Việt Nam trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới đang ra sức đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm sản xuất trong nước có hiệu quả.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của công tác xuất khẩu và coi đó là 1 trong 3 chương trình kinh tế lớn phải tập trung thực hiện, có đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa ra thế giới bên ngoài Việt Nam mới có điều kiện thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, ổn định đời sống nhân dân, bắt kịp nền kinh tế thế giới.
Với một nền kinh tế 70% dân số sống bằng nghề nông, Việt Nam xác định mặt hàng xuất khẩu chủ lực là các sản phẩm nông nghiệp, bất cứ nông sản nào cũng có thể xuất khẩu để đổi lấy ngoại tệ tạo vốn đầu tư nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà.
Tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, Công ty xuất nhập khẩu VIPEX cũng góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà, đồng thời cũng tìm ra cho mình một lĩnh vực kinh doanh đầy hấp dẫn, đó là xuất khẩu các mặt hàng nông sản.
Hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty những năm qua có khá nhiều tiến bộ, song bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một vài khó khăn trong khâu tìm nguồn hàng, tìm thị trường xuất khẩu, dự trữ, bảo quản hàng hoá, ổn định tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản hàng năm.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung Bỏo cỏo thực tập được chia làm 3 chương :
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CễNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VIPEX
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VIPEX
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VIPEX
42 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2374 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản ở công ty ở công ty xuất nhập khẩu VIPEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới đang ra sức đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm sản xuất trong nước có hiệu quả.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của công tác xuất khẩu và coi đó là 1 trong 3 chương trình kinh tế lớn phải tập trung thực hiện, có đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa ra thế giới bên ngoài Việt Nam mới có điều kiện thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, ổn định đời sống nhân dân, bắt kịp nền kinh tế thế giới.
Với một nền kinh tế 70% dân số sống bằng nghề nông, Việt Nam xác định mặt hàng xuất khẩu chủ lực là các sản phẩm nông nghiệp, bất cứ nông sản nào cũng có thể xuất khẩu để đổi lấy ngoại tệ tạo vốn đầu tư nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà.
Tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, Công ty xuất nhập khẩu VIPEX cũng góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà, đồng thời cũng tìm ra cho mình một lĩnh vực kinh doanh đầy hấp dẫn, đó là xuất khẩu các mặt hàng nông sản.
Hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty những năm qua có khá nhiều tiến bộ, song bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một vài khó khăn trong khâu tìm nguồn hàng, tìm thị trường xuất khẩu, dự trữ, bảo quản hàng hoá, ổn định tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản hàng năm...
Xuất phát từ thực tiễn trên tôi quyết định chọn đề tài: “THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VIPEX ”
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung Bỏo cỏo thực tập được chia làm 3 chương :
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CễNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VIPEX
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VIPEX
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VIPEX
Dựa trên những lý luận và phân tích thực tế đã được học, tôi đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nói chung, xuất khẩu nông sản nói riêng nhằm mở rộng thị trường của Công ty trên toàn thế giới.
Được sự giúp đỡ nhiệt tình của cụ giáo hướng dẫn TS Nguyễn Xuõn Nữ và tập thể cán bộ Công ty xuất nhập khẩu VIPEX tôi đã hoàn thành xong đề tài này. Do nhận thức còn hạn hẹp cũng như chưa trải qua thực tế nên trong đề tài còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, các cán bộ công ty để đề tài được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ CễNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VIPEX
1-/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH - PHÁT TRIỂN CÔNG TY:
Đầu những năm 1990, khi Nhà nước ban hành nhiều chủ trương chính sách nhằm đẩy mạnh công tác xuất nhập khẩu, trong đó có việc mở rộng quyền xuất nhập khẩu cho các ngành, các địa phương, quyền sử dụng ngoại tệ thu được do xuất khẩu các mặt hàng vượt chỉ tiêu hoặc ngoài chỉ tiêu phải giao nộp, thì công tác xuất nhập khẩu trở nên sôi động ở tất cả các ngành, các địa phương trong cả nước.
Bên cạnh những kết quả thu được (thể hiện ở nhịp độ tăng kim ngạch) lại phát sinh nhiều hiện tượng tranh mua, tranh bán ở cả thị trường trong nước và nước ngoài gây ra các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, làm phá giá thị trường dẫn đến nguy cơ lạm phát bùng nổ.
