- Thuế là nguồn thu chính của một quốc gia, thuế không chỉ ảnh hưởng đến tổng số
của cải của con người tích lũy mà còn ảnh hưởng đến lựa chọn các hình thức nắm
giữ của cải. Cá nhân không chỉ quyết định tiết kiệm bao nhiêu mà còn tiết kiệm
dưới dạng nào? Có nên nắm giữ trái phiếu chính phủ - vốn rất an toàn nhưng sinh
lợi trung bình thấp, hay bằng cách nắm giữ cổ phiếu doanh nghiệp, nhiều rủi ro
song lợi nhuận bình quân cao hơn?
- Cá nhân không chỉ bị đánh thuế với thu nhập từ tiết kiệm trong mỗi khoảng thời
gian mà còn bị đánh thuế đối với của cải được tích lũy từ tiết kiệm trong quá khứ.
Thuế này gồm có 2 dạng:
Dạng thứ nhất: bao gồm thuế chuyển giao, (thuế chuyển giao là thuế đánh
vào quà một bên tặng bên kia) gồm cả thuế di sản.
Dạng thứ hai là thuế tài sản (như thuế nhà cửa)
- Chúng ta hàng ngày đều phải đối mặt với rất nhiều rủi ro: có thể là rủi ro khách
quan bất khả kháng ví dụ như tai nạn giao thông, bệnh tật, cháy nổ, bão lũ hạn
hán hay các tổn hại khác) và chúng ta phải cố gắng để bảo hiểm trước những rủi
ro này. Tuy nhiên cũng có rủi ro mang tính cân bằng so với lợi ích thu được như
rủi ro đầu tư tài chính: liệu một thương vụ có thể thành công hay thất bại, liệu
một danh mục chứng khoán sẽ lên hay xuống, quyết định có nên đầu tư tài chính
hay không có thể bị ảnh hưởng bởi thuế.
- Một số ý kiến cho rằng giảm thuế sẽ khuyến khích người ta nắm giữ tài sản có
rủi ro cao hơn vì nếu tăng phần thưởng cho sự thành công, sẽ đồng nghĩa với
tăng nguy cơ chấp nhận rủi ro. Theo mô hình Tobin người ta quyết định đầu tư
hay không dựa vào hai đặc tính là lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro. Nếu các yếu tố
khác không đổi, nhà đầu tư sẽ hướng vào những tài sản được kỳ vọng có thu
nhập cao. Đồng thời nhà đầu tư cũng được giả định là không thích rủi ro, vậy nhà
đầu tư thích tài sản an toàn hơn.
1.1 Mô hình đầu tư tài chính cơ bản
1.1.1 Nội dung mô hình
Thuế đánh vào hoạt động đầu tư và tài sản
Nhóm 6 – NH Đêm 4 K22 Trang 2
- Mô hình cơ bản về thuế và chấp nhận rủi ro trong khuôn khổ rủi ro đầu tư tài
chính được Domar và Musgrave phát triển năm 1944 chỉ ra:
Một tài sản an toàn tạo ra tiền lời thực với mức chắc chắn
Một tài sản có rủi ro tạo ra tỷ suất sinh lời r với mức không chắc chắn.
- Cá nhân sẽ lựa chọn đầu tư vào tài sản an toàn với lợi nhuận thực bằng 0 và đầu
tư vào tài sản rủi ro với tỷ suất lợi nhuận dương trong một số trường hợp.
- Chính phủ sẽ đánh thuế khi lợi nhuận từ tài sản rủi ro dương và cho phép chuyển
vào thu nhập chịu thuế tất cả các khoản lỗ khi đầu tư. Khi đó việc đánh thuế vào
thu nhập nhận được từ tài sản rủi ro sẽ làm tăng việc chấp nhận rủi ro bởi bất cứ
thuế nào đánh vào lợi nhuận hoàn toàn có thể tránh được bằng cách chấp nhận rủi
ro nhiều hơn.
