Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch Vinh Hạ Long

pháp nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam. Quảng Ninh được biết đến với nhiều điểm du lịch hấp dẫn hàng năm thu hút một số lượng lớn du khách trong và ngoài nước đến thăm quan như: khu danh thắng Vịnh Hạ Long cũng gần 500 khu di tich lịch sử, văn hoá, nghệ thuật gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích Quốc gia như: chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn…đây là những điểm thu hút khách thập phương đến với các loại hình du lịch văn hoá, tôn giáo nhất là vào các dịp lễ hội. Cùng với xu hướng phát triển du lịch trong nước và trên thế giới, du lịch Quảng Ninh với trọng tâm là du lịch Vịnh Hạ Long cũng đang tích cực hội nhập và bước đầu đạt được một số những thành quả nhất định. Với tiềm năng du lịch vượt trội và hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới về giá trị thẩm mỹ và địa chất, địa mạo, Vịnh Hạ Long hoàn toàn có khả năng trở thành điểm du lịch hấp dẫn nhất trong nước và được biết đến rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long khai thác chưa thật sự hiệu quả, chưa tương xứng với giá trị đích thực của tài nguyên thiên nhiên thế giới. Việc khai thác vẫn chỉ dừng lại ở các vùng ven bờ, không có chiến lược quy hoạch phát triển cụ thể, quy mô dàn trải, lộn xộn. Để có thể phát huy hết tiềm năng du lịch của Vịnh Hạ Long thì những giải pháp khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long luôn là vấn đề đặt lên hàng đầu đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và địa phương. Là người hoạt động trong lĩnh vực du lịch trong tương lai , những vấn đề thực tiễn về du lịch là rất cần thiết, đây cũng là lý do em chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long”. 1.Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài Đề tài thực hiện một số mục tiêu nhằm tìm hiểu, đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch tại Vịnh Hạ Long. Bên cạnh những định hướng chiến lược nhằm phát triển du lịch Vịnh Hạ Long của cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương và địa phương là việc tìm ra những giải pháp cũng như một số đề xuất nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long. Đề tài gồm 3 nhiệm vụ chính là : -Hệ thống hoá cơ sở lý luận về khai thác tài nguyên du lịch. -Đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long. -Đề xuất những giải

doc77 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 12115 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch Vinh Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn! Em xin chân thành cảm ơn nhà trường, Khoa du lịch, cùng toàn thể các thầy, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy chúng em trong suốt quá trình học tập tại lớp Vh2 – K11 Khoa Du lịch, trường Đại học Dân lập Đông Đô. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Thị Nguyên Hồng, giảng viên trường Đại học Thương Mại đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Qua đây em cũng xin cảm ơn sâu sắc đến các cô chú cán bộ Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Quảng Ninh cùng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp. Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè những người thân đã ủng hộ, giúp đỡ em hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2009 Sinh viên Lương Thị Hồng Hạnh MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 4 Tính cấp thiết của đề tài 4 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6 Phương pháp nghiên cứu 6 Bố cục của khoá luận 6 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH 7 1.1. Tài nguyên du lịch 7 1.1.1. Quan niệm về tài nguyên du lịch 7 1.1.2. Vai trò của tài nguyên du lịch 9 1.1.3. Những yếu tố cấu thành tài nguyên du lịch 11 1.2. Khai thác tài nguyên du lich 14 1.2.1. Nội dung khai thác tài nguyên du lịch 14 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác tài nguyên du lịch 15 CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG 19 2.1. Tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long 19 2.1.1. Vị trí địa lý và tài nguyên du lịch 20 2.1.1.1. Vị trí địa lý 20 2.1.1.2. Tài nguyên du lịch 21 2.1.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 32 2.1.2.1. Cơ sở hạ tầng 32 2.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật 33 2.1.3. Nhân lực du lịch 36 2.2. Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch và hoạt động khai thác du lịch tại Vịnh Hạ Long 38 2.2.1. Thị trường khách du lịch đến Vịnh Hạ Long 39 2.2.1.1. Thị trường khách trong nước 39 2.2.1.2. Thị trường khách du lịch quốc tế 39 2.2.2. Các loại hình du lịch 41 2.2.3. Chương trình du lịch 45 2.3. Nhận xét chung tình hình khai thác tài nguyên du lịch tại Vịnh Hạ Long 48 2.3.1. Ưu điểm 48 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 49 CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG 51 3.1. Những định hướng phát triển du lich ở Vịnh Hạ Long 51 3.1.1.Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 51 3.1.2. Định hướng phát triển du lịch Vịnh Hạ Long 52 3.1.2.1. Định hướng chiến lược 52 3.1.2.2. Định hướng phát triển mốt số chỉ tiêu cụ thể 52 3.2. Một số đề xuất nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long 59 3.2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương và Thành phố 59 3.2.1.1. Tăng cường đầu tư có trọng điểm vào Vịnh Hạ Long 59 3.2.1.2. Nâng cao hiệu lực của công tác quản lý Nhà nước về du lịch 62 3.2.1.3. Nâng cao nhận thức của khách du lịch và dân địa phương về du lịch 63 3.2.2. Đối với Ban quản lý Vịnh Hạ Long 64 3.2.2.1. Những giải pháp về cơ chế chính sách và hợp tác đầu tư 64 3.2.2.2. Giải pháp về công tác quản lý 66 3.2.2.3. Giải pháp về môi trường 69 3.2.3. Đối với các doanh nghiệp du lịch 70 3.2.3.1. Đa dạng hoá sản phẩm và phát triển loại hình du lịch đa dạng, hấp dẫn 70 3.2.3.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ 71 3.2.3.3. Bồi dưỡng nâng cao trình độ nhân lực 72 3.2.3.4. Xúc tiến quảng bá du lịch 73 3.2.3.5. Mở rộng quan hệ hợp tác 74 KẾT LUẬN 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 PHẦN MỞ ĐẦU Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người, du lịch đã nhanh chóng trở thành lựa chọn hàng đầu cho hướng đi phát triển kinh tế lâu dài của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch được ví như “ con gà đẻ trứng vàng” hay “ nền công nghiệp không khói”…và thực sự du lịch đã được coi là ngành mũi nhọn đem lại hiệu quả cao trong nền kinh tế quốc dân. Trong những năm gần đây hoà nhịp cùng công cuộc đổi mới của đất nước ngành du lịch Việt Nam đã có những bước đi tích cực nhằm nâng cao vai trò của mình. Phát triển du lịch là một hướng đi quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước bởi du lịch là ngành kinh tế mang tính đa ngành, đa mục tiêu, đa thành phần, có tính mùa vụ, tính liên ngành và tính chi phí. Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mỹ và địa chất, địa mạo. Tuy nhiên du lịch Quảng Ninh với trọng tâm là du lịch Vịnh Hạ Long vẫn chưa phát triển hết tiềm năng và vị thế vốn có. Chính vì vậy, việc đề ra những định hướng, giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long là rất cần thiết nhằm phát triển du lịch Vịnh Hạ Long một cách bền vững. Tính cấp thiết của đề tài Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam. Quảng Ninh được biết đến với nhiều điểm du lịch hấp dẫn hàng năm thu hút một số lượng lớn du khách trong và ngoài nước đến thăm quan như: khu danh thắng Vịnh Hạ Long cũng gần 500 khu di tich lịch sử, văn hoá, nghệ thuật gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích Quốc gia như: chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn…đây là những điểm thu hút khách thập phương đến với các loại hình du lịch văn hoá, tôn giáo nhất là vào các dịp lễ hội. Cùng với xu hướng phát triển du lịch trong nước và trên thế giới, du lịch Quảng Ninh với trọng tâm là du lịch Vịnh Hạ Long cũng đang tích cực hội nhập và bước đầu đạt được một số những thành quả nhất định. Với tiềm năng du lịch vượt trội và hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới về giá trị thẩm mỹ và địa chất, địa mạo, Vịnh Hạ Long hoàn toàn có khả năng trở thành điểm du lịch hấp dẫn nhất trong nước và được biết đến rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long khai thác chưa thật sự hiệu quả, chưa tương xứng với giá trị đích thực của tài nguyên thiên nhiên thế giới. Việc khai thác vẫn chỉ dừng lại ở các vùng ven bờ, không có chiến lược quy hoạch phát triển cụ thể, quy mô dàn trải, lộn xộn. Để có thể phát huy hết tiềm năng du lịch của Vịnh Hạ Long thì những giải pháp khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long luôn là vấn đề đặt lên hàng đầu đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và địa phương. Là người hoạt động trong lĩnh vực du lịch trong tương lai , những vấn đề thực tiễn về du lịch là rất cần thiết, đây cũng là lý do em chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long”. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài Đề tài thực hiện một số mục tiêu nhằm tìm hiểu, đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch tại Vịnh Hạ Long. Bên cạnh những định hướng chiến lược nhằm phát triển du lịch Vịnh Hạ Long của cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương và địa phương là việc tìm ra những giải pháp cũng như một số đề xuất nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long. Đề tài gồm 3 nhiệm vụ chính là : Hệ thống hoá cơ sở lý luận về khai thác tài nguyên du lịch. Đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long. Đề xuất những giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long. 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là Vịnh Hạ Long với việc tìm hiểu, đánh giá tiềm năng du lịch cũng như thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở đây. Thời gian nghiên cứu: 2007 – 2008 và đề xuất giải pháp cho năm 2015 nhằm đưa Vịnh Hạ Long trở thành điểm đến du lịch lớn nhất cả nước. 4. Phương pháp nghiên cứu Một số phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong thực hiện khóa luận: - Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê các dữ liệu - Phương pháp nghiên cứu, khảo sát dựa trên cơ sở phân tích, so sánh các dữ liệu. Bố cục của khoá luận Nội dung chính của khoá luận có cấu trúc theo 3 chương. Chương 1: Một số vấn đề lý luận về khai thác tài nguyên du lịch Chương 2: Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long Chương 3: Những định hướng du lịch và đề xuất nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TÀI NGUYÊN DU LỊCH Quan niệm về tài nguyên du lịch Có rất nhiều quan niệm khác nhau về tài nguyên du lịch, đứng trên mỗi góc độ, mỗi lĩnh vực hay ở một phương diện nào đó thì quan niệm về tài nguyên du lịch lại được hiểu theo một nghĩa khác nhau. Mỗi quan niệm đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Để có được quan niệm đúng đắn về tài nguyên du lịch trước hết phải có những quan niệm chung về tài nguyên. Theo PGS - TS Nguyễn Trung Lương: “Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có Trên trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan, mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và phát triển của mình”. (1) Du lịch là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt. Sự phát triển của du lịch có mối quan hệ mật thiết với tài nguyên du lịch. Vì vậy việc khai thác tài nguyên du lịch và phát triển các hoạt động du lịch luôn là sự tác động qua lại khăng khít. Theo PGS.TS Trần Đức Thanh: “Tài nguyên là tất cả những nguồn thông tin, vật chất, năng lượng được khai thác phục vụ cuộc sống và sự phát triển của xã hội loài người. Đó là những thành tạo hay tính chất của thiên nhiên, những công trình, những sản phẩm do bàn tay khối óc của con người làm nên, những khả năng của loài người…Được sử dụng phục vụ cho phát triển kinh tế và xã hội của cộng đồng”. (2) (1) Phạm Trung Lương, Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, tr 5. (2) Bùi Thị Hải Yến, Tài nguyên du lịch, tr 19. Tuy nhiên có thể hiểu tài nguyên theo một quan niệm đơn giản là: “Tất cả những gì thuộc về tự nhiên và tất cả những sản phẩm do con người tạo ra, có thể được con người sử dụng vào phát triển kinh tế và xã hội để tạo ra hiệu quả kinh tế- xã hội và môi trường trong quá trình lịch sử phát triển của loài người”.(1) Tài nguyên du lịch có thể hiểu là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Tài nguyên du lịch gắn liền với sự phát triển của ngành du lịch. Theo Pirojnik: “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hoá - lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hổi và phát triển thể lực và tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế kỹ thuật cho phép, chúng được dung để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi”. (2) Hay cũng gần giống như định nghĩa của PGS Nguyễn Minh Tuệ : “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hoá lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này đợc sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch”. (3) Còn các nhà khoa học du lịch của Trung Quốc lại định nghĩa: “Tất cả giới tự nhiên và xã hội loài người có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành Du lịch, có thể sản sinh ra hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường đều có thể gọi là tài nguyên du lịch”. (4) (1) Bùi Thị Hải Yến, Tài nguyên du lịch, NBX Giáo Dục, tr 17. (2) Bùi Thị Hải Yến, Tài nguyên du lịch, NXB Giáo Dục, tr 19. (3) Nguyễn Minh Tuệ, Địa lý du lịch, NXB T.p Hồ Chí Minh, tr 33 Theo Pháp lệnh Việt Nam, 1999 định nghĩa tài nguyên du lịch như sau: “ Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”. Hay trong khoản 4 (Điều 4, chương 1) Luật Du lịch Việt Nam năm 2007 quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hoá, công trình sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. Như vậy, tài nguyên du lịch luôn được xem như tiền đề để phát triển du lịch. Trên thực tế đã cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu. 1.1.2. Vai trò của tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển hoạt động du lịch. Thứ nhất, tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch. Mỗi sản phẩm du lịch được tạo nên bởi nhiều yếu tố, nhưng trên hết là yếu tố tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch tạo nên những điểm đặc sắc riêng cho mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Cũng như để đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách, các sản phẩm du lịch không thể nghèo nàn, đơn điệu, kém hấp dẫn không mang bản sắc riêng mà cần phải đa dạng, phong phú và mới lạ. Tài nguyên du lịch càng phong phú, đặc sắc bao nhiêu thì giá trị của các sản phẩm du lịch càng cao và có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Chính sự đa dạng của tài nguyên du lịch đã tạo nên sự phong phú trong loại hình sản phẩm du lịch. Như vậy có thể khẳng định chất lượng của tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản quyết định tới quy mô, số lượng, chất lượng sản phẩm du lịch cũng như hiệu quả hoạt động du lịch. Thứ hai, tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch. Trong quá trình phát triển du lịch, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch cũng như không ngừng đáp ứng nhu cầu nhằm làm thoả mãn mục đích du lịch của du khách, các loại hình du lịch mới liên tục xuất hiện và phát triển. Tất cả các loại hình du lịch ra đời đều dựa trên cơ sở của tài nguyên du lịch. Ví dụ như loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm khoáng phải được phát triển ở những vùng có nguồn suối khoáng; du lịch mạo hiểm được tổ chức ở những nơi có địa hình hiểm trở, rừng nguyên sinh hay hang động…; du lịch nghỉ dưỡng thường được tổ chức ở những nơi có khí hậu mát mẻ, bãi biển đẹp… Và cũng chính sự xuất hiện của các loại hình du lịch đã làm cho nhiều yếu tố của điều kiện tự nhiên và xã hội trở thành tài nguyên du lịch. Thứ ba, tài nguyên du lịch là mục đích chuyến đi của du khách và tạo những điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu của họ trong chuyến đi. Yếu tố khách du lịch rất quan trọng trong việc phát triển hoạt động du lịch và hiệu quả kinh doanh. Khách du lịch nói chung hay khách du lịch thuần tuý thì ngoài những dịch vụ lưu trú, ăn uống, đi lại …mục đích chuyến đi của họ còn là để khám phá giá trị của tài nguyên du lịch, thưởng thức và cảm nhận nó. Vì vậy công tác bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch cũng như công tác xúc tiến quảng bá là vô cùng quan trọng đối với mỗi địa phương, quốc gia. Thứ tư, tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch. Trong phạm vi một lãnh thổ cụ thể, mọi hoạt động du lịch đều phản ánh một tổ chức không gian du lịch nhất định. Tổ chức không gian du lịch được tạo nên bởi các yếu tố như: khách du lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đội ngũ cán bộ công nhân viên và bộ máy tổ chức điều hành, quản lý du lịch. Và hệ thống lãnh thổ du lịch thể hiện mối quan hệ về mặt không gian giữa các yếu tố đó. Hệ thống lãnh thổ du lịch có nhiều cấp phân vị khác nhau từ các điểm du lịch cho tới các vùng du lịch, dù ở phân vị