Kế toán và thuế là hai công cụ quản lý và điều hành nền kinh tế có vai trò hết sức quan trọng đối với nhà nước. Hoàn thiện hệ thống thuế và kế toán để phát huy tốt các chức năng vốn có của nó là vấn đề luôn được quan tâm bởi các cơ quan quản lí nhà nước.
Trong phạm vi doanh nghiệp, kế toán và thuế cũng có vai trò to lớn trong công tác quản lí, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Am hiểu luật thuế, chấp hành tốt các quy định về thuế là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đánh giá chất lượng và hiệu quả quản lí. Trong tất cả các hệ thống thuế hiện đang được áp dụng tại nước ta, thuế thu nhập doanh nghiệp(TTNDN) hiện hành là một loại thuế đóng vai trò quan trọng trong nguồn thu của ngân sách nhà nước và nó cũng là một công cụ quản lí hữu hiệu của nhà nước về phát triển kinh tế đất nước. Được ban hành vào ngày 01/01/2004 để thay thế cho luật thuế TNDN ban hành năm 1997. Đến nay qua nhiều lần chỉnh sửa và bổ sung luật thuế TNDN hiện hành đã có những sự hoàn thiện hơn về mức thuế và những quy định trong việc tính thuế.
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về thuế TNDN hiện hành về cả mặt lý thuyết và cách hạch toán trong thực tiễn. Nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “ Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và nhũng vấn đề cơ bản” . Đây là bài nghiên cứu mang tính chất giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất về thuế TNDN hiện hành ở Việt Nam hiện nay.
32 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4871 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và nhũng vấn đề cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Kế toán và thuế là hai công cụ quản lý và điều hành nền kinh tế có vai trò hết sức quan trọng đối với nhà nước. Hoàn thiện hệ thống thuế và kế toán để phát huy tốt các chức năng vốn có của nó là vấn đề luôn được quan tâm bởi các cơ quan quản lí nhà nước.
Trong phạm vi doanh nghiệp, kế toán và thuế cũng có vai trò to lớn trong công tác quản lí, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Am hiểu luật thuế, chấp hành tốt các quy định về thuế là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đánh giá chất lượng và hiệu quả quản lí. Trong tất cả các hệ thống thuế hiện đang được áp dụng tại nước ta, thuế thu nhập doanh nghiệp(TTNDN) hiện hành là một loại thuế đóng vai trò quan trọng trong nguồn thu của ngân sách nhà nước và nó cũng là một công cụ quản lí hữu hiệu của nhà nước về phát triển kinh tế đất nước. Được ban hành vào ngày 01/01/2004 để thay thế cho luật thuế TNDN ban hành năm 1997. Đến nay qua nhiều lần chỉnh sửa và bổ sung luật thuế TNDN hiện hành đã có những sự hoàn thiện hơn về mức thuế và những quy định trong việc tính thuế.
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về thuế TNDN hiện hành về cả mặt lý thuyết và cách hạch toán trong thực tiễn. Nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “ Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và nhũng vấn đề cơ bản” . Đây là bài nghiên cứu mang tính chất giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất về thuế TNDN hiện hành ở Việt Nam hiện nay.
I. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP:
1.1 Khái niệm:
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp theo thuế suất được quy định và doanh nghiệp phải có trách nhiệm khai báo, nộp thuế đầy đủ, kịp thời cho nhà nước.
1.2 Đặc điểm:
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là thuế trực thu, đối tượng nộp thuế TNDN là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là người chịu thuế.
Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư. Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN
Thuế TNDN là thuế khấu trừ trước thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập mà các cá nhân nhận được từ hoạt động đầu tư như: lợi tức cổ phần, lãi tiền gửi ngân hàng, lợi nhuân do góp vốn liên doanh, liên kết là phần thu nhập được chia sau khi nộp thuế TNDN. Do vậy, thuế TNDN cũng có thể coi là một biện pháp quản lý thu nhập cá nhân.
Tuy là thuế trực thu song thuế TNDN không gây phản ứng mạnh mẽ bằng thuế thu nhập cá nhân
Ở VN, có xuất xứ từ khoản trích nộp lợi nhuận áp dụng đối với khu vực kinh tế quốc doanh và thuế lợi tức doanh nghiệp áp dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong giai đoạn từ 1953 đến trước ngày 1/1/1990.