26 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1869 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thuế đánh vào hoạt động đầu tư và tài sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thuế đánh vào hoạt động đầu tư và tài sản
THUẾ ĐÁNH VÀO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ TÀI SẢN
1. THUẾ VÀ VẤN ĐỀ CHẤP NHẬN RỦI RO
- Thuế là nguồn thu chính của một quốc gia, thuế không chỉ ảnh hưởng đến tổng số
của cải của con người tích lũy mà còn ảnh hưởng đến lựa chọn các hình thức nắm
giữ của cải. Cá nhân không chỉ quyết định tiết kiệm bao nhiêu mà còn tiết kiệm
dưới dạng nào? Có nên nắm giữ trái phiếu chính phủ - vốn rất an toàn nhưng sinh
lợi trung bình thấp, hay bằng cách nắm giữ cổ phiếu doanh nghiệp, nhiều rủi ro
song lợi nhuận bình quân cao hơn?
- Cá nhân không chỉ bị đánh thuế với thu nhập từ tiết kiệm trong mỗi khoảng thời
gian mà còn bị đánh thuế đối với của cải được tích lũy từ tiết kiệm trong quá khứ.
Thuế này gồm có 2 dạng:
Dạng thứ nhất: bao gồm thuế chuyển giao, (thuế chuyển giao là thuế đánh
vào quà một bên tặng bên kia) gồm cả thuế di sản.
Dạng thứ hai là thuế tài sản (như thuế nhà cửa)
- Chúng ta hàng ngày đều phải đối mặt với rất nhiều rủi ro: có thể là rủi ro khách
quan bất khả kháng ví dụ như tai nạn giao thông, bệnh tật, cháy nổ, bão lũ hạn
hán hay các tổn hại khác) và chúng ta phải cố gắng để bảo hiểm trước những rủi
ro này. Tuy nhiên cũng có rủi ro mang tính cân bằng so với lợi ích thu được như
rủi ro đầu tư tài chính: liệu một thương vụ có thể thành công hay thất bại, liệu
một danh mục chứng khoán sẽ lên hay xuống, quyết định có nên đầu tư tài chính
hay không có thể bị ảnh hưởng bởi thuế.
- Một số ý kiến cho rằng giảm thuế sẽ khuyến khích người ta nắm giữ tài sản có
rủi ro cao hơn vì nếu tăng phần thưởng cho sự thành công, sẽ đồng nghĩa với
tăng nguy cơ chấp nhận rủi ro. Theo mô hình Tobin người ta quyết định đầu tư
hay không dựa vào hai đặc tính là lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro. Nếu các yếu tố
khác không đổi, nhà đầu tư sẽ hướng vào những tài sản được kỳ vọng có thu
nhập cao. Đồng thời nhà đầu tư cũng được giả định là không thích rủi ro, vậy nhà
đầu tư thích tài sản an toàn hơn.
1.1 Mô hình đầu tư tài chính cơ bản
1.1.1 Nội dung mô hình
Nhóm 6 – NH Đêm 4 K22 Trang 1
Thuế đánh vào hoạt động đầu tư và tài sản
- Mô hình cơ bản về thuế và chấp nhận rủi ro trong khuôn khổ rủi ro đầu tư tài
chính được Domar và Musgrave phát triển năm 1944 chỉ ra:
Một tài sản an toàn tạo ra tiền lời thực với mức chắc chắn
Một tài sản có rủi ro tạo ra tỷ suất sinh lời r với mức không chắc chắn.
- Cá nhân sẽ lựa chọn đầu tư vào tài sản an toàn với lợi nhuận thực bằng 0 và đầu
tư vào tài sản rủi ro với tỷ suất lợi nhuận dương trong một số trường hợp.
- Chính phủ sẽ đánh thuế khi lợi nhuận từ tài sản rủi ro dương và cho phép chuyển
vào thu nhập chịu thuế tất cả các khoản lỗ khi đầu tư. Khi đó việc đánh thuế vào
thu nhập nhận được từ tài sản rủi ro sẽ làm tăng việc chấp nhận rủi ro bởi bất cứ
thuế nào đánh vào lợi nhuận hoàn toàn có thể tránh được bằng cách chấp nhận rủi
ro nhiều hơn.
