Trong bối cảnh hoạt động kinh tế thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ, hoạt động thương mại giữa các quốc gia ngày càng được đẩy mạnh đòi hỏi mỗi quốc gia phải chủ động tham gia khai thác lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế và trao đổi thương mại quốc tế. Việt Nam là một nước nông nghiệp có nền sản xuất lúa nước rất phát triển. Gạo không những đáp ứng đủ nhu cầu lương thực thực phẩm trong nước, mà còn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực đem lại nguồn GDP lớn hàng năm cho nước ta. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam những năm gần đây có nhiều biến động, gạo xuất khẩu của Việt Nam vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của Thái Lan, Ấn Độ và một số thị trường mới nổi như Campuchia làm gạo xuất khẩu của Việt Nam bị mất thị phần ở các thị trường chính. Để nghiên cứu rõ về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam em đã chọn đề tài: “Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008-2015. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt nam trong giai đoạn hiện nay”.
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích số liệu từ các tổ chức để đưa ra các đánh giá cho ngành sản xuất gạo xuất khẩu của Việt Nam.
Bài nghiên cứu được chia làm 3 chương:
Chương 1: Diễn biến thị trường gạo thế giới giai đoạn 2008-2015
Chương 2: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008-2015
Chương 3: Đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn hiện nay.
40 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 18693 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008-2015. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hoạt động kinh tế thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ, hoạt động thương mại giữa các quốc gia ngày càng được đẩy mạnh đòi hỏi mỗi quốc gia phải chủ động tham gia khai thác lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế và trao đổi thương mại quốc tế. Việt Nam là một nước nông nghiệp có nền sản xuất lúa nước rất phát triển. Gạo không những đáp ứng đủ nhu cầu lương thực thực phẩm trong nước, mà còn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực đem lại nguồn GDP lớn hàng năm cho nước ta. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam những năm gần đây có nhiều biến động, gạo xuất khẩu của Việt Nam vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của Thái Lan, Ấn Độ và một số thị trường mới nổi như Campuchia làm gạo xuất khẩu của Việt Nam bị mất thị phần ở các thị trường chính. Để nghiên cứu rõ về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam em đã chọn đề tài: “Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008-2015. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt nam trong giai đoạn hiện nay”.
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích số liệu từ các tổ chức để đưa ra các đánh giá cho ngành sản xuất gạo xuất khẩu của Việt Nam.
Bài nghiên cứu được chia làm 3 chương:
Chương 1: Diễn biến thị trường gạo thế giới giai đoạn 2008-2015
Chương 2: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008-2015
Chương 3: Đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG 1: DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2008-2015
1.1 Thị trường gạo thế giới giai đoạn 2008-2014
1.1.1 Thương mại gạo thế giới
Thị trường gạo thế giới giai đoạn 2008-2015 được đánh giá là tương đối ổn định, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu luôn đạt trên 37 tỷ USD.
Nguồn: Trade map
Giai đoạn 2008-2014, tổng kim ngạch xuất khẩu gạo trên thế giới trung bình đạt 22,624,625.71 nghìn USD.
Thương mại gạo thế giới nhìn chung có xu hướng tăng nhưng tăng không đáng kể (kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 5,617,583 nghìn USD tương ứng tăng 11.35% trong vòng 7 năm tức trung bình mỗi năm tăng khoảng 1,6%). Giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng nhẹ, mức tăng khoảng 2.1%/năm.
Năm 2008, kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, do đó đến năm 2009, thương mại gạo giảm nhưng đến năm 2010 đã có dấu hiệu phục hồi (do gạo là mặt hàng thiết yếu nên ảnh hưởng của khủng hoảng đến mặt hàng này không kéo dài), từ năm 2011 trở đi thương mại gạo duy trì ở mức khá ổn định (giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu trung bình khoảng 48,435,321 nghìn USD).
1.1.2 Những nhà xuất khẩu gạo chính trên thế giới
Năm 2014, các quốc gia trên thế giới xuất khẩu được hơn 40 triệu tấn gạo với giá trung bình khoảng 615 USD/tấn.
