Tiềm năng và thực trạng tuyến điểm du lịch Hà Nội - Hạ Long – Móng Cái - Đông Hưng

Du lịch là “sứ giả của hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc”. Trên thế giới du lịch hiện được xem là một trong những ngành dịch vụ hàng đầu, chiếm hơn 40% thương mại dịch vụ toàn cầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế xã hội mà nó mang lại. Đối với Việt Nam, du lịch đã và đang đóng vai trò như một ngành kinh tế mũi nhọn, xương sống trong nền kinh tế của đất nước. Việt Nam đang cựa mình trở thành một điểm đến du lịch mới trên thế giới với nhiều tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú, giàu bản sắc dân tộc. Tính đến tháng 8/2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh, trong đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Tới năm 2010 có 6 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tại Việt Nam, bao gồm: Hoàng thành Thăng Long, Quần thể di tích Cố Đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là Vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang. Có 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới được Unesco công nhận, co 30 vườn quốc gia, 21 khu du lịch quốc gia và gồm 54 thành phần dân tộc, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng về văn hoá, phong tục tập quán và lối sống riêng. Với những tiềm năng mà tạo hoá đã ban tặng, du lịch Việt Nam thực sự có một sức hút đối với du khách năm châu. Thế nhưng, bản thân ngành du lịch cũng phải tự xây dựng đồng thời phối hợp với các ngành chuyên môn khác cùng nhau đề ra một chương trình du lịch phong phú và đa dạng hơn, nhằm ngày càng phát triển những tiềm năng sẵn có. Đặc biệt, cùng với đó là việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Ngoài những khối lượng kiến thức được truyền tải qua sách vở, báo chí, internet, kênh thông tin đại chúng thì những chuyến đi thực tế là không thể thiếu. Chỉ khi đi thực tế chúng ta mới hiểu được bản chất, phát huy được các kiến thức đã được lĩnh hội trong quá trình học tập, giúp chúng ta có cái nhìn thực tế và định hướng nghề nghiệp trong tương lai, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao về nguồn nhân lực được đào tạo cho ngành du lịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập như hiện nay.

doc46 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2446 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiềm năng và thực trạng tuyến điểm du lịch Hà Nội - Hạ Long – Móng Cái - Đông Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục 1.2.2.2. Cảnh quan xung quanh vịnh Hạ Long 18 1.2.2.3. Trên vịnh Hạ Long 22 1.2.2.4. Đền Cửa Ông 25 1.2.3. Thị xã Móng Cái 28 1.2.3.1. Bãi tắm Trà Cổ 31 1.2.3.2. Đình Trà Cổ 33 1.2.3.3. Chợ Cửa khẩu Móng Cái 36 1.2.3.4. Cửa khẩu Móng Cái 37 1.2.4. Thị xã Đông Hưng – Trung Quốc 38 Chương 3: đánh giá về tuyến điểm du lịch và nhận xét việc tổ chức tour du lịch 41 1.1. Đánh giá và giải pháp về tuyến, điểm du lịch 41 1.2. Nhận xét 42 Kết luận 43 Danh mục tài liệu tham khảo 44 Phần mở đầu 1. tính cần thiết của đề tài Du lịch là “sứ giả của hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc”. Trên thế giới du lịch hiện được xem là một trong những ngành dịch vụ hàng đầu, chiếm hơn 40% thương mại dịch vụ toàn cầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế xã hội mà nó mang lại. Đối với Việt Nam, du lịch đã và đang đóng vai trò như một ngành kinh tế mũi nhọn, xương sống trong nền kinh tế của đất nước. Việt Nam đang cựa mình trở thành một điểm đến du lịch mới trên thế giới với nhiều tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú, giàu bản sắc dân tộc. Tính đến tháng 8/2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh, trong đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Tới năm 2010 có 6 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tại