1.1.2 Minh họa
Ví dụ: Sam đầu tư 100 USD vào một thương vụ mạo hiểm với 50% cơ hội tăng giá
trị lên 120 USD (anh ta được lợi 20 USD) và 50% cơ hội giảm giá trị xuống 80
USD (anh ta mất 20 USD).
Bảng 1: Đánh thuế và mức chấp nhận rủi ro
Nhận được Nhận được Thuế suất Thuế giảm Lãi sau Lỗ sau
Đầu tư
nếu lãi nếu lỗ nếu lãi trừ nếu lỗ thuế thuế
100 20 -20 0 0 20 -20
100 20 -20 50% 50% 10 -10
200 40 -40 50% 50% 20 -20
200 40 -40 50% 0 20 -40
200 40 -40 75% 50% 15 -20
- Dòng thứ 1 thể hiện : Trường hợp không có thuế Sam đầu tư 100 USD vào một
thương vụ mạo hiểm nhỏ với xác suất 50% kiếm lãi 20 USD và xác suất 50% bị
lỗ 20 USD
Lợi nhuận kỳ vọng bằng zero đô la: 20 x 50% + -$20 x 50% = 0
Nhóm 6 – NH Đêm 4 K22 Trang 2
Thuế đánh vào hoạt động đầu tư và tài sản
Chính phủ chưa đánh thuế nên lãi trước thuế bằng với lãi sau thuế
- Dòng thứ 2 thể hiện : Chính phủ tuyên bố đánh thuế 50% thu nhập đầu tư và
cho phép chuyển lỗ vào thu nhập chịu thuế
Trường hợp đầu tư có lãi: Sam giữ lại 10 USD (50% kết quả) và trả thuế 10
USD (50% kết quả còn lại) do tất cả lợi nhuận đầu tư đều bị đánh thuế
Trường hợp đầu tư lỗ: Sam chỉ chỉ chịu 50% lỗ nên Sam chỉ lỗ 10 USD bởi
vì tất cả lỗ đầu tư đều được trừ vào thu nhập chịu thuế nên.
→ Lợi nhuận kỳ vọng bằng zero đô la, Sam chịu ít rủi ro hơn so với đầu tư
ban đầu
- Dòng thứ 3 thể hiện : Sam tăng mức đầu tư lên 200 USD, kết quả giống hệt như
đầu tư ban đầu 100USD khi chưa có thuế nhưng thuế đã làm tăng mức chấp nhận
rủi ro
→ Lợi nhuận kỳ vọng bằng zero đô la: 20 x 50% + -$20 x 50% = 0
- Dòng thứ 4 và thứ 5 thể hiện : Chính phủ tuyên bố đánh thuế 50% thu nhập đầu
tư và không cho phép chuyển lỗ vào thu nhập chịu thuế như dòng 4 hoặc bị đánh
thuế lũy tiến như ở dòng 5 thì Sam không thể tránh được tác động của Chính phủ
Kết luận
- Sam có thể hoàn toàn không chịu tác động của chính sách thuế nếu tăng tiền vào
đầu tư rủi ro (dòng thứ 3).
- Nếu chủ thể kinh tế có thể tránh được sự tác động của chính phủ để quay trở lại
điểm cân bằng ban đầu (dòng thứ 1) thì họ sẽ làm như vậy.
- Để tăng đầu tư rủi ro chủ thể kinh tế phải giảm đầu tư không rủi ro.
- Tài sản không rủi ro không sinh lợi nên không ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng.
- Đánh thuế vào đầu tư rủi ro, trong trường hợp này, làm tăng việc chấp nhận rủi
ro.
1.1.3 Kết luận mô hình
Nhóm 6 – NH Đêm 4 K22 Trang 3
Thuế đánh vào hoạt động đầu tư và tài sản
- Chính phủ sẽ đánh thuế vào tiền lời từ đầu tư tài sản rủi ro và cho phép giảm trừ
các khoản lỗ khi đầu tư.
