Khu Kinh tế Nghi Sơn nằm phía Nam tỉnh Thanh Hóa, cách Thủ đô Hà Nội 200 km về
phía Nam, cách TP Hồ Chí Minh 1.500 km về phía Bắc, phía Đông giáp biển, phía Tây giáp
huyện Như Thanh. Khu kinh tế Nghi Sơn có cảng biển nước sâu Nghi Sơn, có nền địa chất tốt
đặc biệt thuận lợi cho xây dựng các nhà máy công nghiệp nặng; có tiềm năng và lợi thế về các
yếu tố như: có các mỏ nguyên liệu với trữ lượng lớn để sản xuất vật liêụ xây dựng; nguồn cung
cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, nguồn cung cấp điện và hạ tầng giao thông tuơng đối
thuận lợi.
Xác định được những tiềm năng và lợi thế của KKT Nghi Sơn, ngày 15/5/2006 Thủ
tướng Chính phủ đã có Quyết định số 102/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt
động của KKT Nghi Sơn.
Theo Quyết định 102, KKT Nghi Sơn sẽ được xây dựng thành một khu vực phát triển
năng động, một trọng điểm phát triển ở phía Nam của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng
thời là cầu nối giữa vùng Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, với thị trường Nam Lào và Đông
Bắc Thái Lan, tạo động lực mạnh để thúc đẩy, lôi kéo kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và
các tỉnh lân cận phát triển nhanh, thu hẹp khoảng cách phát triển với vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ và với cả nước.
Xây dựng và phát triển KKT Nghi Sơn thành một khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh
vực với trọng tâm là công nghiệp nặng và cơ bản như: công nghiệp lọc hoá dầu, công nghiệp
luyện cán thép cao cấp, công nghiệp sửa chữa và đóng mới tàu biển, công nghiệp nhiệt điện,
công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu ; gắn với việc
xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Nghi Sơn. Hình thành các sản phẩm mũi nhọn, có
chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, các loại hình dịch vụ cao cấp; đẩy mạnh xuất khẩu; mở
rộng ra thị trường khu vực và thế giới.
Đến nay, sau hơn 5 năm thành lập Khu kinh tế Nghi Sơn đã thu hút được hơn 50 dự án
đầu tư với tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 12 tỷ USD.
Trong thời gian qua tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đi cùng đó thị trường
vật liệu xây dựng ngày càng phát triển, dẫn đến nhu cầu về gạch – vật liệu xây dựng cơ bản -
cũng tăng cao.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, những năm gần đây mức tiêu thụ gạch xây toàn quốc
vào khoảng 20 tỷ viên/năm. Dự báo đến năm 2020, nhu cầu này sẽ tăng vào khoảng 40 tỷ
viên/năm, cao gấp đôi so với mức tiêu thụ hiện nay. Nhu cầu này hiện tại đa số đang được đáp
ứng bằng sản phẩm gạch đất sét nung
31 trang |
Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thuyết minh dự án Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thang Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------- ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH CỐT LIỆU
XI MĂNG THANG NINH
CHỦ ĐẦU TƯ : CTY CP TM VÀ SX VẬT LIỆU XÂY DỰNG THANH NINH
ĐỊA ĐIỂM : XÃ HẢI BÌNH, HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA
5
Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1. Giới thiệu chủ đầu tư
- Chủ đầu tư : Công ty cổ phần thương mại và sản xuất vật liệu xây
dựng Thanh Ninh.
- Giấy phép kinh doanh : 0309444787
- Đăng ký lần đầu : Ngày 22 tháng 09 năm 2009
- Nơi cấp : Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa
- Đại diện theo pháp luật : Ông Trần Văn Dân
- Chức vụ : Giám đốc
- Địa chỉ trụ sở : Nam Hải, Hải Bình, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
I.2. Mô tả sơ bộ dự án
- Tên dự án : Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh.
- Địa điểm đầu tư : Xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
- Hình thức đầu tư : Đầu tư nhà máy mới.