1.3 Cơ chế tự khai và tự nộp thuế:
Cơ chế tự khai, tự nộp thuế đòi hỏi tổ chức, cá nhân nộp thuế phải nâng cao trách nhiệm vì tờ khai là do tổ chức, cá nhân nộp thuế tự lập trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh của mình và chính sách chế độ về thuế mà không cần có sự xác nhận của cơ quan Thuế. Tổ chức, cá nhân nộp thuế chịu trách nhiệm về kết quả của việc tính thuế, kê khai thuế của mình trước pháp luật.
Cơ quan thuế không can thiệp vào quá trình kê khai, nộp thuế của tổ chức, cá nhân kinh doanh, nhưng cơ quan thuế sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra và áp dụng các biện pháp xử phạt, cưỡng chế theo luật định đối với những trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về thuế như không kê khai, không nộp thuế, trốn thuế, gian lận về thuế….
Thời hạn tạm nộp thuế TNDN: cơ sở sản xuất, kinh doanh tự xác định số thuế TNDN tạm nộp hang quý theo mẫu quy định của Bộ Tài chính và tự nộp thuế vào NSNN chậm nhất không quá 25 ngaỳ của tháng đầu quý tiếp theo. Thuế TNDN tạm nộp hàng quý được xác định trên cơ sở doanh thu của quý kê khai, tỉ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu của năm trước và thuế suất thuế TNDN. Trường hợp trong năm có sự thay đổi lớn về sản xuất, kinh doanh làm tỉ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu thay đổi so với năm trước, cơ sở sản xuất kinh doanh được điều chỉnh tỉ lệ thu nhập chịu thuế tạm nộp và nộp thuế theo tỉ lệ đã điều chỉnh, nhưng phải có văn bản giải trình nêu rõ nguyên nhân, lý do gửi cơ quan Thuế. Khi cơ quan Thuế kiểm tra, phát hiện việc điều chỉnh tỉ lệ thu nhập chịu thuế tạm nộp không có căn cứ thì có quyền ấn định số thuế tạm nộp từng quý.
Thời hạn tự quyết toán thuế thuế TNDN theo quy định là kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính, cơ sở sản xuất, kinh doanh tự kê khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu tờ khai do Bộ Tài chính ban hành chậm nhất không quá 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính; đồng thời, tự nộp đầy đủ số thuế còn thiếu vào NSNN, nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ nộp thuế tiếp theo.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, tính chính xác của việc kê khai, tính thuế. Trường hợp sáp nhập, hợp nhât, chia tách, giải thể, phá sản, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế GTGT, thuế TNDN với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật hiện hành
2. CÁC KHOẢN CHI ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ ĐỂ XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ
2.1 Các khoản chi được trừ để xác định thu nhập chịu thuế
Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng điều kiện quy định và không nằm trong những khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
Các khoản chi được trừ là các khoản đáp ứng được các điều kiện sau:
+ Các khoản chi thực tế phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Các khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật
2.2 Các khoản chi không được trừ để xác định thu nhập chịu thuế
- Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường
- Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính
- Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác
- Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại VN vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật VN quy định.
- Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa vượt định mức tiêu hao do doanh nghiệp xây dựng thông báo cho cơ quan thuế và giá thực tế xuất kho
- Phần chi trả tiền lãi vay vốn SXKD của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước VN công bố tại thời điểm vay.
- Trích khấu hao TSCĐ không đúng theo quy định của pháp luật
- Khoản trích trước vào chi phí không đúng theo quy định của pháp luật.
- Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, tiền thù lao trả cho các sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh. Tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật
- Chi trả lãi vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu
- Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ, thuế GTGT nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế TNDN
- Phần chi quảng cáo tiếp thị, khuyến mãi, hoa hồng môi giới, chi phí tiếp tân, hội nghị, chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán, chi báo biếu, báo tặng của các cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động SXKD vượt quá 10% tổng số chi được trừ. Đối với DN thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong 3 năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này. Đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra.
-Khoản tài trợ ( trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật).
3. THUẾ SUẤT THUẾ TNDN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH:
- Thuế suất thuế TNDN áp dụng đối với cơ sở kinh doanh là 25%.