- Việc đánh thuế như vậy sẽ làm gia tăng chấp nhận rủi ro.
1.2 Tính phức tạp trong thực tế
1.2.1 Chỉ một phần thay vì toàn bộ khoản lỗ được chuyển vào thu nhập chịu
thuế khi tính thuế.
- Trong mô hình này, cá nhân có thể chuyển toàn bộ khoản lỗ vào thu nhập chịu
thuế khi tính thuế. Khi Sam lỗ trong cuộc chơi, anh ta sẽ đưa toàn bộ số lỗ này
vào thu nhập chịu thuế, cũng như khi anh ta thắng, toàn bộ thu nhập này sẽ đưa
vào thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên trên thực tế phần lớn các hệ thống thuế chỉ cho
phép cá nhân chuyển một phần lỗ vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế. Số lỗ
được chuyển gọi là : “chuyển lỗ khi tính thuế: tax loss offset”
Ở Mỹ cá nhân có thể chuyển 3000 đô la lỗ do đầu tư trong một năm tính thuế
từ thu nhập chịu thuế khác. Điều luật này nhằm ngăn chặn việc thực hiện đầu
tư với kết quả chắc chắn lỗ nhằm giảm thu nhập chịu thuế.
Hàm ý người trả thuế không thể đơn giản tránh thuế bằng việc tăng rủi ro
đầu tư bởi vì lỗ từ đầu tư không hoàn toàn được giảm trừ hết khi tính thuế.
1.2.1.1 Minh họa
- Giả định chính phủ không cho phép cá nhân giảm trừ bất cứ khoản lỗ nào khi
tính thuế với thuế suất 50% (bảng 1- dòng 4)
- Trong trường hợp này, Sam không thể đơn giản tránh thuế bằng việc tăng đầu tư
lên 200 đô la.
50% cơ hội anh ta nhận được 40 đô la trước thuế hay 20 đô la sau thuế,
50% cơ hội còn lại anh ta sẽ lỗ 40 đô la, số lỗ này không được tính giảm trừ
thu nhập chịu thuế, do vậy phần lỗ sau thuế vẫn là 40 đô la.
- Với việc không được chuyển lỗ khi tính thu nhập chịu thuế, Sam không thể đơn
giản bù đắp việc phải chịu thuế bằng cách tăng đầu tư, bởi vì đầu tư sẽ làm cho
anh ta bị lỗ, với 50% cơ hội có lãi 20 đô la sau thuế và 50% cơ hội còn lại lỗ 40
đô la sau thuế. Lợi nhuận sau thuế kỳ vọng là 20 đô la x 50% + (-40 đô la)x
50% = -10 đô la.
Nhóm 6 – NH Đêm 4 K22 Trang 4
Thuế đánh vào hoạt động đầu tư và tài sản
- Bởi vì Sam không đơn giản tránh được chính sách thuế của chính phủ bằng việc
chấp nhận nhiều rủi ro hơn, do vậy anh ta không nhất thiết phải tăng rủi ro để
phản ứng lại với chính sách thuế.
1.2.1.2 Kết luận
- Không thể dự đoán một cách chắc chắn về giới hạn bù lỗ và việc chấp nhận rủi
ro, nhưng việc chỉ một phần chứ không phải toàn bộ thuế được bù đắp rõ ràng là
hạn chế trong áp dụng của mô hình Domar – Musgrave đơn giản.
1.2.2 Thuế tái phân phối
- Trên thực tế, hệ thống thuế điển hình mang tính lũy tiến, với thuế suất biên cao
hơn khi thu nhập đầu tư tăng.
- Với hệ thống như vậy, nếu nhà đầu tư thắng lớn, họ tự đặt mình vào mức thuế
cao hơn (thuế suất biên cao hơn); nếu họ thua lớn, họ sẽ tự đặt mình vào mức
thuế thấp hơn. Cho nên thắng trong trò chơi mạo hiểm sẽ bị thuế cao hốn với
mức thuế sẽ áp dụng đối với thu nhập sau khi đã chuyển lỗ nếu thua.
- Nếu việc chuyển lỗ có giới hạn, điều này sẽ khiến nhà đầu tư giảm việc chấp
nhận rủi ro.
1.2.2.1 Minh họa
- Giả định rằng Chính phủ áp đặt thuế suất 50% với thu nhập đến 20 đô la và 75%
với thu nhập trên mức 20 đô la, toàn bộ số lỗ sẽ được chuyển và được dùng để
làm giảm thu nhập chịu thuế với thuế suất 50% (bảng 1- dòng 5)
- Trường hợp này, Sam một lần nữa lại không tránh được tác động của thuế trên
thu nhập anh ta tăng đầu tư lên 200 đô la
Nếu kết quả đầu tư là thuận lợi thì anh ta chỉ nhận được 15 đô la sau thuế:
50% của 20 đô la đầu tiên và 25% của 20 đô la tiếp theo.
Nếu kết quả đầu tư là bất lợi thì anh ta lỗ 20 đô la.
- Một lần nữa, Sam không thể tránh được tác động của thuế khi anh ta tăng tiền
đầu tư, bởi vì điều này làm cho anh ta rơi vào thế bị lỗ với 50% cơ hội có được
15 đô la sau thuế và 50% cơ hội còn lại lỗ 20 đô la sau thuế
→ Lợi nhuận kỳ vọng là 15 đô la x 0,5 + (-20 đô la)x 0,5 = -2,5 đô la.
Nhóm 6 – NH Đêm 4 K22 Trang 5
Thuế đánh vào hoạt động đầu tư và tài sản
1.2.2.2 Kết luận
- Thắng một ván lớn có thể bị đánh thuế suất cao, trong khi thua một ván lớn thì
thuế suất lại thấp
1.3 Vận dụng vào thị trường lao động
- Đầu tư tài chính không phải là trường hợp đầu tư rủi ro duy nhất mà cá nhân
chấp nhận, họ cũng có thể đầu tư vào nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào
tạo nghề. Đầu tư vào vốn và nhân lực cũng rủi ro bởi vì người ta đã hy sinh bằng
việc trả trước cho kỳ vọng có được thu nhập cao hơn trong tương lai. Nhưng việc
đầu tư vào nguồn nhân lực có dẫn đến hu nhập cao hơn hay không lại là điều
không chắc chắn.
1.3.1 Minh họa
- Xét quyết định đi học một năm tại trường đại học, việc đi học sẽ phải tồn tại hai
loại chi phí: chi phí học tập và thu nhập bị bỏ qua trong năm đó vì phải đi học
thay vì đi làm. Lợi ích là viễn cảnh thu nhập cao hơn do được đào tạo nhiều hơn.
- Giả sử thu nhập trung bình sẽ tăng 7% cho mỗi năm đi học. Nhưng điều này chỉ
là ước tính và đối với một người nào đó lợi ích của việc học có thể cao hoặc thấp
hơn. Thuế thu nhập sẽ quyết định tích lũy vốn và nhân lực như thế nào.
- Lợi ích ròng của việc đầu tư vào nguồn nhân lực chính là sự tăng lên của tiền
lương trừ đi chi phí đào tạo trực tiếp và chi phí cơ hội đã bỏ qua.
- Giả định rằng chỉ có một thuế suất duy nhất và các chi phí tài chính của việc tích
lũy vốn hay nhân lực được chuyển hoàn toàn vào thu nhập chịu thuế.
- Bởi vì thuế thu nhập chỉ dựa trên thu nhập kiếm được chuyển vào để giảm thuế -
đi học đồng nghĩa với không kiếm được thu nhập. Trong trường hợp này, cũng
như đầu tư tài chính thuế cao hơn sẽ đơn giản làm tăng sự đầu tư vào nguồn nhân
lực do đó người ta có thể đảm bảo thu nhập ròng kỳ vọng từ đầu tư.
1.3.2 Trong thực tế
- Trong thực tế phức tạp hơn nhiều và hầu hết có sự phân biệt chi phí đầu tư cho
các bậc học trong chính sách thuế.
