Ngày nay du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Bắt nhịp cùng sự đổi mới đất nước hơn 20 năm qua ngành du lịch đã có nhiều tiến bộ và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Những chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Việt Nam là một nước nông nghiệp, diện tích đất đai, sông ngòi lớn nên loại hình du lịch đang được chú trọng phát triển với nhiều loại sản phẩm khác nhau để tạo nên một sức hút mới cho ngành du lịch.
Vấn đề đi du lịch là một xu hướng ngày càng trở nên hót với du khách và đã trở thành sự lựa chọn của rất nhiều du khách từ trong và ngoài nước. Nhờ vào những ưu thế mà con người đã biết tận dụng những tài nguyên thiên nhiên để khai thác du lịch sinh thái vì ngành du lịch đang là mũi nhọn của toàn cầu hóa hiện nay và trong tương lai, bởi nếu chỉ tập trung phát triển khai thác tài nguyên du lịch sinh thái mà quên đi sự ảnh hưởng của nó đến kinh tế - xã hội, tài nguyên môi trường. Và sẽ gây ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực đến sự phát triển của ngành du lịch nói riêng và các ngành kinh tế nói chung. Với nhiều thế mạnh về thiên nhiên, biển đảo, văn hóa – xã hội, đã làm cho Quảng Nam trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của khu vực Duyên hải miền Trung – Tây Nguyên.
27 trang |
Chia sẻ: baohan10 | Lượt xem: 1779 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng rừng dừa bảy mẫu Cẩm Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Bắt nhịp cùng sự đổi mới đất nước hơn 20 năm qua ngành du lịch đã có nhiều tiến bộ và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Những chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Việt Nam là một nước nông nghiệp, diện tích đất đai, sông ngòi lớn nên loại hình du lịch đang được chú trọng phát triển với nhiều loại sản phẩm khác nhau để tạo nên một sức hút mới cho ngành du lịch.
Vấn đề đi du lịch là một xu hướng ngày càng trở nên hót với du khách và đã trở thành sự lựa chọn của rất nhiều du khách từ trong và ngoài nước. Nhờ vào những ưu thế mà con người đã biết tận dụng những tài nguyên thiên nhiên để khai thác du lịch sinh thái vì ngành du lịch đang là mũi nhọn của toàn cầu hóa hiện nay và trong tương lai, bởi nếu chỉ tập trung phát triển khai thác tài nguyên du lịch sinh thái mà quên đi sự ảnh hưởng của nó đến kinh tế - xã hội, tài nguyên môi trường. Và sẽ gây ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực đến sự phát triển của ngành du lịch nói riêng và các ngành kinh tế nói chung. Với nhiều thế mạnh về thiên nhiên, biển đảo, văn hóa – xã hội, đã làm cho Quảng Nam trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của khu vực Duyên hải miền Trung – Tây Nguyên.
Phố cổ Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam trong nhiều năm qua đã không ngừng nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển và vươn lên trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung, thu hút hơn 1 triệu lượt khách mỗi năm – với nhiều loại hình du lịch: Du lịch biển, du lịch khám phá, Đặc biệt có một loại hình du lịch mới cũng đang phát triển, đó là Du lịch cộng đồng .Đây là loại hình du lịch bền vững, không chỉ góp phần phát triển kinh tế địa phương, khuyến khích bảo tồn các giá trị truyền thống, cảnh quan thiên nhiên, mà còn giúp cho khách du lịch hòa mình vào cuộc sống của người dân địa phương, được sinh hoạt cùng với người dân để họ có thể hiểu hơn về con người và vùng đất mà họ đến du lịch.
Một trong những vùng quê thuộc thành phố Hội An, Cẩm Thanh có những giá trị đặc sắc về văn hóa và cảnh quan thiên nhiên. Nơi đây có những điều kiện cần thiết để phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, vùng đất này vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng và thế mạnh của mình. Hoạt động du lịch của người dân nơi đây vẫn mang tính chất tự phát, lẻ tẻ. Chính quyền địa phương cũng đã triển khai một số dự án du lịch dựa vào cộng đồng và đã đạt được một số kết quả khả quan.