Việt Nam, bao gồm: Hoàng thành Thăng Long, Quần thể di tích Cố Đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là Vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang. Có 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới được Unesco công nhận, co 30 vườn quốc gia, 21 khu du lịch quốc gia… và gồm 54 thành phần dân tộc, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng về văn hoá, phong tục tập quán và lối sống riêng. Với những tiềm năng mà tạo hoá đã ban tặng, du lịch Việt Nam thực sự có một sức hút đối với du khách năm châu. Thế nhưng, bản thân ngành du lịch cũng phải tự xây dựng đồng thời phối hợp với các ngành chuyên môn khác cùng nhau đề ra một chương trình du lịch phong phú và đa dạng hơn, nhằm ngày càng phát triển những tiềm năng sẵn có. Đặc biệt, cùng với đó là việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Ngoài những khối lượng kiến thức được truyền tải qua sách vở, báo chí, internet, kênh thông tin đại chúng thì những chuyến đi thực tế là không thể thiếu. Chỉ khi đi thực tế chúng ta mới hiểu được bản chất, phát huy được các kiến thức đã được lĩnh hội trong quá trình học tập, giúp chúng ta có cái nhìn thực tế và định hướng nghề nghiệp trong tương lai, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao về nguồn nhân lực được đào tạo cho ngành du lịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập như hiện nay. Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách trên, được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, khoa Du lịch trường Đại Học Dân lâp Đông Đô đã phối hợp với công ty Viettourist tổ chức chuyến đi khảo sát tuyến, điểm du lịch Hà Nội – Cửa Ông – Móng Cái - Đông Hưng( Trung Quốc) – Hà Nội từ ngày 29/11 đến ngày 02/12/2010 2. mục đích và ý nghĩa của đề tài 2.1. Mục đích Mục đích của chuyến khảo sát nhằm đánh giá tiềm năng và thực trạng của tuyến điểm du lịch. Từ đó góp phần đề xuất định hướng phát triển sản phẩm du lịch và khả năng liên kết các tuyến điểm du lịch của các tỉnh Đông Bắc. Tìm hiểu và xác định một cách chính xác tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, thời gian di chuyển và khoảng cách giữa các tuyến điểm du lịch. 2.2. ý nghĩa Sinh viên có thể được tận mắt tham quan những tuyến điểm du lịch để trau dồi thêm vốn kiến thức thực tế, và không khỏi bỡ ngỡ khi ra làm ngành du lịch. Giúp sinh viên có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức chuyến đi, nghiệp vụ hướng dẫn. Giúp sinh viên có khả năng đánh giá được những ưu điểm và hạn chế trong du lịch của từng địa phương. 3. đối tượng nghiên cứu Bài báo cáo nghiên cứu về tiềm năng du lịch và thực trạng khai thác tài nguyên của tuyến, điểm du lịch Hà Nội – Hạ Long – Cửa Ông – Móng Cái - Đông Hưng( Trung Quốc). Nghiên cứu về lịch trình đường đi, quốc lộ. Nghiên cứu về chất lượng các dịch vụ trong chuyến đi và tại tuyến điểm du lịch như: dịch vụ ăn uống, khách sạn, vận chuyển… Nghiên cứu về công tác quản lý và bảo tồn di sản tại các địa điểm tham quan du lịch. 4. phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của tuyến điểm này là cần tập trung nghiên cứu những giá trị tài nguyên ở tại điểm tham quan và đưa ra những đánh giá khách quan về tuyến điểm. Nghiên cứu tập trung các dịch vụ du lịch tại điểm đến. Nghiên cứu trong phạm vi toàn tỉnh nói chung và các điểm nói riêng. Nghiên cứu các đối tượng khác có liên quan tới tuyến điểm như điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, điều kiện tự nhiên. Tìm hiểu về công tác quảng bá hình ảnh địa phương và hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 5. cấu trúc của báo cáo Ngoài phần mở đầu, kết luận, bài báo cáo gồm có 3 chương: Chương 1: Chương trình tour và giá tour. Chương 2: Tiềm năng và thực trạng tuyến điểm Hà Nội – Hạ Long – Cửa Ông – Móng Cái - Đông Hưng. Chương 3: Đánh giá và nhận xét về tuyến điểm du lịch. Chương 1 Chương trình tour và cấu tạo giá 1.1. chương trình tour Hà nội – hạ long – cửa ông – móng cáI đông hưng (trung quốc) – hà nội Thời gian : 04ngày/ 03 đêm Phương tiện : Ô tô, tàu thuỷ Khởi hành : Từ 29/11 đến 02/12/2010 Chương trình tổ chức cho đoàn sinh viên k14 – khoa du lịch trường đhdl đông đô Chi tiết chương trình: Ngày 01: Hà Nội – Hạ Long (Ngày 29/11/2010. Ăn: Trưa, tối). Sáng: 06h30: Xe và Hướng dẫn viên của Công ty du lịch đón Đoàn tại 20A – Tôn Thất Tùng, khởi hành đi Hạ Long. 08h00: Ăn sáng tại Chí Linh – Hải Dương( quý khách tự túc). Trưa: 10h30: Tới Hạ Long, quý khách nhận phòng khách sạn, nghỉ ngơi. 11h30: Ăn trưa tại nhà hàng Kim Hằng. Chiều: 14h30: Thăm chùa Long Tiên, núi Bài Thơ, cầu Bãi Cháy… Sau đó trở về tắm biển Bãi Cháy và dạo chơi tự do. 18h00: Ăn tối tại nhà hàng Kim Hằng, sau đó đi thăm khu du lịch Quốc tế Đảo Tuần Châu, xem biểu diễn cá heo và nhạc nước với ánh sáng laze huyền ảo( tự do mua vé vào xem các chương trình biểu diễn). Kết thúc đoàn trở về khách sạn nghỉ đêm. Ngày 02: Hạ Long – Cửa Ông – Móng Cái – Trà Cổ ( Ngày 30/11/2010. Ăn: Trưa, tối). Sáng: 06h30: Quý khách ăn sáng tự do, trả phòng khách sạn. Sau đó đi Móng Cái, trên đường đi dừng lại thăm Đền Cửa Ông, tượng Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng và ngắm cảng Cửa Ông. Trưa: 11h00: Đến Móng Cái, ăn trưa tại khách sạn. Sau đó nhận phòng nghỉ ngơi tại khách sạn – trung tâm thị xã Móng Cái. Chiều: 14h00: Đi bãi biển Trà Cổ, quý khách tự do tắm biển, thăm một số công trình kiến trúc tiêu biểu như: đình Trà Cổ, nhà thờ Trà Cổ… 17h30: Trở về Móng Cái. 19h00: Ăn tối tại khách sạn, sau đó tham quan và mua sắm tại chợ đêm Móng Cái. Quý khách nghỉ đêm tại khách sạn. Ngày 03: Móng Cái - Đông Hưng – Hạ Long ( Ngày 01/12/2010. Ăn: Trưa, tối). Sáng: 06h30: Làm thủ tục trả phòng khách sạn, ăn sáng tại khách sạn. Sau đó ra cửa khẩu Bắc Luân xuất cảnh sang thị trấn Đông Hưng – Trung Quốc. Tham quan thành phố: Toà thị chính, Đại lộ Bắc Luân, siêu thị Bách Hội, Đông Phương, dạo bộ trên đường Quý Châu, Giải Phóng, khu di tích hữu nghị Việt – Trung – nơi trưng bày một số hình ảnh kỷ niệm lần thăm thân mật Trung Quốc của chủ tịch Hồ Chí Minh. Trưa: 11h30: Quý khách ăn trưa tại nhà hàng bên Đông Hưng. Chiều: 13h00: Hướng dẫn viên đưa đoàn ra cửa khẩu Bắc Luân (Đông Hưng) làm thủ tục nhập cảnh về Việt Nam. 13h30: Xe đón quý khách tại cửa khẩu, đưa quý khách trở về Hạ Long. 18h30: Tới Hạ Long. Quý khách nhận phòng, nghỉ ngơi. 19h30: Ăn tối tại nhà hàng. Sau đó quý khách tự do mua sắm tại chợ đêm, dạo chơi trên bờ biển, thăm công viên Hoàng Gia, ngắm nhìn thành phố Hạ Long về đêm... Quý khách nghỉ đêm tại khách sạn. Ngày 04: Hạ Long - Hà Nội (Ngày 02/12/2010. Ăn: trưa). Sáng: 06h30: Quý khách ăn sáng tại khách sạn, sau đó làm thủ tục trả phòng. 07h30: Tuyến 01: Xe và Hướng dẫn viên đưa đoàn xuống du thuyền thăm Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới được UNESSCO công nhận. Tuyến 02: Hòn Đỉnh Hương - Hòn Gà Chọi - Hang Sửng Sốt (thời gian 6 tiếng). Trưa: 11h30: Quý khách dùng bữa trên tàu và ngắm cảnh Vịnh Hạ Long với 1969 hòn đảo đá lớn nhỏ muôn hình kỳ thú... Chiều: 14h20: Kết thúc chương trình thăm Vịnh Hạ Long, quý khách lên xe trở về Hà Nội. Trên đường có dừng lại Hải Dương để quý khách nghỉ ngơi và mua sắm quà lưu niệm. 18h00: Xe về đến Hà Nội, Hướng dẫn viên chia tay đoàn. Kết thúc chương trình tham quan thực tế. 1.2. Giá tour Tổng chi phí trọn gói cho 1 người là 1.281.000 đồng. 1.3. cấu tạo giá Báo cáo thu chi đoàn sinh viên k14 - khoa du lịch Thời gian: Từ 29/11 đến 02/12/2010 Tuyến du lịch: Hà Nội – Móng Cái - Đông Hưng Số khách: 133 Tổng doanh thu: 170.373.000 Đơn vị tính: Đồng Stt Nội dung đơn vị tính