I.3. Cơ sở pháp lý
Văn bản pháp lý
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước -
CHXHCN Việt Nam;
- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
6
Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập
doanh nghiệp;
- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành
Luật Thuế giá trị gia tăng;
- Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ
môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều
của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và
quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
- Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự
toán xây dựng công trình;
- Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và
quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
- Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự
án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
- Công văn số 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự
toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt hệ thống điện trong công trình, ống và phụ tùng ống,
bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị khai thác nước ngầm;
- Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự
toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;
- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ
môi trường;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư
và xây dựng công trình;
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng
công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc
sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;
7
Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh
- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-
BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư
xây dựng công trình;
- Nghị định số 80/2007/NĐ – CP ngày 19 tháng 05 năm 2007 của Chính Phủ về doanh nghiệp
khoa học và công nghệ;
- Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 09 năm 2010 của Chính Phủ sửa đổi bổ sung
một số điều của nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2005 của Chính Phủ
quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và
nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 05 năm 2007 của Chính Phủ về doanh nghiệp
khoa học và công nghệ;
- Quyết định số 567/QĐ –TTg ngày 28 tháng 04 năm 2010 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc
phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu không nung đến năm 2010 ;
- Quyết định số 10/2009/QĐ TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 16 tháng 01 năm 2009 về cơ
chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và Danh mục các sản phẩm cơ khí
trọng điểm, Danh mục dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn từ năm
2009 đến năm 2015 ;
- Hướng dẫn số 1847/NHPT-TĐ ngày 12 tháng 06 năm 2009 của Ngân Hàng Phát Triển Việt
Nam, hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển sản
phẩm cơ khí trọng điểm;
Các tiêu chuẩn Việt Nam
Dự án Nhà máy Chế tạo thiết bị sản xuất gạch không nung được thực hiện dựa trên những
tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:
- Quyết định số 15/2004/QĐ-BXD ngày 10/06/2004. Ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt
Nam TCVN316:2004 “ Blốc bê tông nhẹ- yêu cầu kỹ thuật”.
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
- Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
- TCVN 1450-1998 : Gạch rỗng đất sét nung
- TCVN 6477-2011 : Gạch bê tông - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử (QĐ
3628/QĐ-BKHCN).
- TCVN 6477-1999 : Gạch block bê tông
- TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 375-2006 : Thiết kế công trình chống động đất;
8
Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh
- TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
- TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;
- TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 6772 : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;
- TCVN 188-1996 : Tiêu chuẩn nước thải đô thị;
- TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép trong công trình công
cộng;
- 11TCN 21-84 : Quy phạm trang bị điện - Thiết bị phân phối và trạm biến thế;
- TCXD 95-1983 : Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình dân
dụng;
- TCVN-46-89 : Chống sét cho các công trình xây dựng;
9
Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh
CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ.
II.1 Sự cần thiết phải đầu tư
Khu Kinh tế Nghi Sơn nằm phía Nam tỉnh Thanh Hóa, cách Thủ đô Hà Nội 200 km về
phía Nam, cách TP Hồ Chí Minh 1.500 km về phía Bắc, phía Đông giáp biển, phía Tây giáp
huyện Như Thanh. Khu kinh tế Nghi Sơn có cảng biển nước sâu Nghi Sơn, có nền địa chất tốt
đặc biệt thuận lợi cho xây dựng các nhà máy công nghiệp nặng; có tiềm năng và lợi thế về các
yếu tố như: có các mỏ nguyên liệu với trữ lượng lớn để sản xuất vật liêụ xây dựng; nguồn cung
cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, nguồn cung cấp điện và hạ tầng giao thông tuơng đối
thuận lợi.
Xác định được những tiềm năng và lợi thế của KKT Nghi Sơn, ngày 15/5/2006 Thủ
tướng Chính phủ đã có Quyết định số 102/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt
động của KKT Nghi Sơn.
Theo Quyết định 102, KKT Nghi Sơn sẽ được xây dựng thành một khu vực phát triển
năng động, một trọng điểm phát triển ở phía Nam của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng
thời là cầu nối giữa vùng Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, với thị trường Nam Lào và Đông
Bắc Thái Lan, tạo động lực mạnh để thúc đẩy, lôi kéo kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và
các tỉnh lân cận phát triển nhanh, thu hẹp khoảng cách phát triển với vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ và với cả nước.
Xây dựng và phát triển KKT Nghi Sơn thành một khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh
vực với trọng tâm là công nghiệp nặng và cơ bản như: công nghiệp lọc hoá dầu, công nghiệp
luyện cán thép cao cấp, công nghiệp sửa chữa và đóng mới tàu biển, công nghiệp nhiệt điện,
công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu; gắn với việc
xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Nghi Sơn. Hình thành các sản phẩm mũi nhọn, có
chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, các loại hình dịch vụ cao cấp; đẩy mạnh xuất khẩu; mở
rộng ra thị trường khu vực và thế giới.