Với mong muốn tìm hiểu thêm về du lịch cộng đồng tại xã Cẩm Thanh – Hội An, năng thực trạng và phát triển du lịch cộng đồng tại rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh – Thành phố Hội An”. Với việc chọn đề tài này em hi vọng với những kiến thức mà mình đã được học sẽ góp một phần nhỏ vào việc phát triển du lịch tại quê hương của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
. Hệ thống hóa các vấn đề lí luận và thực tiển về du lịch cộng đồng
. Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại rừng Dừa bảy mẫu Cẩm Thanh
. Các giải pháp nhằm phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng tại rừng dừa bảy mẫu Cẩm Thanh
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Người dân, khách du lịch, chính quyền địa phương xã Cẩm Thanh những người đã đang và sẽ tham gia vào d lịch cộng đồng
3.2. Phạm vi nghiên cứu
-Nội dung: Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng
-Thời gián: Tình hình phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2015-2018
-Về lãnh thổ: Phạm vi rừng dừa Bảy mẫu CẨM THANH
4. Quan điểm nghiên cứu
4.1. Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm phát triển bền vững được vận dụng khi nghiên cứu du lịch Quảng Nam nói chung và khu du lịch cộng đồng nói riêng được thể hiện ở các khía cạnh là việc khai thác du lịch cộng đồng phải có triển vọng phát triển lâu dài, không gây lãng phí tài nguyên và bảo vệ được sự đâ dạng tự nhiên, văn hóa, xã hội, thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái. Phát triển du lịch cộng đồng Rừng dừa bãy mẫu sẽ đưa đến thu nhập cho người cao tạo dựng ra khu sinh thái này và đồng thời đẩy mạnh phát triển du lịch Quảng Nam và giúp người dân ở đó có công việc ổn định
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch rừng dừa Bảy mẫu nói riêng và Quảng Nam nói chung phải đặt trong sự phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh nhằm đảm bảo phát triển du lịch, phục vụ nhu cầu của nhân dân trong thời điểm hiện tại nhưng không ảnh hưởng đến các thế hệ công dân mai sau của tỉnh
4.2 . Quan điểm tổng hợp
Nghiên cứu phát triển du lịch cộng dồng phải được đặt trong mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội, con người.
4.3. Quan điểm sinh thái
- Rừng dừa nước Bảy Mẫu rộng hàng chục ha nằm giáp 3 con sông Đế Võng, Thu Bồn và sông Hoài ngay khu vực Cửa Đại. Là vùng nước lợ nên rất thích hợp để dừa nước phát triển.
- Tại đây du khách sẽ có dịp tham quan rừng dừa, khám phá thiên nhiên, thưởng thức những món ăn dân dã và hải sản tươi sống. Đặc biệt sẽ có thi đấu trò chơi giữa các chòi, bạn có thể trải nghiệm những trò chơi dân gian thú vị, năng động, và rinh giải thưởng về nữa. Nhân viên nhiệt tình, phong cảnh hữu tình, rất thích hợp để bạn cùng gia đình hay bạn bè trải nghiệm và nghĩ dưỡng cuối tuần.
- Lướt dưới những rặng dừa xanh dịu, nghe mùi nồng nàn của bùn đất, mát mẻ của thiên nhiên giúp bạn quên đi những nhọc nhằn của cuộc sống xô bồ vất vả, chuẩn bị sức lực cho những ngày làm việc mới. Có dịp đến rừng dừa Bảy Mẫu, nhất là vào tháng 8 âm lịch, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những bụi dừa nước bạt ngàn đang vào mùa trái chín. Du khách có thể tự tay hái những trái dừa chín đem về cho người thân của mình.Tại đây, du khách còn có dịp tham quan làng dừa Bảy Mẫu – một ngôi làng nhỏ nằm giữa rừng dừa
4.4. Quan điểm lãnh thổ
- Hệ thống du lịch được tạo thành bởi các nhân tố: tự nhiên, nhân văn, văn hóa,con người và có mối quan hệ qua lại với nhau, mật thiết gắn bó với nhau một cách hoàn chỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu du lịch rừng dừa bảy mẫu phải được nhìn nhận một cách toàn diện
4.5 . Quan điểm lịch sử và viễn cảnh
- Nghiên cứu khu du lịch rừng dừa bảy mẫu đoạn - Quảng Nam phải được nhìn trong quá trình lịch sử xây dựng và khai thác. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích tiềm năng du lịch trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới và hoàn cảnh thực tế củ người dân, hướng đến sự phát triển lâu dài, phù hợp với quy luật vận động chung.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu
- Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu được sử dụng căn cứ trên cơ sở nhiều nguồn tài liệu khác nhau liên quan đến tuyến, điểm du lịch và tuyến đường Hồ Chí Minh, từ đó tiến hành tổng hợp các số liệu, tài liệu, chọn lọc, sắp xếp và xử lý thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài đó
Đây là phương pháp quan trọng và được sử dụng nhiều trong quá trình nghiên cứu. Các thông tin liên quan đến đề tài được thu thập từ các nguồn cơ bản sau:
- Các tài liệu sách có liên quan đến đề tài
- Các thông tin được lấy từ báo chí và mạng internet
- Các tài liệu có sẵn trên truyền thông và qua facebook
5.2. Phương pháp điều tra thực tế và khỏ sát thực địa
Thông qua việc đi thực tế tại khu du lịch rừng dừa bảy mẫu khảo sát cho thấy tiềm năng cho phát triển du lịch ở đây rất cao và có thể phát triển nhiều lĩnh vực khác nhau như nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi,homestay.... Điều tra ý kiến của người dân trong hoạt động du lịch cộng đồng tại rừng dừa bảy mẫu việc sử dụng phương pháp này nhằn cập nhật thông tin nâng cao chính xác khách quan và thuyết phục hơn cho các kết quả nghiên cứu.