Chẳng hạn chi phí của bậc tiểu học và trung học không được chuyển làm
giảm thu nhập khi tính thuế
Nhóm 6 – NH Đêm 4 K22 Trang 6
Thuế đánh vào hoạt động đầu tư và tài sản
Chi phí học ở mức cao hơn được trợ cấp từ thuế.
- Ngoài ra, hệ thống thuế lũy tiến hiện hành ở nhiều quốc gia cho thấy rằng thu
nhập nhận được từ thành công trong đầu tư vào nguồn nhân lực sẽ bị đánh với
thuế suất cao hơn so với thuế suất trong trường hợp lựa chọn làm việc thay vì đi
học.
- Nếu bạn không đi học mà lựa chọn làm việc ở một nơi nào đó, bạn mất cơ hội
có tiền lương cao hơn, nhưng tối thiểu bạn sẽ nộp thuế thấp hơn. Nếu bạn hy sinh
việc làm ở cửa hàng thức ăn nhanh để đi học, lợi ích từ việc đi học sẽ bị đánh
thuế với thuế suất cao hơn. Điều này khiến cho đầu tư vào nguồn nhân lực kém
hấp dẫn. Do đó giống như đầu tư tài chính, tác động ròng của thuế đối với đầu tư
nguồn nhân lực vẫn rất mơ hồ.
2. ĐÁNH THUẾ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN
- Nhiều tài sản sinh lời nhưng không phải dựa vào lãi suất mà là khoản lời vốn.
- Một khoản lời vốn là chênh lệch giữa giá mua và giá bán tài sản.
- Đây là nguồn gốc cơ bản của tiền lời của chính sách đầu tư như là chủ sở hữu
nhà và doanh nghiệp.
2.1 Đánh thuế chuyển nhượng vốn- Chính sách thuế hiện hành của Mỹ
- Thuế xử lý tiền lời vốn khác nhau từ thu nhập tiền lãi, tùy thuộc vào thời gian
phát sinh tiền lời vốn.
- Đánh thuế trên số tiền dồn tích: là thuế phải nộp tính theo thời gian số tiền lời
kiếm được của tài sản đó, bao gồm thu nhập tiền lãi hoặc cổ tức.
- Đánh thuế trên cơ sở phát sinh : là số thuế phải nộp trên tiền lời khi tài sản bán
được.
- Để minh chứng trợ cấp thuế từ trì hoãn nộp thuế trên tài sản, lưu ý $1 được đầu
tư hôm nay dẫn đến một khoản sinh lời :
= (1- t)(1+r)T – 1
- Trong đó t là thuế suất, r là tỷ suất sinh lời, T là khoản thời gian đầu tư.
Nhóm 6 – NH Đêm 4 K22 Trang 7
Thuế đánh vào hoạt động đầu tư và tài sản
- Sự đầu tư này chỉ bị đánh thuế khi tiền lời vốn được thực hiện tại thời điểm T.
- Nói cách khác, đầu tư $1 hiện tại dẫn đến sinh lời:
= (1+(1-t)r)T – 1
- Khi tiền lời đầu tư bị đánh thuế mỗi năm, đánh thuế tiền lời đầu tư nghĩa là có ít
tiền dùng để đầu tư theo thời gian.
- Ví dụ, hãy hình dung mua 1 bức tranh $100: gia tăng 10% mỗi năm trong 7 năm.
Nếu như thuế chỉ phải nộp cho đến khi bán, đầu tư có trị giá $195 sau 7 năm
và đánh thuế 20% thì chỉ nộp $95 tiền lời, tiền lời thuần còn lại $76.
Nếu như đánh thuế dồn tích, tiền lời thực tế không phải là 10%, mà chỉ có
8%, đầu tư có trị giá $171 sau 7 năm, tiền lời thuần $71.
→ Đây là sự trợ cấp ngầm định đối với tiết kiệm trong hình thức tài sản tạo ra
khoản lời vốn.
