Thuyết minh Kế hoạch mở rộng kinh doanh dịch vụ máy tính

Tình hình chung kinh tế Việt Nam Theo báo cáo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 10 tháng đầu năm 2011 ước đạt 78.032 tỷ USD tăng 34.6%, trong đó khu vực kinh tế trong nước ước đạt 34.832 tỷ USD tăng 30.4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 43.200 tỷ USD tăng 38.1%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đều tăng: dệt may ước đạt 11.693 tỷ USD tăng 29.4%; dầu thô 6.118 tỷ USD tăng 53.5%; thủy sản 4.926 tỷ USD tăng 22.8%; gạo 3.216 tỷ USD tăng 17.3%; điện tử máy tính 3.148 tỷ USD tăng 8.7%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 3.161 tỷ USD tăng 27.7%; gỗ và sản phẩm gỗ 3.195 tỷ USD tăng 16,2%; cà phê 2.269 tỷ USD tăng 59.2%; cao su 2.603 tỷ USD tăng 55.7%; sản phẩm mây tre cói thảm ước 159 triệu USD giảm 4.7%. Tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2011 ước đạt 86.422 tỷ USD tăng 27.2%, trong đó khu vực kinh tế trong nước ước đạt 48.127 tỷ USD tăng 25.6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 38.294 tỷ USD tăng 29.2%. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu phục vụ sản xuất và đời sống đều tăng: máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác ước 12.502 tỷ USD tăng 13.4%; xăng dầu 8.555 tỷ USD tăng 65,5%; sắt thép 5.074 tỷ USD tăng 0.7%; điện tử máy tính linh kiện 5.647 tỷ USD tăng 37.7%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép ước 2.444 tỷ USD tăng 14.4%; sợi dệt 1.289 tỷ USD tăng 43.1%; ô tô 2.572 tỷ USD tăng 10.6%; gỗ nguyên liệu và sản phẩm 1.115 tỷ USD tăng 18.4%. Nhập siêu hàng hóa 10 tháng đầu năm 2011 ước 8.4 tỷ USD bằng 10.8% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Số liệu thống kế hàng hóa nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2011: Xuất khẩu sản phẩm gỗ: 2.830 triệu USD; xuất khẩu mây, tre, cói, thảm: 144 triệu USD; Nhập khẩu gỗ nguyên liệu và sản phẩm: 1.094 triệu USD

pdf29 trang | Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thuyết minh Kế hoạch mở rộng kinh doanh dịch vụ máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------    ---------- THUYẾT MINH KẾ HOẠCH MỞ RỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ MÁY TÍNH ĐỊA ĐIỂM : 462/2 NGUYỄN TRI PHƯƠNG, PHƯỜNG 9, QUẬN 10, TP.HCM CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VIỄN NHÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------    ---------- THUYẾT MINH KẾ HOẠCH MỞ RỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ MÁY TÍNH Tp.Hồ Chí Minh - Tháng 12 năm 2011 CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VIỄN NHÂN ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH NGUYỄN VĂN MAI ĐINH CHÍ PHƯƠNG MỤC LỤC KẾ HOẠCH KINH DOANH ......................................................................................................... 3 CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG ................................................................................ 4 I.1. Tình hình chung kinh tế Việt Nam ........................................................................................... 4 I.2. Thị trường ngành công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam ...................................................... 4 I.3. Phân tích SWOT....................................................................................................................... 5 I.3.1. Những điểm mạnh (Strength) ................................................................................................ 5 I.3.2. Những điểm yếu (Weakness) ................................................................................................ 6 I.3.2. Những cơ hội (Opportunity).................................................................................................. 6 I.3.2. Những thách thức (Threatening) ........................................................................................... 6 CHƯƠNG II: SƠ LƯỢC VỀ DOANH NGHIỆP .......................................................................... 7 I.1. Mô tả doanh nghiệp .................................................................................................................. 7 I.2. Mục tiêu của doanh nghiệp ...................................................................................................... 7 I.3. Sản phẩm- Dịch vụ ................................................................................................................... 8 I.4. Thị trường và khách hàng mục tiêu ......................................................................................... 8 I.4.1. Thị trường mục tiêu ............................................................................................................... 8 I.4.2. Khách hàng mục tiêu ............................................................................................................. 8 CHƯƠNG III: KẾ HOẠCH KINH DOANH ............................................................................... 10 III.1. Kế hoạch tiếp thị - bán hàng ................................................................................................ 10 III.2. Kế hoạch phát triển thị trường ............................................................................................. 11 III.3. Kế hoạch phát triển doanh nghiệp ....................................................................................... 11 III.3.1. Kế hoạch quản lý .............................................................................................................. 11 III.3.2. Chiến lược sản phẩm ........................................................................................................ 12 PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .......................................................................... 14 CHƯƠNG I: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ ........................................................................................... 15 I.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư ..................................................................................................... 15 I.2. Nội dung tổng mức đầu tư ...................................................................................................... 15 I.2.1. Nội dung .............................................................................................................................. 15 I.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư ..................................................................................................... 16 CHƯƠNG II: VỐN ĐẦU TƯ ...................................................................................................... 17 II.1. Nguồn vốn đầu tư .................................................................................................................. 17 II.1.1. Cấu trúc nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư ....................................................................... 17 II.1.2. Tiến độ đầu tư và sử dụng vốn ........................................................................................... 17 II.1.3. Nguồn vốn thực hiện .......................................................................................................... 17 II.2. Phương án hoàn trả vốn vay ................................................................................................. 18 CHƯƠNG III: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH ................................................................... 21 III.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán ............................................................................... 21 III.2. Tính toán chi phí .................................................................................................................. 21 III.3. Doanh thu từ dự án .............................................................................................................. 22 III.4. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án.............................................................................................. 24 III.5. Đánh giá hiệu quả và triển vọng đầu tư của dự án .............................................................. 26 KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 27 I.1. Kết luận .................................................................................................................................. 28 I.2. Kiến nghị ................................................................................................................................ 28 KẾ HOẠCH KINH DOANH Mục 1 KHAI MINH Chipsetbgia.com Tp.Hồ Chí Minh - Tháng 12 năm 2011 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh - www.lapduandautu.com.vn – 08.39118551 4 KẾ HOẠCH KINH DOANH CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG I.1. Tình hình chung kinh tế Việt Nam Theo báo cáo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 10 tháng đầu năm 2011 ước đạt 78.032 tỷ USD tăng 34.6%, trong đó khu vực kinh tế trong nước ước đạt 34.832 tỷ USD tăng 30.4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 43.200 tỷ USD tăng 38.1%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đều tăng: dệt may ước đạt 11.693 tỷ USD tăng 29.4%; dầu thô 6.118 tỷ USD tăng 53.5%; thủy sản 4.926 tỷ USD tăng 22.8%; gạo 3.216 tỷ USD tăng 17.3%; điện tử máy tính 3.148 tỷ USD tăng 8.7%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 3.161 tỷ USD tăng 27.7%; gỗ và sản phẩm gỗ 3.195 tỷ USD tăng 16,2%; cà phê 2.269 tỷ USD tăng 59.2%; cao su 2.603 tỷ USD tăng 55.7%; sản phẩm mây tre cói thảm ước 159 triệu USD giảm 4.7%. Tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2011 ước đạt 86.422 tỷ USD tăng 27.2%, trong đó khu vực kinh tế trong nước ước đạt 48.127 tỷ USD tăng 25.6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 38.294 tỷ USD tăng 29.2%. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu phục vụ sản xuất và đời sống đều tăng: máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác ước 12.502 tỷ USD tăng 13.4%; xăng dầu 8.555 tỷ USD tăng 65,5%; sắt thép 5.074 tỷ USD tăng 0.7%; điện tử máy tính linh kiện 5.647 tỷ USD tăng 37.7%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép ước 2.444 tỷ USD tăng 14.4%; sợi dệt 1.289 tỷ USD tăng 43.1%; ô tô 2.572 tỷ USD tăng 10.6%; gỗ nguyên liệu và sản phẩm 1.115 tỷ USD tăng 18.4%. Nhập siêu hàng hóa 10 tháng đầu năm 2011 ước 8.4 tỷ USD bằng 10.8% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Số liệu thống kế hàng hóa nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2011: Xuất khẩu sản phẩm gỗ: 2.830 triệu USD; xuất khẩu mây, tre, cói, thảm: 144 triệu USD; Nhập khẩu gỗ nguyên liệu và sản phẩm: 1.094 triệu USD. I.2. Thị trường ngành công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam Với dân số đông trên 86 triệu dân và 22 triệu trong số đó thuộc giới học sinh - sinh viên, thị trường Việt Nam hứa hẹn rất nhiều tiềm năng và cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp công nghệ. Do đó, thị trường CNTT Việt Nam được dự báo sẽ có tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đạt 16% trong giai đoạn 2011-2015. Thị trường CNTT có thể tiếp cận được cho các sản phẩm và dịch vụ CNTT được dự kiến đạt 4.1 tỷ USD vào năm 2015. Vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã cam kết đầu tư 8.5 tỷ USD vào lĩnh vực CNTT và viễn thông trong mười năm tiếp theo. Trong khi đó, chiến dịch của chính phủ nhằm thu hút thêm nhiều công ty công nghệ thông tin nước ngoài đầu tư vào Việt Nam mới nhận được một cú huých với thông báo hãng Hewlett-Packard (HP) sẽ thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam vào đầu năm 2011. Chính phủ hy vọng đến năm 2015 sẽ thu hút được 5 tỷ USD đầu tư nước ngoài vào ngành CNTT. Chính phủ Việt Nam đã công bố các kế hoạch đầy tham vọng cho việc phát triển ngành CNTT của đất nước. Các kế hoạch này nêu rõ chỉ -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh - www.lapduandautu.com.vn – 08.39118551 5 KẾ HOẠCH KINH DOANH tiêu về doanh thu cho lĩnh vực này là từ 17 – 19 tỷ USD trong năm năm tiếp theo, bao gồm các khoản đầu tư lớn để phát triển các trung tâm sản xuất phần mềm, dịch vụ, phần cứng và điện tử. Doanh thu dự kiến đạt 2 tỷ USD từ bán phần mềm, 12.5 tỷ USD từ phần cứng, 2 tỷ USD từ nội dung kỹ thuật số và 1.5 tỷ USD từ các dịch vụ CNTT. Bên cạnh đó, Việt Nam có khoảng 10,000 doanh nghiệp hiện đang được cấp phép cung cấp các dịch vụ CNTT, nhưng chỉ một phần ba là thực sự hoạt động. Bộ Công thương hiện đang xây dựng một nghị định dự thảo để vạch ra các chính sách nhằm giúp ngành CNTT phát triển. Nghị định này sẽ quy định thủ tục và các yêu cầu hoạt động cho các công ty cung cấp dịch vụ CNTT. Hiện nay, doanh thu từ thị trường phần cứng máy tính của Việt Nam có giá trị khoảng 1.7 tỷ USD Mỹ trong năm 2011, tăng so với mức ước tính 1.5 tỷ USD trong năm 2010. Thị trường máy tính Việt Nam trong năm 2011 tăng trưởng khoảng 13% sau khi thị trường có những dấu hiệu phục hồi trong năm 2010. Tỷ lệ sở hữu máy tính cá nhân ở Việt Nam ước đạt khoảng 15% trong năm 2010. Ước tính chừng 7% dân số Việt Nam sở hữu máy tính xách tay. Điều này cho thấy tiềm năng tăng trưởng đáng kể của thị trường máy tính địa phương mà tiềm năng lớn nhất là ở các vùng nông thôn. Hiện nay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được cho là chiếm khoảng 85% doanh thu bán máy tính xách tay. Về phần mềm trong năm 2011: Doanh thu bán phần mềm ở Việt Nam tăng 192 triệu USD và tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm cho giai đoạn 2011-2015 sẽ đạt chừng 15%. Chi tiêu cho phần mềm chiếm khoảng 10% tổng chi tiêu cho CNTT của Việt Nam. Các dịch vụ CNTT hiện nay chiếm khoảng 18% tổng chi tiêu CNTT của Việt Nam. Trong mấy năm qua, quy mô của các thương vụ dịch vụ CNTT đã tăng chi tiêu những ngành dọc chủ chốt trong CNTT. Nhu cầu cho các dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tăng lên trong các phân đoạn như ngân hàng, năng lượng, viễn thông và chính phủ đã thu hút các nhà cung cấp dịch vụ CNTT toàn cầu đầu tư vào Việt Nam. I.3. Phân tích SWOT I.3.1. Những điểm mạnh (Strength) - Khai Minh có năng lực tài chính rõ ràng. - Chính sách giá cạnh tranh - Đội ngũ nhân viên trẻ, có chuyên môn cao, được đào tạo một cách bài bản chính quy, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới. - Sản phẩm đa dạng, là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực cung cấp máy hàn Chipset( chíp dán)-Chipset& IC, hai mục này là không thể thiếu trong quá trình sửa chữa bo mạch chủ của máy tính xách tay, công cụ chẩn đoán sửa chữa các phụ kiện công nghệ cao như ổ cứng, màn hình tinh thể lỏng( LCD), board mạch thay thế cho Laptop& LCD,... - Nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm, không qua công ty phân phối nào, nên giá cả bán ra có giá ưu đãi và rẻ nhất toàn quốc. - Các khách hàng tiêu biểu: Công ty máy tính Thành Nhân, công ty máy tính Phong Vũ, công ty CMC (chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh), Bưu điện Ninh Thuận, Bưu điện Hải Phòng, Ispace thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm đào tạo việc làm Ispace Bến Tre. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh - www.lapduandautu.com.vn – 08.39118551 6 KẾ HOẠCH KINH DOANH I.3.2. Những điểm yếu (Weakness) - Kế hoạch kinh doanh trước chỉ tạm thời dừng lại trong ngắn hạn, chưa có chiến lược dài hạn nên làm hạn chế khả năng cạnh tranh cũng như chưa định vị được thương hiệu trên thị trường công nghệ thông tin. - Chưa quan tâm đến công tác nghiên cứu thị trường để phân khúc, lựa chọn thị trường phù hợp. - Chưa đầu tư đúng mức cho công tác xây dựng hệ thống nhận diện các rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhằm đưa ra các biện pháp hạn chế rủi ro một cách hữu hiệu. I.3.2. Những cơ hội (Opportunity) - Viễn Nhân là nhà phân phối và bảo hành chính thức cho các sản phẩm Zhuomao tại TP.Hồ Chí Minh. - Nền kinh tế cả nước đang gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng chậm, ngành dịch vụ lên ngôi. Do đó nhu cầu mua những sản phẩm phục vụ cho sửa chữa gia tăng - Nhà nước luôn có những chính sách hỗ trợ ngành công nghệ thông tin. - Dân số cả nước đông, hơn 20 triệu học sinh- sinh viên, số lượng người tiêu dùng các thiết bị công nghệ ngày càng tăng và nhu cầu sửa chữa ngày càng nhiều - Tâm lý người tiêu dùng thích hàng chính hãng nhưng giá cả thấp, cộng thêm vòng đời tuổi thọ của một sản phẩm công nghệ thông tin không cao, có thể nói chỉ qua hết thời hạn bảo hành là phải dùng đến dịch vụ sửa chữa. - Nhiều dịch vụ sửa chữa xuất hiện, đó chỉ là cái thuận lợi chứ không phải có hại, Viễn Nhân kinh doanh dụng cụ, linh kiện phục vụ sửa chữa đó là hướng đi tốt trong thời điểm này. I.3.2. Những thách thức (Threatening) - Công nghệ ngày càng phát triển, đòi hỏi Viễn Nhân phải luôn học hỏi, đầu tư nhiều sản phẩm, thiết bị mới. - Hiểu được “thời điểm này là của dịch vụ” nên một số công ty đã chuyển hướng sang cung cấp thể loại hàng hóa giống Viễn Nhân, về lâu về dài đó là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh - www.lapduandautu.com.vn – 08.39118551 7 KẾ HOẠCH KINH DOANH CHƯƠNG II: SƠ LƯỢC VỀ DOANH NGHIỆP I.1. Mô tả doanh nghiệp  Chủ đầu tư : Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Viễn Nhân  Giấy phép ĐKKD : 0309263981  Nơi cấp : Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.Hồ Chí Minh  Ngày cấp : 06/0802009  Trụ sở công ty : 788/15D Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp  Đại diện pháp luật : Đinh Chí Phương  Chức vụ : Giám đốc Công ty Viễn Nhân, tiền thân là cửa hàng Khai Minh được thành lập năm 2003, với lòng đam mê kỹ thuật và niềm tin về sự phát triển của ngành sửa chữa máy tính xách tay. Lúc đó, cửa hàng có 03 thành viên: 01 kinh doanh, 01 kỹ thuật, 01 thư ký kiêm tạp vụ tại một địa điểm nhỏ trên đường Nguyễn Thái Bình, Quận Tân Bình. Ban đầu với công cụ thô sơ, một mỏ hàn, một máy khò, một đồng hồ cùng sự hiểu biết hạn hẹp về lĩnh vực quá mới mẻ, tên tuổi chỉ là con số không tròn trĩnh, khó khăn nối tiếp khó khăn, thất bại đương nhiên là điều đã đoán trước. Những người trong cuộc nhận ra, niềm tin là chưa đủ, cần phải có nền tảng kỹ thuật vững chắc mới có thể tiếp cận được với công nghệ mới, chính vì nhận thức rõ như vậy cửa hàng đã có những biện pháp khai sáng cũng như tầm sư học đạo để nâng cao trình độ. Liên tiếp những chuyến đi ra Hà Nội tìm hiểu, học tập cộng với sự may mắn được sang Trung Quốc, khi trở về cửa hàng đã có những nhân tố mới, có thể sửa chữa những pan vào loại khó nhất trên thị trường lúc bấy giờ. Nhưng máy tính xách tay là sự kết hợp của nhiều công nghệ, máy móc thô sơ không thể làm gì được, đến năm 2006 được sự hỗ trợ của công ty Zhuomao- Trung Quốc cửa hàng Khai Minh đã mạnh dạn mua máy hàn IC dán (hay còn gọi là máy hàn chipset) về sử dụng, đây là máy hàn chipset đầu tiên được một cửa hàng nhỏ lẻ dám trang bị tại Tp. Hồ Chí Minh. Nay, công ty chúng tôi dự định mở rộng Cửa hàng Khai Minh tại số 462/2 Nguyễn Tri Phương, Phường 9, Quận 10, TP.HCM. Đồng thời tiếp tục cung cấp dịch vụ bán hàng, sửa chữa các thiết bị thuộc lĩnh vực CNTT như máy tính, laptop và các thiết bị ngoại vi. Chúng tôi sẽ liên tục cải tiến để nâng cao hiệu quả các dịch vụ. I.2. Mục tiêu của doanh nghiệp - Tăng doanh số cho thị trường hiện tại- (các quận thuộc Tp.Hồ Chí Minh). - Mở ra thị trường mới: bao gồm các tỉnh thành toàn quốc và các đối tác ở Campuchia, Lào . - Đầu tư nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại hơn - Xây dựng thương hiệu Khai Minh vững mạnh hơn. - Thực hiện mục tiêu chiến lược trở thành một doanh nghiệp chuyên cung cấp công nghệ sửa chữa chíp dán (chipsetBGA) hàng đầu Việt Nam, hoạt động đa năng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại cùng đội ngũ nhân viên thân thiện và tinh thần trách nhiệm cao. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh - www.lapduandautu.com.vn – 08.39118551 8 KẾ HOẠCH KINH DOANH I.3. Sản phẩm- Dịch vụ  Sản phẩm - Công cụ sửa chữa: + Máy hàn chíp dán( chipsetBGA) + Máy hàn, khò linh kiện SMD ( IC không chân) + Vật liệu hỗ trợ BGA + Công cụ sửa laptop + Công cụ sửa desktop + Công cụ sửa LCD- Tivi LCD + Công cụ nạp IC nhớ (BIOS programmer) + Công cụ sửa HDD, cứu dữ liệu + Công cụ sửa pin laptop - Cung cấp đầy đủ các loại Chipset& IC sữa chữa laptop& desktop và TIVI LCD - Cung cấp mainboard laptop  Dịch vụ - Sửa chữa LCD laptop - Sửa chữa mainboard laptop - Nạp ROM BIOS - Gỡ Password laptop - Sửa PC, SERVER, VGA Card  Những lợi thế cạnh tranh Đi tiên phong hiện đại hóa công cụ sửa chữa, tích lũy nhiều kinh nghiệm để hỗ trợ khách hàng, khách hàng là những công ty công nghệ thông tin hàng đầu tại thành phố Hồ Chí Minh và cả nước. I.3. Tiêu chí hoạt động Trung thực, khiêm tốn, tận tình phục vụ I.4. Thị trường và khách hàng mục tiêu I.4.1. Thị trường mục tiêu Miền Nam Việt Nam: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai- Biên Hòa, Bình Dương, thị trường Campuchia là ưu tiên hàng đầu, tiếp đến là các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, khu vực miền Tây. Phía Bắc có Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, khu vực miền Trung có Quy Nhơn, Đà Nẵng, Huế. I.4.2. Khách hàng mục tiêu Gồm khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp, khu công nghiệp, chế xuất. * Đặc điểm khách hàng cá nhân: - Độ tuổi từ 18 đến 45 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh - www.lapduandautu.com.vn – 08.39118551 9 KẾ HOẠCH KINH DOANH - Thuộc tầng lớp: sinh viên mới ra trường, trung cấp, cao đẳng, nhân viên IT, thợ điện tử. - Học vấn: Trung học Phổ thông trở lên - Đặc điểm: say mê tìm hiểu lĩnh vực sửa chữa mới mẻ, tự làm chủ chiếc máy tính họ sử
Luận văn liên quan