Phương pháp khảo sát, thực địa tại khu du lịch rừng dừa bảy mẫu được tiến hành để cập nhật thông tin một cách chính xác, cụ thể và thuyết phục hơn, qua đó đối chiếu với các nguồn thông tin khác và tích lũy tư liệu cho quá trình nghiên cứu.
5.3. Phương pháp bản đồ
Phương pháp bản đồ được sử dụng để khai thác thông tin về tuyến, điểm du lịch rừng dừa bảy mẫu được hiệu quả hơn, và phản ánh một số nội dung nghiên cứu được trên bản đồ một cách cụ thể hơn. Để tạo co hội cho điểm du lịch được phát triển và lan rộng ra thế giới, cho nhiều du khách nước ngoài biến đến....
6. Đóng góp của đề tài
- Để hoàn thành để tài này người nghiên cứu cần phải đóng góp một phần nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển du lịch rừng dừa bảy mẫu , thông qua những phương hướng, giải pháp đề ra. Để đề tài được thành công cần phải tìm hiểu sâu xa những vấn đề từ nới đây, để khai thác được những tiềm năng và thế mạnh của du cộng đông tại rừng dừa bảy mẫu
- Nếu đề tài nghiên cứu tiền năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch rừng dừa bảy mẫu cẩm thanh hội an của tỉnh Quảng Nam được thành công và đưa vaò thực hiện thì sẽ tạo được cho người dân thu nhập ổn định hơn, đảm bảo việc làm cho người dân... Đáp ứng đủ nhu cầu của người dân và du khách đến tham qua nghĩ dưỡng tại đây.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kiến nghị thì nội dung chính của đề tài được triển khai ra ba chương sau :
• Chương 1: Cơ sở lý luận chung
• Chương 2: Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng rừng dừa Bảy mẫu Cẩm Thanh Hội An
• Chương 3: Xu hướng phát triển du lịch cộng đồng rừng dừa Bảy mẫu Cẩm Thanh Hội An
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số quan điểm
1.1.1.1. Quan điểm về du lịch
- Du lịch là đi để vui chơi, giải trí hoặc nhằm mục đích kinh doanh.
- Du lịch đã trở thành một trong những hình thức sinh hoạt khá phổ biến của con người trong thời đại kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội. với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
- Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội. với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.]1
1.1.1.2. Quan điểm về du lịch cộng đồng
- Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.
- Hiện nay, du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho bản địa. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn là dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương..
- Ở một số địa phương trên cả nước có rất nhiều mô hình du lịch cộng đồng phát triển khá thành công ở các vùng miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như ở Lào Cai, Hà Giang v.v.. Những mô hình này đã mang lại hiệu quả thiết thực, không chỉ phát huy được thế mạnh văn hoá bản địa của các dân tộc, mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhiều người dân địa phương.]2
1.1.2. Khái niệm tài nguyên du lịch
- Tài nguyên du lịch là các đối tượng tự nhiên, văn hóa – lịch sử đã bị biến đổi ở những mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch.
- Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên thiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến điểm du lịch, đô thị du lịch.
- Tài nguyên du lịch là một loại du lịch đặc sắc của tài nguyên nói chung . Tài nguyên du lịch được hiểu là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử , di tích cách mạng , giá trị nhân văn , công trình sáng tạo của con người có thể sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch.]3
1.1.3. khái niệm khách du lịch
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp với đi du lịch trừ trường hợp đi học đi làm và hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch có nhiều loại như :
• Khách du lịch quốc tế đến : là những ngưòi từ nước ngoài đến du lịch tại điểm tham quan
• Khách du lịch trong nước : gồm những người công dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ quốc gia đó đi du lịch trong nước
• Khách du lịch nội địa : bao gồm khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế đến.]4
1.2. Mối quan hệ giữa du lịch cộng đồng với môi trường, cộng đồng địa phương và các loại hình du lịch khác
1.2.1. Quan hệ giữa du lịch cộng đồng và các loại hình du lịch khác
• Du lịch dựa vào thiên nhiên : là loại hình sử dụng tài nguyên thiên nhiên, với động cơ chính của khách du lịch là quan sát và cảm thụ thiên nhiên. Như vậy du lịch dựa vào thiên nhiên mang một ý nghĩa rộng bao trùm cả du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác. Du lịch dựa vào thiên nhiên k mang tính trách nhiệm cao đối với môi trường , cộng đồng và cư dân địa phương
• Du lịch dựa vào thiên nhiên có các loại hình du lịch như : du lịch nghĩ dưỡng, tham quan, mạo hiểm
1.2.2. Quan hệ du lịch cộng đồng và văn hóa
• Du lịch cộng đồng và du lịch văn hóa đều có mục đích chiêm ngưỡng tìm hiểu và nghiên cứu nên văn hóa bản địa độc đáo từ đó làm khơi dậy tình yêu và trách nhiệm để bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của con người sáng tạo ra
1.2.3. Quan hệ du lịch cộng động và du lịch bền vững
• Chúng ta thấy rằng giữa du lịch cộng đồng và du lịch bền vững cũng như du lịch cộng đồng có những điểm tương đồng về điều kiện nguyên tắc cũng như mục tiêu .
• Du lịch cộng dồng là một loại hình du lịch tham quan, nghĩ dưỡng của du khách . Nghiên cứu các hệ sinh thái, các nền văn hóa, độc đáo làm cho người dân nơi đây có trách nhiệm bảo tồn giữ gìn thiên nhiên và văn hóa. Trong các loại hình du lịch sinh thái không nhất thiết phải có sự tham gia của cộng đồng
• Du lịch bền vững là hoạt động du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khchs du lịch và của chính khu du lịch đồng thời bảo vệ thúc đẩy cơ hội phát triển cho tương lai. Du lịch bền vững hướng đến việc quản lý các nguồn tài nguyên sao cho các nhu cầu kinh tế- xã hội đều được thỏa mãn trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các điểm sinh thái, đa dạng sinh học và hệ thống các giair pháp hỗ trợ. Du lịch bền vững xác đinh ai trò trung tâm của cộng đồng trong việc lập kế hoạc và ra quyết định phát triển du lịch.
Du lịch bền vững lf phục vụ mục đích phát triển con người, cho nên du lịch bền vững không chỉ tập trung vào mục đích kinh tế mà còn nhằm phát triển xã hội bao gồm giáo dục, y tế, môi trường và vấn đêf văn hóa và tôn giáo .
Du lịch cộng đồng là một phương thức phát triển du lịch bền vững trong đó cộng đồng dân cư được tham gia trực tiếp bàn về sự phát triển du lịch và tổ chức cung cấp các dịch vụ cho du khách trên cơ sở điều kiện tự nhiên văn hóa bản địa và môi trường , thông qua cộng đồng được hưởng về mặt vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch
Như vậy , ta thấy du lịch sinh thái , du lịch bền vững và du lịch cộng đồng đều coi trong yếu tố tự nhiên , môi trường nhưng trong du lịch sinh thái không nhất thiết phải có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương , còn trong du lịch bền vững vaf du lịch cộng đồng thì coi trọng yếu tố con người]5
1.3. Tiềm năng du lịch rừng dừa bảy mẫu cẩm thanh
Trong những năm gần đây, du lịch ở Cẩm Thanh phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng. Chỉ tính trong 9 tháng đầu năm nay, Cẩm Thanh đã đón gần 98.900 lượt khách đến, tăng khoảng 31% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khách tham quan khu du di tích lịch sử văn hóa rừng dừa Bảy mẫu đạt gần 65.500 lượt, tăng 24%. Doanh thu du lịch cộng đồng đạt khoảng 9,3 tỷ đồng, tăng 52,5% so với cùng kỳ. Thị trường khách tham quan chủ yếu là khách nước ngoài và trong nước, riêng khách Hàn Quốc chiếm tỷ trọng 70%. Bình quân mỗi ngày khu di tích rừng dừa đón từ 1000 đến 1500 khách, đặc biệt những ngày nghỉ lễ dài ngày đón từ 2000 đến 3000 khách.
