Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu nhất định. Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận trong hệ thống tài chính, tại đây nguồn tài chính xuất hiện và đồng thời đây cũng là nơi thu hút trở lại phần quan trọng các nguồn tài chính doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, đến sự phát triển hay suy thoái của nền sản xuất.
17 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2183 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuyết trình Kinh tế Dược, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 4/10/2014 ‹#› Thuyết trình Kinh tế Dược TeenPhoBien.com Câu hỏi Câu 1: Khái niệm, chức năng, vai trò của tài chính doanh nghiệp Câu 2: Vốn doanh nghiệp: khái niệm, đặc điểm, phân loại Câu 1: Khái niệm, chức năng, vai trò của tài chính doanh nghiệp A. Khái niệm tài chính doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu nhất định. Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận trong hệ thống tài chính, tại đây nguồn tài chính xuất hiện và đồng thời đây cũng là nơi thu hút trở lại phần quan trọng các nguồn tài chính doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, đến sự phát triển hay suy thoái của nền sản xuất. Một khái niệm khác: A. Khái niệm tài chính doanh nghiệp (tt): Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính trong nền kinh tế, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ. Khi tiến hành hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp nào cũng cần có một lượng vốn tối thiểu nhất định và quá trình hoạt động kinh doanh nhìn từ góc độ tài chính cũng là quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu của hoạt động kinh doanh. Trong quá trình đó có sự chuyển dịch giá trị của các quỹ tiền tệ với biểu hiện là các luồng tiền tệ đi vào và đi ra khỏi chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. QUAN HỆ 1 2 3 Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Thể hiện qua việc cấp vốn của Nhà nước cho các DNNN, qua nghĩa vụ tài chính (thuế, phí) với NSNN. Quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác: Thể hiện qua việc thanh quyết toán trong vay vốn,mua hàng , đầu tư vốn,… Quan hệ nội bộ doanh nghiệp:Thể hiện qua việc thanh toán tiền lương, thưởng phạt công nhân viên,quan hệ thanh toán giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, phân phối lợi nhuận sau thuế, phân chia lợi tức cho cổ đông, … Các mối quan hệ tài chính trong các doanh nghiệp bao gồm những mối quan hệ sau : Tóm lại: Tài chính doanh nghiệp xét về bản chất là các mối quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị, gắn liền với việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Tài chính doanh nghiệp xét về hình thức là phản ánh sự vận động và chuyển hóa các nguồn lực tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Câu 1: Khái niệm, chức năng, vai trò của tài chính doanh nghiệp (tt) B. Chức năng của tài chính doanh nghiệp: Chức năng tạo vốn Chức năng phân phối thu nhập Chức năng kiểm tra (giám đốc) Câu 1: Khái niệm, chức năng, vai trò của tài chính doanh nghiệp (tt) C. Vai trò của tài chính doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp là công cụ huy động đầy đủ và kịp thời các nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp có vai trò trong việc tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. Tài chính doanh nghiệp có vai trò là đòn bẩy kích thích và điều tiết sản xuất kinh doanh. Tài chính doanh nghiệp là công cụ giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Câu 2: Vốn doanh nghiệp: khái niệm, đặc điểm, phân loại Khái niệm vốn doanh nghiệp: Theo quan điểm của Marx, nhìn nhận dưới góc độ các yếu tố sản xuất, ông cho rằng: “Vốn chính là tư bản, là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất”. Còn Paul Samuelson, một đại diện tiêu biểu của các học thuyết kinh tế hiện đại cho rằng đất đai và hàng hóa là các yếu tố ban đầu sơ khai, còn vốn và hàng hóa là kết quả của quá trình sản xuất. Vốn bao gồm các hàng hóa lâu bền đuợc sản xuất ra và được sử dụng như các đầu vào hữu ích cho quá trình hoạt động sản xuất sau đó. David Begg, trong cuốn Kinh tế học cho rằng: “Vốn đuợc phân chia theo hai hình thái là vốn hiện vật và vốn tài chính”. Như vậy, ông đã đồng nhất vốn với tài sản doanh nghiệp. Câu 2: Vốn doanh nghiệp: khái niệm, đặc điểm, phân loại (tt) Về phương diện kĩ thuật, vốn được hiểu như sau: Trong doanh nghiệp, vốn đuợc hiểu là các loại hàng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh cùng với các yếu tố khác nhau (lao động, tài nguyên thiên nhiên) Trong phạm vi nền kinh tế, vốn được hiểu là hàng hóa dùng để sản xuất ra hàng hóa khác lớn hơn chính nó về mặt giá trị. Câu 2: Vốn doanh nghiệp: khái niệm, đặc điểm, phân loại (tt) Về phương diện tài chính, vốn được hiểu: Trong phạm vi doanh nghiệp, vốn là tài sản bỏ ra lúc đầu, thường được biểu hiện bằng tiền dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích lợi nhuận. Trong phạm vi kinh tế, vốn là lượng tiền tệ đưa vào lưu thông nhằm mục đích sinh lời. Câu 2: Vốn doanh nghiệp: khái niệm, đặc điểm, phân loại (tt) Vậy “vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ vật tư, tài sản được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời”. Tuy nhiên, tiền không phải là vốn. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt. Tiền tệ này phải được đầu tư vào sản xuất kinh doanh và phải nhằm mục đích sinh lời. Vốn luôn thay đổi hình thái biểu hiện, khi thì là vật tư sản xuất hoặc tài sản vô hình, khi thì là hình thái tiền tệ nhưng kết thúc vòng tuần hoàn thì luôn là hình thái tiền. Câu 2: Vốn doanh nghiệp: khái niệm, đặc điểm, phân loại (tt) Vốn luôn vận động không ngừng, chuyển từ hình thái này sang hình thái khác nhưng điểm cuối cùng của chuỗi hình thái này là tiền nên có thể kết luận vốn là toàn bộ giá trị bằng tiền mà doanh nghiệp bỏ ra trước và trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu doanh nghiệp. Câu 2: Vốn doanh nghiệp: khái niệm, đặc điểm, phân loại (tt) B. Phân loại và đặc điểm của các nguồn vốn: Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của chủ doanh nghiệp là khoản đầu tư ban đầu khi thành lập doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn tự có là vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước. Đối với công ty cổ phần hoặc công ty TNHH, nguồn vốn ban đầu do các cổ đông hoặc thành viên đóng góp để hình thành công ty. Đối với các Công ty cổ phần,vốn kinh doanh có thể huy động thêm từ việc phát hành cổ phiếu. Công ty TNHH không thể phát hành cổ phiếu mà chỉ có thể phát hành trái phiếu. Câu 2: Vốn doanh nghiệp: khái niệm, đặc điểm, phân loại (tt) B. Phân loại và đặc điểm của các nguồn vốn (tt): Vốn vay: Ngoài phần vốn tự có của doanh nghiệp (vốn góp) thì nguồn vốn vay có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có thể đáp ứng các nhu cầu về vốn trong ngắn hạn hoặc dài hạn, có thể huy động được số vốn lớn, tức thời. Tuy nhiên, sử dụng vốn vay phải hết sức chú ý đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, kế hoạch sử dụng vốn phải đảm bảo hợp lý, đúng mục đích; quản lý tốt quỹ tiền mặt, kỳ trả nợ và kỳ thu tiền, kế hoạch sản xuất kinh doanh phải được lập bám sát thực tế... nếu không vốn vay sẽ trở thành một gánh nặng đối với doanh nghiệp. Câu 2: Vốn doanh nghiệp: khái niệm, đặc điểm, phân loại (tt) B. Phân loại và đặc điểm của các nguồn vốn (tt): Vốn chiếm dụng (Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp): Đây cũng là một nguồn vốn tương đối quan trọng trong doanh nghiệp. Nguồn vốn này xuất phát từ việc doanh nghiệp chiếm dụng tiền hàng của nhà cung cấp (trả chậm), việc chiếm dụng này có thể phải trả phí (lãi) hoặc không phải trả phí nhưng lại đáp ứng được việc doanh nghiệp có nguyên vật liệu, điện, nước,... để sản xuất kinh doanh mà chỉ phải bỏ ra ngay lập tức một số tiền ít hơn số tiền đáng lẽ phải bỏ ra ngay lập tức để có được số nguyên vật liệu, điên, máy móc,... để tiến hành sản xuất. Câu 2: Vốn doanh nghiệp: khái niệm, đặc điểm, phân loại (tt) Như vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ tiền mặt của mình cho mục đích khác. Tuy nhiên, sử dụng nguồn vốn này cần lưu ý: không nên chiếm dụng quá nhiều hoặc quá lâu một khoản nợ nào đó vì nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp với đối tác, với thị trường hoặc kiện tụng pháp luật, tốt nhất nên có sự thoả thuận về việc chiếm dụng vốn. Hết