Thập kỉ 60 của thế kỉ XX là thời kì Cách Mạng trong địa chất học bởi sự ra đời của học thuyết kiến tạo mảng. Trái Đất không còn được coi là một hành tinh không biến đổi, trên đó các lục địa và đại dương luôn cố định theo thời gian và không gian. Trái lại, Trái Đất của chúng ta là một hành tinh có thạch quyển và luôn vận động, được cấu thành từ các mảng khác nhau cơ động trên quyển mềm. Ngày nay các nhà địa chất đã xác định được rằng chính sự tương tác của các mảng quyết định hình thái, vị trí của các lục địa và đại dương trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Cũng chính sự tương tác của các mảng là nguyên nhân tạo ra các dãy núi cổ và trẻ khác nhau trên bề mặt hành tinh, là thủ phạm gây ra các trận động đất co sức tàn phá nghiêm trọng. Hơn thế nữa, nó còn tác động đến chuyển động của các dòng hoàn lưu khí quyển và như vậy cũng tác động luôn tới khí hậu toàn cầu. Từ những nguyên lý của học thuyết kiến tạo mảng, các nhà địa chất đã xác định được mối liên quan giữa kiến tạo mảng với sự phân bố tài nguyên thiên nhiên và sự sống phát triển. Như vậy kiến tạo mảng khống chế toàn bộ quá trình tiến hóa của Trái Đất, vì vậy việc vận dụng những nguyên lý của học thuyết kiến tạo mảng vào nghiên cứu địa chất học hiện đại cũng như tiếp tục bổ sung, hoàn thiện học thuyết kiến tạo này là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của các nhà địa chất đương đại.
36 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 4392 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thuyết kiến tạo máng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục lục Trang 1
Lời nói đầu Trang 2
I.Các thuyết địa kiến tạo chính Trang 3
1.Các thuyết tĩnh chính Trang 3
2.Những thuyết động Trang 5
II.Quá trình di chuyển của các mảng lục địa Trang 8
III.Sự phát triển của học thuyết Trang 10
Các mảng kiến tạo chính Trang 12
1.Mảng Châu Phi Trang 12
2.Mảng Nam Cực Trang 13
3.Mảng Ấn – Úc Trang 13
4.Mảng Á – Âu Trang 13
5.Mảng Bắc Mĩ Trang 15
6.Mảng Nam Mĩ Trang 16
7.Mảng Thái Bình Dương Trang 16
IV.Các kiểu ranh giới mảng Trang 17
1.Ranh giới mảng chuyển dạng Trang 18
2.Ranh giới phân kỳ Trang 20
3.Ranh giới hội tụ Trang 23
V.Các hậu quả của sự chuyển động mảng kiến tạo Trang 28
1.Động đất Trang 28
2.Động đất ngoài biển kéo theo sống thần Trang 30
3.Núi lửa Trang 32
VI.Vai trò của thuyết kiến tạo mảng Trang 34
VII.Kết luận Trang 35
LỜI MỞ ĐẦU
Thập kỉ 60 của thế kỉ XX là thời kì Cách Mạng trong địa chất học bởi sự ra đời của học thuyết kiến tạo mảng. Trái Đất không còn được coi là một hành tinh không biến đổi, trên đó các lục địa và đại dương luôn cố định theo thời gian và không gian. Trái lại, Trái Đất của chúng ta là một hành tinh có thạch quyển và luôn vận động, được cấu thành từ các mảng khác nhau cơ động trên quyển mềm. Ngày nay các nhà địa chất đã xác định được rằng chính sự tương tác của các mảng quyết định hình thái, vị trí của các lục địa và đại dương trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Cũng chính sự tương tác của các mảng là nguyên nhân tạo ra các dãy núi cổ và trẻ khác nhau trên bề mặt hành tinh, là thủ phạm gây ra các trận động đất co sức tàn phá nghiêm trọng. Hơn thế nữa, nó còn tác động đến chuyển động của các dòng hoàn lưu khí quyển và như vậy cũng tác động luôn tới khí hậu toàn cầu. Từ những nguyên lý của học thuyết kiến tạo mảng, các nhà địa chất đã xác định được mối liên quan giữa kiến tạo mảng với sự phân bố tài nguyên thiên nhiên và sự sống phát triển. Như vậy kiến tạo mảng khống chế toàn bộ quá trình tiến hóa của Trái Đất, vì vậy việc vận dụng những nguyên lý của học thuyết kiến tạo mảng vào nghiên cứu địa chất học hiện đại cũng như tiếp tục bổ sung, hoàn thiện học thuyết kiến tạo này là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của các nhà địa chất đương đại.
I. CÁC THUYẾT ĐỊA KIẾN TẠO CHÍNH:
Trong quá trình tìm hiểu bản chất các hiện tượng của thiên nhiên, các nhà khoa học có thể đi từ những số liệu thu nhập qua quan sát hoặc từ các thí nghiệm đo được bằng máy móc đặc biệt để xây dựng “mô hình hóa”. Những “mô hình hóa” này là cơ sở lí luận để lý giải nhiều hiện tượng.
Tuy vậy, những vấn đề: sự ra đời của Trái Đất và cấu tạo của nó; nguồn gốc lục địa và đại dương mới liện hệ giữa các chuyển động của võ Trái Đất với trạng thái vật chất bên trong của nó thì chỉ có thể giải thích dựa vào lý thuyết của các nhà bác học. Những lý thuyết này dựa trên cơ sở thành tựu của các công trình nghiên cứu của nhiều khoa học trong đó có các khoa học về trái đất-và được gọi là các thuyết địa kiến tạo.
Có 2 nhóm thuyết “Địa kiến tạo”:
- Nhóm lý thuyết thứ nhất cho rằng: Các lục địa luôn luôn cố định, các vận động kiến tạo đã tạo nên bộ mặt Trái Đất qua các thời kì là những chuyển động 2 chiều thẳng đứng được gọi là nhóm các thuyết tĩnh
- Nhóm lý thuyết thứ hai cho rằng: Các lục địa không cố định, luôn dịch chuyển và sự dịch chuyển này liên quan đến những nguyên nhân sâu xa trong lòng Trái Đất. Các vận động kiến tạo đã tạo nên bộ mặt Trái Đất qua các thời kì không chỉ là chuyển động thẳng đứng mà còn có cả chuyển đông theo phương nằm ngang. Những thuyết này có tên chung là thuyết động.
1.Các thuyết tĩnh chính:
Thuyết co rút: Trên cơ sở thuyết: “ nguồn gốc của hệ Mặt Trời” của Kant-Laplet, D.Pomong (nhà địa chất Pháp) cho rằng: Trái Đất khi mới ra đời là 1 thể nóng chảy. Theo thời gian, phần vật chất ngoài cùng nguội lạnh dẫn tới co thể tích và gây ra sự nứt vỡ (đứt gãy) và uốn nếp vỏ. Sự nứt vỡ dẫn tới vật chất chất lỏng bên trong trào ra ngoài-đó là hiện tượng núi lửa. Những vùng nổi cao do uốn nếp, qua quá trình phá hủy, xâm thực, bào mòn trở thành vùng núi. Sản phẩm phá hủy đưa xuống vùng thấp tích tụ lại, qua quá trình biến đổi thành đá trầm tích. Như vậy các uốn nếp cũng như các đá trầm tích ở mọi nơi trên bề mặt đất sẽ có cùng thời gian thành tạo. Điều này không đúng với các tài liệu thu thập trong thực tế.
Để khắc phục tồn tại này, N.Kho Bơ (Người Áo) cho rằng: sự co rút nhờ quá trình phân hủy các nguyên tố phóng xạ ở từng khu vực làm tăng nhiệt độ, dẫn tới tăng thể tích vật chất, gây nút vỡ vỏ. Vật chất nóng chảy sẽ thoát ra ngoài – Đó là hiện tượng phun trào. Sau một thời gian, thể tích giảm, vỏ Trái Đất co lại dẫn tới sụt lún và diễn ra quá trình tích tụ trầm tích. Sự phân hủy các nguyên tố phóng xạ diễn ra ở những thời gian và không gian khác nhau, có tính chu kì, Vì vậy các đới uốn nếp và đá không có cùng thời gian thành tạo.
Thuyết đứt gãy sâu: Người đề xướng đầu tiên lý thuyết này là nhà địa chất người Mĩ W.Hop ( W.Hobbs). Theo ông: Những đặc trưng về hình thái bề mặt địa hình Trái Đất (Hình dáng lục địa, hướng các dãy núi lớn,) cũng như cấu trúc vỏ của nó đã cho thấy có một mạng lưới đứt gãy sâu nguyên thủy, phân bố có tính quy luật. Đây là những “đường xẻ” phân chia vỏ Trái Đất thành những đới có lịch sử phát triển, cấu trúc hoàn toàn khác nhau.
Sau này, các nhà nghiên cứu tiếp theo cũng chỉ ra vai trò của các đứt gãy sâu tới sự phân đới các quá trình trầm tích, mác ma và biến chất ở vùng địa máng.
Thuyêt địa máng: Thuật ngữ “Địa máng” được J.Dana sử dụng lần đầu năm 1883 khi nghiên cứu và phân tích các kết luận của J.Hall về địa chất vùng núi Apalat (Bắc Mĩ). Theo ông, vùng “địa máng” có những đặc điểm sau:
- Đá trầm tích có nguồn gốc biển nông, bề dày lớn (12km). Sở dĩ có chiều dày lớn là do sụt lún của đáy biển: Cứ 100m trầm tích tương tứng với 1m sụt lún. Nguyên nhân sụt lún là do trọng lực của các trầm tích gây nên.
- Đá trầm tích bị uốn nếp mạnh. Thời gian uốn nếp xảy ra sau quá trình trầm tích và cũng là nguyên nhân của quá trình nâng cao. Sau này dưới tác dụng phá hủy, xâm thực, bào mòn, khu vực đó trở thành miền núi.
- Quá trình biến chất và Mác ma phát triển do sự lún chìm của các trầm tích và sự tác động đồng thời của áp suất, nhiệt độ tăng ở phần sâu trong phần địa máng.
- Về phân bố: Dọc theo rìa giữa lục địa và đại dương được ngăn cách bởi 1 khối nâng cao. Đây là khu vực có lực căng lớn nhất. Các sản phẩm phá hủy ở các vùng cao lục địa và khối nâng cao là nguồn cung cấp vật liệu cho địa máng. Sau này do tác động của quá trình uốn nếp, rồi nâng cao, lục địa ngày càng được mở rộng, địa máng bị đẩy lùi về phía đại dương.2
Thuyết địa máng tiếp tục được hoàn thiện nhờ các công trình nghiên cứu của H.Stille, N.Satxki, A.Peive, Muratop.M, theo họ thì : Địa máng hoặc miền địa máng là một đới động có hoạt động kiến tạp mạnh, liên quan tới các đứt gãy sâu; có bề dày đá trầm tích lớn; quá trình uốn nếp, biến chất mác ma phát triển và đều ràng buộc, ảnh hưởng lẫn nhau trong 1 quá trình địa chất thống nhất.
2. Những thuyết động:
a) Thuyết trôi dạt lục địa và các thuyết liên quan:
Trước khi thuyết “ Trôi dạt lục địa” ra đời, E.Becon (1620) đã nhận xét: Có sự trùng khớp giữa hai đường biển phía đông Nam Mĩ và phía tây Châu Phi. Plaxơ (1658) cũng cho rằng: châu Nam Cực và Châu Úc được tách ra sau một trận lụt lớn trên toàn cầu,
Nguồn gốc các lục địa và đại dương của A.Wegener:
Năm 1915, khi cuốn “ Nguồn gốc các lục địa và đại dương” của A.Wegener ra đời thì những nhận xét trên mới trở thành lý thuyết khoa học.
Dựa vào hình thái giống nhau của đường bờ biển giữa các lục địa, cấu trúc địa chất và thế giới sinh vật cổ giữa các lục địa, Wegener cho rằng: trong suốt thời gian Paleozoi các lục địa hiện nay là một khối thống nhất gọi là Pangea và có một đại dương rộng lớn bao quanh. Phía dưới lục địa và đại dương là một khối sima mềm dẻo. tuy vậy đã có sự rạn nứt đầu tiên ( ở phía bắc Đại Tây Dương ngày nay) của Pangea vào kỷ Các bon tới kỷ Triat. Vào đầu kỷ Jura quá trình rạn nứt, tách các lục địa diễn ra mạnh mẽ. Đầu tiên, khối Nam Cực và châu Úc tách khỏi khối Phi-Ấn, di chuyển về phía đông. Vào đầu Paleogen (thế Eoxen) tốc độ tách và di chuyển mạnh hơn. Châu Úc tách khỏi châu Nam Cực, di chuyển về phía đông bắc. Nam Mỹ tách khỏi châu Phi, di chuyển về phía Tây- xuất hiện phía nam Đại Tây Dương ngày nay. Song Nam Mỹ còn nối liền với châu Nam Cực; Bắc Mỹ vẫn nối liền châu Âu và các đảo. đầu kỷ Đệ Tứ (Q), Bắc Mỹ tách khỏi châu Âu – xuất hiện phía bắc Đại Tây Dương ngày nay. Nam Mỹ tách khỏi châu Nam Cực di chuyển về phía bắc rồi nối với Bắc Mỹ ở khu vực Panama ngày nay.
Quá trình di chuyển có nguyên nhân: dòng chảy của lớp sima về phía tây do tác động của Mặt Trăng, do hiện tượng tự quay của Trái Đất, tác động của khối lượng nên bản thân các lục địa có xu hướng sụt xuống và di chuyển về phía các thung lũng đại dương do lực đẩy các khối lục địa về xích đạo
Về quá trình hình thành núi,theo Wegener là do các khối lục địa di chuyển đã thúc vào các trầm tích ở phía trước, dẫn tới chúng bị uốn nếp rồi dân cao thành núi.
Theo ý kiến của các nhà khoa học thì thiếu sót chủ yếu của Wegener trong lý thuyết này là ở chổ: sự trôi dạt các khối lục địa là hiện tượng chỉ diễn ra ở vỏ Trái Đất mà không có sự liên hệ với các quá trình lý hóa xảy ra ở dưới sâu trong lòng hành tinh.
“Đối lưu trong manti- home”:
Dòng vật chất có thể xuất hiện trong manti do tăng nhiệt độ, áp suất, mật độ vật chất. Trong giai đoạn đầu của quá trình đối lưu, các dòng nông đi về phía lục địa nguyên thủy. Sau đó tách thành hai dòng có hướng ngược chiều nhau và kéo theo khối lục địa di chuyển theo hai hướng khác nhau. Làm phá vỡ khối lục địa thành hai phần, di chuyển ngược hướng nhau. Khi dòng đối lưu di chuyển sẽ gặp dòng đối lưu khác ngược chiều và chuyển chiều di chuyển vào phía trong. Kết quả là khối lục địa di chuyển dừng lại, dưới tác dụng của lực cân bằng đẳng tĩnh phần rìa lục địa bị uốn cong về phía trên hình thành các sống núi. Khe nứt lục địa nguyên thủy mở rộng biến thành đại dương mới. Các dòng dâng trào lên mang theo macma nóng chảy tạo ra vỏ đại dương mới.
Sự chuyển động vật chất trong manti
“ Sự giảm hằng số hấp dẫn theo thời gian” của Đirắc (nhà địa –vật lý người Anh):
Sự giảm hằng số này sẽ làm tăng thể tích của Trái Đất, dẫn tới sự phá vỡ lớp vỏ của nó, tạo nên các mảng lục địa.
Ioocdan khẳng định: “Sự giản nỡ của Trái Đất là một hệ quả không tránh khỏi của sự giảm hằng số hấp dẫn theo thời gian”
N.Rancoocnơ: “ Khi mới hình thành, nhân Trái Đất nhỏ và sau đó lớn dần theo thời gian. Khi nhân nhỏ, có thể chỉ tồn tại một dòng đối lưu bao trùm cả manti. Các vật chất nhẹ được nâng lên trên mặt, tập trung thành một khối lục địa. Khi nhân Trái Đất lớn dần lên, lớp manti trở nên mỏng và không thể duy trì một dòng đối lưu. Kết quả là một dòng đối lưu được thay thế bằng một hệ thống đối lưu nhỏ hơn. Hệ thống đối lưu có xu hướng xé lục địa duy nhất thành các khối lục địa nhỏ, di chuyển cùng các dòng đối lưu.
b) Thuyết kiến tạo mảng:
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, sự tiến bộ của nhiều ngành khoa học đã giúp các nhà địa chất nghiên cứu vỏ Trái Đất chủ yếu vùng đáy đại dương, có nhiều tài liệu mới quan trọng đó là:
Xác định sự khác biệt cơ bản về thành phần, cấu tạo của vỏ, phần trên của manti giữa lục địa và đại dương.
Phát hiện hệ thống các dãy núi giữa đại dương và hệ thống riftơ
Chứng minh sự tồn tại lớp quyển dẻo (manti) và xác định được thành phần ở phần trên của nó. Phát hiện những liên quan có tính quy luật giữa sự tăng nhiệt độ và mật độ vật chất ở phần trên của lớp manti trong các đới kiến tạo mạnh.
Phát hiện sự dịch chuyển tương đối giữa các lục địa dựa trên nghiên cứu cổ từ trường qua các thời kỳ.
II. QUÁ TRÌNH DI CHUYỂN CỦA CÁC MẢNG LỤC ĐỊA:
Kiến tạo mảng (tiếng Anh: plate tectonics; tiếng Hy Lạp: τέκτων tektōn, nghĩa là "người xây dựng", "thợ nề") mô tả các chuyển động ở quy mô lớn của thạch quyển Trái Đất. Học thuyết này hoàn thiện các quan niệm trước đây về trôi dạt lục địa do Alfred Wegener đề xuất trong các thập niên đầu thế kỷ 20 và tách giãn đáy đại dương trong thập niên 1960.
Phần ngoài cùng nhất của Trái Đất được cấu tạo bởi thạch quyển nằm trên và quyển mềm bên dưới. Thạch quyển bao gồm vỏ Trái đất và phần trên cùng nhất của quyển manti. Quyển mềm thuộc manti ở trạng thái rắn, nhưng có độ nhớt và ứng suất cắt tương đối thấp nên có thể chảy giống như chất lỏng nếu xét theo thời gian địa chất. Phần sâu nhất của manti bên dưới quyển mềm thì cứng do chịu áp suất lớn hơn.
Thạch quyển bị vỡ ra thành các mảng kiến tạo và chúng trượt trên quyển mềm. Các mảng này di chuyển tương đối với nhau theo một trong ba kiểu ranh giới mảng: hội tụ hay va chạm; tách giãn, cũng được gọi là trung tâm tách giãn; và chuyển dạng. Các trận động đất, hoạt động núi lửa, sự hình thành các dãy núi, và rãnh đại dương đều xuất hiện dọc theo các ranh giới này. Sự dịch chuyển sang bên của các mảng vào khoảng 50–100 mm/năm
Hình 2. Các mảng kiến tạo cách đây 200 triệu năm
Cách đây 225 triệu năm
Cách đây 200 triệu năm
Cách đây 125 triệu năm
Cách đây 85 triệu năm
Hiện nay
Hình 3. Hình ảnh sự thay đổi của lớp vỏ Trái Đất theo thời gian
III. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỌC THUYẾT
Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, các nhà địa chất cho rằng các đặc điểm chính của Trái Đất là cố định, và phần lớn các đặc trưng địa chất như các dãy núi là do chuyển động thẳng đứng của lớp vỏ theo học thuyết địa máng. Các quan sát trước đây từ năm 1596 cho rằng các bờ biển đối diện nhau trên Đại Tây Dương, hay chính xác hơn là rìa các thềm lục địa, có hình dạng tương tự nhau và dường như đã từng khít vào nhau. Từ đó, một số học thuyết được đề xuất để giải thích sự tương hợp biểu kiến này, nhưng việc cho rằng Trái Đất ở thể rắn đã làm xuất hiện nhiều vấn đề khó có thể giải thích được.
Việc phát hiện ra radi và đặc điểm tỏa nhiệt của nó vào năm 1896 dẫn tới sự xét lại tuổi biểu kiến của trái đất, do trước đây tuổi Trái Đất được xác định bằng tốc độ nguội lạnh của nó và bề mặt Trái Đất bức xạ giống như vật thể đen. Các tính toán ngụ ý rằng, thậm chí nếu Trái Đất bắt đầu tại nhiệt của bức xạ đỏ, thì nó có thể đã giảm nhiệt độ xuống như hiện tại chỉ sau vài triệu năm. Cùng với sự hiểu biết về nguồn nhiệt mới, các nhà khoa học có lý do để cho rằng tuổi của Trái Đất còn lớn hơn thế một cách đáng tin cậy, và lõi của nó còn đủ nóng để ở thể lỏng.
Thuyết kiến tạo mảng kế thừa từ giả thuyết trôi dạt lục địa do Alfred Wegener đề xuất năm 1912 và được mở rộng trong quyển sách xuất bản năm 1915 của ông có tên gọi Nguồn gốc của các lục địa và đại dương. Ông đề xuất rằng các lục địa hiện tại từng có thời hình thành nên một lục địa lớn và bị tách ra, điều này làm giải phóng các lục địa từ nhân của Trái Đất và so sánh chúng với "các tảng băng" granit có mật độ thấp nổi trên biển bazan đặc hơn. Nhưng do không có các chứng cứ chi tiết và lực tác động đủ để gây ra chuyển động, học thuyết này nói chung không được chấp nhận rộng rãi: Trái Đất có thể có vỏ rắn và lõi lỏng, nhưng dường như không cách nào để lớp vỏ Trái Đất có thể di chuyển được. Giới khoa học sau đó đã ủng hộ các học thuyết do nhà địa chất người Anh, Arthur Holmes, đề xuất vào năm 1920. Theo đó, các mối nối giữa các mảng có thể nằm dưới biển và đề xuất năm 1928 của Holmes cho rằng các dòng đối lưu trong quyển manti là lực gây chuyển động chính.
Chứng cứ đầu tiên rằng các mảng thạch quyển di chuyển xuất hiện cùng với sự phát hiện về hướng từ trường biến đổi trong các đá có tuổi khác nhau, lần đầu tiên được nêu ra trong hội nghị ở Tasmania năm 1956. Đầu tiên nó được học thuyết hóa thành thuyết vỏ Trái Đất giãn rộng, sự hợp tác nghiên cứu sau đó đã phát triển nó thành học thuyết kiến tạo mảng, và giải thích rằng sự tách giãn như là kết quả của sự trồi lên của các loại đá mới, nhưng không làm cho Trái Đất giãn nở thêm bởi sự có mặt của các đới hút chìm và các đứt gãy tịnh tiến bảo toàn. Đây cũng là thời điểm mà học thuyết của Wegener được các nhà khoa học chấp nhận về mặt tổng quát. Các công trình bổ sung về sự liên đới của tách giãn đáy đại dương và đảo cực từ trường do Harry Hess và Ron G. Mason thực hiện đã xác định cơ chế chính xác để giải thích cho sự trồi lên của các loại đá mới.
Sau sự công nhận các dị thường từ gồm các dải từ hóa tương tự chạy song song và đối xứng trên đáy biển ở cả hai phía của sống núi giữa đại dương, kiến tạo mảng nhanh chóng được chấp nhận rộng rãi. Các tiến bộ đồng thời trong công nghệ chụp ảnh địa chấn thời kỳ đầu tại và xung quanh các đới Wadati-Benioff cùng với các quan sát địa chất khác đã làm cho kiến tạo mảng trở thành học thuyết có sức mạnh phi thường về dự đoán và giải thích hợp lý.
Nghiên cứu về đáy đại dương sâu cũng có tác động quan trọng trong sự phát triển của học thuyết; lĩnh vực địa chất biển thuộc vùng biển sâu được phát triển vào thập niên 1960. Học thuyết kiến tạo mảng được phát triển vào cuối thập niên 1960 và được hầu hết các nhà khoa học trong các ngành khoa học Trái Đất chấp nhận. Học thuyết góp phần phát triển các khoa học Trái đất, giải thích các hiện tượng địa chất và những ảnh hưởng của nó đến đối với các nghiên cứu về cổ địa lý học và cổ sinh học.
CÁC MẢNG KIẾN TẠO CHÍNH
Việc xác định các ranh giới mảng giúp người ta phân chia vỏ thạch quyển của Trái Đất thành 7 mảng kiến tạo chính:
Mảng châu Phi gồm toàn bộ châu Phi – mảng lục địa
Mảng Nam Cực gồm toàn bộ châu Nam Cực - mảng lục địa
Mảng Ấn-Úc, được chỉ ra như là phần phân chia giữa mảng Ấn Độ và mảng Australia
Mảng Á-Âu gồm toàn bộ châu Á và châu Âu - mảng lục địa
Mảng Bắc Mỹ gồm toàn bộ Bắc Mỹ và đông bắc Siberi - mảng lục địa
Mảng Nam Mỹ gồm toàn bộ Nam Mỹ - mảng lục địa
Mảng Thái Bình Dương gồm toàn bộ Thái Bình Dương – mảng đại dương
Bên cạnh đó còn có các mảng nhỏ như mảng Ả Rập, mảng Caribe, và mảng Juan de Fuca, mảng Cocos, mảng Nazca, mảng Philippin và mảng Scotia.
1. Mảng châu Phi:
Mảng châu Phi là một mảng kiến tạo bao gồm lục địa châu Phi cũng như lớp vỏ đại dương nằm giữa châu lục này và các sống đại dương khác nhau bao quanh.
Mặt phía tây của mảng châu Phi là ranh giới phân kỳ với mảng Bắc Mỹ ở phía bắc và mảng Nam Mỹ ở phía nam hợp thành phần trung tâm và phần phía nam của sống núi giữa Đại Tây Dương. Mảng châu Phi có ranh giới về phía đông bắc với mảng Ả Rập, phía đông nam là với mảng Ấn-Úc, phía bắc là mảng Á-Âu và mảng Anatolia, còn phía nam là mảng Nam Cực. Tất cả các ranh giới này đều là ranh giới phân kỳ hay tách giãn với ngoại lệ là ranh giới phía bắc với mảng Á-Âu (trừ phần ngắn gần quần đảo Azores trong Đại Tây Dương là lũng hẹp Terceira).
Mảng châu Phi bao gồm vài khối lục địa hay nền cổ, là các khối lục địa cổ ổn định chứa các loại đá cổ, hợp lại cùng nhau để tạo ra lục địa châu Phi trong thời gian tổ hợp ra siêu lục địa Gondwana khoảng 550 triệu năm trước (Ma). Theo thứ tự từ phía nam tới phía bắc thì các nền cổ này là Kalahari, Congo, Sahara và nền cổ Tây Phi. Mỗi một nền cổ này lại có thể chia tiếp thành các khối nhỏ hơn hay các địa thể, được ráp nối dọc theo các vành đai kiến tạo sơn tiền-Gondwana.
Mảng châu Phi đang đẩy xa nhau trong phần phía đông dọc theo lũng hẹp Đông Phi. Đới lũng hẹp này chia tách tiểu mảng Nubia ở phía tây ra khỏi tiểu mảng Somalia ở phía đông. Một giả thuyết đề xuất rằng sự dâng lên của các khối mácma dạng lông chim trong lớp phủ phía dưới khu vực Afar, trong khi giả thuyết ngược lại cho rằng sự tách giãn này chỉ đơn thuần là khu vực có độ suy yếu lớn nhất trong đó mảng châu Phi bị biến dạng do phần mảng ở phía đông của nó chuyển động nhanh hơn về phía bắc.
Tốc độ dịch chuyển của mảng châu Phi ước tính khoảng 2,15 cm/năm. Nó đã chuyển động trong khoảng trên 100 triệu năm qua, theo hướng chính là hướng đông bắc. Điều này đã đưa nó lại gần mảng Á-Âu, tạo ra sự hút chìm của lớp vỏ đại dương bên dưới lớp vỏ lục địa (chẳng hạn các phần của trung và đông Địa Trung Hải). Tại miền tây Địa Trung Hải, chuyển động tương đối của hai mảng Á-Âu và châu Phi tạo ra sự kết hợp của các lực nén ép bên, tập trung trong khu vực gọi là đới phay Azores-Gibraltar. Dọc theo rìa phía đông bắc của nó, mản