đơn giá Số lượng Tổng tiền 1 Xe 45 chỗ Xe 280.000 1 280.000 2 Tàu thăm vịnh Thuyền 30.000 1 30.000 3 ăn Bữa 50.000 7 50.000 4 Phòng khách sạn: + Tại Hạ Long + Tại Móng Cái Đêm 65.000 2 130.000 65.000 1 65.000 5 Vé tham quan: + Vịnh Hạ Long + Đảo Tuần Châu Vé 40.000 1 40.000 30.000 1 30.000 6 XNC Đông Hưng (trọn gói+1bữa) Vé/ người 280.000 1 280.000 7 Hướng dẫn viên Cho 1 người 30.000 1 30.000 8 Bảo hiểm DL Cho 1 người 6.000 1 6.000 9 Nước uống, khăn lạnh, ĐT Cho 1 khách 10.000 1 10.000 Tổng chi cho 1 khách 1.231.000 10 Phí phát sinh cho đoàn bao gồm chi phí ăn ngủ + thủ tục thông hành cho Thầy Cô + HDV,ăn ngủ, tip lái xe. Cho 1 khách 50.000 1 50.000 Tổng 1.281.000 Chương 2 Tiềm năng và thực trạng tuyến điểm du lịch Hà nội - Hạ long – móng cáI - đông hưng 1.1. kháI quát tài nguyên du lịch tại các điểm đI qua 1.1.1. Tổng quan về tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh là tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, nằm gọn trong châu thổ sông Hồng, liền kề thủ đô Hà Nội. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây giáp thủ đô Hà Nội. Với vị trí như thế xét tầm không gian vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội. Bắc Ninh có diện tích nhỏ nhất cả nước khoảng 822,71km2, dân số khoảng 1.024.151 người( Theo điều tra dân số ngày 1/4/2009). Với mật độ di tích lịch sử văn hoá dày đặc, tự hào là quê hương của 2 di sản văn hoá phi vật thể thế giới là Dân ca quan họ và Ca trù. “ Xứ sở của hội hè” – Bắc Ninh vẫn được đánh giá là địa phương giàu tiềm năng về du lịch. Hiện tại so với các hoạt động khác, du lịch văn hoá, tâm linh vẫn được coi là tiềm năng lớn nhất và có sức hút nhất đối với du khách, nhất là du khách quốc tế. Đến với Bắc Ninh chúng ta không thể nào không nhắc tới hội Lim, hội Đình Bảng, lễ hội chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp, Đền Đô, làng tranh Đông Hồ… Đấy là chưa kể truyền thống hiếu học và khoa bảng dẫn đầu cả nước: “ Một giỏ ông Cống, một đống ông Nghè, một bè Tiến sĩ, một bị Trạng Nguyên, một thuyền Bảng Nhãn. Ngoài những di tích lịch sử, văn hoá truyền thống ấy thì đến với Bắc Ninh đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức các món ăn đặc sản, đặc biệt là bánh Phu thê Đình Bảng, bánh dày làng Đạo và bánh tẻ làng Chờ. Tuy nhiên, khi nhận xét về du lịch Bắc Ninh, các chuyên gia trong ngành đều nhận định, cho đến thời điểm này, du lịch Bắc Ninh vẫn như “nàng công chúa ngủ quên” đang chờ người đánh thức. Vì vậy, để du lịch Bắc Ninh khởi sắc, biến những tiềm năng sẵn có thành thế mạnh thì tỉnh Bắc Ninh phải đưa ra quy hoạch phát triển du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo vốn đầu tư phối hợp bảo tồn, tôn tạo di sản lịch sử văn hoá nhằm giữ gìn cho thế hệ mai sau và tạo ra sản phẩm cho kinh tế du lịch. Để thúc đẩy khả năng cạnh tranh, phù hợp với xu thế phát triển, hội nhập chung của quốc gia và thế giới, du lịch Bắc Ninh đã và đang khởi động xúc tiến đầu tư một số dự án khu du lịch: Khu du lịch văn hoá Quan họ Cổ Mễ tại Đồng Trầm, khu du lịch Đền Đầm( Từ Sơn), khu du lịch sinh thái Thiên Thai( Gia Bình)… 1.1.2. Tổng quan về tỉnh Hải Dương Là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, Hải Dương cách thủ đô Hà Nội 57km về phía Đông, cách thành phố Hải Phòng 45km về phía Tây, phía Tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp Hưng Yên. Diện tích 1.662 km2, dân số 1.723.319 người với mật độ dân số 1.044,26 người/ km2, khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hải Dương có đặc sản không thể quên la Bánh đậu xanh, vải thiều Thanh Hà, chả rươi hấp dẫn. Hải Dương có tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng và các tuyến quốc lộ 5, 18 chạy qua nối với trung tâm kinh tế, chính trị Hà Nội – Hải Phòng- Quảng Ninh, cùng với hệ thống giao