nào thì tài nguyên du lịch cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức lãnh thổ du lịch. Tài nguyên du lịch cũng là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch cũng như tạo điều kiện thuận lợi để khai thác tài nguyên du lịch một cách hiệu quả. Việc tổ chức lãnh thổ du lịch phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm phân bố của tài nguyên du lịch, từ đó hình thành nên các điểm du lịch, cụm du lịch, trung tâm du lịch và các tuyến du lịch. Tổ chức lãnh thổ du lịch hợp lý sẽ góp phần tạo nên hiệu quả trong việc khai thác tài nguyên du lịch nói riêng cũng như hoạt động du lịch nói chung. Như vậy có thể thấy tài nguyên du lịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển du lich. 1.1.3. Những yếu tố cấu thành tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch được hình thành dựa trên nhiều yếu tố và được xét theo nhiều góc độ khác nhau. Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan tự nhiên cùng cảnh quan nhân văn có thể sử dụng cho dịch vụ du lịch và thoả mãn nhu cầu của du khách về nghỉ ngơi, tham quan, chữa bệnh… Về cơ bản tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn hoá - lịch sử. Xét về cơ cấu tài nguyên du lịch có thể phân làm hai bộ phận hợp thành là: tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. * Tài nguyên tự nhiên Tài nguyên tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta. Trong đó tự nhiên chỉ tham gia với những đặc điểm của mình mà có thể quan sát bằng mắt thường. Theo khoản 1 (Điều 13, Chương 2) Luật Du lịch Việt Nam 2005 quy định như sau: “Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”. Như vậy có thể thấy các thành phần của tự nhiên có tác động mạnh nhất đến du lịch là địa hình, khí hậu, nguồn nước và tài nguyên động thực vật. Địa hình Địa hình của bề mặt trái đất là sản phẩm của quá trình địa chất lâu dài, mọi hoạt động sống của con người trên một lãnh thổ đều phụ thuộc vào địa hình tuỳ theo mục đích hoạt động cụ thể. Đối với hoạt động du lịch, điều quan trọng nhất là đặc điểm hình thái của địa hình - là các dấu hiệu bên ngoài địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình có sức hấp dẫn khai thác du lịch. Hình thái chính của địa hình là đồi núi và đồng bằng, vùng đồi núi là nơi được du khách lựa chọn hơn cả bởi phong cảnh đẹp và đa dạng, không gian thoáng đãng bao la, có nhiều đồi núi. Còn địa hình vùng đồng bằng tẻ nhạt, đơn điệu không gây cảm xúc cho tham quan du lịch. Ngoài ra còn có loại địa hình đặc biệt có giá trị rất lớn cho tổ chức du lịch là kiểu địa hình Karst (Đá vôi) và kiều địa hình bờ bãi biển. Khí hậu Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với hoạt động du lịch. Nó thu hút người tham gia và người tổ chức du lịch qua khí hậu sinh học. Trong đó hai chỉ tiêu đánh giá tiềm năng tài nguyên khí hậu là nhiệt độ không khí và độ ẩm không khí. Ngoài ra còn các chỉ tiêu như ánh nắng mặt trời và các hiện tượng thời tiết đặc biệt. Nhìn chung, những nơi có khí hậu ôn hoà thường được khách du lịch ưa thích. Nguồn nước Tài nguyên nước bao gồm nước chảy và nước ngầm. Đối với du lịch thì nguồn nước mặt có ý nghĩa rất lớn, bao gồm đại dương, biển, hồ, sông, suối, thác nước….Tuỳ theo thành phần hoá lý của nước người ta phân ra nước ngọt và nước mặn. Để đáp ứng nhu cầu du lịch, nước được sử dụng theo nhu cầu cá nhân, độ tuổi và nhu vầu quốc gia. Nguồn tài nguyên nước là thành phần quan trọng hình thành nên các loại hình du lịch thể thao nước, du lịch biển…Ngoài ra phải kể đến tài nguyên nước khoáng, đây là nguồn tài nguyên có giá trị du lịch an dưỡng và chữa bệnh. Hệ động thực vật Hiện nay, thị hiếu về du lịch ngày càng đa dạng và phong phú. Ngoài một số hình thức du lịch truyền thống đã xuất hiện một hình thức du lịch mới, hấp dẫn du khách đó là du lịch các khu bảo tồn thiên nhiên với đối tượng là các động thực vật. Loại hình du lịch tham quan thế giới động thực vật sống động làm cho con người thêm yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Tuy nhiên, không phải mọi tài nguyên động thực vật đều là đối tượng du lịch, tham quan mà điều đó phụ thuộc vào mục đích du lịch khác nhau với các chỉ tiêu khác nhau. Như vậy, tài nguyên động thực vật có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành du lịch. * Tài nguyên