Vấn đề đặt ra là vừa khuyến khích phát triển công tác xuất nhập khẩu địa phương, vừa chấn chỉnh và từng bước lập lại trật tự, kỷ cương trong khu vực này, hạn chế tới mức thấp nhất hiện tượng tranh mua, tranh bán.
Công ty xuất nhập khẩu VIPEX ra đời trong hoàn cảnh đó, nhận nhiệm vụ trước Bộ Ngoại thương góp phần giải quyết vấn đề trên bằng các biện pháp kinh tế để thu hút được các đầu mối đã bung ra nhằm tập trung về một mối.
Công ty xuất nhập khẩu VIPEX được chính thức thành lập ngày 15/12/1990 theo Quyết định số 1356/TCCB của Bộ ngoại thương (nay là Bộ Thương mại).
Đặt trụ sở tại số 3 Xó Đàn - Quận Đống Đa - Hà Nội.
Công ty trực thuộc Bộ Thương mại, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh doanh, có tư cách pháp nhân, vốn và tài khoản riêng tại Ngân hàng.
Quá trình phát triển của Công ty xuất nhập khẩu VIPEX kể từ ngày thành lập tới nay có thể chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn I: Từ 15/12/1990 đến cuối 1995
Đây là giai đoạn đầu của Công ty với một biên chế gồm 50 cán bộ công nhân viên có trình độ nghiệp vụ còn thấp, tư tưởng nhận thức chưa được đổi mới, thiếu năng động, chờ văn bản, chờ cơ sở tự đến với mình. Cơ sở vật chất nghèo nàn, vốn liếng ban đầu chỉ có gần 700.000.000 đồng.
Lúc này mối quan hệ của Công ty với các đơn vị cơ sở chưa được xác lập, đối với nước ngoài tên tuổi Công ty còn quá mới mẻ.
Thời kỳ này Công ty đang chập chững, dò bước đi sao cho đúng hướng. Công ty nhận thức vấn đề cốt lõi là phải ổn định tổ chức, tự bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, bên cạnh đó gửi cán bộ đi đào tạo trong và ngoài nước. Công ty đặt nhiệm vụ phải xây dựng một quỹ hàng hoá phong phú, đa dạng vì đó cũng là tiền, là vốn, có như vậy mới đủ sức lực cho Công ty phát triển.
Giai đoạn II: Từ năm 1996 đến cuối 2000.
Giai đoạn này Công ty đã đào tạo, bồi dưỡng được một đội ngũ cán bộ kinh doanh vững mạnh và một tổ chức tương đối hợp lý. Số cán bộ công nhân viên của Công ty là 200 người, trong đó có trên 60% đã qua đại học, cao đẳng. Công ty tập trung xây dựng một số vấn đề được xem là trọng điểm, đó là vấn đề phương thức kinh doanh và xây dựng quỹ hàng hoá. Công ty đã có quan hệ với 17 tỉnh và thành phố và hơn 40 đơn vị quận huyện. Công ty cũng đã gây dựng được một mạng lưới thương nhân nước ngoài có độ tin cậy cao, vấn đề đầu tư phát triển lâu dài được Công ty quan tâm.
Giai đoạn này Công ty còn đẩy lên được về kim ngạch xuất nhập khẩu.
BIỂU SỐ 1: TỔNG KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 1991 - 1998
Đơn vị tính: USD
Năm
Kim ngạch xuất nhập khẩu thực hiện (USD)
Mức tăng (%)
Mức hoàn thành kế hoạch Bộ giao %)
1991
11.800.000
100
1992
12.647.000
107,0
110
1993
19.463.000
154,0
108
1994
35.560.000
182,7
114
1995
46.813.000
131,6
116
1996
51.813.000
110,7
118
1997
49.257.000
95,1
115
1998
44.418.000
90,2
108
Trong thời kỳ này Công ty cũng đóng góp vào Ngân sách một phần không nhỏ, tổng cộng từ 1991 đến 1998 đóng góp được:
BIỂU SỐ 2: ĐÓNG GÓP VÀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA CÔNG TY
Đơn vi tính: Đồng.