Đến nay, sau hơn 5 năm thành lập Khu kinh tế Nghi Sơn đã thu hút được hơn 50 dự án
đầu tư với tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 12 tỷ USD.
Trong thời gian qua tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đi cùng đó thị trường
vật liệu xây dựng ngày càng phát triển, dẫn đến nhu cầu về gạch – vật liệu xây dựng cơ bản -
cũng tăng cao.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, những năm gần đây mức tiêu thụ gạch xây toàn quốc
vào khoảng 20 tỷ viên/năm. Dự báo đến năm 2020, nhu cầu này sẽ tăng vào khoảng 40 tỷ
viên/năm, cao gấp đôi so với mức tiêu thụ hiện nay. Nhu cầu này hiện tại đa số đang được đáp
ứng bằng sản phẩm gạch đất sét nung.
10
Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh
Tuy nhiên, để sản xuất 1 tỷ viên gạch đất sét nung có kích thước tiêu chuẩn sẽ tiêu tốn
khoảng 1.5 triệu m2 đất sét, tương đương 75 ha đất nông nghiệp, và 150,000 tấn than, thải ra
khoảng 0.57 triệu tấn khí CO2. Nếu toàn bộ nhu cầu về gạch xây dựng đều tập trung vào gạch
đất sét nung thì gần 10 năm nữa, chúng ta sẽ đào đi gần 1 tỷ m3 đất sét mà phần lớn xâm phạm
vào đất canh tác. Đặc biệt các khí độc hại thải ra trong quá trình dùng than đốt sẽ làm xâm hại
đến môi trường, đến sức khỏe con người, làm giảm năng suất cây trồng, gây ra hiệu ứng nhà
kính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các các tài nguyên của đất nước.
Mặc khác, nhu cầu được ăn, được ở là những nhu cầu thiết yếu của con người, của xã
hội và đã là nhu cầu thì không thể bị hạn chế. Do đó, việc tìm kiếm một sản phẩm thay thế phù
hợp và đáp ứng được những nhu cầu chính đáng của mọi nhân tố trong xã hội là việc làm đáng
quan tâm hàng đầu hiện nay.
Hiện nay, công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng không nung đang được nhiều nước phát
triển trên thế giới áp dụng trong quá trình khai thác và sản xuất, nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm
môi trường. Công nghệ này đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực như: Tận dụng được
nhiều nguồn nguyên liệu rẻ tiền hiện có tại các vùng miền, tạo ra được nhiều loại vật liệu xây
dựng có giá thành thấp, an toàn và dễ dàng sử dụng... Vật liệu xây dựng không nung còn mang
lại hiệu quả kinh tế cao cho các chủ thể trong ngành công nghiệp xây dựng như: Chủ đầu tư,
chủ thầu thi công, nhà sản xuất vật liệu xây dựng và trên hết là lợi ích của người tiêu dùng. Vì
vậy, công nghệ sản xuất gạch không nung là sự lựa chọn phù hợp với định hướng của toàn cầu.
Cùng với sự đồng tình với các chính sách Kinh tế - Xã hội, Chính phủ hiện đang đẩy
mạnh chương trình “Sản xuất, tiêu thụ vật liệu không nung” trong thời gian tới. Theo đó, Chính
phủ đang xem xét tạo cơ chế, lộ trình để tạo thị trường cho vật liệu không nung, tạo thuận lợi
cho nhà sản xuất về đầu tư, nguồn nguyên liệu, tăng cường thanh tra kiểm tra việc sử dụng đất
nông nghiệp làm gạch đã bị cấm theo quy định tại Quyết định 567, nâng phí bảo vệ môi trường
và tăng cường giám sát đối với cơ sở sản xuất gạch đất sét nung.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, Công ty cổ phần thương mại và sản xuất vật liệu
xây dựng Thanh Ninh đã thấy được sự cần thiết cùng sự định hướng phù hợp của Nhà nước
như trên. Nhận định đây là ngành sản xuất có công nghệ hiện đại mang lợi ích tích cực trong
tương lai, Công ty quyết định thành lập nhà máy sản xuất gạch không nung theo công nghệ
Polyme khoáng tổng hợp tại xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Có thể dễ dàng
nhận thấy, đây là một dự án mang tính hiệu quả và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
II.2. Mục tiêu của dự án
Dự án đầu tư nhà máy chế tạo thiết bị sản xuất gạch không nung được tiến hành nhằm
thực hiện các các mục tiêu sau:
Đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm gạch không nung,
11
Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh
nhằm thay thế gạch đất sét nung truyền thống do hình dạng giống gạch đất sét nung nhưng giá
thành sản phẩm rất cạnh tranh, đồng thời có nhiều ưu điểm hơn gạch đất sét nung truyền
thống.