- Thuế suất thuế TNDN áp dụng đối với cơ sở kinh doanh tiến hành tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tối thiểu 32% (từ 32% đến 50%)
- Đối với hoạt động Xổ số kiến thiết, nộp thuế TNDN với mức thuế suất là 28%. Bộ Tài chính quy định cụ thể cơ chế tài chính áp dụng đối với khoản thu nhập sau thuế của hoạt động Xổ số kiến thiết.
II. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH
1. KHÁI NIỆM:
Thuế thu nhập hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ( hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành.
2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ TNDN HIỆN HÀNH:
2.1 Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế
2.1.1) Đối tượng nộp thuế:
*) Các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm:
Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp, luật doanh nghiệp nhà nước, luật đầu tư, luật hợp tác xã.
Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác.
Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan hành chính, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.
*) Cá nhân trong nước sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm:
- Cá nhân và nhóm cá nhân kinh doanh.
Cá nhân hành nghề độc lập có hoặc không có văn phòng, địa điểm hành nghề cố định: bác sĩ, kế toán, kiểm toán, họa sĩ và những người hành nghề độc lập khác.
Cá nhân cho thuê tài sản như: nhà, đất, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị và các loại tài sản khác.
*) Công ty ở nước ngoài sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông qua cở sở thường trú tại Việt Nam gồm một trong các hình thức sau:
Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, xưởng sản xuất, kho giao nhận hàng hóa, phương tiện vận tải, mỏ dầu hoặc mỏ khí, phương tiện phục vụ cho việc thăm dò tài nguyên thiên nhiên….
Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp, các hoạt động giám sát xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt ,lắp ráp
Cơ sở cung cấp các dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công cho mình hay một đối tượng khác.
Đại lý cho công ty ở nước ngoài.
Đại diện ở Việt Nam trong các trường hợp:
+ Có thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên công ty ở nước ngoài
+ Không có thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên công ty nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiên việc giao hanhg hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam
*) Công ty nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo luật đầu tư và luật doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
2.1.2) Đối tượng chịu thuế:
Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài và thu nhập chịu thuế khác.
2.2 Căn cứ tính thuế:
Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định dựa trên hai căn cứ: thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ( TNDN )
Thuế TNDN Thu nhập chịu thuế
Phải nộp = trong kỳ tính thuế * Thuế suất
( TNCT )
Trong đó :
TNCT = DT tính TNCT trong - Chi phí hợp lý + TNCT khác trong kỳ
kỳ tính thuế trong kỳ tính thuế tính thuế
Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế được xác định theo năm tài chính áp dụng.
Kỳ tính thuế năm đầu tiên của cơ sở kinh doanh mới thành lập và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hưũ, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn ba tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo ( đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối với cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuế TNDN. Kỳ tính thuế TNDN năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế TNDN năm cuối cùng không quá 15 tháng.
2.3 Chứng từ kế toán:
- Các tờ khai thuế tạm nộp/ quyết toán thuế TNDN hàng năm.
- Thông báo thuế và biên lai nộp thuế.
- Các chứng từ kế toán có liên quan khác…
2.4 Sổ kế toán:
2.4.1 Đối với hình thức kế toán nhật ký chung:
-Gồm các sổ:
+ Nhật ký chung
+ Nhật ký đặc biệt
+ Sổ cái các tài khoản 3334 “ thuế TNDN”, tài khoản 8211 “ chi phí thuế TNDN hiện hành”
Quy trình chung ghi sổ kế toán:
2.4.2 Đối với hình thức kế toán nhật ký sổ cái:
- Gồm:
+ Sổ nhật ký sổ cái
+ Thẻ kế toán chi tiết
Quy trình chung ghi sổ kế toán:
2.4.3 Đối với hình thức kế toán Nhật ký chứng từ:
- Gồm :
+ Sổ Nhật ký chứng từ số 8
+ Bảng kê chứng từ số 1, số 2…
+ Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Quy trình chung ghi sổ kế toán:
2.4.4 Đối với hình thức kế toán chứng từ ghi sổ:
- Gồm :
+ Chứng từ ghi sổ
+ Sổ cái
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, …
Quy trình chung ghi sổ kế toán:
2.5 Tài khoản sử dụng:
Lưu ý: TK 3334 –“ Thuế TNDN” có thể có số dư bên Có hoặc số dư bên Nợ.
Lưu ý: TK 8211 –“ chi phí thuế TNDN hiện hành” không có số dư
2.6 Phương pháp hạch toán:
2.6.1 Sơ đồ hạch toán:
TK111,112,… TK3334 TK8211 TK3334
(1b),( 2b), (3b) (1a),( 2a), (3a) (5), (6)
TK911 TK911
(4) (7)
2.6.2 Diễn giải:
* Các nghiệp vụ kế toán phát sinh tăng chi phí thuế TNDN hiện hành:
(1a) Hàng quý, khi xác định thuế TNDN tạm phải nộp theo quy định của Luật thuế TNDN, kế toán phản ánh số thuế TNDN tạm phải nộp Nhà nước vào chi phí thuế TNDN hiện hành, ghi:
Nợ TK 8211
Có TK 3334
(1b) Khi nộp thuế TNDN vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3334
Có TK 111,112,…
(2a) Cuối năm tài chính căn cứ vào số thuế TNDN thực tế phải nộp:
Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN tạm phải nộp, kế toán phản ánh bổ sung số thuế TNDN còn phải nộp, ghi:
Nợ TK 8211
Có TK 3334
(2b) Khi nộp thuế TNDN vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3334
Có TK 111,112,…
(3a) Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước lien quan đến khoản thuế TNDN phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng ( giảm) số thuế TNDN phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót.
Trường hợp thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bố sung do phát hiện sai sót không trọng yêu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại, ghi:
Nợ TK 8211
Có TK 3334
(3b) Khi nộp tiền, ghi:
Nợ TK 3334
Có TK 111,112,…
(4) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành, nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ < số phát sinh Có, thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 8211
Có TK 911
* Các nghiệp vụ kế toán phát sinh giảm chi phí thuế TNDN hiện hành:
(5) Cuối năm tài chính căn cứ vào số thuế TNDN phải nộp:
- Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm phải nộp, thì số chênh lệch kế toán ghi giảm chi phí số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:
Nợ TK 3334
Có TK 8211
(6) Trường hợp số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại, ghi:
Nợ TK 3334
Có TK 8211
(7) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành, nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 911
Có TK 8211
III. BÀI TẬP:
Đầu năm 2009: DNTM A còn số lỗ năm trước được kết chuyển sang năm sau tính trừ thuế TNDN là 8trđ
Năm 2009 DNTM có số liệu kế toán sau: (ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
Cả Năm
1. Doanh thu bán hàng
100
150
250
200
700
2. Giá vốn hàng bán
80
120
200
170
570
3. Lãi gộp
?
?
?
?
?
4. Doanh thu tài chính
60
30
70
60
220
5. Chi phí tài chính
20
10
30
10
70
6. Chi phí bán hàng
30
35
40
52
157
7. Chi phí quản lí doanh nghiệp
20
25
30
23
98
8. Lợi nhuận hoạt động KD
?
?
?
?
?
9. Thu nhập khác
10
20
10
35
75
10. Chi phí khác
0
25
25
10
60
11. Lợi nhuận HĐ khác
?
?
?
?
?
12. Tổng LN kê toán trước thuế
?
?
?
?
?
13. Chi phí thuế TNDN hiện hành
?
?
?
?
?
14. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
?
?
?
?
?
15. Lợi nhuận sau thuế TNDN
?
?
?
?
?
Yêu cầu 1:DN có chứng từ đầy đù là hợp pháp hợp lệ được tính vào thu nhập chịu thuế. Tài liệu bổ sung cho số liệu ở bảng trên:
+ Quý 1: Không có khoản điều chỉnh tăng , giảm thu nhập chịu thuế từ doanh thu và chi phí trong kỳ
+ Quý 2: Bị phạt do vi phạm hợp đồng 15trđ, một số chi phí chứng từ không hợp lệ đã tính vào chi phí khác là 5trđ
+ Quý 3: Thu nhập tài chính từ hoạt động liên doanh đã tính thuế TNDN tại nguồn là 50trđ
+ Quý 4: Chi phí tiếp khách 15trđ, chi phí quảng cáo 45trđ. Thu nhập tài chính từ hoạt động liên doanh đã tính thuế TNDN tại nguồn là 20trđ.
Hãy tính thuế thu nhập tạm nộp từng quý và quyết toán thuế TNDN cuối năm. Hạch toán và hoàn thành bảng số liệu trên.
Yêu cầu 2: Giả sử cuối năm, DN phát hiện bỏ sót một khoản thu nhập khác từ năm trước 10trđ, cần điều chỉnh vào thu nhập chịu thuế, sự sai xót này không trọng yếu. Hãy tính thuế TNDN năm hiện hành và hạch toán thuế TNDN vào cuối năm ( kết hợp với yêu cầu 1)
Bài giải: (ĐVT: 1 triệu đồng)
Câu 1: Tính thuế thu nhập tạm nộp theo quý và cả năm
Quý 1: 1. Tổng hợp lợi nhuận kế toán trước thuế là 20trđ
2. Điều chỉnh tăng lợi nhuận theo pháp luật thuế: 0trđ
3. Điều chỉnh giảm lợi nhuận theo pháp luật thuế: 0trđ
4. Lỗ được kết chuyển trong kỳ: 8trđ
5. Thu nhập chịu thuế: 12trđ
6. Thuế TNDN tạm nộp: 12*25%=3
Hạch toán chi phí thuế TNDN cuối quý.
a, Nợ TK 8211: 3
Có TK 3334: 3
b, Nợ TK 911 : 3
Có TK 8211: 3
Quý 2: 1. Tổng hợp lợi nhuận kế toán trước thuế là (15)trđ
2. Điều chỉnh tăng lợi nhuận theo pháp luật thuế: 20trđ
3. Điều chỉnh giảm lợi nhuận theo pháp luật thuế: 0trđ
4. Lỗ được kết chuyển trong kỳ: 0trđ
5. Thu nhập chịu thuế: 5trđ
6. Thuế TNDN tạm nộp: 5*25%= 1,25
Hạch toán chi phí thuế TNDN cuối quý.
a, Nợ TK 8211: 1,25
Có TK 3334 : 1,25
b, Nợ TK 911: 1,25
Có TK 8211 : 1,25
Quý 3: 1. Tổng hợp lợi nhuận kế toán trước thuế là 5trđ
2. Điều chỉnh tăng lợi nhuận theo pháp luật thuế: 0trđ
3. Điều chỉnh giảm lợi nhuận theo pháp luật thuế: 50trđ
4. Lỗ được kết chuyển trong kỳ: 0trđ
5. Thu nhập chịu thuế: (45)trđ
Quý 3 tạm thời không nộp thuế TNDN
Quý 4: Điều chỉnh cho cả năm
Tính chi phí quảng cáo, tiếp khách được trừ theo quy định 10%/ tổng chi phí (lưu ý tổng phí không tính giá mua và phí quảng cáo, tiếp khách vì đây là DN thương mại đang hoạt động)
Tổng chi phí được làm căn cứ tính trừ = 70 + 157 + 98 + 60 – 20 – 60 =305
Chi phí quảng cáo, tiếp thị được tính trừ theo tỉ lệ qui định =305*10%=30,5
Vậy chi phí quảng cáo, tiếp khách đã chi vượt đinh mức không được tinh trừ thu nhập chịu thuế là: 60 - 30,5 = 29,5
1. Tổng hợp lợi nhuận kế toán trước thuế là: 40trđ
2. Điều chỉnh tăng lợi nhuận theo pháp luật thuế: 20+29,5= 49,5trđ
3. Điều chỉnh giảm lợi nhuận theo pháp luật thuế: 70 trđ
4. Lỗ được kết chuyển trong kỳ: 8 trđ
5. Thu nhập chịu thuế: 11,5 trđ
6. Thuế TNDN tạm nộp: 11,5*25%= 2,875
7.Thuế TNDN đã tạm nộp trong các quí : 4,25trđ
8. Thuế TNDN đã nộp thừa trong năm: 4,25- 2,875= 1,375trđ
Kế toán điều chỉnh bút toán ghi giảm thuế TNDN phải nộp cuối quí 4
a, Nợ TK 3334 : 1,375
Có TK 821(1): 1,375
b, Nợ TK 821(1): 1,375
Có TK 911: 1,375
Vậy DNTM A có số liệu kế toán như sau: (đvt: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
Cả Năm
1. Doanh thu bán hàng
100
150
250
200
700
2. Giá vốn hàng bán