đảm bảo rằng lương và các quyền lợi đó được thực hiện tuân thủ đầy đủ các luật thích hợp và việc trả thù lao đó sẽ được thực hiện theo cách thuận tiện cho người lao động.
- Phù hợp với các Công ước ILO 26 và 131.
5. Giờ làm việc
Công ty cung ứng phải tuân thủ các luật quốc gia thích hợp cũng như các tiêu chuẩn ngành về giờ làm việc. Giờ làm việc tối đa cho phép trong một tuần được quy định bởi luật quốc gia sẽ không được vượt quá 48 giờ và số giờ làm thêm tối đa cho phép trong một tuần không được vượt quá 12 giờ. Giờ làm thêm chỉ được phép làm dựa trên cơ sở tình nguyện và được trả lương ở mức tốt nhất. Mỗi người lao động được phép có ít nhất một ngày nghỉ sau sáu ngày làm việc liên tục.
- Phù hợp với các Công ước ILO 1 và 14.
6. Y tế và An toàn Nơi làm việc
Một tập hợp rõ ràng các quy định và thủ tục phải được lập ra và tuân theo đối với vấn đề y tế và an toàn tại nơi làm việc, đặc biệt là dự phòng và sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân, phòng tắm sạch sẽ, có thể sử dụng nước uống được và nếu được cần cung cấp các thiết bị vệ sinh an toàn cho kho lưu trữ thực phẩm. Cấm các quy định và điều kiện trong các phòng ngủ vi phạm các quyền cơ bản của con người. Đặc biệt không được cho phép người lao động nhỏ tuổi làm việc trong những tình huống nguy hiểm, không an toàn hoặc không tốt cho sức khỏe.
7. Cấm sử dụng Lao động Trẻ em
Cấm sử dụng lao động trẻ em được chỉ rõ trong các Công ước của ILO và Liên Hiệp Quốc và/hoặc luật pháp quốc gia. Trong số các tiêu chuẩn khác nhau này, tiêu chuẩn nào nghiêm ngặt nhất sẽ được tuân thủ. Cấm bất cứ hình thức bóc lột trẻ em nào. Cấm những điều kiện làm việc như nô lệ hoặc có hại cho sức khỏe trẻ em. Quyền của các lao động trẻ tuổi phải được bảo vệ. Trong trường hợp nhận thấy những trẻ em làm việc trong những tình huống đúng với định nghĩa về lao động trẻ em ở trên, công ty cung ứng đó cần phải thiết lập và lưu lại các chính sách và thủ tục để bù đắp cho những trẻ em phải làm việc như vậy. Hơn nữa, công ty cung ứng đó cần phải cung cấp hỗ trợ thích hợp để cho phép những trẻ em đó được tiếp tục đi học cho đến khi nào đủ lớn.
- Phù hợp với các Công ước ILO 79, 138, 142 và 182 và Khuyến cáo ILO 146.
8. Cấm Cưỡng bức Lao động và các Biện pháp Kỷ luật
Tất cả các hình thức lao động cưỡng bức, chẳng hạn như phải nộp tiền đặt cọc hoặc các hồ sơ nhận diện của cá nhân đối với việc thuê mướn lao động đều bị cấm và xem như là lao động của tù nhân vi phạm các quyền cơ bản của con người. Cấm sử dụng các hình phạt về thể xác, tinh thần hoặc ép buộc về thân thể cũng như việc lạm dụng bằng lời nói.
- Phù hợp với các