Sử dụng phế thải của ngành sản xuất đá là mạt đá với tỷ lệ khá lớn (đến 85% khối
lượng viên gạch) ;
Thiết bị công nghệ tự động hoá, sản xuất có trình độ tiên tiến, sản phẩm sản xuất có
chất lượng đạt TCVN.
Phù hợp với quy hoạch phát triển ngành vật liệu xây không nung của chính phủ và
địa phương.
Đảm bảo các yêu cầu Xanh – Sạch, bảo vệ môi trường;
Giải quyết nhiều công ăn việc làm cho lao động tại địa phương;
Đóng góp vào nguồn ngân sách nhà nước.
12
Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh
CHƯƠNG III: TỔNG QUÁT VỀ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG
III.1. Tình hình chung:
Hiện nay, với tình hình đóng băng của thị trường bất động sản thì đã ảnh hưởng ít nhiều đến
khả năng tiêu thụ vật liệu xây dựng, dẫn đến hiện tượng “trùm mềm thị trường” có thể thấy trước
mắt. Tuy nhiên, ai cũng biết nhu cầu “ ăn, ở” của con người và xã hội lúc nào cũng được đặt lên
hàng đầu, vì vậy có thể đảm bảo đây chỉ là tình trạng ngắn hạn và sẽ được cân bằng khi vươn qua
cơn sóng này.
III.2. Gạch không nung xu hướng tất yếu của ngành vật liệu xây dựng:
Mô tả chung về gạch không nung
Hiện nay, người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn vật liệu xây dựng do trên thị trường đã
xuất hiện nhiều sản phẩm mới với ưu điểm như chịu được thời tiết nhiệt đới, tính thẩm mỹ cao, thân
thiện với môi trường, một trong những sản phẩm được ưa chuộng là gạch không nung.
Gạch không nung là một loại gạch mà sau công nguyên định hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ
số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước... mà không cần qua nhiệt độ, không phải sử dụng
nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch. Độ bền của viên gạch không
nung được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính
của chúng.
Về bản chất của sự liên kết tạo hình, gạch không nung khác hẳn gạch đất nung. Quá trình sử
dụng gạch không nung, do các phản ứng hoá đá của nó trong hỗn hợp tạo gạch sẽ tăng dần độ bền
theo thời gian. Tất cả các tổng kết và thử nghiệm trên đã được cấp giấy chứng nhận: Độ bền, độ rắn
viên gạch không nung tốt hơn gạch đất sét nung đỏ và đã được kiểm chứng ở tất cả các nước trên
thế giới: Mỹ, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản...
Tình hình sản xuất gạch không nung
Các công nghệ gạch đất sét hiện nay đang dần lạc hậu và có nhiều hệ quả bất lợi cần được
thay thế. Mỗi năm việc sử dụng gạch đất sét nung làm mất đi một diện tích đất canh tác nông
nghiệp của 1 xã. Do đó, Quyết định 567/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020 đã mở ra một hướng đi
mới cho ngành vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong xây dựng.
Từ vài ba dây chuyền quy mô nhỏ, sản xuất mang tính thí điểm, thăm dò thị trường, đến nay,
cả nước đã có hơn 1.000 dây chuyền sản xuất gạch xi măng cốt liệu công suất dưới 7 triệu
viên/năm, 50 dây chuyền công suất 7-40 triệu viên/năm; 22 dự án sản xuất gạch bê tông khí chưng
áp với tổng công suất 3,8 triệu m3/năm; 17 dây chuyền sản xuất bê tông bọt với tổng công suất
190.000 m3/năm. Đến nay, với sản lượng 4,2 tỷ viên, vật liệu xây không nung đã tiết kiệm được
6,15 triệu m3 đất sét, 615.000 tấn than và giảm thải vào khí quyển 2,4 triệu tấn CO2.