Trong giai đoạn 2008-2014, ba quốc gia Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ thay nhau nắm giữ danh hiệu quốc gia xuất khẩu gạo số một thế giới.
Bảng 1.1: Xuất khẩu gạo tại ba quốc gia dẫn đầu
Thái Lan
Ấn Độ
Việt Nam
Năm
Số lượng (tấn)
Giá trị (USD)
Số lượng (tấn)
Giá trị (USD)
Số lượng (tấn)
Giá trị (USD)
2008
10,216,040
6,107,572
3,535,578
2,843,305
4,745,042
2,895,938
2009
8,619,870
5,046,464
2,151,259
2,398,163
5,968,762
2,666,062
2010
8,939,630
5,341,082
2,266,742
2,295,813
6,894,169
3,249,502
2011
10,706,229
6,507,473
5,018,096
4,073,331
7,116,616
3,659,212
2012
6,734,427
4,632,270
10,569,565
6,127,952
-
3,677,939
2013
6,612,620
4,420,370
11,387,082
8,169,519
6,594,736
2,926,255
2014
10,969,362
5,438,804
11,162,015
7,905,650
-
-
Nguồn: Trade Map
Thái Lan: là quốc gia dẫn đầu trong 4 năm liên tiếp cả về số lượng và giá trị gạo xuất khẩu (2008 - 2011). Năm 2012, lượng gạo Thái Lan giảm mạnh (giảm 1/3 so với năm 2011) và Thái Lan để mất ngôi vị xuất khẩu gạo số 1 vào tay Ấn Độ. Lý do xảy ra hiện tượng này là vào khoảng cuối quý 3/2011, Thái Lan cho áp dụng chính sách mua gạo của nông dân với giá cao hơn 50% so với giá thị trường, qua đó khiến giá gạo Thái tăng, làm giảm lượng xuất khẩu. Tuy nhiên đến năm 2014, Thái Lan đã phục hồi được thị trường xuất khẩu gạo của mình và có thể đến năm 2015 sẽ diễn ra trận chiến tranh vương quyết liệt giữa Thái Lan và Ấn Độ. Gạo Thái xuất khẩu có chất lượng ở mức cao do đó giá gạo Thái luôn dẫn đầu so với các sản phẩm cùng loại trong khu vực. Thái Lan chủ yếu xuất khẩu gạo sang thị trường: Nigeria (9.8% năm 2014), Benin (8.9% năm 2014), Mỹ (8.3% năm 2014), Trung Quốc (7.1% năm 2014).
Ấn Độ: Ấn Độ thường giữ vị trí nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới từ giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, song xuất khẩu của nước này dao động khá mạnh, bởi chính phủ có chính sách kiểm soát chặt mức dự trữ. Tháng 9/2011 chính phủ đã nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo phi – basmati và sau đó xuất khẩu đã tăng từ dưới 3 triệu tấn lên hơn 10 triệu tấn, trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới năm 2012. Là quốc gia mới nổi về mặt hàng gạo xuất khẩu, năm 2012 đánh dấu sự thâm nhập mạnh mẽ của gạo Ấn Độ vào thị trường xuất khẩu gạo thế giới (kể từ khi Ấn Độ gia tăng gấp đôi lượng gạo xuất khẩu so với năm 2011). Từ đó đến nay, quốc gia này vẫn duy trì được lượng gạo xuất khẩu lớn mỗi năm (trung bình ở mức trên 11 triệu tấn/năm). Ấn Độ nổi tiếng với thương hiệu gạo basmati, đây là loại gạo có giá trị cao nhất trong số các mặt hàng gạo xuất khẩu của quốc gia này. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Ấn Độ là: Ả Rập Saudi (17.4% năm 2014), Iran và các quốc gia Hồi giáo (16,2%) và một số quốc gia ở Châu Phi.
Việt Nam: Là quốc gia có tiềm năng lớn về xuất khẩu gạo, đã có những thời điểm, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam lập kỷ lục và dẫn đầu thế giới (quý 3 năm 2011). Tuy nhiên do chưa tận dụng tốt được lợi thế của mình và chưa có những cải biến phù hợp nên đến cuối năm, Việt Nam chỉ xếp ở vị trí thứ hai. Giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam ở mức trung bình thấp do công nghệ xay xát, đánh bóng còn hạn chế, các loại gạo xuất khẩu cũng bị hai quốc gia Thái Lan và Ấn Độ cạnh tranh gay gắt. Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là: Trung Quốc (34.1% năm 2014), Philippin (18,7% năm 2014), bên cạnh đó là các quốc gia Malaysia, Indonesia (trên 7.5% năm 2014).
Ba quốc gia trên có nguồn cung cho xuất khẩu khá đều đặn bởi đều là nơi được thiên nhiên ưu đãi trong việc sản xuất lúa gạo, cùng với đó việc áp dụng khoa học công nghệ cải tiến năng suất chất lượng cũng được các quốc gia này chú trọng. Mặt khác lượng gạo dự trữ của ba nước này luôn ở mức cao do đó nguồn cung luôn được đảm bảo.
1.2 Những nhà nhập khẩu gạo chính trên thế giới
Hiện nay, mặt hàng gạo được nhập khẩu chủ yếu từ các quốc gia: Trung Quốc, Ả Rập Saudi, Iran và các nước Cộng hòa Hồi giáo và một số quốc gia thuộc châu Phi.
Trung quốc: là quốc gia đông dân nhất thế giới, gạo là lương thực được sử dụng chủ yếu. Do đó đây là thị trường lớn của mặt hàng gạo xuất khẩu. Năm 2014, Trung quốc nhập hơn 2,5 triệu tấn gạo, giá trị ước đạt 1,2 tỷ USD. Tuy nhiên quốc gia này nhập chủ yếu là mặt hàng gạo có phẩm chất trung bình và là bạn hàng chủ yếu với các quốc gia: Việt Nam, Thái Lan, Pakistan, Campuchia.
Ả Rập Saudi: Là một quốc gia hồi giáo, giàu tài nguyên, chủ yếu nhập mặt hàng gạo cao cấp, có giá trị cao (trung bình trên 1000 USD/tấn, năm 2014), sản lượng nhập cũng ở mức tương đối cao (gần 1,5 triệu tấn, năm 2014). Các đối tác thương mại gạo chủ yếu là: Ấn Độ, Pakistan, Mỹ, Thái Lan.
Iran và các nước Cộng hòa Hồi giáo: là thị trường tương đối lớn về lượng gạo nhập khẩu (trên 1 triệu tấn, 2014) nhưng là nơi nhập khẩu nhiều nhất sản phẩm gạo cao cấp (giá trị trung bình đạt trên 1200 USD/tấn). Đây là nơi quy tụ của các loại gạo ngon và là thị trường hướng tới của tất cả các quốc gia xuất khẩu gạo cao cấp như: Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan, Kuwait, Mỹ.
Các quốc gia châu Phi (phải kể đến như Benin, Nigeria và một số quốc gia khác): là một thị trường tiềm năng cho mặt hàng gạo xuất khẩu, đặc biệt là gạo phẩm chất trung bình. Năm 2014, Châu Phi nhập khẩu lượng gạo trị giá hơn 6 tỷ USD. Chỉ tính riêng hai quốc gia Benin và Nigeria: lượng gạo nhập khẩu khoảng 3 triệu tấn, giá trị ước đạt trên 1,7 tỷ USD. Năm 2015 và các năm sau được dự báo đây sẽ là nơi nhập khẩu gạo với số lượng lớn nhất thế giới. Hiện nay, các quốc gia cung cấp gạo chủ yếu cho châu Phi gồm có: Thái Lan, Ấn Độ, Singapore, Việt Nam, Pakistan.
1.3 Dự báo tình hình thị trường gạo thế giới năm 2015-2016
Bảng 1.2: Sản xuất và thương mại gạo toàn cầu năm 2012 – 2016
Đơn vị: Triệu tấn
Năm/Chỉ tiêu
Sản lượng
Thương mại
Tiêu thụ
Tồn kho
2012
467,673
39,948
460,958
106,862
2013
472,792
39,466
468,888
110,766
2014
478,390
43,297
481,556
107,600
Ước tính 2015
478,808
42,464
484,621
101,787
Dự báo 2016
474,023
42,021
487,517
88,293
Nguồn: Báo cáo World Markets and Trade, Bộ Nông nghiệp Mỹ
Tổng sản lượng gạo toàn cầu
Theo báo cáo Markets & Trade tháng 10/2015 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), ước tính sản lượng gạo toàn cầu năm 2015 ở mức 478,808 triệu tấn. Thương mại gạo toàn cầu ở mức 42,464 triệu tấn. Tiêu thụ gạo toàn cầu được ước tính tăng nhẹ lên mức 484,621 triệu tấn. Tồn kho gạo toàn cầu cuối năm 2015 ở mức 101,787 triệu tấn. USDA giữ nguyên ước tính lượng xuất khẩu gạo của các nước lớn trong năm 2015.
USDA dự báo mức sản lượng 474,02 triệu tấn cho niên vụ 2015/16, giảm 1,75 triệu tấn so với ước tính tháng 9/2015 và giảm 4,79 triệu tấn so với sản lượng niên vụ 2014/15 (478,81 triệu tấn) chủ yếu do sản lượng gạo giảm tại Ấn Độ và Thái Lan. Tiêu thụ gạo toàn cầu niên vụ 2015/16 dự báo đạt kỷ lục 487,5 triệu tấn, tăng nhẹ so với ước tính hồi tháng 9.
Thương mại gạo
Thương mại gạo toàn cầu được dự báo giảm nhẹ xuống mức 42,021 triệu tấn trong khi đó tiêu thụ gạo được dự báo tăng nhẹ lên mức 487,517 triệu tấn.
Bảng 1.3: Xuất khẩu gạo năm 2014, dự báo năm 2015-2016
Đơn vị: Triệu tấn
Tên nước
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Ấn Độ
10,900
11,50
9,50
Thái Lan
10,969
9,00
9,50
Việt Nam
6,325
6,20
7,00
Pakistan
3,600
4,00
4,50
Campuchia
1,000
1,10
1,00
Myanmar
1,688
2,00
1,80
Uruquay
0,957
0,95
0,95
Nguồn: Báo cáo Markets & Trade của USDA tháng 10/2015
Ấn Độ và Thái Lan được dự báo vẫn là hai quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Việt Nam vẫn nằm trong top 3 các nước có sản lượng xuất khẩu gạo lớn nhất tuy nhiên về giá trị thương mại lại đang bị hai nước Ấn Độ và Thái Lan bỏ xa (Bảng 1.3).
Về phía các quốc gia nhập khẩu gạo, Trung Quốc vẫn là quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới và lượng gạo cần nhập có xu hướng tăng nhẹ trong giai đoạn này, các quốc gia khác hầu như vẫn giữ mức gạo nhập khẩu tương đối ổn định (Bảng 1.4)
Bảng 1.4: Nhập khẩu gạo năm 2014, dự báo năm 2015-2016
Đơn vị: Triệu tấn
Tên nước
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Trung Quốc
4,168
4,50
4,7
Nigeria
3,200
4,00
3,0
Indonesia
1,225
1,25
1,3
Malaysia
0,989
0,95
1,0
Philippines
1,800
1,80
1,8
Bờ Biển Ngà
0,950
0,95
0,9
Senegal
1,200
1,10
1,1
Ghana
0,590
0,58
0,6
Nguồn: Báo cáo Markets & Trade của USDA tháng 10/2015
Lượng gạo tồn kho
Tồn kho gạo của 5 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan, Mỹ và Việt Nam đạt mức 41 triệu tấn vào năm 2012 và kỳ vọng giảm xuống 30 triệu bao trong năm nay trước khi chạm mức 22 triệu tấn vào năm 2016, mức ước tính thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng gạo vào năm 2007 – 2008 (theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI)). Trong khi đó, USDA dự báo tồn kho gạo toàn cầu niên vụ 2015/16 giảm do nguồn cung gạo giảm, ước đạt 88,3 triệu tấn, giảm 1,9 triệu tấn so với ước tính tháng 9/2015 và là mức thấp nhất kể từ niên vụ 2007/08, đồng thời giảm 22,5 triệu tấn tức giảm 20% kể từ niên vụ 2012/13. Tồn kho gạo niên vụ 2015/16 dự báo giảm đối với Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan và Mỹ, bù lại tồn kho gạo tăng đối với Philippines.
Mới đây, Việt Nam đã trúng 2 gói thầu xuất khẩu gạo với khối lượng gần 1,5 triệu tấn sang Indonesia và Philippines, làm dấy lên thông tin dự trữ gạo của Việt Nam chỉ còn khoảng 1,5 triệu tấn, dù đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định rằng vẫn còn gần 4 triệu tấn gạo để xuất khẩu.
Giá gạo
IMF dự báo giá gạo bình quân năm 2016 giảm 13% so với năm 2015. WB dự báo giá gạo tiếp tục khuynh hướng giảm 2-3% năm 2016-2017 và giảm 7% vào năm 2020.
Hiện tượng El Nino năm nay thuộc dạng mạnh nhất kể từ năm 1997-1998, đã gây ra hạn hán tại khu vực Đông Nam Á và một số vùng ở Australia, kỳ vọng kéo dài đến năm 2016, theo đánh giá của Cục Khí tượng Australia. Điều kiện thời tiết khô hạn do El Nino gây ra và tồn kho gạo toàn cầu giảm kỳ vọng thúc đẩy giá gạo tăng trong những tháng tới sau đà giảm giá nhiều năm qua. Giá gạo suy yếu kể từ năm 2012 do nguồn cung quá nhiều, đặc biệt tại nước sản xuất lớn là Thái Lan và các đồng tiền nội tệ ở nhiều nước xuất khẩu gạo lớn duy trì xu thế giảm giá.
1.4 Xu thế xuất khẩu và nhập khẩu gạo trên thế giới đến năm 2022
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo mậu dịch gạo toàn cầu sẽ tăng 2,5% mỗi năm từ 2013 tới 2022. Vào năm 2022, mậu dịch gạo thế giới sẽ đạt 47 triệu tấn, cao hơn 42% so với mức trung bình những năm 2015-2020.
Những cơ sở để đưa ra dự đoán này bao gồm: Nhu cầu tăng vững (chủ yếu bởi gia tăng dân số và tăng thu nhập ở những nước đang phát triển) và một số nước nhập khẩu chủ chốt không thể tăng mạnh sản lượng. Từ giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, phần của mậu dịch gạo thế giới trong tổng tiêu thụ gạo đã tăng từ khoảng 4% trong nửa cuối thế kỷ XX lên gần 8% hiện nay, và dự báo xu hướng này vẫn còn tiếp diễn.
1.4.1 Các nhà nhập khẩu gạo trên thế giới
Châu Phi sẽ nhập khẩu nhiều gạo nhất vào đầu thập kỷ tới
Tại châu Phi và Trung Đông, tăng trưởng mạnh về nhu cầu bởi dân số và thu nhập tăng nhanh, trong khi mức tăng sản lượng bị hạn chế. Ở Bắc Phi và Trung Đông, sản lượng tăng bị hạn chế bởi khí hậu. Ở châu Phi cận Sahara, sản lượng tăng bị hạn chế bởi hạ tầng cơ sở yếu kém. Trong khi đó, cả châu Phi và Trung Đông chiếm gần một nửa mức tăng mậu dịch gạo toàn cầu trong giai đoạn từ nay tới 2025. Châu Phi là nơi nhập khẩu tăng nhanh nhất.
Biểu đồ 1.2: Nhập khẩu gạo thế giới
Nguồn USDA
Indonesia và Philippines dự báo sẽ trở thành những nước nhập khẩu gạo lớn nhất. Gần đến mốc 2025, hai thị trường này sẽ nhập khẩu lần lượt 4 triệu và 2 triệu tấn.
Nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng gần 2 triệu tấn từ 2010 đến 2012. Tới 2025, dự báo nhập khẩu của Trung Quốc sẽ thấp hơn mức kỷ lục cao của năm 2012, song vẫn ở mức cao bởi giá gạo nhập khẩu rẻ hơn giá nội địa, nhất là từ Việt Nam.
Các nước nhập khẩu khác (Iran, Iraq, Malaysia, và Saudi Arabia) mỗi nước sẽ nhập khẩu trên 1,3 triệu tấn. Bốn thị trường này khó có thể tăng sản lượng và dự báo sẽ chiếm tổng cộng trên 10% mức tăng nhập khẩu dự kiến cho toàn cầu.
Nhập khẩu gạo vào các nước châu Á khác sẽ chiếm gần hết phần còn lại trong mức tăng nhập khẩu gạo thế giới. Dân số và thu nhập trung bình người tăng là lý do khiến nhập khẩu ở những thị trường này gia tăng.
1.4.2 Các nhà xuất khẩu gạo trên thế giới
Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ vẫn dẫn đầu
USDA dự báo châu Á tiếp tục cung cấp phần lớn gạo xuất khẩu trên toàn cầu trong giai đoạn từ nay tới 2025.
Biểu đồ 1.3: Xuất khẩu gạo thế giới
Nguồn: USDA
Xuất khẩu gạo Thái Lan và Việt Nam, hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, chiếm trên 46% tổng mậu dịch gạo thế giới và trên 58% tổng mức tăng xuất khẩu gạo toàn cầu trong thập kỷ tới.
Tại Thái Lan, diện tích và năng suất lúa dự báo sẽ tăng. Sản lượng tăng cộng với việc rút từ kho tồn trữ sẽ khiến xuất khẩu tăng khoảng 4,2 triệu tấn lên khoảng 13 triệu tấn vào năm 2022.
Việt Nam sẽ xuất khẩu ít hơn, tăng từ khoảng 7 triệu tấn lên 8,7 triệu tấn vào năm 2022.
Trong 10 năm tới xuất khẩu của Ấn Độ dự báo sẽ khó lặp lại kỷ lục đó, song sẽ vẫn ở mức cao trong vài năm tới bởi kho dự trữ còn rất nhiều.
Pakistan và Hoa Kỳ mỗi nước xuất khẩu khoảng 3-4 triệu tấn trong những năm gần đây. Pakistan đã tăng diện tích trồng lúa, và sản lượng gạo dự báo sẽ tăng lên 5 triệu tấn, đưa nước này lên vị trí xuất khẩu gạo lớn thứ 4 thế giới. Xuất khẩu của Hoa Kỳ tăng nhẹ nhờ diện tích trồng lúa tăng từ sau năm 2013, và tiêu thụ nội địa giảm. Xuất khẩu của Hoa Kỳ dự báo vẫn chiếm khoảng 9% trong tổng xuất khẩu toàn cầu trong 10 năm tới.
Xuất khẩu từ Trung Quốc, nước đã từng giữ vị trí xuất khẩu lớn thứ 6 thế giới, đã giảm trong những năm gần đây, song dự báo sẽ tăng trở lại và đạt 1,1 triệu tấn vào năm 2022, gấp đôi với mấy năm trước. Sản lượng dự báo sẽ có chút ít thay đổi. Năng suất tăng sẽ bù cho diện tích giảm, bởi Trung Quốc cho phép sử dụng gạo biến đổi gien. Tiêu thụ gạo trung bình người giảm do xu hướng chuyển sang sử dụng những thực phẩm khác của giới trung lưu và thu nhập cao dự báo sẽ được bù lại với dân số tăng. Tồn trữ gạo của Trung Quốc dự báo sẽ vẫn lớn trong giai đoạn 2015-2020.
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2015
2.1 Lợi thế trong sản xuất gạo của Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế trong việc trồng lúa nên lúa gạo được xem là loại cây trồng và mùa vụ chính quan trọng nhất ở Việt Nam
* Khí hậu
Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn, phía bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang tính chất khí hậu lục địa. Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa theo vùng từ thấp lên cao, từ bắc vào nam và từ đông sang tây. Nhiệt độ trung bình ở Việt Nam dao động từ 21 - 27 độ C và tăng dần từ bắc vào nam. Lượng bức xạ mặt trời lớn với số giờ nắng từ 1.400 – 3.000h/năm, độ ẩm không khí cao trên dưới 80%. Khí hậu gió mùa với tính chất nóng, ẩm, mưa nhiều như vậy làm cho hệ động thực vật ở Việt Nam phát triển đa dạng và phong phú. Nhiệt độ cao và độ ẩm lớn quanh năm là điều kiện lý tưởng cho cây cối quanh năm xanh tốt, phát triển nông nghiệp đặc biệt là cây lúa.
* Nguồn nước tưới tiêu
Tài nguyên nước rất dồi dào cũng là một lợi thế nổi bật của nghề trồng lúa ở Việt Nam. Hệ thống sông ngòi của Việt Nam khá dày đặc (2.360 con sông dài trên 10km) chảy theo hai hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung. Hai con sông lớn nhất là sông Hồng và sông Mekong tạo nên hai vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu. Số ngày mưa lý tưởng 120-140 ngày/năm ở hai đồng bằng lớn không chỉ cung cấp cho cây lúa nguồn nước tự nhiên quý giá mà còn bổ sung cho cây lúa nguồn phân đạm thiên nhiên dễ hấp thụ nhất mà nước và đạm nhân tạo không thể so sánh. Ngoài ra hệ thống canh tác sông suối hàng năm được bổ sung tới 310 tỷ mét khối nước. Với 10% ngân sách nhà nước đầu tư hàng năm hiện nay, cả nước đã có 75 hệ thống thủy lợi vừa và lớn, rất nhiều hệ thống thủy lợi nhỏ đã đảm bảo cho 3 triệu ha đất canh tác, 1.4 triệu ha đất tự nhiên ở các tỉnh Bắc Bộ, ngăn chặn 70 vạn ha và cải tạo 1.6 triệu ha đất phèn chua ở đồng bằng sông Cửu Long. Lượng nước sử dụng cho nông nghiệp rất lớn, lên đến 90% trong đó cây lúa nước được ưu ái sử dụng nhiều nhất. Gần 10% còn lại được phân bố cho mục đích công nghiệp sinh hoạt, dịch vụ và du lịch.
* Địa lý và cảng biển
Việt Nam có vị trí giao thông đường biển rất thuận lợi. Nằm ở rìa phía đông của bán cầu trên bán đảo Đông Dương, án ngữ trên các tuyến hàng hải và giao thông huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu và với các nước trong khu vực. Việt Nam có đường biên giới đất liền dài 4.550km, phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, phía Tây tiếp xúc với Lào và Campuchia và phía Đông giáp với biển Đông. Biển Đông đóng vai trò là chiếc “cầu nối” cực kỳ quan trọng, là điều kiện rất thuận lợi để giao lưu kinh tế giữa nước ta với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, khu vực kinh tế phát triển năng động. Do vậy hệ thống cảng biển nói chung đều nằm sát đường hàng hải quốc tế và có thể hành trình theo tất cả các tuyến đi Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Thái Bình Dương, Từ cảng Sài Gòn, nếu xuất khẩu gạo đi Singapore thường hết 2 ngày, Nhật: 6 ngày, Indonesia: 3 ngày, Hàn Quốc: 5 ngày, Hông Kong: 1 ngày, Mỹ: 25 ngày
*Đất đai
Một trong những đặc điểm quan trọng trong việc trồng và sản xuất lúa là đất đai với độ phì nhiêu cao thuận lợi cho việc phát triển Nông, Lâm nghiệp. Tổng diện tích tự nhiên cả nước trên 33,1 triệu ha trong đó đất trồng lúa khoảng 4,3 tr