Thuyết minh Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: quy phạm quản lý, bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, cột treo cáp và mạng cáp ngoại vi viễn thông

Trong thời đại ngày nay, thông tin truyền thông được xem như một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được trong đời sống của người dân. Không những thế, thông tin truyền thông còn đóng vai trò là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mở mang dân trí, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về nhận thức giữa nông thôn và thành thị, giữa các tầng lớp dân cư. Hơn thế nữa, thông tin truyền thông còn là phương tiện, điều kiện để các quốc gia đang phát triển thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu và mở ra cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế. Trong lĩnh vực thông tin truyền thông nói chung, thì mạng viễn thông đã trở thành hạ tầng của cơ sở hạ tầng viễn thông, mà trong đó mạng ngoại vi viễn thông đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định rất lớn tới an toàn mạng lưới cũng như chất lượng dịch vụ cung cấp. Chi phí đầu tư cho mạng ngoại vi viễn thông chiếm tỷ trọng lớn trong vốn đầu tư cho toàn mạng tưới. Một trong những yếu tố ánh hướng lớn đến an toàn và chất lượng mạng ngoại vi viễn thông đó là hoạt động quản lý, bảo trì. Do đó, việc chuẩn hóa công tác quản lý, bảo trì công trình viễn thông mà cụ thể là các “công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, cột treo cáp và mạng cáp ngoại vi viễn thông” đang là vấn đề cấp thiết, không những góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, nâng cao tuổi thọ, tiết kiệm chi phí đầu tư, mà còn góp phần bảo đảm an toàn, ổn định của công trình viễn thông. Cùng với sự phát triển cùa các công nghệ viễn thông mới, công nghệ mạng ngoại vi viễn thông cũng đã có những sự thay đối đáng kể. Trong những năm gần đây, phần lớn mạng cáp, nhất là ở các khu vực đô thị đã được ngầm hóa, mạng cáp treo đã được giảm thiểu do ảnh hưởng đến mỹ quan và an toàn. Cho nên, việc xây dựng các tuyến cáp ngẩm, hệ thống cống bể và đặc biệt là sử dụng những đường hầm dùng chung đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các nhà cung cấp hạ tầng mạng để vừa tiết kiệm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng, tránh lãng phí thuận tiện cho công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì và nâng cấp hệ thống. Thực tế hiện nay, việc thi công, lắp đặt và quản lý, bảo trì hệ thống mạng cáp ngoại vi viễn thông và các thành phần hỗ trợ có liên quan như: hệ thống cột treo cáp; hệ thống cống bể, hầm, hào, rãnh kỹ thuật, . đã được nhà cung cấp hạ tầng mạng như Viettel, VNPT, FPT, CMC, . chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, đến nay vẫn chỉ là các quy định riêng của mỗi nhà cung cấp và phụ thuộc rất lớn vào mức độ quan tâm của nhà các quản lý, mà chưa có được quy phạm quản lý, bảo trì quy định thống nhất chung cho tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công trình viễn thông. Với mục tiêu hỗ trợ, phục vụ công tác quả lý nhà nước về mạng ngoại vi viễn thông, việc nghiên cứu xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Quy phạm quản lý, bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, cột treo cáp và mạng cáp ngoại vi viễn thông” là rất cần thiết để áp dụng chung cho các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp hạ tầng kỹ thuật viễn thông ở nước ta.

pdf33 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thuyết minh Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: quy phạm quản lý, bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, cột treo cáp và mạng cáp ngoại vi viễn thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA: QUY PHẠM QUẢN LÝ, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT NGẦM, CỘT TREO CÁP VÀ MẠNG CÁP NGOẠI VI VIỄN THÔNG (Mã số: 17-15-KHKT-TC) (Tài liệu sau giám định cấp Bộ) HÀ NỘI - 2015 THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN QUÓC GIA: QUY PHẠM QUẢN LÝ, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KÝ THUẬT NGẦM, CỘT TREO CÁP VÀ MẠNG CÁP NGOẠI VI VIỄN THÔNG TRUNG TÂM TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (TVCC) - RIPT Trang 2/33 MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................... 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ 3 LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................................. 4 NỘI DUNG CHÍNH CỦA THUYẾT MINH DỰ THẢO QCVN ....................................... 6 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN ............................................................................... 6 1.1. Tên gọi QCVN ................................................................................................................ 6 1.2. Ký hiệu QCVN................................................................................................................ 6 2. Đặt vấn đề .............................................................................................................. 6 2.1. Tình hình đối tượng tiêu chuẩn hóa ngoài nước ....................................................... 6 2.2. Tình hình đối tượng tiêu chuẩn hóa trong nước nước .............................................. 8 2.2.1. Tình hình quản lý, bảo trì công trình liên quan tới công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, cột treo cáp và mạng cáp ngoại vi viễn thông của Tập đoàn VNPT 10 2.2.2. Tình hình quản lý, bảo trì liên quan tới công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, cột treo cáp và mạng cáp ngoại vi viễn thông của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel 11 2.2.3. Tình hình quản lý, bảo trì quan tới công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, cột treo cáp và mạng cáp ngoại vi viễn thông của Tập đoàn của Tập đoàn FPT 12 2.2.4. Tình hình quản lý, bảo trì liên quan tới công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, cột treo cáp và mạng cáp ngoại vi viễn thông của Tập đoàn Công nghệ CMC 12 2.3. Lý do và mục đích xây dựng QCVN ........................................................................... 13 2.3.1. Lý do xây dựng QCVN 13 2.3.2. Mục đích xây dựng QCVN 13 3. Sở cứ xây dựng các yêu cầu kỹ thuật ............................................................... 13 3.1. Tổng hợp, phân tích các tiêu chuẩn quốc tế, các tài liệu kỹ thuật, các kết quả nghiên cứu có liên quan.................................................................................................... 13 3.1.1. Tổng hợp, phân tích các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan tới quản lý, bảo dưỡng mạng ngoại vi viễn thông 13 3.1.2. Tổng hợp, phân tích các tài liệu kỹ thuật, các kết quả nghiên cứu có liên quan tới quản lý, bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, cột treo cáp và mạng cáp ngoại vi viễn thông 19 4. Giải thích nội dung QCVN ................................................................................... 26 5. Bảng đối chiếu nội dung QCVN với các tài liệu tham khảo ............................. 27 6. Khuyến nghị áp dụng QCVN .............................................................................. 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 33 THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT: QUY PHẠM QUẢN LÝ, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KÝ THUẬT NGẦM, CỘT TREO CÁP VÀ MẠNG CÁP NGOẠI VI VIỄN THÔNG TRUNG TÂM TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (TVCC) - RIPT Trang 3/33 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 : Khoảng cách tối thiểu giữa các hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị khi đặt chung trong tuy-nen hoặc hào kỹ thuật (m) ......................................................... 21 Bảng 2 : Bảng đối chiếu nội dung QCVN và tài liệu tham khảo ................................. 27 THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN QUÓC GIA: QUY PHẠM QUẢN LÝ, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KÝ THUẬT NGẦM, CỘT TREO CÁP VÀ MẠNG CÁP NGOẠI VI VIỄN THÔNG TRUNG TÂM TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (TVCC) - RIPT Trang 4/33 LỜI NÓI ĐẦU Trong thời đại ngày nay, thông tin truyền thông được xem như một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được trong đời sống của người dân. Không những thế, thông tin truyền thông còn đóng vai trò là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mở mang dân trí, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về nhận thức giữa nông thôn và thành thị, giữa các tầng lớp dân cư. Hơn thế nữa, thông tin truyền thông còn là phương tiện, điều kiện để các quốc gia đang phát triển thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu và mở ra cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế. Trong lĩnh vực thông tin truyền thông nói chung, thì mạng viễn thông đã trở thành hạ tầng của cơ sở hạ tầng viễn thông, mà trong đó mạng ngoại vi viễn thông đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định rất lớn tới an toàn mạng lưới cũng như chất lượng dịch vụ cung cấp. Chi phí đầu tư cho mạng ngoại vi viễn thông chiếm tỷ trọng lớn trong vốn đầu tư cho toàn mạng tưới. Một trong những yếu tố ánh hướng lớn đến an toàn và chất lượng mạng ngoại vi viễn thông đó là hoạt động quản lý, bảo trì. Do đó, việc chuẩn hóa công tác quản lý, bảo trì công trình viễn thông mà cụ thể là các “công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, cột treo cáp và mạng cáp ngoại vi viễn thông” đang là vấn đề cấp thiết, không những góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, nâng cao tuổi thọ, tiết kiệm chi phí đầu tư, mà còn góp phần bảo đảm an toàn, ổn định của công trình viễn thông. Cùng với sự phát triển cùa các công nghệ viễn thông mới, công nghệ mạng ngoại vi viễn thông cũng đã có những sự thay đối đáng kể. Trong những năm gần đây, phần lớn mạng cáp, nhất là ở các khu vực đô thị đã được ngầm hóa, mạng cáp treo đã được giảm thiểu do ảnh hưởng đến mỹ quan và an toàn. Cho nên, việc xây dựng các tuyến cáp ngẩm, hệ thống cống bể và đặc biệt là sử dụng những đường hầm dùng chung đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các nhà cung cấp hạ tầng mạng để vừa tiết kiệm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng, tránh lãng phí thuận tiện cho công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì và nâng cấp hệ thống... Thực tế hiện nay, việc thi công, lắp đặt và quản lý, bảo trì hệ thống mạng cáp ngoại vi viễn thông và các thành phần hỗ trợ có liên quan như: hệ thống cột treo cáp; hệ thống cống bể, hầm, hào, rãnh kỹ thuật, ... đã được nhà cung cấp hạ tầng mạng như Viettel, VNPT, FPT, CMC, ... chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, đến nay vẫn chỉ là các quy định riêng của mỗi nhà cung cấp và phụ thuộc rất lớn vào mức độ quan tâm của nhà các quản lý, mà chưa có được quy phạm quản lý, bảo trì quy định thống nhất chung cho tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công trình viễn thông. Với mục tiêu hỗ trợ, phục vụ công tác quả lý nhà nước về mạng ngoại vi viễn thông, việc nghiên cứu xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Quy phạm quản lý, bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, cột treo cáp và mạng cáp ngoại vi THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT: QUY PHẠM QUẢN LÝ, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KÝ THUẬT NGẦM, CỘT TREO CÁP VÀ MẠNG CÁP NGOẠI VI VIỄN THÔNG TRUNG TÂM TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (TVCC) - RIPT Trang 5/33 viễn thông” là rất cần thiết để áp dụng chung cho các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp hạ tầng kỹ thuật viễn thông ở nước ta. Phương pháp thực hiện xây dựng dự thảo quy chuẩn dựa trên các số liệu khảo sát, thu thập từ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông đang hoạt động tại Việt Nam, các tiêu chuẩn quốc tế có iên quan tới quản lý, bảo trì mạng ngoại vi viễn thông trong và ngoài nước. Qua đó, nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành phân tích, đánh giá, lựa chọn các yêu cầu, chỉ tiêu quản lý, bảo trì phù hợp với thực tế. Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Quy phạm quản lý, bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, cột treo cáp và mạng cáp ngoại vi viễn thông” do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện - Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông chủ trì thực hiện cùng với sự hợp tác hỗ trợ của các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng kỹ thuật viễn thông, các đơn vị, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thông tin truyền thông và các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật. Trong quá trình soạn thảo chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong các tổ chức, cá nhân, các chuyên gia quản lý, khai thác trong lĩnh vực viễn thông và nhất là mạng ngoại vi viễn thông góp ý kiến bổ sung để hoàn thiện quy chuẩn tiến tới có thể ban hành áp dụng thống nhất trong toàn quốc. Nhóm biên soạn xin chân thành cảm ơn và tiếp thu các ý kiến góp ý. Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN QUÓC GIA: QUY PHẠM QUẢN LÝ, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KÝ THUẬT NGẦM, CỘT TREO CÁP VÀ MẠNG CÁP NGOẠI VI VIỄN THÔNG TRUNG TÂM TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (TVCC) - RIPT Trang 6/33 NỘI DUNG CHÍNH CỦA THUYẾT MINH DỰ THẢO QCVN 1. Tên gọi và ký hiệu của QCVN 1.1. Tên gọi QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Quy phạm quản lý, bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, cột treo cáp và mạng cáp ngoại vi viễn thông”. 1.2. Ký hiệu QCVN Ký hiệu: QCVN xxx:2015/BTTTT 2. Đặt vấn đề 2.1. Tình hình đối tượng tiêu chuẩn hóa ngoài nước Mạng ngoại vi chiếm một vị trí quan trọng đối với mạng lưới viễn thông hiện đại. Việc xây dựng và phát triển mạng ngoại vi đòi hỏi phải đầu tư lớn và đạt hiệu quả sử dụng bền vững lâu dài. Do đó việc tiêu chuẩn hoá, quy hoạch, quản lý và bảo trì là một trong những vấn đề được các quốc gia trên thế giới quan tâm và ưu tiên hàng đầu trong nghiên cứu triển khai. Tập đoàn Viễn thông Hàn Quốc KT có phần mềm quản lý mạng ngoại vi Tom (TOMACO) , đây là các phần mềm đã được nghiên cứu khá quy mô và được các hãng đã sử dụng trong nhiều năm, giúp cán bộ quản lý mạng ngoại vi quản lý đến từng hộp cáp. Các nước có mạng viễn thông tiên tiến đều có các quy định về quy hoạch, xây dựng, quản lý mạng ngoại vi; sử dụng công nghệ thông tin để thực hiện các công tác quản lý. Đồng thời có các quy định về hạ tầng mạng ngoại vi của các doanh nghiệp ( Australia, New Zeland, ). Quản lý, bảo trì mạng ngoại vi viễn thông là một trong những nội dung quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông. tuy nhiên do đặc thù cấu trúc, quy mô xây dựng hạ tầng mạng viễn thông của mỗi quốc gia trên thế giới là khác nhau. Cho đến nay, có tổ chức viễn thông quốc tế ITU-T đã nghiên cứu đưa ra một số tiêu chuẩn có liên quan tới mạng ngoại vi viễn thông như sau: - Tiêu chuẩn ITU-T L.1 - Construction, installation and protection of telecommunication cables in public networks (Xây dựng, lắp đặt và bảo vệ cáp viễn thông trong mạng công cộng). - Tiêu chuẩn ITU-T L.3 - Armouring of cables (Cáp treo). - Tiêu chuẩn ITU-T L.9 - Methods of terminating metallic cable conductors THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT: QUY PHẠM QUẢN LÝ, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KÝ THUẬT NGẦM, CỘT TREO CÁP VÀ MẠNG CÁP NGOẠI VI VIỄN THÔNG TRUNG TÂM TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (TVCC) - RIPT Trang 7/33 (Phương pháp kết cuối dẫn điện cáp kim loại). - Tiêu chuẩn ITU-T L.11 - Joint use of tunnels by pipelines and telecommunication cables, and the standardization of underground duct plans (Sử dụng hầm ghepf nối bằng đường ống và cáp viễn thông, và tiêu chuẩn quy hoạch ống dẫn dưới đất). - Tiêu chuẩn ITU-T L.25 - Optical fibre cable network maintenance (Bảo dưỡng mạng cáp sợi quang). - Tiêu chuẩn ITU-T L.34 - Installation of Optical Fibre Ground Wire (OPGW) cable (Lắp đặt dây cáp quang trên mặt đất). - Tiêu chuẩn ITU-T L.35 - Installation of optical fibre cables in the access network (Lắp đặt cáp sợi quang trong mạng truy nhập). - Tiêu chuẩn ITU-T L.40 - Optical fibre outside plant maintenance support, monitoring and testing system (Hệ thống đo kiểm, giám sát, hỗ trợ bảo dưỡng trang thiết bị bên ngoài cáp sợi quang). - Tiêu chuẩn ITU-T L.53 - Optical fibre maintenance criteria for access networks (Nguyên lý bảo dưỡng cáp sợi quang cho mạng truy nhập). - Tiêu chuẩn ITU-T L.63 - Safety procedures for outdoor installations (Quy trình an toàn cho lắp đặt ngoài trời). - Tiêu chuẩn ITU-T L.68 - Optical fibre cable maintenance support, monitoring and testing system for optical fibre cable networks carrying high total optical (Hệ thống đo kiểm, giám sát, hỗ trợ bảo dưỡng cáp sợi quang cho mạng cáp toàn quang). - Tiêu chuẩn ITU-T L.71 - Design, construction, and installation of network cables for broadband access including metallic networks connected to optical fibre (Thiết kế, xây dựng, lắp tđặt mạng cáp truy nhập băng rộng gồm mạng cáp đồng kết nối với cáp sợi quang). - Tiêu chuẩn ITU-T L.74 - Maintenance of cable tunnels (Bảo dưỡng đường hầm cáp). - Tiêu chuẩn ITU-T L.80 - Operations support system requirements for infrastructure and network elements management using ID techonology (Yêu cầu hệ thống hỗ trợ vận hành để quản lý cơ sở hạ tầng và phần tử mạng sử dụng công nghệ nhận dạng). - Tiêu chuẩn ITU-T L.93 - Optical fibre cable maintenance support, monitoring and testing systems for optical fibre trunk networks (Hệ thống giám sát, hỗ trợ bão dưỡng cáp sợi quang cho mạng trung kế sợi quang). Các tiêu chuẩn của ITU-T chủ yếu đưa ra các tham số quản lý, quy định quản THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN QUÓC GIA: QUY PHẠM QUẢN LÝ, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KÝ THUẬT NGẦM, CỘT TREO CÁP VÀ MẠNG CÁP NGOẠI VI VIỄN THÔNG TRUNG TÂM TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (TVCC) - RIPT Trang 8/33 lý, khai thác, bảo dưỡng, giám sát, đo kiểm tra các thành phần và phụ kiện có liên quan tới mạng ngoại vi viễn thông (như cáp sợi quang, cáp sợi đồng, hầm cáp, ...). Các tài liệu tiêu chuẩn này có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho các nhà nghiên cứu, quản lý mạng viễn thông tham khảo để phục vụ cho công tác quản lý, bảo dưỡng mạng ngoại vi viễn thông. Đồng thời, các tài liệu tiêu chuẩn này cũng được nhóm nghiên cứu tham khảo trong việc quy định đối với một số nội dung kỹ thuật chuyên môn trong quá trình xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Quy phạm quản lý, bảo trì hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm, cột treo cáp và mạng cáp ngoại vi viễn thông”. Cụ thể các tham khảo đối với các nội dung quy định trong dự thảo quy chuẩn được tổng hợp trong “Bảng đối chiếu nội dung QCVN và tài liệu tham khảo” trong Mục 5 của tài liệu thuyết minh này. 2.2. Tình hình đối tượng tiêu chuẩn hóa trong nước nước Để đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai, Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ thông tin và truyền thông) đã phối hợp với Cục Tiêu chuẩn hóa Viễn thông của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) tổ chức Hội thảo về Mạng ngoại vi cho truy nhập nội hạt và Cuộc họp Nhóm Nghiên cứu số 6 của ITU. Việc tổ chức Hội thảo và Cuộc họp nhóm Nghiên cứu số 6 cho phép Việt Nam tham khảo và học hỏi kinh nghiệm của nhiều nước về quy hoạch, áp dụng công nghệ, triển khai và xây dựng mạng ngoại vi, chính sách quản lý mạng ngoại vi trong môi trường cạnh tranh và cung cấp đa dịch vụ, đồng thời hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nghiên cứu xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm liên quan đến mạng ngoại vi ở Việt Nam. Việc phối hợp với ITU tổ chức sự kiện này tại Việt Nam đã tạo điều kiện thúc đẩy mối quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật và phát triển đào tạo trong lĩnh vực viễn thông giữa Việt Nam với các nước thành viên của ITU, đồng thời đây cũng là hoạt động góp phần nâng cao uy tín và vị thế của ngành thông tin truyền thông Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Trong những năm gần đây, sự phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông đã góp phần thúc đẩy các dịch vụ viễn thông phát triển vượt bậc, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có tốc độ phát triển viễn thông nhanh trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, việc phát triển và quản lý hạ tầng viễn thông, đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động (nhà, trạm máy; cống, bể cáp; cột ăng ten; cột dây thông tin) vẫn còn nhiều hạn chế như: nhận thức chưa thống nhất; cơ chế, chính sách, quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật còn thiếu và chưa đồng bộ; một số quy định quản lý chưa cụ thể và sử dụng chưa hiệu quả; công tác thực thi pháp luật còn nhiều bất cập. Ở trong nước hiện nay mới chỉ có một số văn bản quy định liên quan đến quản lý, bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, cột treo cáp và mạng cáp ngoại vi viễn thông như sau: - Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23/11/2009 của Quốc hội Khóa 12. THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT: QUY PHẠM QUẢN LÝ, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KÝ THUẬT NGẦM, CỘT TREO CÁP VÀ MẠNG CÁP NGOẠI VI VIỄN THÔNG TRUNG TÂM TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (TVCC) - RIPT Trang 9/33 - Nghị định số 41/2007/NĐ-CP ngày 22/03/2007 của Chính phủ về xây dựng ngầm đô thị. - Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông. - Chỉ thị số 422/CT-TTg ngày 02/04/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn thông. - Chỉ thị số 04/2008/CT-BTTTT ngày 22/05/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông Về quản lý và phát triển hạ tầng viễn thông. - Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ Quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng - Thông tư số 14/2013/ TT-BTTTT ngày 21/06/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng viễn thông thu động tại địa phương. - Thông tư liên tịch số 01/2007/TTLT-BTTTT-BXD ngày 10/12/2007 của Bộ Thông tin và Truyền thông - Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lắp đặt, quản lý, sử dụng những thùng thư bưu chính, hệ thống cáp điện thoại cố định và hệ thống cáp truyền hình trong các tòa nhà nhiều tầng có nhiều chủ sử dụng. Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến mạng ngoại vi viễn thông, Bộ Thông tin và Tuyền thông (cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thông tin truyền thông), Bộ Xây dựng đã ban hành một số tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan tới công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, cột treo cáp và mạng cáp ngoại vi viễn thông bao gồm: - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCXDVN 01: 2008/BXD, Quy hoạch xây dựng. - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07: 2010/BXD, Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8071: 2009 - Công trình viễn thông - Quy tắc thực hành chống sét và tiếp đất. - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 9: 2010/BTTTT về tiếp đất cho các trạm viễn thông. - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 32: 2011/BTTTT về chống sét cho các trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông. - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 33: 2011/BTTTT về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông. Về chương trình quản lý mạng ngoại vi cho các tỉnh, thành phố cũng có nhiều doanh nghiệp (VNPT, Viettel, ...), các tổ chức, đơn vị đã nghiên cứu và viết các chương trình quản lý mạng ngoại vi như Trung tâm CDiT sử dụng công nghệ GIS THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN QUÓC GIA: QUY PHẠM QUẢN LÝ, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KÝ THUẬT NGẦM, CỘT TREO CÁP VÀ MẠNG CÁP NGOẠI VI VIỄN THÔNG TRUNG TÂM TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (TVCC) - RIPT Trang 10/33 hiện đại và quản lý theo mô hình tập trung, quản lý mạng ngoại vi đến nhà thuê bao. Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông đã nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn, quy trình và công cụ quản lý mạng ngoại vi nhằm phục vụ cho việc quản lý và sản xuất kinh