- Trợ cấp được hiện thân trong thuế đánh vào khoản lời vốn, khó mà bốc tách ra
khỏi hàng hóa “vốn” bởi vì: Không có khả năng để đo lường sự dồn tích đối với
nhiều tài sản như là nhà ở.
- Điểm xuất phát là giá mua tài sản quyết định tiền lời vốn.
Đối với những tài sản được chuyển sang cho người thừa kế, điểm cơ bản này
được tiến gần đến giá thị trường cho đến khi qua đời.
Ví dụ, nếu như Betty mua một bức tranh $100, nắm giữ 55 năm, và bán nó
trước khi cô ta qua đời $10,000, thì cô ta nợ thuế trên tiền lời là $9,900.
Nếu như cô ta để bức tranh cho con cô ta, và chúng bán bức tranh này thì
không có nộp thuế trên tiền lời vốn.
- Luật thuế truyền thống đề cao loại trừ thuế đánh vào tiền lời vốn đối với nhà ở.
Nhiều năm, sự loại trừ này cho phép các cá nhân không phải nộp thuế nếu
như họ đưa tiền lời đó vào mua một nhà mới.
Nhóm 6 – NH Đêm 4 K22 Trang 8
Thuế đánh vào hoạt động đầu tư và tài sản
Thêm vào đó, có sự giảm trừ đối với khoản tiền lời $125,000 đối với những
người có độ tuổi trên 55.
Từ 1997 trở đi, tiền lời vốn lên đến $500,000 trừ bán nhà ở ban đầu là được
miễn thuế.
- Tiền lời vốn theo truyền thống gánh chịu thuế thấp so với các hình thức thu nhập
khác. Điều này cho thấy thông qua các năm:
Từ năm 1978 đến 1986, các cá nhân chỉ đánh thuế 40% của tiền lời vốn của
họ trên tài sản nắm giữ hơn 6 tháng.
Đạo luật cải cách thuế năm 1986 chấm dứt trợ cấp này và xử lý tiền lời vốn
như những hình thức thu nhập khác với thuế suất tối thiểu 28%.
Đạo luật cải cách thuế năm 1993 gia tăng thuế đánh vào thu nhập khác lên
39%, nhưng vẫn giữ mức thuế suất trần đánh vào tiền chuyển nhượng vốn
28%.
Luật hỗ trợ người trả thuế năm 1997 giảm thuế suất trần đánh vào tiền
chuyển nhượng vốn dài hạn xuống còn 20%,
Đạo luật 2003 của Jobs và Growth giảm thuế suất trần xuống còn 15%.
- Chính sách thuế về thu nhập vốn có khác nhau ở nhiều nước minh chứng qua
bảng sau:
THUẾ THU NHẬP VỐN CỦA CÁC NƯỚC TRONG NĂM 2000
Tây Vương
Mỹ Canada Pháp Đức Italy Nhật Ban Quốc
Nha Anh
Thuế suất tối đa đối với thu nhập từ vốn
Lãi từ tiền
gửi ngân 46,8% 48,6% 25,0% 53,8% 27,0% 20,0% 48,0% 40,0%
hàng
Cổ tức 46,8% 48,6% 61,2% 53,8% 12,5% 50,0% 48,0% 40,0%
Nhóm 6 – NH Đêm 4 K22 Trang 9
Thuế đánh vào hoạt động đầu tư và tài sản
Chuyển
20,0% 48,6% 26,0% 0 12,5% 26,0% 20,0% 40,0%
nhượng vốn
2.2 Đánh thuế vào chuyển nhượng vốn: những tranh luận về trợ cấp chuyển
nhượng vốn
- Tranh luận về trợ cấp chuyển nhượng vốn thường tập trung vào vấn đề gì?
Bảo trợ chống lại lạm phát.
Tính hiệu quả của giao dịch vốn.
Vấn đề khuyến khích hoạt động của các chủ doanh nghiệp.
2.2.1 Do lạm phát, chính sách thuế hiện hành cường điệu hóa mức độ tiền lời vốn.
- Thuế phải nộp tính trên tiền lời danh nghĩa, chứ không phải tiền lời vốn thực.
