Hà Nội của chúng ta nay đang đô thị hoá, những ngôi nhà bê tông lô nhô đã làm biến dạng gần như hoàn toàn 36 phố phường xưa … Hà Nội chưa có một “City - tour” như ở nước ngoài, tuy vậy, con sông Hồng - con sông lịch sử mà không có một cuộc xây dựng nào động đến - chính nó đã tạo cho Hà Nội một dáng vẻ riêng, một vẻ đẹp chỉ có Hà Nội của Việt Nam mới có… Amsterdam của Hà Lan cũng có đê nhưng đó là con đập hùng vĩ không có đàn bò gặp cỏ thung thăng như ở đê sông Hồng. Nhắc đến Hà Nội là người ta tự hào về dòng sông lịch sử, con sông đã tắm mát hai bờ bao đời nay cũng như nó đã thấm sâu vào mạch tâm hồn của con người nơi đây.
Để trả lời cho câu hỏi về vị trí địa lý của Hà Nội ta có cách trả lời dân gian sau :
“Nhị Hà quanh Bắc sang Đông.
Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này”
Hay người Đông Đô - Đông Kinh xưa khéo khen ai đó hay khen mình tài “quy hoạch”
“Khen ai khéo hoạ dư đồ.
Trước sông Nhị Thuỷ, sau hồ Hoàn Gươm”
Dòng sông còn là lời mời gọi đầy nghĩa tình :
“Ai về Hà Nội
Ngược nước Hồng Hà
Buồm giăng ba ngọn vui đà vui thay”
Tuy nó không mang cái vĩ đại của Vạn lý Trường thành, không có những chiều ngoại ô Matxcơva mênh mang, thơ mộng nhưng sông Hồng với hai bờ đê uốn lượn trải dài tít tắp, tạo cho người thưởng ngoạn một cảm giác bay bổng, thả mình trong trí tưởng tượng .
Đó thật là một vẻ đẹp hoàn toàn Việt Nam, một vẻ đẹp hài hoà giữa thành thị và nông thôn, một vẻ đẹp chỉ Hà Nội của chúng ta mới có quyền tự hào. Bắt nguồn từ tình yêu Hà Nội, từ dòng sông lịch sử ngàn đời nay, từ cái thú vị của một lần được thưởng ngoạn chuyến du lịch sông Hồng đã đưa tôi đến với việc nghiên cứu và rút ra những kết quả về hiện trạng phát triển và đồng thời đưa ra hướng đầu tư khai thác hiệu quả hơn, qui mô hơn của tuyến du lịch đầy tiềm năng này.
Với vai trò là một sẽ gắn bó hết mình với ngành Du lịch của nước nhà, bản thân tôi xin được đưa ra kết quả nghiên cứu của mình sau một thời gian : khai thác tìm hiểu nguồn tài liệu, đặc biệt là những kết quả điều tra, khảo sát trực tiếp hiện trạng thực tế của tour sông Hồng hiện nay. Để từ đó rút ra những ưu nhược điểm trong việc khai thác tuyến điểm du lịch này làm tiền đề cho giải pháp khai thác hiệu quả và tạo ra hướng phát triển phù hợp đúng đắn
32 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3579 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiềm năng, thực trạng và hướng phát triển của tour du lịch sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI GIỚI THIỆU
Hà Nội của chúng ta nay đang đô thị hoá, những ngôi nhà bê tông lô nhô đã làm biến dạng gần như hoàn toàn 36 phố phường xưa … Hà Nội chưa có một “City - tour” như ở nước ngoài, tuy vậy, con sông Hồng - con sông lịch sử mà không có một cuộc xây dựng nào động đến - chính nó đã tạo cho Hà Nội một dáng vẻ riêng, một vẻ đẹp chỉ có Hà Nội của Việt Nam mới có… Amsterdam của Hà Lan cũng có đê nhưng đó là con đập hùng vĩ không có đàn bò gặp cỏ thung thăng như ở đê sông Hồng. Nhắc đến Hà Nội là người ta tự hào về dòng sông lịch sử, con sông đã tắm mát hai bờ bao đời nay cũng như nó đã thấm sâu vào mạch tâm hồn của con người nơi đây.
Để trả lời cho câu hỏi về vị trí địa lý của Hà Nội ta có cách trả lời dân gian sau :
“Nhị Hà quanh Bắc sang Đông.
Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này”
Hay người Đông Đô - Đông Kinh xưa khéo khen ai đó hay khen mình tài “quy hoạch”
“Khen ai khéo hoạ dư đồ.
Trước sông Nhị Thuỷ, sau hồ Hoàn Gươm”
Dòng sông còn là lời mời gọi đầy nghĩa tình :
“Ai về Hà Nội
Ngược nước Hồng Hà
Buồm giăng ba ngọn vui đà vui thay”
Tuy nó không mang cái vĩ đại của Vạn lý Trường thành, không có những chiều ngoại ô Matxcơva mênh mang, thơ mộng nhưng sông Hồng với hai bờ đê uốn lượn trải dài tít tắp, tạo cho người thưởng ngoạn một cảm giác bay bổng, thả mình trong trí tưởng tượng .
Đó thật là một vẻ đẹp hoàn toàn Việt Nam, một vẻ đẹp hài hoà giữa thành thị và nông thôn, một vẻ đẹp chỉ Hà Nội của chúng ta mới có quyền tự hào. Bắt nguồn từ tình yêu Hà Nội, từ dòng sông lịch sử ngàn đời nay, từ cái thú vị của một lần được thưởng ngoạn chuyến du lịch sông Hồng đã đưa tôi đến với việc nghiên cứu và rút ra những kết quả về hiện trạng phát triển và đồng thời đưa ra hướng đầu tư khai thác hiệu quả hơn, qui mô hơn của tuyến du lịch đầy tiềm năng này.
Với vai trò là một sẽ gắn bó hết mình với ngành Du lịch của nước nhà, bản thân tôi xin được đưa ra kết quả nghiên cứu của mình sau một thời gian : khai thác tìm hiểu nguồn tài liệu, đặc biệt là những kết quả điều tra, khảo sát trực tiếp hiện trạng thực tế của tour sông Hồng hiện nay. Để từ đó rút ra những ưu nhược điểm trong việc khai thác tuyến điểm du lịch này làm tiền đề cho giải pháp khai thác hiệu quả và tạo ra hướng phát triển phù hợp đúng đắn.
Vì thời gian thực hiện và khâu tìm tài liệu khai thác thực tế gặp nhiều khó khăn, nên tôi thực sự thấy bản báo cáo của mình sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu sót, vậy mọi sự góp ý kiến sẽ là niềm vinh hạnh lớn cho bản thân mình và đặc biệt là đối với quá trình học tập, tích luỹ kiến thức, khả năng tư duy của mình sau này. Đồng thời tôi xin được chân thành cảm ơn thầy cô giáo, người đã giúp đỡ vạch ra hướng đi giúp tôi có thể hoàn thành tốt bản báo cáo này.
PHẦN I:MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Trong những năm vừa qua cùng với sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế về mọi mặt, ngành du lịch của nước ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh và liên tục. Hiện giá trị sản xuất của ngành du lịch chiếm khoảng 9% giá trị sản xuất khối dịch vụ doanh thu của ngành tăng hàng năm. Ngành du lịch với tư cách là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia. Trong phát triển du lịch, để đáp ứng được yêu cầu của du khách là được thăm thú nhiều nơi, thoả mãn tối đa nhu cầu giải trí tìm hiểu … đòi hỏi các cơ quan kinh doanh, đầu tư du lịch phải xây dựng cho được các tour du lich phù hợp với thị hiếu đồng thời thoả mãn tối đa các yêu cầu trong hoạt động du lịch đó. Chúng ta cũng biết mỗi địa phương, mỗi vùng miền đều có những tiềm năng du lịch và những thế mạnh nhất định của mình.
Ở các tỉnh phía Bắc của nước ta là nơi tập trung các di tích văn háo lịch sử những di tích của nền văn minh lúa nước Bắc bộ, mang đậm dấu ấn của nền văn hoá Hoa Việt, còn ở các tỉnh phía Nam, du tích nền văn minh lúa nước Nam bộ mang đậm dấu ấn của nền văn hoá Việt, Khơ me. Vùng miền Trung vùng giao thoa của các nền văn hoá Việt, Hoa, Ấn, Chăm. Chính vì vậy nó tạo nên sự giao thoa kết hợp tính đa dạng hấp dẫn đối với khách du lịch.
Đặc biệt hiện nay do nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống, việc tham quan tìm hiểu về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử phải đạt được sự phong phú đa dạng mang tính đặc sắc, truyền thống. Đó là đòi hỏi nhất thiết phải được đặt lên hàng đầu trong chủ trương phát triển của ngành du lịch.
Do vậy việc xây dựng và dần hoàn thiện tour du lịch trên sông Hồng là một xu thế tất yếu, là sản phẩm cần có của ngành du lịch để đáp ứng yêu cầu của một loại hình du lịch hấp dẫn, đặc sắc phù hợp vời xu thế phát triển trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Ngoài ra ta có thể thấy khách du lịch đi trên sông bằng tàu thuỷ chưa thành thói quen ở Việt Nam, so với các nước láng giềng trong khu vực có nguy cơ tụt hậu về vận tải khách. Do vậy để hoà nhập với thị trường ASEAN trong mọi lĩnh vực sau khi Việt Nam áp dụng AFTA năm 2003, đồng thời để thiết thực kỷ niệm 1000 năm Thủ đô Thăng Long - Hà Nội vào năm 2010, với bản thân tôi hy vọng tour du lịch sông Hồng sẽ sớm được các cấp các ngành, nhất là ngành Du lịch, những người đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch và các ngành có liên quan tới việc cung ứng hoạt động du lịch này hãy góp sức mình để xây dựng và phát triển nó xứngđáng với tầm vóc và tiềm năng của chính dòng sông Hồng huyền thoại, đó sẽ là một đoá hoa nhỏ tô lên sắc thắm rực rỡ cho Thủ đô ta.
* Mục tiêu của đề tài.
Trên cơ sở tìm hiểu phân tích đánh giá về tiềm năng của tour du lịch sông Hồng nằm trong tổng thể khách quan không gian và thời gian. Bản thân tôi rút ra được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình khai thác tuyến du lịch này để từ đó đề xuất một số giải pháp.
Qua việc thực hiện báo cáo khoa học này, tôi mong muốn được đóng góp tiếng nói nhỏ bé của mình vào sự phát triển của du lịch nước nhà. Nhìn từ góc độ du lịch thì việc khai thác tuyến du lịch sông Hồng là một lĩnh vực hầu như còn đang bỡ ngỡ. Điều này càng phản ánh thực trạng sự phối kết hợp còn yếu của các địa phương của ngành du lịch và văn hoá.
* Đôí tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài đi sâu vào tìm hiểu các giá trị văn hoá, tâm linh của các di tích. Qua đó thấy được tiềm năng sẵn có của tuor du lịch này. Đồng thời qua tình hình hoạt động và điều tra thực tế có thể xây dựng tuyến du lịch Sông Hồng trong diện rộng bao hàm các vấn đề có liên quan.
* Phương pháp nghiên cứu đề tài
Trong quá trình thực hiện, bản thân tôi đã khai thác các nguồn tài liệu về lịch sử, bút ký, kết quả nghiên cứu về di tích và danh thắng về các địa phương nói trên.
Đề tài đã vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích tài liệu để rút ra tiềm năng du lịch. Đặc biệt đây là một tour du lịch còn hết sức mới mẻ nên việc tìm hiểu thực trạng và tình hình phát triển chủ yếu dựa vào phương pháp điều tra thực địa, thăm dò ý kiến khách du lịch và của hướng dẫn viên và có đơn vị đang kinh doanh tour du lịch Sông Hồng.
