Thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận kế toán

Ta biết rằng, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước và khi nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước càng lớn thì tất yếu phải đòi hỏi nguồn thu từ thuế ngày càng tăng. Bên cạnh đó, thuế còn có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng, điều chỉnh các cân đối lớn trong nền kinh tế – xã hội. Thông qua thu thuế Nhà nước thực hiện kiểm kê, kiểm soát và quản lý kinh tế – xã hội, đồng thời điều tiết thu nhập, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp giữa các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư. Ở các nước phát triển, Luật Kế toán là căn cứ để ban hành các chuẩn mực kế toán. Nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, vào ngày 31/12/2001, Bộ Tài chính ký Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ban hành và công bố 04 chuẩn mực kế toán đầu tiên của Việt Nam dựa trên cơ sở nghiên cứu chuẩn mực kế toán quốc tế. Trong 4 chuẩn mực kế toán này thì Chuẩn mực số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp được Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định 20/2006/TT-BTC ngày 15/02/2005 và thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn chi tiết. Chuẩn mực này là cơ sở để các doanh nghiệp hiểu và ứng xử phù hợp nhất đối với các chênh lệch phát sinh giữa số liệu ghi nhận theo chính sách kế toán do doanh nghiệp lựa chọn và số liệu theo quy định của các chính sách thuế hiện hành về thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán. Và đây cũng là nội dung nghiên cứu của em.

doc35 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1658 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận kế toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ÁN Thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận kế toán MỤC LỤC Trang DANH MỤC VIẾT TẮT LỜI NÓI ĐẦU 01 PHẦN I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 02 Khái niệm, nguồn gốc và tác dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp 02 Khái niệm thuế TNDN 02 Nguồn gốc và tác dụng của thuế TNDN 02 Đối tượng nộp thuế và đối tượng không nộp thuế TNDN 03 Đối tượng nộp thuế TNDN 03 Đối tượng không nộp thuế TNDN 04 Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp 05 Phương pháp tính thuế TNDN 05 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 05 Kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế TNDN 06 Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh 06 Kê khai thuế TNDN 07 Nộp thuế TNDN 07 Quyết toán thuế TNDN 08 Nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan thuế 09 Miễn, giảm thuế TNDN 10 Đối với doanh nghiệp trong nước mới thành lập 10 Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh 11 PHẦN II : PHÂN BIỆT LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ LỢI NHUẬN CHỊU THUẾ 12 Doanh thu chịu thuế và cách xác định 12 Chi phí kinh doanh và chi phí hợp lý ( chi phí thuế ) 14 Lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế 21 PHẦN III : NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP VỀ LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ LỢI NHUẬN CHỊU THUẾ CỦA THUẾ TNDN 24 Nhận xét về lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế 24 Một số giải pháp về lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế 26 KẾT LUẬN 28 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT -----—&–----- Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ NSNN Ngân sách nhà nước TNCT Thu nhập chịu thuế TNDN Thuế thu nhập doanh nghệp TSCĐ Tài sản cố định SXKD Sản xuất kinh doanh LỜI NÓI ĐẦU Ta biết rằng, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước và khi nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước càng lớn thì tất yếu phải đòi hỏi nguồn thu từ thuế ngày càng tăng. Bên cạnh đó, thuế còn có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng, điều chỉnh các cân đối lớn trong nền kinh tế – xã hội. Thông qua thu thuế Nhà nước thực hiện kiểm kê, kiểm soát và quản lý kinh tế – xã hội, đồng thời điều tiết thu nhập, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp giữa các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư. Ở các nước phát triển, Luật Kế toán là căn cứ để ban hành các chuẩn mực kế toán. Nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, vào ngày 31/12/2001, Bộ Tài chính ký Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ban hành và công bố 04 chuẩn mực kế toán đầu tiên của Việt Nam dựa trên cơ sở nghiên cứu chuẩn mực kế toán quốc tế. Trong 4 chuẩn mực kế toán này thì Chuẩn mực số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp được Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định 20/2006/TT-BTC ngày 15/02/2005 và thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn chi tiết. Chuẩn mực này là cơ sở để các doanh nghiệp hiểu và ứng xử phù hợp nhất đối với các chênh lệch phát sinh giữa số liệu ghi nhận theo chính sách kế toán do doanh nghiệp lựa chọn và số liệu theo quy định của các chính sách thuế hiện hành về thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán. Và đây cũng là nội dung nghiên cứu của em. Nội dung đề án gồm ba phần: Phần 1: Khái quát chung về thuế thu nhập doanh nghiệp. Phần 2: Phân biệt lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế. Phần 3:Nhận xét và giải pháp về lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế của thuế TNDN. Sinh viên thực hiện Lê Thị Hiếu Nhơn PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC VÀ TÁC DỤNG CỦA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP. 1.1.1. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu tính trên phần thu nhập chịu thuế phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Thu nhập của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ trong một thời kỳ nhất định. Tuy nhiên, cơ sở tính thuế TNDN không phải là toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp mà cơ sở tính thuế là thu nhập chịu thuế (TNCT). 1.1.2. Nguồn gốc và tác dụng thuế thu nhập doanh nghiệp. a. Nguồn gốc: Thuế TNDN ra đời xuất phát từ yêu cầu đảm bảo nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. b. Tác dụng: - Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của Ngân sách nhà nước (NSNN) Thuế TNDN ra đời xuất phát từ yêu cầu đảm bảo nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Đến nay phạm vi áp dụng của thuế TNDN rất rộng, bao gồm tất cả các cơ sở có hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế. Bên cạnh đó, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, các doanh nghiệp ra đời ngày càng nhiều hơn, quy mô hoạt động được mở rộng cũng như hiệu quả kinh doanh ngày càng được nâng cao. Chính vì vậy, nguồn thu từ thuế TNDN cũng tăng đáng kể và tích lũy lớn cho NSNN. - Thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết các hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân. Với chính sách ưu đãi về thuế suất, thuế TNDN góp phần định hướng cho các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực trọng yếu của quốc gia, những lĩnh vực Nhà nước khuyến khích đầu tư, nhằm đảm bảo cơ cấu kinh tế hợp lý. Bên cạnh đó, thông qua chính sách ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp mới thành lập từ một số dự án của Nhà nước, cũng góp phần khuyến khích đầu tư và giúp các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn khi khởi nghiệp. Mặt khác, thông qua hoàn thuế TNDN cho tái đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, việc tính trừ các khoản chi phí hợp lýcũng góp phần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện nâng cao lợi ích cho các doanh nghiệp. - Thuế TNDN thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trên cơ sở pháp luật. Các doanh nghiệp với lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tài chính mạnh thì doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhập cao; ngược lại các doanh nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng lao động bị hạn chế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập. Để hạn chế nhược điểm đó, Nhà nước sử dụng thuế TNDN làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào Ngân sách nhà nước được công bằng, hợp lý. 1.2. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ VÀ ĐỐI TƯỢNG KHÔNG NỘP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP. 1.2.1. Đối tượng nộp thuế TNDN: Đối tượng nộp thuế TNDN là tổ chức, cá nhân có hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế. Ÿ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với TNCT phát sinh tại Việt Nam và TNCT phát sinh ngoài Việt Nam. Theo đó, đối tượng nộp thuế ở đây là các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí, Luật thương mại và các văn bản pháp luật khác. Ÿ Cá nhân trong nước sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Ÿ Cá nhân nước ngoài kinh doanh có thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt là hoạt động kinh doanh được thực hiện tại Việt Nam hay ở nước ngoài. Ÿ Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ. Ÿ Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã. Ÿ Công ty ở nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam. Cơ sở thường trú là cơ sở kinh doanh mà thông qua cơ sở này công ty ở nước ngoài thực hiện một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam mang lại thu nhập. Cơ sở thường trú của công ty ở nước ngoài chủ yếu bao gồm các hình thức sau: - Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, xưởng sản xuất, kho giao nhận hàng hóa, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu hoặc khí đốt, địa điểm thăm dò hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên hay các thiết bị phương tiện phục vụ cho việc thăm dò tài nguyên thiên nhiên. - Địa điểm xây dựng; công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp; các hoạt động giám sát xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp. - Cơ sở cung cấp các dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công cho mình hay một đối tượng khác. - Đại lý cho công ty ở nước ngoài. - Đại diện ở Việt Nam trong các trường hợp: có thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên công ty ở nước ngoài hoặc không có thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên công ty nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam. Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó. Ÿ Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam. Ÿ Các tổ chức khác có hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ phát sinh thu nhập chịu thuế. 1.2.2. Đối tượng không thuộc diện nộp thuế TNDN. Đối tượng không thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; trừ hộ gia đình và cá nhân nông dân sản xuất hàng hoá lớn, có thu nhập cao. Việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất hàng hoá lớn, có thu nhập cao từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sẽ có quy định riêng. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản trình Chính phủ ban hành quy định về việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với các đối tượng này. 1.3. CĂN CỨ TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP. - Căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế trong kỳ và thuế suất. - Doanh nghiệp đăng ký với cơ quan quản lý thu thuế việc lựa chọn kỳ tính thuế là năm dương lịch hoặc năm tài chính. - Kỳ tính thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. 1.4. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHỆP. - Theo quy định của Luật thuế TNDN thì thuế TNDN trong kỳ của doanh nghiệp được xác định bằng công thức: Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc loại thuế tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp được Bộ Tài chính cho phép hạch toán kế toán bằng ngoại tệ thì sử dụng đồng tiền hạch toán để tính số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Nếu nộp thuế bằng đồng Việt Nam thì quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm nộp tiền. - Bộ Tài chính quy định chi tiết phương pháp tính thuế đối với trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam khấu trừ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho doanh nghiệp nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định hướng dẫn thi hành luật thuế TNDN của thủ tướng chính phủ ban hành ngày 15/08/2008. 1.5. THUẾ SUẤT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP. Ÿ Thuế suất thuế TNDN thông thường là 25%. ŸThuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50%. Tài nguyên quý hiếm khác bao gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm. Ÿ Ngoài ra, còn một số trường hợp được hưởng mức thuế suất ưu đãi như sau: - Thuế suất 20% trong thời gian 10 năm kể từ khi cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với: + Hợp tác xã được thành lập tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. + Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục được ưu đãi đầu tư. + Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. - Thuế suất 15% trong thời gian 12 năm kể từ khi cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với: + Hợp tác xã được thành lập tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. + Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực ưu đãi đầu tư và thực hiện tại địa bàn thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. - Thuế suất 10% trong thời gian 15 năm kể từ khi cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với: + Hợp tác xã và cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. + Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư. 1.6. KÊ KHAI, NỘP THUẾ VÀ QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP. 1.6.1. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh: - Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. - Kê khai đầy đủ doanh thu, chi phí, thu nhập theo đúng chế độ do Bộ Tài chính quy định. - Nộp đầy đủ, đúng hạn tiền thuế, các khoản tiền phạt vào ngân sách nhà nước theo thông báo của cơ quan thuế. - Cung cấp tài liệu, sổ kế toán, báo cáo kế toán, hóa đơn, chứng từ có liên quan đến việc tính thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế. - Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ theo giá trị thị trường. 1.6.2. Kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp: Ÿ Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai và nộp hồ sơ khai thuế TNDN tạm tính theo từng quý cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất vào ngày 30 tháng tiếp theo của quý đó. Riêng với thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản thì có thể kê khai theo từng quý hoặc từng lần chuyển nhượng. - Sử dụng tờ khai thuế TNDN tạm tính theo mẫu số 01A/TNDN hoặc 01B/TNDN. Việc sử dụng mẫu nào là tùy thuộc vào doanh nghiệp nhưng phải thống nhất sử dụng từ đầu. + Cơ sở lập tờ khai mẫu 01A/TNDN là doanh thu phát sinh trong kỳ, chi phí phát sinh trong kỳ, lợi nhuận phát sinh trong kỳ, TNCT và thu nhập tính thuế. + Cơ sở lập tờ khai mẫu 01B/TNDN chỉ cần doanh thu phát sinh trong kỳ và tỷ lệ TNCT trên doanh thu (%). Trong đó, tỷ lệ TNCT trên doanh thu do doanh nghiệp tự đưa ra , được sử dụng thống nhất cho cả năm và được xác định căn cứ vào tờ khai quyết toán của năm trước đó: Tỷ lệ TNCT trên doanh thu TNCT Doanh thu = - Sử dụng tờ khai thuế TNDN từ chuyển nhượng bất động sản theo mẫu số 02/TNDN kèm theo phụ lục theo mẫu số 01-1/TNDN đối với các doanh nghiệp kê khai thuế TNDN từ chuyển nhượng bất động sản. 1.6.3. Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: - Cơ sở kinh doanh phải tạm nộp số thuế hàng quý theo bản tự kê khai hoặc theo số thuế cơ quan thuế ấn định đầy đủ, đúng hạn vào Ngân sách Nhà nước. Thời hạn nộp thuế hàng quý chậm nhất là ngày cuối quý. Chính phủ quy định thủ tục nộp thuế đơn giản, thuận tiện, nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ sở kinh doanh trước pháp luật, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật của cơ quan thuế, bảo đảm quản lý thu thuế chặt chẽ, có hiệu quả. - Việc xác định ngày nộp thuế của cơ sở kinh doanh được thực hiện như sau: + Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế bằng chuyển khoản qua Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác thì ngày nộp thuế là ngày Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác ký nhận trên Giấy nộp tiền vào ngân sách. + Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế bằng tiền mặt thì ngày nộp thuế là ngày Cơ quan Kho bạc nhận tiền thuế hoặc cơ quan thuế cấp Biên lai thuế. + Cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế cùng thuế GTGT. - Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi. - Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ do Bộ Tài chính quy định tính trên tổng số tiền chi trả và nộp vào ngân sách nhà nước cùng thời điểm chuyển trả tiền cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. 1.6.4. Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp: - Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế. Quyết toán thuế phải thể hiện đúng, đầy đủ các khoản đây: + Doanh thu. + Chi phí hợp lý. + Thu nhập chịu thuế. + Số thuế thu nhập phải nộp. + Số thuế thu nhập đã tạm nộp trong năm. + Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngòai cho các khoản thu nhập nhận được từ nước ngoài. + Số thuế thu nhập nộp thiếu hoặc nộp thừa. - Năm quyết toán thuế TNDN được tính theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 cùng năm. Nếu cơ sở kinh doanh được phép áp dụng năm tính thuế khác với năm tài chính trên đây thì được quyết toán theo năm tài chính đó. - Cơ sở kinh doanh phải nộp Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan trực tiếp quản lý trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. - Đối với trường hợp sáp nhập, chia tách, giải thể,... thời hạn nộp báo cáo quyết toán là 45 ngày kể từ ngày có quyết định sáp nhập, chia tách, giải thể của cơ quan có thẩm quyền. - Cơ sở kinh doanh phải nộp số thuế còn thiếu theo báo cáo quyết toán thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quy định phải nộp báo cáo quyết toán cho cơ quan thuế. Nếu sau 10 ngày không nộp thuế thì ngoài việc nộp đủ số thuế còn thiếu còn phải nộp tiền phạt chậm nộp. - Hồ sơ quyết toán thuế TNDN gồm: + Sử dụng tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN và các phụ lục (nếu có). + Báo cáo tài chính năm hoặc tại thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh,... (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính). + Một số phụ lục kèm theo (Nghĩa vụ phải nộp NSNN, Bảng cân đối tài khoản,...). 1.6.5. Nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan thuế: - Hướng dẫn cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai thuế, nộp thuế theo đúng quy định của Luật này. - Thông báo cho cơ sở kinh doanh về việc chậm nộp tờ khai, chậm nộp thuế và quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế; nếu cơ sở kinh doanh không nộp đầy đủ số thuế, số tiền phạt theo đúng thông báo thì có quyền áp dụng biện pháp xử lý quy định tại khoản 4 Điều 23 của Luật này để đảm bảo thu đủ số thuế, số tiền phạt; nếu đã thực hiện biện pháp xử lý trên mà cơ sở kinh doanh vẫn không nộp đủ số thuế, số tiền phạt thi chuyển hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. - Kiểm tra, thanh tra việc kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh, bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp phát hiện giá mua, giá bán, chi phí kinh doanh và các yếu tố khác không hợp lý thì cơ quan thuế có quyền xác định lại để bảo đảm thu đúng, thu đủ thuế thu nhập doanh nghiệp. - Xử lý vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế. - Yêu cầu cơ sở kinh doanh cung cấp sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế; yêu cầu ngân hàng, tổ chức tín dụng khác và tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế. - Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ sở kinh doanh và đối tượng khác cung cấp theo chế độ quy định. 1.7. MIỄN, GIẢM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP. 1.7.1. Đối với doanh nghiệp trong nước mới thành lập. - Cơ sở SXKD trong nước mới thành lập được miễn thuế TNDN 2 năm đầu kể từ khi có TNCT và 50% số thuế TNDN trong thời gian 2 năm tiếp theo. Trường hợp thành lập ở huyện thuộc vùng miền núi, hải đảo và vùng khó khăn khác thì thời gian giảm thuế được kéo dài thêm 2 năm. - Cơ sở SXKD mới thành lập thuộc lĩnh vực, ngành nghề ưu đãi được đầu tư được miễn thuế TNDN 2 năm đầu kể từ khi có TNCT và được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong thời hạn 3 năm tiếp theo. - Cơ sở sản xuất mới thành lập thuộc lĩnh vực, ngành nghề được ưu đãi, được đầu tư ở
Luận văn liên quan