13
Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh
Chỉ tính riêng 3 loại sản phẩm nói trên, Chương trình 567 đã và sẽ đạt mục tiêu đề ra, hiện
tổng công suất đầu tư sau 1 năm thực hiện đã chiếm từ 16-17% tổng sản lượng vật liệu xây so với
tỷ lệ mục tiêu đề ra cho năm 2015 là 20-25%.
Hiện nay, gạch không nung đã khẳng định chỗ đứng vững chắc trong các công trình, nó đang
dần trở nên phổ biến hơn và được ưu tiên phát triển. Có rất nhiều công trình sử dụng gạch không
nung, từ công trình nhỏ lẻ, phụ trợ cho đến các công trình dân dụng, đình chùa, nhà hàng, sân gôn,
khu nghỉ dưỡng, cao ốc,... Một số công trình điển hình như: Keangnam Hà Nội Landmard Tower
(đường Phạm Hùng, Hà Nội), Habico Tower (đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội), Khách sạn
Horinson (Hà Nội), Hà Nội Hotel Plaza (đường Trần Duy Hưng, Hà Nội), Sông Giá resort (Hải
Phòng), Sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội), Làng Việt Kiều Châu Âu (Hà Đông, Hà Nội),...
Ngoài ra, các địa phương bám sát chủ trương sử dụng đất nông nghiệp, bảo vệ đất lúa để xây
dựng, đảm bảo quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng theo hướng hạn chế gạch đất sét nung, có lộ
trình chấm dứt việc sản xuất gạch bằng lò thủ công.
Đặc biệt, các cơ quan liên quan sẽ xem xét việc tạo cơ chế thuận lợi về tín dụng đầu tư và tín
dụng xuất khẩu của Nhà nước cho các dự án sản xuất, tiêu thụ gạch không nung, điều chỉnh thuế tài
nguyên, phí môi trường đối với các sản phẩm có liên quan.
Kết luận: Hiện nay trên thế giới, sản phẩm gạch không nung đã là xu hướng tất yếu của các
nước phát triển hiện nay. Cùng với sự đồng tình của xã hội và các cấp quản lý Nhà nước, tin chắc
rằng sản phẩm gạch không nung sẽ tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và đáp
ứng được nhu cầu của toàn xã hội.
14
Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh
CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ.
IV.1. Cơ sở lựa chọn địa điểm xây dựng.
1. Điều kiện khí hậu thủy văn
1.1. Nhiệt độ không khí:
- Nhiệt độ trung bình năm: 23,40C
- Nhiệt độ trung bình cao nhất: 400C (ngày 30/5/1994)
- Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 30C (năm 1974)
1.2. Độ ẩm không khí:
- Độ ẩm tương đối trung bình năm: 85 – 86%.
- Độ ẩm tương đối thấp nhất: 28% (9h ngày 09/12/1987).
- Độ ẩm tương đối cao nhất: 100%.
- Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối: 6,3 mb.
- Độ ẩm tuyệt đối trung bình nhiều năm: 25,4 mb.
- Độ ẩm cao nhất vào tháng 8: 32,3 mb.
- Độ ẩm thấp nhất vào tháng 1: 17,8 mb.
1.3. Lượng mưa:
- Lượng mưa trung bình năm: 1.833 mm.
- Lượng mưa cao nhất: 2.802 mm.
- Lượng mưa thấp nhất: 1.290 mm.
1.4. Gió:
Gió thịnh hành vào mùa hè là gió Nam và gió Đông Nam, có gió mùa Đông Bắc vào mùa
đông, mùa hè còn chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, tốc độ gió trung bình là 2 m/s.
1.5. Bão:
Hàng năm, khu vực khu vực này chịu ảnh hưởng bão ven biển miền Trung, sức gió tới cấp
12, số lượng các cơn bão trong năm thay đổi thất thường, tốc độ gió lớn nhất nhiều năm là 40 m/s.
1.6. Nắng:
Nắng tương đối nhiều về mùa hè từ tháng 4 đến tháng 8 và tương đối ít vào mùa Đông, ít
nhất vào tháng 2 và