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG KHAI THÁC CỦA TOUR DU LỊCH SÔNG HỒNG
1. Tình hình phát triển du lịch của nước ta hiện nay
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, một khu vực diễn ra các hoạt động du lịch sôi nổi. Việt Nam chịu ẩn tích cực cùa sự phát triển du lịch khu vực. Việt Nam có một vị trí địa lý thuận lợi và tài nguyên , phương pháp cũng như vai trò và vị thế của Việt Nam trong hợp tác khu vực trong Asean và trong các chương trình khác. Khi các dự án phát triển đường bộ và đường sắt được thực hiện thì du lịch Việt Nam càng có điều kiện để tăng cường phát triển trong xu thế hội nhập và khu vực và thế giới.
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi đó, thì phải kể tới chiến lược phát triển du lịch đúng đắn của Đảng và Nhà nước: “Du lịch là ngành kinh tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội đất nước. (Trích pháp lệnh 2/1999) và coi “phát triển du lịch là một hướng quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (trích chỉ thị 46/CT-TW ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII, 10/1994) và “phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn (trích văn kiện Đại hôi Đảng lần thứ IX).
Từ những nhận định đúng đắn trên, đã thúc đẩy du lịch Việt Nam không ngừng trong thời gian qua, chỉ với 670 nghìn khách quốc tế năm 1993 tăng lên 1.250 nghìn lượt khách năm 1998 và trên 2.140 nghìn lượt khách năm 2000 đến năm 2002 là 2630 nghìn lượt khách tăng trung bình 38,64%. Đây là mức tăng trưởng nhanh so với khu vực và trên thế giới.
Thị trường truyền thống của nước ta từ trước đến nay bao gồm Châu Âu (Tây Âu), Bắc Mỹ và thị trường Đông Bắc Á. Dự báo từ nay đến 2005 các thị trường chủ yếu : thị trường Châu Âu vẫn là thị trường khách chủ yếu, trong đó đặc biệt là Pháp và Đức có nhiều nguyên nhân khiến khách Pháp và Đức đến Việt Nam ngày càng tăng là do : nhu cầu du lịch Pháp và Đức là rất lớn, thời gian rảnh và thu nhập cao (Đức có nhu cầu du lịch cao nhất thế giới). Hơn nữa, một thời Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên có sự gần gũi về văn hoá. Khách Đức ưa phong cảnh đẹp, có bãi biển với thời tiết nắng nóng.
- Ngoài ra còn phải kể tới thị trường khách Bắc Mỹ: chủ yếu là Canada và Mỹ. Đây là hai nước có số Việt Kiều đông nhất nên số lượng khách đến Việt Nam ngày càng tăng. Ngoài nhu cầu du lịch, thì mục đích tìm kiếm thị trường kinh doanh ngày càng lớn.
- Thị trường Đông Bắc Á, và Đông Nam Á thì vốn có sự giao lưu văn hoá lâu đời, khoảng cách giữa nước tà và các nước này tương đối gần có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để phục vụ hoạt động tham quan, nghiên cứu, du lịch, công vụ…
- Với thị trường bổ sung: phải xác lập và nghiên cứu về thị trường bổ sung nhằm nâng cao khai thác hiệu quả, tập trung hết nguồn nhân lực.
2. Vai trò của thủ đô Hà Nội trong việc phát triển tour du lịch Sông Hồng
Với gần 1000 năm văn hiến, Hà Nội đã lưu giữ nhiều di tích văn hoá lịch sử có giá trị đối với hoạt động du lịch. Các di tích lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc ở đây đã tạo thành bộ sưu tập quý giá trong kho tàng di sản văn hoá Việt Nam. Mật độ di tích của thủ đô vào loại cao nhất cả nước với nhiều loại di tích độc đáo gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của cả dân tộc: Thành Cổ Loa, khu di tích, Phù Đổng và khu di tích Chủ tịch. Với những di tích văn hoá tiêu biểu : Khu Văn Miếu, quần thể đình, chùa… riêng một số lượng lớn lễ hội, phong tục tập quán giàu bản sắc văn hoá, thể hiện lòng yêu chuộng hoà bình đoàn kết, xây dựng.
Nhìn lại quá trình phát triển của ngành du lịch Thủ đô ta thấy hoạt động du lịch, dịch vụ không ngừng được mở rộng và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Năng lực cơ sở vật chất của ngành đã có bước trượt bậc. Nếu như năm 1990, Hà Nội chỉ có 71 Khách sạn, biệt thự, nhà khách với khoảng một ngàn buồng, trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, một năm chỉ thu hút được 47.000 khách thì nay trên toàn thành phố có 331 khách sạn với 9.396 phòng gồm 100 khách sạn quốc doanh, 17 khách sạn liên doanh với nước ngoài và 214 khách sạn ngoài quốc doanh, trong đó có 72 khách sạn đã được xếp hạng sao, thu hút hơn 210.000 khách nước ngoài, gấp 4 lần năm 1990.
Đội ngũ hướng dẫn viên ngày càng có khả năng chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu đòi hỏi phương pháp da dạng của tour “Du lịch văn hoá”.
Đặc biệt Hà Nội là nơi tập trung nhiều trí thức nhiều nhân tài với tổng doanh thu 1225 tỉ đồng nộp ngân sách Nha nước : 170 tỉ đồng.
Những sản lượng nói trên còn nhỏ bé so với tiềm năng to lớn của Thủ đô. Để đẩy mạnh hoạt động Du lịch cần phải có hàng loạt biện pháp đồng bộ nhằm thu hút nhân tài, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao so với các địa phương khác. Có thể nói đây là một nguồn lực quý, một lợi thế cần phát huy nhằm khai thác tiềm năng chất xám to lớn này trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của thủ đô.
3. Ý tưởng chủ đạo để phát triển tuor du lich Sông Hồng
* Về tour du lịch này
Trong một vùng du lịch nhất là đối với vùng đồng bằng Bắc bộ nơi có nhiều tài nguyên du lịch phát triển và đa dạng, có khả năng phát triển nhiều điểm du lịch và hình thành nên tuyến du lịch. Ta có thể thấy ở đây là sự kết hợp của lãnh thổ ở các điểm du lịch cùng loại hay khác loại trong một bán kính nhất định, trong đó Hà Nội đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đó là điểm cấp khách đầu tiên hứa hẹn một số lượng khách tiềm năng lớn. Đồng thời Hà Nội với điều kiện kinh tế cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt sẽ đảm bảo được các yêu cầu của tour du lịch.
Sự liên kết của các điểm du lịch thành tuyến du lịch, tạo khả năng thu hút khách cao, tạo ra nét mới trong tour du lịch đường thuỷ. Tour du lịch này là sự kết hợp của nhiều không gian văn hoá truyền thống, nhiều địa phương có những di tích lịch sử nổi tiếng…
Đây là tour du lịch có sự góp mặt của nhiều không gian của nhiều địa điểm khác nhau, là sự liên kết nhiều điểm tham quan, di tích thắng cảnh, làng nghề với nhau. Mụcđích của tour du lịch sông Hồng là khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch tại các địa phương một cách tối ưu bằng việc thu hút khách đến nhiều hơn, bằng việc liên kết các doanh nghiệp phục vụ du lịch và dịch vụ đồng thời các địa phương phải cùng hợp tác, cùng đưa ra các chương trình nhằm quảng bá, giới thiệu, cải thiện môi trường hoạt động và kinh doanh, du lịch, khai thác tài nguyên du lịch tốt hơn.
*Khái quát của dòng sông lịch sử.
Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) trong bản ngôn địa chính - chính trị về Thủ đô của tờ chiếu dời đô biên soạn đầu xuân Canh Tuất 1010 để mùa thu năm ấy cả triều đình Đại Việt từ Hoa Lư “núi đá viên tây nam châu thổ sông Nhị” về nơi “ở trung tâm bờ cõi đất nước có cái thế rồng cuộn hổ ngồi, vị trí ở giữa bốn phương đông, tây, nam , bắc tiền hình thế núi sau sông trước. Ở nơi đó với địa thế cao, bằng phẳng, cư dân không khổ vì ngập lụt, muôn vật đều phong nhiêu tươi tốt. Xem khắp đất Việt ta chỗ ấy là nơi hơn cả, thực là chỗ của bốn phương hội tụ, là nơi đô thành bậc nhất.