Mạng lưới cơ sở thương mại – dịch vụ du lịch vì vậy phát triển khá sôi nổi ở các thôn. Toàn xã hiện có 43 cơ sở lưu trú đang hoạt động với 594 phòng. Dịch vụ nhà cho người nước ngoài thuê để ở có 51 nhà. Phương tiện thuyền, thúng tăng nhanh với hơn 600 chiếc vả hơn 325 hộ đang hoạt động. Bà Nguyễn Thị Vân – Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Thanh cho biết: “Trong những năm gần đây, khu du lịch sinh thái rừng dừa Bảy mẫu đã đón hàng chục ngàn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan trải nghiệm. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, với tinh thần cần cù mến khách của nhân dân Cẩm Thanh đã tạo nên một thương hiệu riêng có như một miền Tây thu nhỏ giữa lòng phố cổ thân yêu. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua việc khai thác sử dụng không được kiểm soát, tự phát đã đem lại những bất cập trong quá trình quản lý bảo tồn như việc xé lá dừa làm quà lưu niệm cho du khách, mở nhạc quá lớn trong rừng dừa, tranh giành, chèo kéo khách đã tạo nên những cảnh tượng không hay, không đẹp trong mắt du khách và cộng đồng nhân dân Cẩm Thanh”.
Du lịch phát triển quá nhanh và mang tính đột phá ở vùng quê còn nghèo khó và vốn quen với nghề chài lưới, ruộng đồng, làm tranh tre này đã đặt ra nhiều áp lực, thách thức lớn cho lãnh đạo xã Cẩm Thanh. Mặc dù vậy nhưng lãnh đạo địa phương vẫn xác định rõ quyết tâm, tăng cường chỉ đạo, quản lý để đẩy mạnh phát triển du lịch. Nghị quyết của Đảng bộ và chính quyền địa phương xác định, du lịch dịch vụ là ngành kinh tế chủ lực, cần được đầu tư phát triển trong những năm tới.“Phát triển đúng hướng theo định hướng mà Nghị quyết Đảng bộ xã Cẩm Thanh giai đoạn 2015 – 2020 đã khảng định, kinh tế du lịch dịch vụ sẽ trở thành kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn 2015 – 2020 và những năm tiếp theo. Phát triển du lịch sinh thái bền vững trên nền tảng văn hóa, lịch sử, nông nghiệp, tạo điều kiện cho xã Cẩm Thanh phát triển, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn”, ông Lê Thanh – Chủ tịch UBND xã trao đổi.Được HĐND, UBND tỉnh đồng ý cho phép, từ ngày 1/12 vừa qua Cẩm Thanh đã thực hiện bán vé tham quan khu di tích rừng dừa Bảy mẫu với giá 30.000 đồng/khách. “Vạn sự khởi đầu nan”, dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại nhưng nhìn chung công tác bán vé tham quan ở Cẩm Thanh đang dần đi vào nền nếp, tạo được sự đồng thuận của du khách và mang lại nguồn thu đáng kể để tái đầu tư phát triển ]6
1.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
+ Khí hậu: Là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển du lịch sinh thái, nó tác động tới du lịch sinh thái ở hai phương diện :
- Ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ về du lịch sinh thái.
- Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa . Do nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến (2 lần mặt trờiđi qua thiên đỉnh) nên lãnh thổ nhận được một lượng bức xạ mặt trời rất lớn . Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 220C – 270C, tổng lượng nhiệt hoạt động lên tới 8.0000C, tổng số giờ nắng 1.400 giờ. Điều đó cho thấy các noi du lịch sinh thái là điểm ddến chan hòa, mát mẻ. Tuy nhiên, khí hậu Việt Nam cũng có sự phân hóa phúc tạp về mặt không gian và thời gian tạo nên tính mùa vụ du lịch và tạo nên những loại hình du lịch thích hợp, phụ thuộc vào thời gian.
+ Địa hình: Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sảnphẩm của các quá trình địa chất lâu dài (nội sinh, ngoại sinh ). Đối với hoạt động du lịch sinh thái, địa hình của một vùng đóng một vai trò quan trọng với việc thu hút khách du lịch nươcs ngoài đến. Địa hình Đồng bằng tương đối đơn điệu về ngoại cảnh nhưng là nơi tập trung tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt