A.Mục tiêu:
Thực hiện gá kẹp phôi gia công trên tiện.
Tiện mặt đầu, tiện trụ ngoài, khoan được các lỗ đạt yêu cầu.
Đảm bảo an toàn lao động.
B.Nội dung:
I. Nội quy an toàn lao động và nội quy sử dụng máy.
II.Cách gá phôi, phương pháp tiện mặt đầu, tiện trụ ngoài, phương pháp khoan trên máy tiện
III. Phương pháp tháo, lắp bầu cặp khoan trên ụ động máy tiện
IV. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa
29 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8141 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiện mặt đầu, tiện trụ ngoài và khoan trên máy tiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 04 Tiện mặt đầu, tiện trụ ngoài và khoan trên máy tiện Danh sách các thành viên trong nhóm: 1. Trần Minh Tân 20100623 2. Vũ Xuân Trường 20100779 3. Đỗ Văn Tư 20109093 4. Trần Văn Quảng 20100550 5. Nguyễn Minh Sơn 20100593 6. Vũ Xuân Nội 20100503 7. Trần Anh Hoàng 20100316 8.Nguyễn Khả Minh 20100457 MUÏC LUÏC A.Mục tiêu: Thực hiện gá kẹp phôi gia công trên tiện. Tiện mặt đầu, tiện trụ ngoài, khoan được các lỗ đạt yêu cầu. Đảm bảo an toàn lao động. B.Nội dung: I. Nội quy an toàn lao động và nội quy sử dụng máy. II.Cách gá phôi, phương pháp tiện mặt đầu, tiện trụ ngoài, phương pháp khoan trên máy tiện III. Phương pháp tháo, lắp bầu cặp khoan trên ụ động máy tiện IV. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa Nội quy an toàn lao động. Trước khi vào thực tập tại Trung tâm TH CN Cơ khí, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, sinh viên phải học nội quy ATLĐ và ký vào bản học nội quy ATLĐ, ai chưa học thì chưa được vào thực tập. Đi học đúng giờ. Khi vào thực tập phải mặc trang phục bảo hộ lao động, phải đi giầy hoặc dép có quai hậu, với sinh viên nữ tóc dài phải đội mũ hoặc cài tóc gọn gàng. Trước khi vào thực tập trên máy phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ trang thiết bị cần thiết cho mỗi buổi thực tập, chỗ thự tập phải sạch sẽ gọn gàng. Trong khi thực tập phải thực hiện đúng các công việc đã được giáo viên hướng dẫn và giao phó, phải đứng ở vị trí quy định, không được tự ý đi sang máy khác không thuộc phạm vi làm việc của mình và sang các ban thực tập khác. Không được tự ý thực hiện các thao tác máy ngoài phạm vi thực tập, không được thay đổi các thông số hoạt động của máy khi chưa có sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn. Không nô đùa trong quá trình thực tập. Không tự tiện sang lấy trang thiết bị đồ nghề ở máy khác cũng như ở các ban khác. Sau khi thực hiện xong công việc của mình sinh viên có thể nghỉ ngơi tại chỗ theo quy định của ban. Sau khi kết thúc buổi thực tập phải quét dọn, làm vệ sinh máy và khu vực xung quanh máy mình thực tập sạch sẽ. Khi có hiệu lệnh kết thúc buổi thực tập sinh viên mới được rửa tay ra về. Trên đây là nội quy an toàn lao động tại Trung tâm TH CN Cơ khí mọi người phải có ý thức chấp hành, ai không chấp hành sẽ bị sử lý tuỳ theo hình thức vi phạm. Nội quy an toàn khi sử dụng máy tiện Phải mặc quần áo bảo hộ lao động gọn gàng đi giày, dép co quai hậu, nữ tóc dài phải cuốn gọn gàng và cho vào trong mũ bảo hộ. Kiểm tra an toàn điện như máy đã tiếp đất chưa, đèn chiếu sáng chỗ gia công. Kiểm tra tình trạng của máy ở chế độ chạy không tải. Sắp xếp lại vị trí làm việc, kiểm tra lại dụng cụ gá lắp, dụng cụ cắt, dụng cụ đo, chi tiết kẹp chặt. Khi chi tiết gia công có khối lượng lớn hơn 20kg cần phải dùng cơ cấu nâng hạ. Khi mài dao không mài ở mặt đầu của đá mài, không để độ hở giữa bệ tỳ và đá mài quá lớn, không nên ấn dao quá mạnh vào đá, phả dùng kính hoặc tấm kính che an toàn. Không đeo găng tay hoặc bao tay khi làm việc, nếu ngón tay bị đau phải băng lại và đeo găng cao su mỏng. Không để dung dịch trơn nguội hoặc dầu bôi trơn văng ra nền xung quanh chỗ làm việc. Gá dao chắc chắn, sử dụng ít miếng đệm khi gá dao. Kẹp chặt phôi cẩn thận, không để chìa khoá mâm cặp trên mâm cặp sau khi kẹp và tháo phôi. Sau khi kẹp chặt phôi không cho phép các chấu kẹp nhô ra khỏi đường kính ngoài của mâm cặp vượt quá 1/3 chiều dài của chấu. Khi các chấu kẹp nhô ra quá lớn thì phải thay chấu kẹp (nếu chấu kẹp thuận thì phải thay bằng chấu kẹp ngược). Khi gia công vật liệu dẻo có phoi dây cần phải dùng cơ cấu bẻ phoi để tránh phoi quấn vào chi tiết gia công. Khi phoi quấn vào chi tiết gia công hoặc dao không được dùng tay tách phoi mà phải dùng cây móc phoi chuyên dụng. Khi gia công vật liệu giòn phoi vụn phải dùng tấm chắn bảo vệ trong suốt hoặc đeo kính bảo hộ lao động. Không được rời khỏi vị trí làm việc khi máy đang chạy. Dừng máy, điều chỉnh các càng gạt về vị trí an toàn, ngắt điện khỏi máy, dùng chổi quét dọn phoi ở ổ dao và băng máy, dùng giẻ sạch để lau sạch các dụng cụ đo, dụng cụ cắt và để vào tủ đúng vị trí đã quy định. Sắp xếp gọn gàng các chi tiết đã gia công. Bôi trơn các bề mặt làm việc ở trên bàn dao và băng máy. Bàn giao máy cần nêu rõ tình trạng của máy trong thời gian làm việc. II.Cách gá phôi, phương pháp tiện mặt đầu, tiện trụ ngoài, phương pháp khoan trên máy tiện II.1.Cách gá phôi a) Môû roäng caùc chaáu keïp b) Ñaët chi tieát vaøo giöõa caùc chaáu c) Kieåm tra ñoä ñaûo cuûa chi tieát d) Raø chænh chi tieát Các phương pháp gá chi tiết Gá khơi Gá có chống tâm Gá có luynét Gá bằng luynet động Gá bằng luynet cố định Gá với đồ gá chuyên dùng II.2.Phương pháp tiện mặt đầu Gá lắp phôi: Có thể gá lắp phôi trên mâm cặp một đầu tự do, nên cố gắng chọn sao cho một đầu chống tâm. Khi ấy phôi có lỗ tâm trước và phải dùng mũi tâm đặc biệt Chọn dao: thông thường dùng dao đầu cong có : φ = 45°÷60°, φ1 = 15°÷30° hoặc dùng dao vai, khi gá nghiêng một góc 5°÷10°. 1.Tiến dao từ ngoài vào tâm 2.Tiến dao từ tâm ra Phương pháp tiện: có thể tiện theo 2 cách: Chế độ cắt: -Tiện thô: t= (3÷5)mm s=0.5÷ 1,2mm/v -Tiện tinh: t=(0,5÷1)mm s=(0.2÷0.4)mm/v Việc chọn tốc độ cắt v phụ thuộc vào vật liệu làm dao và vật liệu gia công Phương pháp kiểm tra mặt đầu: Mặt đầu sau khi gia công được kiểm tra bằng dưỡng hoặc bằng mặt đầu của nòng ụ sau. Độ chính xác của chi tiết được đánh giá bằng khe hở giữa mặt kiểm tra với mặt chi tiết Kiểm tra đầu chi tiết II.3.Phương pháp tiện trụ ngoài Khi tiện trụ ngoài, tùy theo dạng sản xuất mà chọn các phương pháp gia công khác nhau. Tiện bằng phương pháp tự động đạt kích thước: dao và máy đã được điều chỉnh sẵn, các kích thước gia công được tự động hình thành Tiện bằng phương pháp cắt thử. Trong khi gá lắp chi tiết ta xác định chiều dài l cần tiện. -Lấy chiều sâu cắt t và tiến hành tiện. Khi dao chạy hết chiều dài cần tiện phải ngắt tự động và tiến hành bước tiến bằng tay để tránh sai số về chiều dài -Khi lấy chiều sâu cắt chú ý khử độ rơ của du xích trên bàn trượt ngang và tính toán số vạch trên du xích chính xác. Nếu chi tiết gia công gá lên mũi tâm thì phải kiểm tra độ côn và chỉnh độ côn ngay sau khi thực hiện xong lát cắt đầu tiên Khi khoan lỗ trên máy tiện, mũi khoan được lắp vào nòng ụ sau. - Lỗ có Ø ≥ 30 mm phải khoan liên tiếp bằng hai mũi khoan. Đầu tiên khoan bằng mũi khoan nhỏ sau đó khoan khoét để đạt kích thước cần khoan. - Chọn chế độ cắt khi khoan: + Chiều sâu cắt: Chiều sâu cắt khi khoan bằng ½ đường kính của lỗ khoan, t = D/ 2 (mm) +Bước tiến S: Bước tiến S khi khoan là khoảng dịch chuyển của mũi khoan sau một vòng quay của vật gia công . +Tốc độ cắt thực tế V: Tốc độ cắt thực tế giống như khi tiện, nó phụ thuộc vào đường kính mũi khoan và số vòng quay của vật gia công. Khoan tâm bằng mũi khoan tâm: Gia công lỗ tâm bằng mũi khoan-khoét: Khoan lỗ tâm trên máy tiện Tiện lỗ trụ suốt Đối với chi tiết có lỗ sẵn: Đối với chi tiết đặc: Tiện lỗ trụ bậc - Nếu gia công từng chiếc ta dùng phương pháp cắt thử từng bậc một và đo bằng thước kẹp, thước kẹp đo sâu, Panme hoặc dưỡng để kiểm tra. - Nếu gia công hàng loạt trụ bậc ta dùng cữ hãm (dọc, ngang ). - Muốn nâng cao năng suất khi gia công lỗ trụ bậc, phải lựa chọn kỹsơ đồ gia công tuỳ theo độ cứng vững của hệ thống công nghệ: MÁY- GÁ-DAO. III.PHƯƠNG PHÁP THÁO LẮP BẦU CẶP KHOAN TRÊN Ụ ĐỘNG Mũi khoan chuôi côn được lắp vào nòng ụ sau. Nếu chuôi côn của ụ khoan có độ côn(số côn) khác với độ côn ở nòng ụ sau, khi lắp phải dùng bạc lót côn Mũi khoan đuôi trụ được gá vào nòng ụ sau nhờ có bầu cặp. Bầu cặp mũi khoan đơn giản có cấu tạo như hình bên. Trong thân 2 của bầu cặp có bố trí 3 vấu cặp, ở mặt ngoài của mỗi vấu có răng được lắp với đai ốc 4. Đai ốc 4 liên kết với vòng ôm 3. Đai ốc 4 quay và rút 3 vấu cặp vào hoặc ra. Tùy theo chiều quay của vòng ôm để cặp chặt hoặc nới lỏng vòng ôm IV. CÁC DẠNG SAI HỎNG, NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA 1.Sai lệch về kích thước. Nguyên nhân: - Do tính toán chiều sâu cắt sai. - Do du xích bị rơ. - Do phương pháp đo và dụng cụ đo không chính xác. Cách khắc phục. - Phải tính toán chiếu sâu cắt trước khi tiện. - Phải khử độ rơ của du xích. - kiểm tra dụng cụ đo trước khi đo và đọc trị số chính xác. 2.Sai lệch về hình dáng hình học(bị côn, ô van, tang trống, yên ngựa) Nguyên nhân: - Do tâm trục chính không trùng với tâm ụ động. - Do chi tiết không đảm bảo độ cứng vững. - Chế độ cắt quá lớn. Cách khắc phục: Khi gia công phải kiểm tra xem tâm trục chính đã trùng với tâm ụ động chưa, nếu chưa phải điều chỉnh lại Các dạng sai lệch về hình dáng chi tiết Nguyên nhân: - Dao bị đẩy trong quá trình cắt. - Tâm trục chính không vuông góc với hướng tiến của bàn dao. Cách khắc phục: - Gá lại dao cho đủ vững. - Điều chỉnh lại tâm trục chính 3.Mặt tiện không phẳng 4.Vị trí rãnh cắt sai, mặt đầu rãnh không vuông góc với đường sinh chi tiết Nguyên nhân: - Dao sai góc độ. - Dao yếu, gá bị xiên, lực cắt lớn. - Đo kiểm sai. Cách khắc phục: - Mài lại dao cho đảm bảo góc độ. - Gá lại dao, thay dao có độ cứng vững cao, giảm lực cắt - Kiểm tra rãnh trước khi cắt 5.Độ bóng bề mặt không đạt Nguyên nhân: - Dao bị mòn, góc độ dao không đúng. - Chế độ cắt không hợp lý. Cách khắc phục: - Mài sửa lại dao, chọn góc độ hợp lý. - Chọn chế độ cắt hợp lý.