thông đường thuỷ sông Thái Bình, sông Kinh Thầy… Do đó, Hải Dương có điều kiện thuận lợi giao lưu với các vùng miền trong nước và quốc tế. Thiên nhiên ưu đãi và hào phóng dành cho Hải Dương một vùng đất trù phú, cảnh quan đa dạng, có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng như: Chí Linh – “mảnh đất địa linh nhân kiệt” với nhiều danh nhân. Côn Sơn – mảnh đất đã gắn bó phần lớn cuộc đời Nguyễn Trãi – một danh nhân văn hoá thế giới, người anh hùng dân tộc. Kiếp Bạc – mảnh đất đã đi vào lịch sử với những chiến công oanh liệt của Trần Hưng Đạo trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông ở thế kỷ XIII… Con người Hải Dương tài hoa, thông minh, hiếu học. Với truyền thống lịch sử lâu đời từ ngàn xưa người dân xứ Đông đã tạo dựng để lại cho thế hệ ngày nay nhiều di sản văn hoá tinh thần mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc như: văn miếu Mao Điền, Mộ Trạch – làng Tiến sĩ. Các quần thể di tích với nét kiến trúc tinh xảo độc đáo, gắn liền với các lễ hội dân gian truyền thống đã thu hút đông đảo du khách thập phương đến với Hải Dương. Các yếu tố tự nhiên kết hợp với các di tích lịch sử văn hoá của Hải Dương là một tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, văn hoá, thể thao, nghỉ dưỡng… Tuy nhiên, thực trạng phát triển ngành du lịch của tỉnh Hải Dương trong những năm qua vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng. Hoạt động du lịch chủ yếu còn dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên sẵn có, đầu tư cơ sở vật chất còn ở mức khiêm tốn, thiếu đồng bộ nên chưa có sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Vì vậy mà việc quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hải Dương là hết sức cần thiết và cấp bách. 1.2. các giá trị tài nguyên du lịch tại điểm tham quan 1.2.1. Tiềm năng du lịch của tỉnh Quảng Ninh Xuôi theo hướng Đông Bắc đến với Quảng Ninh – miền đất những trầm tích. Phía Bắc giáp Trung Quốc với 170km đường biên giới, phía Nam giáp Hải Phòng, phía Tây giáp tỉnh Lạng sơn, Bắc Giang và Hải Dương, phía Đông là vịnh Bắc bộ với bờ biển dài chừng 250km. Để đến với Quảng Ninh chúng ta có các tuyến đường rất ngắn và thuận lợi: Tuyến đường bộ Hà Nội – Bắc Ninh – Hạ Long dài 155km. Tuyến đường hàng không xuất phát từ Gia Lâm đến thăng Vịnh Hạ Long bằng máy bay trực thăng vào thứ bảy hàng tuần. Tuyến đường thuỷ hàng ngày có 4 chuyến Hải Phòng – Hạ Long và ngược lại. Quảng Ninh được thành lập năm 1963 với nền tảng là khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh. Tên tỉnh là ghép tên của hai tỉnh Quảng Yên và Hải Ninh cũ. Diện tích toàn tỉnh Quảng Ninh là 8.239,243 km2 với 80% diện tích là địa hình đồi núi. Dân số theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 là 1.144.381 người. Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2 lần được Tổ chức UNESCO tôn vinh. Phần biển có khoảng 1.600 hòn đảo lớn nhỏ nằm trong Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Lớn nhất là đảo Cái Bầu sau đến Trà Bản, Vĩnh Bảo, Vĩnh Thực. Đảo có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch. Dưới tác dụng của sóng biển và quá trình phong hoá học tạo nên những hang động tuyệt đẹp cùng với hình dáng kỳ thú như: động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, động Tam Cung… Đó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. Cả tỉnh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật… gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của Quốc gia như: di tích văn hoá Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ… thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hoá tâm linh. Quảng Ninh được xác định là một điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Nam Ninh – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Cùng với núi rừng, những hòn đảo thơ giữa biển, với hàng trăm di tích lịch sử. văn hoá, danh lam thắng cảnh..., thiên nhiên đã ưu đãi cho Quảng Ninh một tiềm năng du lịch thật tuyệt vời. Phát huy được lợi thế là địa phương có nhiều tiềm năng về du lịch, tháng 11 này ngành Du lịch Quảng Ninh đã đón hơn 290 nghìn lượt khách, nâng tổng số khách du lịch trong 11 tháng năm 2010 đạt con số trên 5,3 triệu lượt, tăng khoảng 20% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt gần 1,8 triệu lượt. Tổng doanh thu đạt gần 3.000 tỷ đồng. Đây thực sự là những con số khá ấn tượng mà ngành Du lịch Quảng Ninh đã làm được trong thời gian vừa qua và là những tín hiệu tốt trong việc đầu tư nâng cao chất lượng các dịch vụ tao sự phong phú về sản phẩm du lịch, đáp ứng mục tiêu thu hút khách du lịch có khả năng chi tiêu cao trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, việc chủ động đăng cai tổ chức thành công nhiều chương trình sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế như: Chung kết cuộc thi Hoa Hậu Việt Nam 2010, Đại hội EATOF, Lễ hội Du lịch Hạ Long… đã thu hút được rất đông du khách đến tham quan và nghỉ ngơi. Có thể thấy một điều chắc chắn rằng du lịch chính là lợi thế phát triển của Quảng Ninh, đặc biệt việc phát triển du lịch dựa vào tiềm năng tự nhiên trời phú là một hướng đi đầy triển vọng cho nền kinh tế của tỉnh. Nhận thức được tiềm năng ấy, chính quyền địa phương tỉnh Quảng Ninh đã quyết định đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Du lịch là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp, và hơn thế nữa, sự phát triển của ngành du lịch này sẽ kéo theo sự phát triển của rất nhiều các ngành kinh tế khác… Mục tiêu là vậy nhưng để thực hiện mục tiêu đó đòi hỏi rất nhiều nỗ lực phấn đấu. Không chỉ là sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân địa phương, mà còn nhờ đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ khi có chính sách mở cửa của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Việt Nam đã phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện giao lưu quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư. Từ đó đến nay, hoạt động đối ngoại của ta không ngừng phát triển mạnh mẽ và theo đó là sự xuất hiện những vị thế ngày càng được khẳng định của lĩnh vực đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế. Việc nghiên cứu tìm tòi những giải pháp tối ưu để phát triển nền kinh tế này phát triển một cách có hiệu quả đang là mối quan tâm của cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng, cốt để làm sao khai thác được tiềm năng và lợi thế so sánh cho từng vùng. Cũng giống nhiều tỉnh thành khác, Quảng Ninh hiện nay cũng phải ra sức thu hút sự đầu tư nước ngoài, mà quan trọng hơn cả là đầu tư cho du lịch, nhằm phát triển một ngành công nghhiệp xanh theo chiến lược phát triển mà tỉnh đã đề ra: “Phát triển như mã đáo, dẻo dai, leo cao như sơn dương”. 1.2.2. Thành phố biển Hạ Long Thành phố Hạ Long ở trung tâm của tỉnh, toạ độ địa lý hiện nay từ 20055’ đến 21005’ vĩ độ Bắc, 106050’ đến 107030’ kinh độ Đông. Phía Bắc – Tây Bắc giáp huyện Hoành Bồ, phía Nam thông ra biển qua Vịnh Hạ Long và thành phố Hải Phòng, phía Đông - Đông Bắc giáp thị xã Cẩm Phả, phía Tây – Tây Nam giáp huyện Yên Hưng. Khí hậu ở Hạ Long thuộc kiểu khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có hai mùa rõ rệt, mùa đông từ tháng 11 đến thang 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,70C, dao động không lớn, từ 16,7 0C đến 28,60C. Về mùa hè, nhiệt độ trung bình cao la 34,90C nóng nhất đến 380C. Về mùa đông nhiệt độ trung bình thấp 13,70C, lạnh nhất là 50C. Thành phố có diện tích đất là 22.250 ha, có quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của thành phố, có cảng biển, bờ biển dài 50km, có Vịnh Hạ Long 2 lần
Luận văn liên quan