Năm
Đóng góp vào Ngân sách Nhà nước
1991
6.174.204
1992
71.889.790
1993
93.940.183
1994
2.624.995
1995
81.109.952
1996
852.835.115
1997
2.294.617.070
1998
2.084.271.142
Tổng cộng
5.487.462.451
Tuy nhiên, trong thời kỳ này Công ty gặp nhiều khó khăn, Nhà nước nợ đọng vốn của Công ty từ 1992 - 1997 là tiền Công ty ứng trước để nhập nguyên liệu cho sản xuất 2,5 triệu USD, tiền hàng Công ty tham gia giao lạc, cà phê cho Liên Xô cũ, Đông Âu theo Nghị định thư trị giá 4,5 triệu Rúp, chênh lệch do điều chỉnh giá gần 1 tỷ đồng không được giải quyết.
Giai đoạn III: từ 2001 đến nay.
Ngày thành lập Công ty vốn lưu động chỉ có gần 700.000.000 đồng, đến nay đã có gần 40 tỷ đồng. Công ty luôn đảm bảo được đời sống cho cán bộ công nhân viên, tiền lương không ngừng tăng lên. Trong năm 2001, Công ty đã có quan hệ giao dịch với gần 30 thị trường nước ngoài, trong đó có quan hệ mua bán thực sự là 25 thị trường. Có những thị trường lớn như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật, Singapore, Indonesia, Maylaysia, Thái Lan, Anh, Pháp, Hà Lan, Italia, Hungarie.
BIỂU SỐ 3: TỔNG KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2001 - 2009
Năm
Kim ngạch XNK thực hiện (USD)
Mức tăng (%)
Mức hoàn thành kế hoạch Bộ giao (%)
2001
40.655.000
91,5
102
2002
27.021.000
68,4
100
2003
31.900.000
118,1
106
2004
46.000.000
144,2
102
2005
49.223.000
107,0
103
2006
56.612.000
115,0
113
2007
63.356.707
111,9
115
2008
78.432.733
123,8
135,23
2009
64.448.642
82,17
102,29
Điều nổi bật trong 2 năm vừa qua là Công ty đã mở rộng quan hệ mua bán với 2 thị trường lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc.
- Về đối tác: Công ty hiện có quan hệ giao dịch với hơn 100 thương nhân và tổ chức nước ngoài, 60 đối tác nội địa, với tổng số khoảng 200 hợp đồng nội ngoại mỗi năm, tỷ lệ hợp đồng ký và thực hiện đạt tỷ lệ khá cao.
- Về phương thức kinh doanh: ngoài hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp thông qua L/C, năm 2002 Công ty còn mở ra 2 hình thức mới là hàng đổi hàng với Trung Quốc và tạm nhập tái xuất.
2-/ Bộ máy tổ chức của Công ty:
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến, thể hiện:
* Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty bao gồm:
1. Ban giám đốc:
Gồm 1 Giám đốc và 3 phó giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý điều hành toàn bộ các hoạt động kinh doanh của toàn Công ty.
2. Khối quản lý:
- Phòng tổng hợp gồm các bộ phận: kế hoạch, thống kê thị trường, giá cả, pháp chế,...
- Phòng tổ chức cán bộ: tổ chức bộ máy cán bộ, lao động tiền lương, quy hoạch, đào tạo điều hành bổ sung lao động theo yêu cầu kinh doanh. Công việc khác như: Bảo vệ chính trị nội bộ, thanh tra lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội,...
- Phòng kế toán, tài vụ: hạch toán kế toán, đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động công tác trong từng kỳ kế hoạch (quí, năm). Điều tiết vốn nhằm mục tiêu kinh doanh có hiệu quả nhất, quay vòng nhanh.
3. Khối phục vụ:
- Phòng hành chính: phục vụ nhu cầu văn phòng phẩm của Công ty, bảo đảm công tác lễ tân, bảo quản quản lý tài sản của Công ty và của cán bộ công nhân viên trong giờ làm việc, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên tài sản.
- Phòng kho vận: quản lý kho và phương tiện cho thuê, chuyên chở, đảm bảo kho hàng và xuất nhập chính xác.
4. Khối kinh doanh gồm các phòng nghiệp vụ:
- Phòng nghiệp vụ 1, 5, 6, 7 : Kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp.
- Phòng nghiệp vụ 2 : Chuyên nhập khẩu.
- Phòng nghiệp vụ 3 : Chuyên gia công hàng xuất khẩu.
- Phòng nghiệp vụ 4 : Chuyên lắp ráp xe máy.
- Các liên doanh:
+ Công ty TNHH Phát triển Đệ Nhất tại 53 Quang Trung - Hà Nội.
+ Liên doanh chế biến gỗ Đà Nẵng.
- Cửa hàng:
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm 28 Trần Hưng Đạo và 46 Ngô Quyền.
- Hệ thống chi nhánh:
+ Chi nhánh tại Hải Phòng.
+ Chi nhánh tại Đà Nẵng.
+ Chi nhánh tại TP - HCM.
- Hệ thống các cơ sở sản xuất:
+ Xí nghiệp may Hải Phòng.
+ Xưởng lắp ráp xe máy ở Tương Mai - Hà Nội.
+ Xưởng sản xuất và chế biến gỗ thuộc phòng nghiệp vụ 6 tại Cầu Diễn - Từ Liêm - Hà Nội.
Công ty đã có một bộ máy tổ chức khá hoàn chỉnh, có tương đối đầy đủ các phòng ban. Tuy nhiên, phân công chuyên môn hoá chưa được quán triệt, nhất là các phòng nghiệp vụ 1,5,6,7 đều kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp dẫn đến cùng một mặt hàng, cùng một thị trường mà các phòng đều tham gia thực hiện, không có sự chỉ đạo thống nhất dẫn tới hiệu quả không cao.
Hiện nay, Công ty chưa có một bộ phận chuyên sâu nghiên cứu thị trường mà nó được nhập trong phòng tổng hợp, chưa tổ chức được đội ngũ cán bộ có trình độ cao thu thập thông tin, xử lý và đưa ra các quyết định cho từng thời kỳ, các phòng nghiệp vụ vẫn phải tự đi tìm thị trường.
3-/ Những lĩnh vực kinh doanh chớnh của Cụng ty:
- Xuất khẩu các hàng nông - lâm - hải sản, khoáng sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tạp phẩm hàng công nghiệp, hàng gia công chế biến và các sản phẩm dệt may.
- Nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải, hoá chất và hàng tiêu dùng.
- Sản xuất và gia công chế biến hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng trong nước, hàng may mặc, đồ chơi điện tử, lắp ráp xe máy, điện tử, điện lạnh, hàng nông - lâm - hải sản chế biến và dược liệu.
- Làm dịch vụ thương mại, tái xuất, chuyển khẩu quá cảnh và môi giới thương mại.
- Đưa đón khách, vận tải hàng hoá phục vụ cho việc kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Cho thuê văn phòng, kinh doanh khách sạn, cho thuê kho hàng, nhà xưởng và phương tiện nâng xếp dỡ.
- Làm đại lý, mở cửa hàng bán buôn bán lẻ hàng xuất nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Làm liên doanh, liên kết đầu tư với nước ngoài trong sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, Công ty đang tìm cho mình một hướng đi mới, tập trung nhiều đến mặt hàng chủ lực có khả năng thu hút được lợi nhuận cao. Trong đó mặt hàng nông sản cũng được Công ty xem xét, nghiên cứu, đây là mặt hàng xuất khẩu đang được Nhà nước khuyến khích, lại có thị trường thế giới rộng lớn, khả năng cung ứng dồi dào, nguồn vốn đầu tư lại không nhiều. Vấn đề hiện nay của Công ty là nghiên cứu đầu vào, đầu ra hợp lý, đảm bảo hàng của Công ty được thị trường chấp nhận và tiếp nhận ngày càng nhiều, có khả năng cạnh tranh với các đơn vị khác, cũng như với các nước xuất khẩu nông sản khác trên thế giới.
4-/ Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty:
Từ năm 2006 trở lại đây, hoạt động kinh doanh của Công ty diễn ra tương đối thuận lợi. Nền kinh tế mở đã tạo điều kiện cho Công ty mở rộng buôn bán. Tuy nhiên, tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty xuất nhập khẩu làm công tác xuất nhập khẩu đặt ra một thử thách lớn, buộc Công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hướng vào thị trường với đầu vào và đầu ra hợp lý, lại phải phù hợp với thế và lực của Công ty.
Trên cơ sở đó, ban lãnh đạo Công ty Xuất nhập khẩu VIPEX nhận định chiến lược kinh doanh của Công ty là đa dạng hoá mặt hàng và phương thức kinh doanh, không ngừng tận dụng và tìm hiểu thời cơ, xây dựng củng cố địa bàn kinh doanh cũ, chủ động tìm bạn hàng mới.
Từ năm 2006, Công ty đã có những bước tiến đáng khích lệ thể hiện qua biểu sau:
BIỂU SỐ 6: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2006 - 2009
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2006
2007
2008
2009
Tỷ lệ %
2007/2006
2008/2007
2009/2008
Tổng kim ngạch XNK
1000 USD
56.611
63.356
78.433
64.449
89,35
123,80
82,17
Xuất khẩu
1000 USD
23.909
23.538
32.587
23.083
98,45
138,44
70,83
Nhập khẩu
1000 USD
32.702
39.818
45.846
41.366
121,76
115,14
90,23
Doanh thu từ h/đ SXKD
triệu đồng
273.441
317.280
330.350
357.220
116,03
104,12
108,13
Lợi nhuận
triệu đồng
4.800
5.321
5.768
5.411
110,9
108,4
93,8
Lợi nhuận/Doanh thu
%
0,57
0,49
0,43
0,42
-
-
-
Chi phí lưu thông
tỷ đồng
11,000
12,218
13,078
11,027
111,07
107,03
84,31
Các khoản nộp NS
tỷ đồng
40,000
42,913
49,24
53,818
132,28
91,49
109,30
Các khoản nộp NS/bq người
triệu đồng
91,53
97,75
107,04
115,99
106,79
109,50
108,36
Nhìn chung, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tăng đều đặn qua các năm. Riêng năm 2008, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng vọt lên 78.432.733 USD, đạt 135,23% kế hoạch Bộ giao, tăng 23,8% so với thực hiện năm 2007, tăng 19,3% so với mức bình quân của giai đoạn 2006-2009. Trong đó, xuất khẩu là 32.586.713 USD, đạt 138,67% kế hoạch Bộ giao, tăng 38,44% so với thực hiện 2007. Nhập khẩu là 45.846.020 USD đạt 132,88% kế hoạch Bộ giao tăng 15,14% so với thực hiện năm 2007.
Nguyên nhân của sự tăng vọt này là do năm 2008 xảy ra khủng hoảng tiền tệ - tài chính ở khu vực nhưng Công ty đã dự báo trước được tình hình nên kịp thời có những biện pháp chiến lược kinh doanh phù hợp, đó là nhanh chóng chuyển hướng thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường của các nước chưa xảy ra khủng hoảng. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu phải kể đến hàng gia công xuất khẩu đạt giá trị 21.488.315 USD chiếm 65,94% kim ngạch thực hiện, tăng cả giá trị tuyệt đối và tỷ trọng. Ngoài ra các mặt hàng xuất nhập khẩu khác cũng đều tăng so với thực hiện năm 2007.
Mức doanh thu qua các năm đều tăng, mức tăng này phần lớn là từ hoạt động xuất nhập khẩu. Chi phí kinh doanh cũng tăng lên, một phần do mở rộng kinh doanh và các dịch vụ, đây là những yếu tố tích cực. Tuy nhiên do chính sách thuế của Nhà nước đối với mặt hàng chịu thuế bị điều chỉnh nhanh gây cho Công ty bị động trong khi thích nghi với điều kiện mới.
Lợi nhuận thu được của Công ty cũng không ngừng được tăng lên, đảm bảo cho Công ty có khả năng tăng trưởng được, đảm bảo đời sống cho nhân viên và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NễNG SẢN CỦA CễNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VIPEX
1-/ Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động xuất khẩu của Công ty:
1.1-/ Thuận lợi:
* Về công tác tổ chức cán bộ: là một Công ty có truyền thống làm ăn nghiêm túc, Công ty luôn quan tâm đến công tác tổ chức cán bộ với ý thức con người là nhân tố quyết định tất cả.
Trước hết, Công ty chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng để các Cán bộ công nhân viên thấy hết những thuận lợi - khó khăn khách quan và chủ quan, từ đó thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng Công ty, giáo dục sự gắn bó với Công ty. Bên cạnh công tác chính trị tư tưởng là những việc làm thiết thức tạo công ăn việc làm cho các cán bộ, chăm lo xây dựng đoàn kết nội bộ. Công ty luôn quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, có chương trình rõ ràng, dành chi phí hợp lý cho đào tạo, kết hợp đào tạo chính quy trong nước với đào tạo ở nước ngoài. Đến năm 2009 đã có 118 lượt người được đào tạo mới về vi tính, ngoại ngữ và nghiệp vụ.
* Về phương thức kinh doanh: kinh doanh và hiệu quả kinh doanh đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty. Công ty quan tâm đến việc đa dạng hoá kinh doanh, đón trước những lĩnh vực có hiệu quả về mặt xã hội và kinh tế. Ví dụ như ngoài các mặt hàng nông sản chủ lực lạc, cà phê, hạt tiêu, cao su, Công ty còn mở rộng xuất khẩu thêm cả các mặt hàng như chè, ngô, dầu lạc, mây tre, cói, gạo, sắn,...là những mặt hàng không có hiệu quả kinh tế xã hội cao nhưng đã góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng vạn người và đem lại một khoản lợi nhuận không nhỏ. Từ lĩnh vực xuất nhập khẩu, Công ty nhanh chóng mở rộng thêm hoạt động đầu tư vào ngân hàng (EIB), sản xuất hàng xuất khẩu, kinh doanh địa ốc, kinh doanh dịch vụ, phương châm kinh doanh là bám vào nhu cầu thị trường trong và nước ngoài, bám vào nhu cầu khách hàng tạo ra những mặt hàng truyền thống và bạn hàng tin cậy.
* Đa dạng hoá hoạt động kinh doanh sản xuất, xuất nhập khẩu và làm dịch vụ trên cơ sở tính toán năng lực quản lý trình độ cán bộ và hiệu quả công việc. Trong những năm qua, Công ty đã đề ra chủ trương và biện pháp cụ thể để đẩy mạnh xuất khẩu, xây dựng quy chế thưởng xuất khẩu. Bên cạnh hoạt động xuất nhập khẩu là chủ yếu, Công ty còn chủ động tham gia hoạt động sản xuất những mặt hàng có giá trị lớn, thường xuyên, sản xuất những mặt hàng phục vụ trực tiếp cho xuất khẩu như may mặc, chế biến đồ gỗ, gia công sản xuất đồ chơi, đồ điện tử,... Cũng nhờ đa dạng hoá hoạt động kinh doanh nên tiềm lực Công ty không ngừng được phát triển. Những mặt hàng nào kinh doanh không hiệu quả có thể được nhanh chóng chuyển đổi sang mặt hàng có hiệu quả.
* Thường xuyên chăm lo tạo vốn, bảo toàn và phát triển vốn cho đơn vị. Thực hiện kế hoạch chú trọng hiệu quả, đảm bảo an toàn và phát triển vốn. Tranh thủ vốn bên ngài để mở rộng sản xuất kinh doanh. Từ số vốn ít ỏi trong ngày đầu thành lập, Công ty đã có chính sách gây dựng và phát triển vốn cho hoạt động của Công ty. Năng động tháo gỡ khó khăn, xin phép được hưởng cơ chế "lấy thu bù chi", thu hoa hồng ngoại tệ, cân đối thu chi, lập và phát triển quỹ hàng hoá, tăng cường tự doanh hàng xuất nhập khẩu để tạo thêm vốn, chủ động chọn những lĩnh vực đầu tư có hiệu quả.
* Giữ chữ tín trong kinh doanh: Giữ gìn chữ "tín" trong kinh doanh, sòng phẳng và có chiếu cố lẫn nhau trong quan hệ buôn bán là phương châm hoạt động trên thị trường nội và ngoại của công ty. Nhờ vậy, công ty đã xây dựng được một mạng lưới bạn hàng rộng khắp. C