Mức sinh lời danh nghĩa 10%, lạm phát 10% thì sinh lời thực là 0%.
Nếu như một cá nhân nợ thuế tính trên tiền lời vốn 10%, nghĩa là thực tế anh
ta trở nên bị thiệt đi.
- Vấn đề lạm phát nó ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư khác.
2.2.2 Vấn đề thứ hai là tính hiệu quả của thị trường vốn.
- Hiệu ứng khóa trong xảy ra khi các cá nhân trì hoãn bán tài sản vốn để tối thiểu
hiện giá về thanh toán thuế đánh vào tiền lời vốn.
- Hiệu ứng khóa trong nghĩa là các nhà đầu tư không triển khai tài sản của họ.
2.2.3 Cuối cùng, vấn đề khuyến khích hoạt động của các chủ doanh nghiệp,
nhiều chủ doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh có được sự giàu có không phải bắt
nguồn từ thu nhập được tích trước khi tiến hành kinh doanh, mà là từ gia tăng giá trị
công ty cơ bản.
- Thuế suất đánh trên tiền lời vốn càng cao hơn thì làm nãn lòng chủ doanh nghiệp.
Nhóm 6 – NH Đêm 4 K22 Trang 10
Thuế đánh vào hoạt động đầu tư và tài sản
- Có 3 tranh luận đối lập nhau về vấn đề không khuyến khích các chủ doanh
nghiệp:
Lý thuyết cón mơ hồ liệu thuế suất cao khuyến khích hay không khuyến
khích chấp nhận rủi ro.
Chỉ có phần nhỏ tiền lời vốn đi vào chủ doanh nghiệp.
Hạ thấp thuế suất đánh vào tiền lời vốn có ảnh hưởng cận biên( đối với
doanh nghiệp đã thành lập) so với ảnh hưởng biên ( đối với doanh nghiệp
mới)
- Vấn đề này nhấn mạnh : cắt giảm thuế suất đánh vào tiền lời vốn => khuyến
khích các doanh nghiệp phát triển kinh doanh.
- Sự giảm thuế đánh vào tiền lời vốn tương lai => ấp dụng trong trường hợp đầu tư
được thực hiện từ hôm nay trở đi. Không áp dụng ưu đãi thuế đối với đoanh
nghiệp đã được thành lập => đối nghịch vói nền tảng cân bằng chiều ngang.
- Minh chứng thực nghiệm cho thấy:
Hạ thấp thuế suất đẫn đến:
Khuyến khích các chủ doanh nghiệp
Kkhoản tiền lời quá khứ được giải phóng ( unlock).
Nếu như có sự ảnh hưởng “unlocking”, hạ thấp thuế suất đánh vào tiền lời
vốn khuyến khích người ta bán tài sản ngay bây giờ hơn là không bán chúng,
như thế một sự giảm thuế suất có thể gia tăng nguồn thu thuế.
Thuế suất càng nhỏ dẫn đến cơ sở tiền lời vốn càng lớn.
2.3 Liên hệ thuế đánh vào hoạt động đầu tư vốn và chuyển nhượng vốn tại
Việt Nam
- Tại Việt Nam thuế đánh vào hoạt động đầu tư vốn và chuyển nhượng vốn đối với
cá nhân được quy định tại sắc thuế thu nhập cá nhân. Đối với doanh nghiệp được
quy định tại sắc thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Văn bản hiện hành: Luật thuế thu nhập cá nhân 04/2007/QH12, luật thuế thu
nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12.
Nhóm 6 – NH Đêm 4 K22 Trang 11
Thuế đánh vào hoạt động đầu tư và tài sản
+Thu nhập từ đầu tư vốn và chuyển nhượnng vốn của cá nhân
- Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập về đầu
tư vốn và chuyển nhượng vốn cá nhân bao gồm:
Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:
- Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức:
a) Tiền lãi cho vay;
b) Lợi tức cổ phần;
c) Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái
phiếu Chính phủ.
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồ