Hồ sơ thiết kế hạng mục: Đập vòm – Cửa nhận nước (Cấp điện tự dùng - Số hiệu: 04.02 –ĐVCN.CĐ 01-:-20 do Công ty cổ phần Tư Vấn Sông Đà thiết kế tháng 02/2011 được công ty CP thủy điện Nậm Chiến phê duyệt).
- Các tiêu chuẩn quy trình kỹ thuật các quy phạm và tiêu chuẩn Việt Nam đang có hiệu lực thi hành có liên quan như: Tổ chức thi công TCVN 4055 :1985, Công tác thi công điện: 20TCN 25 – 91, Yêu cầu chung về an toàn: TCVN - 3146 – 86, Phòng chống cháy cho nhà và công trình : TCVN - 2622 – 95, Công tác hoàn thiện mặt bằng xây dựng: TCVN - 4516 – 88, nghiệm thu công trình xây dựng TCVN 4091 :1985.
- Quy trình an toàn trong công tác thi công và lắp đặt thiết bị điện.
- Tài liệu hướng dẫn lắp đặt, các catalogue kèm theo thiết bị.
- Kết hợp với tham quan thực tế tại hiện trường tìm hiểu đặc điểm của gói thầu.
14 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 7470 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuyết minh biện pháp thi công công trình cho Nhà máy thủy điện Nậm Chiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG
Công trình: Nhà máy thủy điện Nậm Chiến
Hạng mục: Đập vòm – Cửa nhận nước
Mục: Cấp điện tự dùng cho Đập vòm – Cửa nhận nước
I. CƠ SỞ LẬP BIÊN PHÁP THI CÔNG
- Hồ sơ thiết kế hạng mục: Đập vòm – Cửa nhận nước (Cấp điện tự dùng - Số hiệu: 04.02 –ĐVCN.CĐ 01-:-20 do Công ty cổ phần Tư Vấn Sông Đà thiết kế tháng 02/2011 được công ty CP thủy điện Nậm Chiến phê duyệt).
- Các tiêu chuẩn quy trình kỹ thuật các quy phạm và tiêu chuẩn Việt Nam đang có hiệu lực thi hành có liên quan như: Tổ chức thi công TCVN 4055 :1985, Công tác thi công điện: 20TCN 25 – 91, Yêu cầu chung về an toàn: TCVN - 3146 – 86, Phòng chống cháy cho nhà và công trình : TCVN - 2622 – 95, Công tác hoàn thiện mặt bằng xây dựng: TCVN - 4516 – 88, nghiệm thu công trình xây dựng TCVN 4091 :1985...
- Quy trình an toàn trong công tác thi công và lắp đặt thiết bị điện.
- Tài liệu hướng dẫn lắp đặt, các catalogue kèm theo thiết bị.
- Kết hợp với tham quan thực tế tại hiện trường tìm hiểu đặc điểm của gói thầu.
II.ĐẶC ĐIỂM.
Trạm KIOS 35/0.4KV – 250 KVA là một mục thuộc hạng mục đập vòm – cửa nhân nước thuộc dự án xây dưng công trình nhà máy thủy điện Nâm Chiến, được xây dựng tại xã Ngọc Chiến – huyện Mường La – Tỉnh Sơn La, gần khu vực đập vòm và cửa nhận nước của nhà máy, cạnh đường giao thông phục vụ vận hành, sát sườn núi dốc. Diện tích mặt bằng xây dựng hẹp (khoảng gần 400m2).
Các thiết bị chính của trạm:
- Máy biến áp : 35/0.4±2x2.5 KV – 250KV kiểu Kios.
- Máy phát điện dự phòng Diezen 250KVA.
- Cáp điện 36KV CU/XLP/DSTA/PVC 3x50mm2
- Cáp điện 0.4 KV CU/XLP/DSTA/PVC (3x185+1x95 ; 3x120+1x70; 3x70+1x35) mm2
III.BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG CHUNG
1.Tổ chức thi công ngoài hiện trường:
Ban chỉ huy công trường: Gồm có : 01 chỉ huy trưởng, 02 chỉ huy phó:
Phạm Huy Khôi Chỉ huy trưởng (Phó giám đốc công ty)
Nguyễn Văn Trường Chỉ huy phó ( Phó phòng kỹ thuật)
Trần Văn Chiêm Chi huy phó ( Đội trưởng thi công)
Sơ đồ tổ chức thi công :
Công ty TNHH MTV KTCN SOMECO
Chỉ huy trưởng
Chỉ huy phó
Phụ trách kỹ thuật
Chỉ huy phó
Phụ trách thi công
Tổ vật tư
Tổ kỹ thuật
Các tổ thi công
2. Bố trí tổng mặt bằng thi công:
- Trên tổng mặt bằng thể hiện được vị trí xây dựng các hạng mục, vị trí các thiết bị máy móc, các bãi tập kết cát đá sỏi, bãi gia công cốp pha, cốt thép, xi măng, dụng cụ thi công, hệ thống đường điện, nước phục vụ thi công, nhà ở, lán trại tạm cho cán bộ, công nhân viên.
- Bãi để vật liệu công cụ thi công xây dựng: (Như: cát đá, sỏi, gạch, xi măng…) Do số lượng cát, đá, sỏi… sử dụng thi công cho hạng mục là ít nên sử dụng luôn các vị trí trống của mặt bằng thi công để các vật liệu dụng cụ đó sao cho thuận lợi nhất cho quá trình thi công. Cốp pha được dùng là cốp pha gỗ. được gia công sơ bộ, tạo khuôn. Kiểm tra làm sạch, nắn thẳng, bôi dầu mỡ, loại bỏ các tấm bị hư hỏng. Cốt thép được tính toán cắt uốn định hình ngay tại mặt bằng thi công.
- Vật tư thiết bị điện cho công tác lắp đặt tại trạm KIOS được đặt mua và vận chuyển đến bảo quản tại kho của công ty cổ phần SOMECO khu vực đập vòm của nhận nước. Khi cần sẽ được vận chuyển bằng cẩu tự hành đến mặt bằng lắp đặt sau khi công tác xây dựng hoàn thiện theo đúng tiến độ cam kết.
- Các vật tư như: sắt thép, xi măng, máy biến áp, tủ điện… được mua ở Hà Nội hoặc sơn La rồi vận chuyển đén bảo quản tại kho của SOMECO, nếu để ngoài trời trước khi lắp đặt phải được bảo quản che đạy bằng bạt.
- Lán chỉ huy công trường: Được bố trí ở vị trí bên cạnh mặt bằng để thuận tiện cho việc chỉ đạo thi công của công trường, Cấu tạo từ nhà khung thép, lợp tôn thuận lợi cho việc lắp dựng, di chuyển.
- Nhà ở cho cán bộ, công nhân viên: Do quy mô và diện tích của hạng mục thi công là hẹp nên trên công trường chỉ bố trí nơi nghỉ trưa cho công nhân ngay tại lán chỉ huy công trường nơi ăn ở sẽ được bố trí ở khu vực khác.
- Điện, nước phục vụ thi công: Nhà thầu chủ động làm việc với Chủ đầu tư và Cơ quan chủ quản để làm thủ tục hợp đồng xin cấp điện, nước thi công. Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng điện, tại cầu dao tổng bố trí tại lán chỉ huy công trường có lắp aptômát để ngắt điện khi bị các sự cố như chập, quá tải…
IV. BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT CỦA CÔNG TRÌNH
THI CÔNG PHẦN XÂY DỰNG TRẠM:
1.Công tác chuẩn bị, xác nhận tim mốc, san lấp mặt bằng và lắp đặt hệ thống tiếp địa:
- Tiếp nhận và nghiên cứu các tài liệu bản vẽ thiết kế hạng mục công trình.
- Định vị công trình: Sau khi nhận bàn giao của Bên A về mặt bằng, mốc và cốt của khu vực. Dựa vào bản vẽ mặt bằng định vị, tiến hành đo đạc bằng máy.
- Định vị vị trí, tiến hành đặt mốc quan trắc và cốt cao ± 0,000 của các hạng mục dựa vào tổng mặt bằng khu vực, sau đó làm văn bản xác nhận với các bên liên quan trên cơ sở tác giả thiết kế chịu trách nhiệm về giải pháp kỹ thuật vị trí, cốt cao ± 0,000. Định vị hạng mục công trình trong phạm vi đất theo thiết kế.
- Sau khi nhận bàn giao của Bên A về mặt bằng, mốc và cốt của khu vực. Dựa vào bản vẽ mặt bằng định vị, nhà thầu sẽ tiến hành san ủi mặt bằng thi công theo các tim mốc đã được xác định theo tài liệu thiết kế và thực tế thi công. Đất đá được đào san và xúc bắng máy xúc, vận chuyển đi đến vị trí cho phép đổ gần nhất bằng ô tô tự đổ.
- Do mặt bằng thi công nằm trên sườn núi có thể quá trình đào san mặt bằng gặp phải nền đá cứng nếu cần thiết đơn vị sẽ sử dụng biện pháp khoan nổ phá đá tạo mặt bằng. Khi đó, công tác khoan nổ nhà thầu sẽ thuê đơn vị có đủ điều kiện năng lực đảm nhiệm công tác này.
- Khi san lấp mặt bằng nếu gặp địa chất phía dưới là lớp đá cứng thì để lắp đặt hệ thống tiếp địa theo thiết kế, đơn vị sẽ sử biện pháp khoan nhồi các cọc tiếp địa và khoan nổ phá đá đào rãnh lắp đặt lưới tiếp địa. Sau đó lắp đặt hệ thống này đúng theo tiêu chuẩn TCXDVN 319:2004 - Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.
- Sau khi mặt bằng được san lấp xong, nhà thầu sẽ tiến hành xác định kiểm tra lại tim mốc cốt cao ± 0,000 và tiến hành lắp dựng hàng dào bảo vệ xung quanh mặt bằng tránh rơi đất đá xuông dưới và bảo đảm an toàn cho người thi công các khâu tiếp theo (chi tiết hàng dào xem bản vẽ) sau đó tiến hành các phần thi công xây dựng tiếp theo: như đào móng, xây nhà trạm, tường dào…
- Công tác lấp đất hố móng được thực hiện sau khi móng xây và bê tông giằng móng đã được nghiệm thu và cho phép chuyển bước thi công. Thi công lấp đất hố móng thủ công. Đất được lấp theo từng đợt và đầm chặt bằng máy đầm cóc Mikasa đến độ chặt thiết kế.
- Đất lấp móng và cát đôn nền được chia thành từng lớp dày từ 10-15cm, đầm chặt bằng máy đầm cóc đến đủ độ chặt theo thiết kế, kết hợp đầm thủ công ở các góc cạnh.
2. Biện pháp thi công xây tường.
2.1. Chỉ tiêu kỹ thuật cho công tác xây.
a. Vữa xây.
- Chiều rộng mạch vữa ngang : 15 – 20mm.
- Chiều rộng mạch vữa đứng : 5 – 10mm.
- Thời gian cho phép sử dụng vữa sau khi trộn không quá 1h.
- Gạch được tưới đủ nước trước khi xây.
- Vữa xây sẽ được trộn đúng theo tỷ lệ và đảo kỹ.
b. Khối xây.
- Để đảm bảo liên kết kết cấu bê tông: trước khi xây khoan vào bê tông hai lỗ fi 8 sâu 7cm, cắm 2 thanh fi 10 dài 20cm làm râu cho tường xây. Khoảng cách có râu thép là 3,4m/3 = 1.1m (5 hàng gạch).
- Gạch xây trình tự theo chiều ngang và sẽ không được xây quá 1.5m chênh lệch theo chiều cao.
- Độ nghiêng cho phép đối với tường xây đảm bảo theo quy phạm.
2.2. Biện pháp thi công.
a. Chuẩn bị mặt bằng.
- Vệ sinh làm sạch vị trí xây trước khi xây.
- Chuẩn bị chỗ để vật liệu : gạch, vữa xây.
- Chuẩn bị dụng cụ chứa vữa xây : hộc gỗ hoặc hộc tôn.
- Chuẩn bị hộc 0.1m3 để đong vật liệu ( kích thước 50 x 50 x 40 cm ).
- Chuẩn bị chỗ trộn vữa xây ướt, chuẩn bị nguồn nước thi công.
b. Phương pháp trộn vữa.
- Đong cát, xi măng theo cấp phối tỷ lệ theo mác vữa thiết kế.
- Trộn khô theo tỷ lệ quy định bằng thủ công sau đó mới trộn nước để xây.
c. Trình tự thi công.
- Làm sạch bề mặt.
- Lấy mốc, trải vữa lớp dưới dày 15 – 20mm, miết mạch đứng dày 5 – 10mm .
- Xây một lớp để kiểm tra tim cốt, trải vữa liên tục để xây hàng kế tiếp cho đến cốt lanh tô thì dừng lại để chờ lắp lanh tô.
- Xây tiếp phần tường phía trên lanh tô đến vị trí răng tường đổ dầm và mái.
- Đối với các phần xây nhỡ các kích thước gạch sẽ được cắt gạch cho phù hợp kích thước khối xây.
3. Biện pháp, yêu cầu cho công tác lắp dựng, tháo dỡ cốp pha.
- Giải pháp cốp pha, dàn giáo cho hạng mục là cốp pha gỗ, dàn giáo thép định hình kết hợp với cây chống gỗ để lắp dựng cho đổ bê tông .
- Cốp pha và đà giáo được thiết kế và thi công phải đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.
- Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.
- Cốp pha dầm, sàn được ghép trước lắp đặt cốt thép, cốp pha cột được ghép sau khi lắp đặt cốt thép.
- Ván khuôn lắp sau khi đã lắp dựng cốt thép
- Căng dây theo trục tim cột theo 2 phương để làm chuẩn.
- Ghép vàn khuôn theo đúng kích thước của từng phần cụ thể .
- Đóng các nẹp gỗ vuông góc với nhau để tăng cường.
- Cố định ván khuôn bằng các thanh chống cừ .
- Dùng dọi kiểm tra lại độ thẳng đứng của cốp pha.
- Cố định ván khuôn bằng các neo hoặc cây chống.
Sau khi tiến hành xong công tác ván khuôn thì phải kiểm tra, nghiệm thu ván khuôn
- Cốp pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt được cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác theo thiết kế. Khi tháo dỡ cốp pha, đà giáo tránh gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh đến kết cấu bê tông.
4. Biện pháp thi công, yêu cầu kỹ thuật công tác bê tông cốt thép.
a . Các yêu cầu của kỹ thuật cốt thép.
- Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo: Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ. Các thanh thép không bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch.
- Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng
- Cốt thép sau khi gia công lắp dựng vẫn phải đảm bảo đúng hình dạng kích thước, đảm bảo chiều dầy lớp bảo vệ.
b . Gia công cốt thép .
- Nắn thẳng cốt thép bẳng phương pháp thủ công.
- Cạo gỉ tất cả các thanh bị gỉ.
- Uốn cốt thép theo đúng hình dạng và kích thước thiết kế bằng phương pháp thủ công.
- Sau khi gia công, cốt thép được bó thành bó có đánh số và xếp thành từng đống theo từng loại riêng biệt để tiện sử dụng .
c . Trộn đổ bê tông bằng phương pháp thủ công tại công trường :
- Cấp phối (Xi măng, cát, đá ) phải đúng theo thiết kế – cấp phối được nhà thầu xây dựng, kiểm tra, đệ trình bên A phê duyệt.
- Bê tông đổ bằng máy trộn tại chỗ sẽ được vận chuyển theo phương thẳng đứng bằng tời, vận chuyển ngang bằng tay.
- Các dụng cụ vận chuyển phải đảm bảo bê tông không bị phân tầng, kín khít để đảm bảo không làm mất nước xi măng trong khi vận chuyển.
- Trước khi đổ bê tông: kiểm tra lại hình dáng, kích thước, khe hở của ván khuôn. Kiểm tra cốt thép, sàn giáo, sàn thao tác. Chuẩn bị các ván gỗ để làm sàn công tác .
- Khi đổ bê tông phải đổ theo trình tự đã định, đổ từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, bắt đầu từ chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm lớp ấy.
- Dùng đầm bàn cho sàn, đầm dùi cho cột, dầm, tường.
- Bê tông phải đổ liên tục không ngừng tuỳ tiện, trong mỗi kết cấu mạch ngừng phải bố trí ở những vị trí có lực cắt và mô men uốn nhỏ.
- Nếu trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông.
- Bê tông móng chỉ được đổ lên lớp đệm sạch trên nền đất cứng.
d. Đầm bê tông :
- Đầm bê tông là nhằm làm cho hỗn hợp bê tông được đặc chắc, bên trong không bị các lỗ rỗng, bên mặt ngoài không bị rỗ, và làm cho bê tông bám chặt vào cốt thép. Yêu cầu của đầm là phải đầm kỹ, không bỏ sót và đảm bảo thời gian, nếu chưa đầm đủ thời gian thì bê tông không được lèn chặt, không bị rỗng, lỗ. Ngược lại, nếu đầm quá lâu, bê tông sẽ nhão ra, đá sỏi to sẽ lắng xuống, vữa ximăng sẽ nổi lên trên, bê tông sẽ không được đồng nhất.
- Đối với sàn, nền, mái thì dùng đầm bàn để đầm, khi đầm mặt phải kéo từ từ, các dải chồng lên nhau 5-10cm. Thời gian đầm ở 1 chỗ khoảng 30-50s
- Đối với cột, dầm thì dùng đầm dùi để đầm, chiều sâu mỗi lớp bê tông khi đầm dùi khoảng 30-50cm, khoảng cách di chuyển đầm dùi không quá 1,5 bán kính tác dụng của đầm. Thời gian đầm khoảng 20-40s. Chú ý trong quá trình đầm tránh làm sai lệch cốt thép.
e. Bảo dưỡng bê tông :
- Bảo dưỡng bê tông tức là thực hiện việc cung cấp nước đầy đủ cho quá trình thuỷ hoá của xi măng-quá trình đông kết và hoá cứng của bê tông. Trong điều kiện bình thường.Ngay sau khi đổ 4 giờ nếu trời nắng ta phải tiến hành che phủ bề mặt bằng để tránh hiên tượng ‘trắng bề mặt’ bê tông rất ảnh hưởng đến cường độ nhiệt độ 15oC trở lên thì 7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm, khoảng 3 giờ tưới 1 lần, ban đêm ít nhất 2 lần, những ngày sau mỗi ngày tưới 3 lần. Tưới nước dùng cách phun (phun mưa nhân tạo), không được tưới trực tiếp lên bề mặt bê tông mới đông kết. Nước dùng cho bảo dưỡng, phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước dùng trộn bê tông. Với sàn mái có thể bảo dưỡng bằng cách xây be, bơm 1 đan nước để bảo dưỡng. Trong suốt quá trình bảo dưỡng, không để bê tông khô trắng mặt.
5.Công tác láng mặt sàn
Làm sạch bề mặt lớp láng, những nơi vữa khó bám phải đánh sờm bề mặt và tưới nước xi măng. Lấy cốt cao độ và đắp mốc nơi nào cần độ dốc phải tuân thủ theo thiết kế. Thường xuyên dùng thước tầm 3m và nivô kiểm tra độ dốc theo chỉ dẫn thiết kế của lớp láng. Đảm bảo độ dốc thoát nước theo thiết kế. Sau khi láng xong 1 ngày phải bảo dưỡng lớp láng bằng bao tải ẩm, không được để cho nước chảy qua mặt láng, sau ít nhất 3 ngày mới được đi lại trên mặt lớp láng.
6. Công tác trát, hoàn thiện sơn bề mặt tường trần:
- Nhiệm vụ của lớp trát là bảo vệ tường tránh khỏi các tác động của môi trường bên ngoài. Ngoài ra còn làm tăng tiện nghi và vẻ đẹp của công trình. Yêu cầu của lớp trát là vữa phải bám chắc lấy tường, cột. Lớp trát phải phẳng, thẳng, và bề mặt phải nhẵn. Trước khi trát phải vệ sinh bề mặt tường sau đó tưới nước vừa đủ độ ẩm. Trên mặt phẳng của tường đắp các cữ mốc khoảng cách giữa các cữ mốc từ 1,5 đến 1,8m tuỳ theo bức tường rộng hẹp.Thước tầm 2m của thợ phải được tỳ lên hai cữ để gióng độ phẳng của tường.
- Sơn tường dào, nhà để máy phát diezen là một bước hoàn thiện quan trọng quyết định tính thẩm mỹ cao của công trình. Quá trình sơn được tiến hành sau khi bước lắp đặt rào thép và bước trát hoàn thiện xong đủ thời gian quy đinh. Sơn 02 lớp chống rỉ, 01 lớp sơn phủ vơi thép tường dào, 02 lớp sơn lót, 01 lớp sơn phủ mầu với tường dào và nhà.
7. công tác dải đá 1x2 bề mặt trạm:
- Đá được vận chuyển bằng ô tô đến đổ vào mặt bằng trạm, sau đó được dải đều theo thiết kế lên đúng cao độ đã đánh dấu bằng phương pháp thủ công.
B. THI CÔNG PHẦN ĐIỆN TRẠM KIOS:
1. Thi công lắp đặt thiết bị.
a.Công tác chuẩn bị
- Kiểm tra bản vẽ mặt bằng, mặt bằng lắp đặt, bản vẽ chi tiết lắp đặt của tình thiết bị cụ thể.
- Kiểm tra catalogue (kiểm tra sự phù hợp theo catalogue và đơn đặt hàng của thiết bị khi nó được vận chuyển đến công trường) của các vật tư, thiết bị được sử dụng trong quá trình chế tạo trạm biến áp, máy phát diezen và tủ điện... kiểm tra thông số kỹ thuật, kích thước, và tài liệu hướng dẫn lắp đặt.
- Vệ sinh mặt bằng thi công.
b. Quá trình lắp đặt
Quá trình lắp đặt được tiến hành qua những bước sau:
- Trước khi lắp đặt phải dọn dẹp mặt bằng và tiến hành vệ sinh khu vực, lắp đặt biển báo « KHU VỰC THI CÔNG ».
- Kiểm tra lại lần cuối sự tương thích của kích thước thiết bị và bệ móng cho các các thiết bị đó đặt trên sàn với vật liệu thích hợp.
- Đánh dấu vị trí lắp đặt từng thiết bị và các đường cáp vào/ ra cho thiết bị đó trên mặt bằng bằng mực phát quang hoặc loại mực có màu sắc tương phản với màu sắc của tường và sàn nhà.
- Thực hiện việc khoan và lắp đặt hệ thống giá đỡ cho hệ thống đường dẫn cáp vào/ ra thiết bị.
- Lắp đặt hệ thống đường dẫn cáp và cân chỉnh theo cao độ qui định trong bản vẽ.
- Sử dụng xe cẩu tự hành vận chuyển và lắp đặt thiết bị trạm KIOS, máy phát DIEZEL, tủ điện.
- Dùng các phương tiện như xe cẩu tự hành 5 tấn, con lăn, thanh ray, xe nâng, pa lăng xích, con đội, ... đưa trạm kios, máy phát điện, tủ điện phân phối hạ thế vào vị trí lắp đặt.
- Lắp đặt cố định thiết bị và kết nối hệ đường dẫn cáp với thiết bị.
- Làm vệ sinh bên trong và bên ngoài thiết bị. Dùng máy hút bụi, máy thổi khí nén làm vệ sinh thiết bị. Kiểm tra lại một lần nữa các mối nối về độ cứng chắc của bu-lon. Bao che thiết bị tủ điện chống bụi bặm và va chạm cơ học.
Đối với máy phát điện diezen.
- Kê gỗ tại bậc cửa đi D1, sử sụng bố trí con lăn phu hợp, dùng cẩu tự hành đặt hạ xuống trên con lăn một đầu máy phát đặt gếch vào bên trong cửa đi D1 phía trong nhà để máy phát sao cho thuận lợi nhất cho quá trình dùng con lăn, thanh ray, pa lăng xích kéo máy phát vào bên trong nhà.
- Dùng 4 kích nâng kích đỡ máy phát để xoay chuyển hướng con lăn.
- Sử dụng pa lăng xích, kích nâng kéo máy phát vào vị trí lắp đặt.
- Làm vệ sinh bên trong và bên ngoài máy phát. Dùng máy hút bụi, máy thổi khí nén làm vệ sinh thiết bị.
2. Thi công lắp đặt cáp ngầm.
a. Công tác chuẩn bị.
- Kiểm tra bản vẽ mặt bằng, mặt bằng lắp đặt, bản vẽ chi tiết lắp đặt của tình thiết bị cụ thể, tài liệu hướng dẫn lắp đặt.
- Kiểm tra số lượng chủng loại các cáp điện và vật tư phụ kiện cho lắp đặt.
- Vệ sinh mặt bằng thi công.
b. Quá trình lắp đặt
- Quá trình lắp đặt được tiến hành qua những bước sau:
Trước khi lắp đặt phải dọn dẹp mặt bằng và tiến hành vệ sinh khu vực, lắp đặt biển báo « KHU VỰC THI CÔNG ».
- Xác định đường đi cáp trên mặt bằng thi công, đánh dấu vị trí lắp đặt từng đường cáp bằng sơn hoặc bằng vôi.
- Tiến hành đào rãnh cáp đúng thiết kế ( đường đi, chiều sâu, chiều rộng của rãnh cáp).
- Gia cố mặt nền đáy rãnh cáp, san phẳng, đầm chặt.
- Rải dây tiếp địa Ф12 được mạ kẽm dọc đường đi rãnh cáp cho hệ thống tiếp địa của thiết bị từ trậm đến đập vòm và cửa nhận nước.
- Rải 1/3 bề dày thiết kế lớp cát mịn đầm chặt( chú ý tránh để rơi gạch vụn, đá… xuống rãnh cáp làm xây sước cáp gây guy cơ mất an toàn quá trình vận hành về sau ).
- Tính toán vị trí thuận tiện cho việc ra dây để đặt tời đúng vị trí cần thiết. Công tác kéo rãi cáp ngầm cần hết sức chú ý tránh để trầy xước, các đầu đoạn cáp phải có biện pháp bịt và che chắn cẩn thận để tránh hơi nước thâm nhập
- Tiến hành ra dây bằng tời, tính toán kéo dứt điểm từng đoạn cung cấp đến các vị trí theo thiết kế. Công tác kéo dây được thực hiện bằng thủ công nhưng vẫn đảm bảo cáp không bị kéo lê trên mặt đất. Nhà thầu chúng tôi sẽ huy động nhân công tối đa cho công việc này.
- Rải cáp trên con lăn đặt trên mặt bằng dọc theo rãnh cáp, từ đầu đến cuối trước khi đưa cáp xuống rãnh (chú ý luồn ống nhựa chịu lực bảo vệ cáp tại nơi qua đường), lấp tiếp 2/3 bề dày lớp cát min như đã thiết kế, san phẳng, đầm chặt, xếp dải gạch chỉ dọc theo chiều dài đường đi cáp như thiết kế.
- Lấp đất đầm chặt gia cố mặt bằng như thiết kế ( Chú ý không lấp gạch, đá,vật sắc nhọn xuống rãnh cáp). Lắp đặt biển mốc dầu hiệu báo đường đi của cáp ngầm theo quy định.
- Trong quá trình dải cáp và sau khi hoàn thành công tác kéo dải, cần lấy băng dính, linon hoặc vải nhựa bịt kín đầu cáp cẩn thận tránh không để không khí ẩm hay nước lọt vào đầu cáp.
- Đo trị số điện trở cách điện và tính thông mạch của các đường dây điện và cáp điện trước khi tiến hành đấu nối vào tủ. Ghi lại các trị số đo được vào các biểu mẫu đã được ban hành.
-Thực hiện việc làm đầu và đấu nối cáp điện cheo biển cáp ở hai đầu.
- Vệ sinh môi trường mặt bằng thi công.
3. Lắp đặt và đấu nối hộp đầu cáp.
- Làm hộp đầu cáp ngầm cao thế 35kV là một bộ phận khá quan trọng trong công đoạn thi công cáp ngầm cao thế, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, ảnh hưởng lớn đến quá