Trong quy hoạch về Thăng Long (Tập san của Viện Bảo tàng lịch sử đã đưa ra khái niệm “Thành phố sông hồ” với tư duy “Tứ giác nước của Hà Nội) và cũng là của chung nhiều đô thị cổ Việt Nam : Cổ Loa, Hoa Lư, Huế. Hà Nội nằm “sâu dưới mặt nước sông Hồng và tồn tại nhờ hệ thống hai đê bên bờ ngan ngát cỏ xanh. Từ 7000 --> 5000 năm trước đây nước biển lại rút tới mức như ngày nay. Do quá trình bồi tụ mạnh mẽ của sông Hồng và các phụ lưu đã diễn ra với lượng phù sa khổng lồ bồi đắp hàng năm, bề mặt đê bằng đá nổi rõ. Ruộng lúa và các loài dâu xanh tươi đã có và tồn tại qua bao đời nay.
Từ 2500 năm trước đây, những trận lũ lớn của sông Hồng còn là thiên tai nhưng vào đầu công Nguyên con người đã bắt đầu đắp lê và ngăn lũ. Phù sa dày đặc trong nước lũ đã lắng đọng tạo nên những bãi bồi màu mỡ. Cũng từ đây địa hình Hà Nội đi vào thế ổn dịnh và căn cốt của nó được duy trì cho tới ngày nay.
Dòng sông Hồng - dòng sông lịch sử ấy bắt nguồn từ dãy Nguỵ Sơn ở độ cao 1776m thuộc huyện Nhị Đô, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chảy theo hướng tây bắc đông nam vào Việt Nam từ Hà Khẩu, Lào Cai và chảy ra vịnh Bắc Bộ ở cửa Ba Lạt (Nam Định).
Dòng chảy chính của sông Hồng dài khoảng 1160km, phần chảy qua Việt Nam dài khoảng 556km. Tính theo dòng chảy Hà Nội nằm gọn phía bên phải của sông Hồng . Bờ bên kia là Hải Dương, Hưng Yên. Nếu ta ngược dòng sông Hồng ta sẽ đến với Bắc Ninh - quê hương - cái nôi - cốt lõi - hạt nhân của người Việt, người Kinh. Sông Hồng vào Hà Nội từ xã Thượng Cát huyện Từ Liêm đến xã Vĩnh Phúc, huyện Thanh Trì dài 30km. Tính từ cống Chềm (Liêm Mạc) đến cống Hồng Vân (Thường Tín - Hà Tây) là hết phần đê Hà Nội. Trừ khoảng 5km từ Nhật Tân đến Phà Đen, đê được bê tông hoá, còn tất cả vẫn là một bờ cỏ may hoang sơ như tự đời nào sẵn sàng ghim vào gấu quần du khách, gửi đi khắp nơi.
* Các sản phẩm của tuor du lịch sông Hồng.
Căn cứ vào nhu cầu của khách du lịch, người ta xây dựng nên những sản phẩm du lịch cho phù hợp với nhu cầu của khách. Các đối tượng khác có nhu cầu khác nhau về từng loại sản phẩm du lịch. Đây là tour du lịch mang tính chất văn hoá, lịch sử, có sự kết hợp với giải trí, giao lưu cộng đồng và thưởng thức đặc sản vùng miền… Việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu cùa khách trong tour du lịch phụ thuộc vào điều kiện, tính chất đặc trưng của du lịch đường thuỷ và vào thị trường khách du lịch có thu nhập cao, văn hoá cao thường quan tâm đến sản phẩm du lịch hiểu này.
Tour du lịch sông Hồng thể hiện được tính đa dạng và phong phú về tài nguyên tự nhiên và nhân văn. Ngoài ra trên tuyến du lịch này bạn còn được thưởng thức các làn điệu quan họ Bắc Ninh của các liền anh liền chị. Với các làn điệu dân ca mượt mà, trong trẻo nhằm tôn vinh văn hoá dân tộc, phục vụ nhu cầu giải trí và thưởng thức nghệ thuật của du khách. Loại hình biểu diễn truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc này có sức thu hút rất lớn đối với du khách quốc tế đến với Việt Nam. Những du khách nước ngoài đặc biệt là du khách Châu Âu, Nhật… thật sự bị lôi cuốn vào “sân khấu” nhỏ này. Một khoảng không gian nhỏ tại đây đóng một vai trò tích cực. Không những làm rút ngắn thời gian đơn điệu, chờ đợi trong khi đi từ điểm du lịch này đến điểm du lịch khác. Mà đặc biệt nghệ thuật truyền thống đáp ứng được nhu cầu thưởng thức tiếp xúc và khám phá bản sắc văn hoá Việt Nam. nghệ thuật chính là cầu nối văn hoá hiệu quả nhấtg và nhanh nhất. Và đây cũng chính là một thế mạnh của du lịch nước ta, không phải ngẫu nhiên mà nghệ thuật biểu diễn dân tộc lại được ưa chuộng trong các tour du lịch. Bởi vì đó là một nét khác biệt mang lại sự thích thú đáng kể của một tour du lịch văn hoá.
TIỂU KẾT
Từ tất cả các điều kiện nói trên ta có thể đưa ra kết luận tour du lịch sông Hồng thực sự là sản phẩm du lịch có tiềm năng thoả mãn được tối đa nhu cầu tham quan giải trí nghỉ dưỡng của du khách. Tour sông Hồng mang tính văn hoá hay sinh thái? Từ việc xác định về tư tưởng chủ đạo đó nàh khai thác và kinh doanh du lịch mới đi đến nghiên cứu và chọn lọc các điểm du lịch sao cho phù hợp. Bên cạnh đó cần phải khai thác và bổ sung các yếu tố phụ nhằm làm tăng thêm tính hấp dẫn của các tour du lịch và việc mở rộng đối tượng khác cũng không kém phần quan trọng. Việc nghiên cứu và khảo sát các địa điểm du lịch còn đóng vai trò quan trọng cho phép ta đánh giá đúng khả năng phục vụ khách của điểm du lịch tạo điều kiện khai thác tốt nhất . Nếu có thể hào nhập, đan cài tất cả các yếu tố các chi tiết nhỏ trong các sản phẩm du lịch của cả tuyến du lịch sông Hồng ta sẽ hình dung được giá trị của tài nguyên tự nhiên và nhân văn sẽ có sức hút mạnh mẽ đối với du khách. Đặc biệt là khác quốc tế, nó sẽ là không gian văn hoá tạo điều kiện khám phá tìm hiểu, tạo sự mới mẻ độc đáo khác lạ… khi được tiếp xúc với con người và vùng đất Việt Nam nên thơ giàu truyền thống.
CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA TOUR DU LỊCH SÔNG HỒNG
1. Những giá trị tài nguyên và nhân văn
Vùng đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất trù phú, có truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời, có nhiều danh lam thắng cảnh - di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng. Đặc biệt men theo dòng chảy của con sông Hồng về phía bở tả ngạn ta đến với quê hương Kinh Bắc. Bắc Ninh xưa là cái nôi của người Việt ta: là khu vực địa hình bồi tụ trên tầng sét biển mà vẫn còn nhiều khối núi sốt nhô lên như những hòn đảo giữa biển lúa như : thiên Thai - Đông Cứu của Gia Lương của Tiên Du, Tiên Sơn… đã trở thành cảnh quan lý tưởng để toạ lạc những ngôi chùa - đền cổ từ đời Đường đến đời Lý, Trần, Lê, Chùa Núi là một nét sinh thái nhân văn đặc sắc của Kinh Bắc nơi tập trung của các đại thần của Vạn Hanh, Đa Bảo - Viên Thông. Diệu Nhân, Thuyền Quang…
Đây cũng là vùng quê của biết bao trạng Nghè, cống trong đó có “trạng Nguyên khai khoa” Lê Văn Thịnh, còn có biết bao điều phải nói cần nói về một Kinh Bắc ngàn năm văn hiến. Một Kinh Bắc nho nhã, quê hương quan họ, dòng tranh Đông Hồ nổi tiếng : Hồn dân tộc hiện trên màu giấy điệp” nó gợi nhắc