Thuế là nguồn thu quan trọng hàng đầu của ngân sách nhà nước để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Thuế còn là công cụ quản lí vĩ mô để điều tiết và định hướng cho sự phát triển kinh tế của nền kinh tế quốc gia theo các mục tiêu kinh tế chính trị xã hội trong từng giai đoạn nhất định.
Hệ thống thuế của một quốc gia bao gồm nhiều loại thuế khác nhau bao trùm lên mọi hoạt động của nền kinh tế.Tuy hiên các loại thuế đều có những yếu tố căn bản giống,bao gồm :Tên gọi, đối tượng tính thuế, thuế suất ,giá tính thuế, thủ tục thu - nộp thuế .
Sau đây giới thiệu một số loại thuế áp dụng cho các doanh nghiệp trong hệ thống thuế Việt Nam trên các mặt:căn cứ tính thuế và phương pháp kế toán từng loại thuế theo quy định trong kế toán tài chính
Chính vì những vấn đề liên quan trong cuộc sống giúp em nghiên cứu đề tài :
“Thuế và hạch toán thuế trong doanh nghiệp” đề tài này bao gồm các phần như sau :
Phần 1: Tổng quan về thuế - mối quan hệ giữa kế toán tài chính và thuế trong quá trình quản lý và hành thu thuế ở doanh nghiệp.
Phần 2: Phương pháp hạch toán kế toán các loại thuế trong doanh nghiệp.
Phần 3: Các giải pháp hoàn thiện kế toán tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý và thu thuế tại các doanh nghiệp.
41 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2285 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thuế và hạch toán thuế trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
&
Thuế là nguồn thu quan trọng hàng đầu của ngân sách nhà nước để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Thuế còn là công cụ quản lí vĩ mô để điều tiết và định hướng cho sự phát triển kinh tế của nền kinh tế quốc gia theo các mục tiêu kinh tế chính trị xã hội trong từng giai đoạn nhất định.
Hệ thống thuế của một quốc gia bao gồm nhiều loại thuế khác nhau bao trùm lên mọi hoạt động của nền kinh tế.Tuy hiên các loại thuế đều có những yếu tố căn bản giống,bao gồm :Tên gọi, đối tượng tính thuế, thuế suất ,giá tính thuế, thủ tục thu - nộp thuế .
Sau đây giới thiệu một số loại thuế áp dụng cho các doanh nghiệp trong hệ thống thuế Việt Nam trên các mặt:căn cứ tính thuế và phương pháp kế toán từng loại thuế theo quy định trong kế toán tài chính
Chính vì những vấn đề liên quan trong cuộc sống giúp em nghiên cứu đề tài :
“Thuế và hạch toán thuế trong doanh nghiệp” đề tài này bao gồm các phần như sau :
Phần 1: Tổng quan về thuế - mối quan hệ giữa kế toán tài chính và thuế trong quá trình quản lý và hành thu thuế ở doanh nghiệp.
Phần 2: Phương pháp hạch toán kế toán các loại thuế trong doanh nghiệp.
Phần 3: Các giải pháp hoàn thiện kế toán tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý và thu thuế tại các doanh nghiệp.
PHẦN I:
TỔNG QUAN VỀ THUẾ - MỐI QUAN HỆ GIỮA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH VÀ THUẾ TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ VÀ HÀNH THU THUẾ Ở
DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm chung về thuế và các loại thuế
1.1.1 Khái niệm về thuế
Thuế là nguồn thu quan trọng hàng đầu của ngân sách nhà nước để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Thuế còn là công cụ quản lý vĩ mô để điều tiết và định hướng cho sự phát triển kinh tế quốc gia theo các mục tiêu kinh tế- chính trị- xã hội trong từng giai đoạn nhất định.
1.1.2 Các loại thuế
Hệ thống thuế Việt Nam bao gồm các loại thuế sau:
-Thuế GTGT: là loại thuế gián thu đánh vào sự tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Thuế này do các nhà sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ nộp, nhưng người tiêu dùng là đối tượng chịu thuế thông qua giá cả hàng hoá và dịch vụ. Về thực chất đây là một loại thuế đánh vào người tiêu dung. Thuế GTGT có 3 loại hình lớn đó là thuế GTGT về doanh thu, thuế GTGT về tài sản, thuế GTGT về thu nhập.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo qui định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ.
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một loại thuế đánh vào các hàng hoá mậu dịch, phi mậu dịch được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp. Ở Việt Nam, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 thay cho Luật thuế lợi tức.
- Thu trên vốn: Căn cứ để xác định số vốn bình quân phải tính tiền thu về sử dụng vốn trong kỳ, gồm:
Tờ khi nộp tiền thu về sử dụng vốn
Các chứng từ chứng minh về những biến động vốn trong kỳ
Các báo cáo kế toán có liên quan đến tình hình quản lý sử dụng vốn của ngân sách tại đơn vị.
Bảng kê khai quyết toán thu về sử dụng vốn
Các chứng từ khác mà cán bộ thuế điều tra , khai thác được.
Các chứng từ này phản ảnh được số vốn ngân sách cấp.
-Thuế tài nguyên: là một khoản thu bắt buộc đối với các tổ chức và cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên không phụ thuộc vào cách thức tổ chức và hiệu qủa sản xuất kinh doanh của người khai thác.
- Thuế nhà đất: là một phép cộng thuế nhà với thuế đất. Vậy là nhà và đất bị coi như hai vật, hai đối tượng tính thuế riêng biệt. Cách nghĩ đơn giản như vậy không phản ánh đúng hiện thực khách quan. Chỉ có thể coi đất như một vật độc lập nếu trên nó không có nhà. Một khi trên đất đã có nhà, nó không còn độc lập nữa, mà trở thành một bộ phận cấu thành nhà. Tách khỏi đất, nhà không còn. Đất đã có nhà không thể sử dụng làm việc khác, ngoài làm nền cho nhà. Trong một khuôn viên, nhà đất kết thành một khối vật chất thống nhất. Tách chúng thành hai vật, hai đối tượng tính thuế là sự chia cắt khiên cưỡng chỉ có trong nhận thức.
- Và các loại thuế khác.
1.2. Mối quan hệ giữa kế toán tài chính và thuế trong quá trình quản lý và hành thu thuế ở doanh nghiệp
1.2.1. Chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là căn cứ quan trọng hàng đầu cho việc xem xét xác định đối tượng chịu thuế đôí tượng tính thuế, thuế suất cũng như việc hành thu thuế của cơ quan thuế.
Đối với thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì chứng từ kế toán là cơ sở để xác định thuế đầu vào mà đơn vị được khấu trừ cũng như thuế đầu ra mà đơn vị phải nộp. Trên cơ sở chứng từ kế toán mới có thể xác định đúng đắn, hợp pháp số thuế GTGT mà doanh nghiệp còn phải nộp hoặc còn đươc khấu trừ hoặc được hoàn lại.
Đối với thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì chứng từ kế toán là căn cứ phục vụ cho việc xác định GTGT mà qua đó xác định mức thuế GTGT mà doanh nghiệp phải nộp.
Đối với thuế TTĐB thì chứng từ kế toán là căn cứ để xác định dạnh mục số lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cũng như doanh thu thực hiện nhằm xác định giá chịu thuế và qua đó xác định mức thuế TTĐB phải nộp.
Đối với thuế nhập khẩu thì chứng từ kế toán liên quan đến hàng xuất khẩu, nhập khẩu và các thủ tục hải quan là căn cứ để xác định giá tính thuế và mức thuế phải nộp.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì chứng từ kế toán là căn cứ pháp lý quan trọng để xác định các khoản chi phí hợp lý được khấu trừ vào kết quả kinh doanh nhằm xác định đúng đắn thu nhập chịu thuế.
Nói một cách chung nhất thì thông tin kế toán từ chứng từ kế toán là điều kiện không thể thiếu được trong quá trình hành thu thuế, kiểm tra thuế.Chính chứng từ kế toán tạo ra những minh chứng việc chấp hành luật thuế của các doanh nghiệp bởi vì hoá đơn chứng từ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong kinh doanh và hạch toán qua đó phải đảm bảo sự trung thực của mỗi số liệu và các nguyên tắc luật định cho từng loại hoá đơn, chứng từ. Trên cơ sở đó các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước xác định nghĩa vụ đóng góp của cơ sở kinh doanh vào ngân sách nhà nước qua các loại thuế có liên quan. Ngoài ra chứng từ kế toán còn là cơ sở cho việc xét hoàn lại thuế gia trị gia tăng theo qui định của pháp luật.
1.2.2. Phương pháp tính giá
Luật thuế cũng chi phối đến phương pháp tính giá và việc sử dụng phương pháp tính giá khi doanh nghiệp mua sắm tài sản vật tư hàng hoá đều có liên quan đến các loại thuế nằm trong giá thanh toán cho bên bán .Tuỳ theo đối tượng nộp thuế mà thuế phát sinh khi mua tài có thể nằm trong giá trị hoặc không nằm trong giá trị cuả tài sản, khi bán sản phẩm hàng hoá dịch vụ thì thuế cũng là một bộ phận nằm trong giá thanh toán mà khách hàng phải chịu và cũng tuỳ theo đối tượng nộp thuế mà thuế có thể nằm trong doanh thu bán hàng hoặc ngoài doanh thu bán hàng.Các luật thuế cũng ảnh hưởng đến đầu vào cũng như đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh nên nó cũng chi phối đến việc tính giá để phản ánh tình hình tài sản cũng như tình hình kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra luật thuế còn chi phối đến việc định giá chuyển giao và chuyển giá của các công ty đa quốc gia có đầu tư tại quốc gia mình thông qua các công ty con.
1.2.3 Phương pháp tài khoản và ghi sổ kép
Việc ghi nhận thông tin từ chứng từ kế toán mới chỉ cho phép kiểm tra xem xét từng nghiệp vụ kinh tế cụ thể phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi đó yêu cầu tính thuế của một số loại thuế mà đặc biệt là thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp lại cần những thông tin tổng hợp theo những tiêu thức được xác lập trên tài khoản kế toán, như thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định, hàng hoá dịch vụ các loại chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp ..Hơn thế nữa trong từng tài khoản lại còn phải chi tiết theo từng nội dung kinh tế cụ thể như trong chi phí quản lí doanh nghiệp (TK642) còn phải chi tiết thành chi phí nhân viên, chi phí khấu hao, chi phí vật liệu chi phí về đồ dùng văn phòng
Những thông tin tổng hợp được thu thập xử lý từ phương pháp tài khoản và ghi sổ kép giúp cơ quan hành thu thuế xem xét mức độ hợp lý của từng loại chi phí cũng như của từng bộ phận chi phí so với tổng thể trong cấu thành chi phí đựơc tính trừ vào kết quả kinh doanh nhằm xác định thu nhập chịu thuế. Ngoài ra cũng thông qua phương pháp tài khoản và ghi sổ kép thực hiện được việc ghi chép, phân bổ các khoản thuế đầu vào liên quan đến nhiều đối tượng chịu các loại thuế khác nhau (như thuế GTGT và thuế TTĐB). Đồng thời cũng thực hiện việc phân bổ chi phí liên quan đến các kỳ kế toán cũng như việc lập các khoản dự phòng nhằm xác định đúng đắn thu nhập chịu thuế từng kỳ.
Nói một cách khác bằng phương pháp tài khoản và ghi sổ kép kế toán tài chính sẽ cung cấp thông tin cho cán bộ thuế, cũng như bản thân doanh nghiệp những căn cứ để xác định các yếu tố cần thiết nằm trong căn cứ tính thuế của một số loại thuế quan trọng như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng thu trên vốn .
1.2.4 Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính trong đó có bộ phận báo cáo về nghĩa vụ thuế nằm trong báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh là nguồn thông tin quan trọng đối với các cơ quan chức năng trong việc xem xét tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp. Đồng thời cũng cho phép đánh giá khả năng đóng góp của doanh nghiệp cho Nhà Nước. Bên cạnh đó cũng cho thấy những khó khăn vướng mắt mà doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn do phải nộp thuế đầu vào nhưng chậm được khấu trừ. Thông tin về thuế trên báo cáo tài chính sẽ giúp cho cơ quan chức năng của nhà nước như cơ quan tài chính, cơ quan ngân hàng có những biện pháp thích ứng để tác động đến việc sử dụng vốn của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để tăng cường khả năng đóng góp cho Nhà Nước. Đặc biệt đối với cơ quan thuế thì báo cáo tài chính cung cấp những thông tin về thục trạng tài chính của đối tượng nộp thuế để qua đó xác định phù hợp phương pháp hành thu nhanh thu đủ, thu đúng, hạn chế khả năng thất thu và không gây ra những khó khăn tài chính nhất thời cho doanh nghiệp.
PHẦN II
PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CÁC LOẠI THUẾ TRONG
DOANH NGHIỆP
2.1 Phạm vi áp dụng đối với các loại thuế
- Đối tượng chịu thuế là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Vịêt Nam.
- Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, các nhân có hoạt động sản xuất , kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ở Việt Nam không phân biệt ngành nghề, hình thức,tổ chức kinh doanh; có hoạt động nhập khẩu hàng hoá, kinh doanh dịch vụ.. thuộc đối tượng chịu thuế. Và các cơ sở kinh doanh có thu nhập chịu thuế.
+ Riêng đối với thuế GTGT có 2 phương pháp tính thuế GTGT nên đối tượng áp dụng cho hai phương pháp đó cũng khác nhau:
Phương pháp khấu trừ thuế: Đối tượng áp dụng là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Phương pháp trực tiếp trên GTGT: Đối tượng áp dụng là các cá nhân sản xuất , kinh doanh là người Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp kê khai thuế; cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.
2.2 Căn cứ tính thuế và kế toán các loại thuế
2.2.1 Thuế giá trị gia tăng ( GTGT)
2.2.1.1 Căn cứ tính thuế
* Giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ được xác định cụ thể sau:
- Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho đối tượng khác là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT
- Đối với dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân nước ngoài là giá thanh toán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài chưa có thuế GTGT.
- Hàng hoá dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu tặng là giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
- Đối với hoạt động cho thuê tài sản, giá tính thuế là giá cho thuê chưa tính thuế.
- Trường hợp hàng hoá bán theo phương thức trả góp là giá bán chưa có thuế của hàng hoá đó trả một lần, không tính theo số tiền trả góp từng kỳ.
- Gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế ( bao gồm tiền công, nhiên liệu, vật liệu phụ và chi phí khác để gia công).
- Hoạt động kinh doanh bất động sản thì giá tính thuế GTGT được trừ (-) giá đất theo quy định để xác định tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước hoặc để xác định tiền đền bù khi nhà nước thu hồi đất tại thời điểm bán bất động sản.
- Các hoạt động môi giới, đại lý dịch vụ hưởng hoa hồng thì giá chưa có thuế làm căn cứ tính thuế là tiền hoa hồng thu từ hoạt động này.
- Riêng đối với hàng hoá dịch vụ có tính đặc thù được dùng loại chứng từ như tem bưu chính, vé cước vận tải, vé sổ xố kiến thiết.. ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT, thì gía chưa có thuế được xác định như sau:
Gía chưa có thuế Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem...)
GTGT =
1 + (%) thuế suất của hàng hoá, dịch vụ đó
- Trường hợp dịch vụ cầm đồ, giá tính thuế là tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm tiền lài phải thu từ cho vay càmm đồ và chênh lệch thu được từ bán hàng cầm đồ{ doanh thu bán hàng phát mại (-) phần phải trả khách hàng (nếu có) (-) số tiền cho vay}. Khoản thu tùe dịch vụ này được xác định như trên là giá đã có thuế GTGT.
* Thuế suất thuế GTGT: Gồm các mức thuế 0 %, 5 % và 10 %
- Mức thuế 0% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu:
Bao gồm cả hàng gia công xuất khẩu, hàng hoá chịu thuế GTGT xuất khẩu, sản phẩm phần mềm máy tính xuất khẩu. Xuất khẩu bao gồm ra nước ngoài , xuất vào khu chế xuất kể cả trường hợp đưa hàng hoá ra nước ngoài để bán, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợi, triễn lãm nếu có đủ căn cứ xác định là hàng hoá xuất khẩu.
Các loại hàng hoá, dịch vụ bán cho doanh nghiệp chế xuất và khu chế xuất : bảo hiểm; ngân hàng; bưu chính viễn thông; tư vấn; kiểm toán, kế toán; vận tải, bốc xếp; cho thuê nhà, văn phòng, kho bãi; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng cho cá nhân người lao động; xăng dầu bán cho phương tiện vận tải không được coi là xuất khẩu đế áp dụng thuế suất 0 % mà phải chịu thuế suất thuế GTGT theo thuế suất quy định như đối với hàng hoá tiêu dùng tại Việt Nam.
- Mức thuế 5% đối với hàng hoá, dịch vụ:
Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt do các cơ sở sản xuất kinh doanh nước khai tháctừ nguồn nước tự nhiên cung cấp cho các đối tượng sử dụng nước; phân bón gồm phân hữu cơ và vô cơ, quặng để sản xuất phân bán; thuốc trừ sâu và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng...; Thiết bị máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế ; thuốc chữa bệnh cho người và vật nuôi; Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập; Đồ chơi trẻ em; Băng từ, đĩa đã ghi hoặc chưa ghi chương trình; sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa qua chế biến; Thực phẩm tươi sống, lương thực, lâm sản chưa chế biến ở khâu thương mại; đường; phụ phẩm trong sản xuất đường; sản phẩm bằng đay, cói, tre...; Thức ăn gia súc, gia cầm; Dịch vụ khoa học và công nghệ; Sản phẩm cơ khí;Than, đất, đá, cát, sỏi; Khuôn đúc các loại; Vật liệu nổ; Giấy in báo;Bình bơm thuốc trừ sâu; Mủ cao su, nhựa thông sơ chế; Ván ép nhân tạo;Sản phẩm bê tông công nghiệp; Máy xử lý dữ liệu tự động; Vận tải, bốc xếp; Nạo vét luồng lạch, cảng sông, cảng biển, cứu hộ; Phát hành và chiếu phim vi-đi-ô...
- Mức thuế 10 % đối với hàng hoá, dịch vụ:
Dầu mỏ, khí đốt, quặng và sản phẩm khai khoáng; Điện thương phẩm do các cơ sở sản xuất, kinh doanh điện bán ra; Sản phẩm điện tử; Sản phẩm cơ khí tiêu dùng;
Đồ điện tiêu dùng; sản phẩm hoá chất, mỹ phẩm, bằng da, giả da; Dây dẫn điện; Que hàn; Sợi, vải, sản phẩm may mặc;Giấy và sản phẩm bằng giấy (trừ giấy in báo); Sữa, bánh kẹo, nước giải khát; Sản phẩm gốm, sứ, thuỷ tinh gạch, ngói, cát, sạn; Xây dựng ,lắp đặt;Cho thuê nhà, văn phòng, kho tàng, bến bãi, cơ sở hạ tầng ..; dịch vụ tư vấn pháp luật; Dịch vụ kiểm toán, kế toán; Chụp ảnh, in sang băng, quay vi-đi- ô; Dịch vụ khách sạn, du lịch, ăn uống; Vàng, bạc, đá quý (trừ vàng, bạc nhập khẩu); Đại lý tàu biển, môi gới; Hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt....
2.2.1.2 Kế toán thuế giá trị gia tăng
Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế (PPKT)
Thuế GTGT phải nộp= Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Trong đó :
Thuế GTGT
đầu ra
=
Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ đó
x
Giá tính thuế của hang hóa dịch vụ chịu thuế bán ra
Thuế GTGT đầu vào
- Nhập kho nguyên vật liệu, dụng cụ, hàng hoá:
Nợ TK 152, 153, 156 – Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111,112, 331
- Mua vật liệu, dụng cụ dùng ngay vào sản xuất sản phẩm, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế:
Nợ TK 621, 627, 641- Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111, 112, 331,... -Tổng số tiền thanh toán
- Hàng hoá mua được gửi bán hoặc bán ngay cho khách hàng và chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế:
Nợ TK 157, 632 - Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111,112,331,...- Tổng số tiền thanh toán
- Mua tài sản cố định dùng để sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm hàng hoá, dịch vụ,chịu thuế giá trị GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế :
Nợ TK 211 (213) - giá chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111,112,331,...- Tổng số tiền thanh toán
+ Khi mua tài sản cố định dùng chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và không chịu thuế GTGT thì khoản thuế đầu vào vẫn phản ánh vào TK 133.Cuối kỳ tính toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trên cơ sở tỷ lệ của doanh thu chịu thuế GTGT và doanh thu không chịu thuế GTGT trong tổng doanh thu.Số thuế GTGT không được khấu trừ thi hach toán vào chi phí của đối tượng sử dụng tài sản cố định.
Nếu số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ lớn,kế toán sẽ ghi :
Nợ TK 1421 -Chi phí trả trước
Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Khi phân bổ vào chi phí của đối tượng sử dụng sẽ ghi :
Nợ TK 627,641, 642...
Có TK 1421 – Chi phí trả trước
- Vật tư hàng hoá nhập khẩu dùng để sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh các nội dung:
+ Trị giá hàng hoá bằng vật tư nhập kho bao gồm giá mua, chi phí thu mua, vận chuyển, thuế nhập khẩu...
Nợ TK 152, 156, 211
Có TK 111, 112, 331
Có TK 3333 - Thuế nhập khẩu
Thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu (được khấu trừ):
Nợ TK 133
Có TK 33312
Khi nộp thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu:
Nợ TK 33312
Có TK 111, 112
- Hàng hoá, dịch vụ có tính đặc thù dùng các chứng từ như tem bưu chính, giá cước vận tải...ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng, thì giá chưa có thuế được xác định:
Giá chưa có thuế Giá thanh toán
giá trị gia tăng =
1 + % thuế suất của hàng hoá dịch vụ đó
Thuế GTGT được khấu trừ = Giá thanh toán – Giá chưa có thuế GTGT
Kế toán ghi:
Nợ TK 627,641, 642...- Gía chưa có thuế
Nợ TK 133- Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111,112...- Giá thanh toán
- Khi mua vật tư, hàng hoá dùng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và không chịu thuế GTGT nhưng không tách riêng được thuế GTGT đầu vào, sẽ ghi:
Nợ TK 152,156,...-Giá mua chưa có thuế
Nợ TK133- Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111,112,331,...- Tổng số tiền thanh toán
Cuối kỳ kế toán phải tiến hành phân bổ:
Thuế GTGT đầu vào Thuế GTGT đầu vào Doanh thu
phân bổ cho hàng = x chịu thuế
chịu thuế GTGT Tổng doanh thu GTGT
+ Nếu số thuế GTGT đầu vào phân bổ cho hàng không chịu thuế GTGT chủ yếu liên quan đến hàng đã bán.
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán
Có TK 133-Mức phân bổ
+ Nếu mứ