Theo Karl Marx và các trường phái kinh tế học cổ điển: Tiền tệ có 5 chức năng:
- Thước đo giá trị: Thước đo giá trị là chức năng cơ bản thứ 1 của tiền tệ thông qua giá trị của tiền tệ để đo lường và biểu hiện giá trị cho các hàng hoá khác và chuyển giá trị của hàng hoá thành giá cả.
- Phương tiện lưu thông: Đây là chức năng cơ bản thứ 2 của tiền tệ. Với chức năng này tiền được dùng làm trung gian môi giới cho quá trình trao đổi hàng hoá, là phương tiện để thực hiện giá trị của hàng hoá, là phương tiện để tạo sự chuyển hoá CT H-T-H’.
- Phương tiện thanh toán: Tiền trong chức năng phương tiện thanh toán xuất hiện như 1 phương tiện để thanh toán các khoản nợ. Đặc điểm của tiền trong chức năng thanh toán là sự vận động của tiền độc lập tương đối với sự vận động của hàng hoá và dịch vụ, giữa chúng có sự tách rời cả về không gian và thời gian.
- Phương tiện cất trữ: Phương tiện cất trữ là chức năng xã hội vốn có của tiền tệ. Trong chức năng này, tiền được rút ra khỏi lưu thông để cất trữ để thoả mãn các nhu cầu mua hàng sau này.
- Tiền tệ thế giới: Tiền tham gia với tư cách là thước đo chung, phương tiện mua hàng và thanh toán chung đồng thời là phương tiện để di chuyển của cải.
32 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3537 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiền tệ - Tín dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Nội dung
Trang
1. Tiền tệ
2
2. Tín dụng và lãi suất tín dụng
6
3. Quan hệ giữa doanh nghiệp với tổ chức tín dụng
15
4. Phân tích hoạt động của ngân hàng thương mại
29
5. Tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế
31
Tiền tệ
Định nghĩa: Tiền là bất kỳ một phương tiện nào được thừa nhận chung để thanh toán cho việc giao hàng và thanh toán công nợ. Nó là một phương tiện trao đổi.
Chức năng của tiền tệ
Theo Karl Marx và các trường phái kinh tế học cổ điển: Tiền tệ có 5 chức năng:
Thước đo giá trị: Thước đo giá trị là chức năng cơ bản thứ 1 của tiền tệ thông qua giá trị của tiền tệ để đo lường và biểu hiện giá trị cho các hàng hoá khác và chuyển giá trị của hàng hoá thành giá cả.
Phương tiện lưu thông: Đây là chức năng cơ bản thứ 2 của tiền tệ. Với chức năng này tiền được dùng làm trung gian môi giới cho quá trình trao đổi hàng hoá, là phương tiện để thực hiện giá trị của hàng hoá, là phương tiện để tạo sự chuyển hoá CT H-T-H’.
Phương tiện thanh toán: Tiền trong chức năng phương tiện thanh toán xuất hiện như 1 phương tiện để thanh toán các khoản nợ. Đặc điểm của tiền trong chức năng thanh toán là sự vận động của tiền độc lập tương đối với sự vận động của hàng hoá và dịch vụ, giữa chúng có sự tách rời cả về không gian và thời gian.
Phương tiện cất trữ: Phương tiện cất trữ là chức năng xã hội vốn có của tiền tệ. Trong chức năng này, tiền được rút ra khỏi lưu thông để cất trữ để thoả mãn các nhu cầu mua hàng sau này.
Tiền tệ thế giới: Tiền tham gia với tư cách là thước đo chung, phương tiện mua hàng và thanh toán chung đồng thời là phương tiện để di chuyển của cải.
Theo trường phái kinh tế hiện đại , tiền tệ cũng có 3 chức năng: Phương tiện trao đổi, đơn vị đánh giá và phương tiện dự trữ giá trị.
Chức năng phương tiện trao đổi
Nội dung:
Là một phương tiện trao đổi tiền tệ được sử dụng như một vật môi giới trung gian trong việc trao đổi hàng hoá dịch vụ. Đây là chức năng đầu tiên của tiền tệ, nó phản ánh lý do tại sao tiền tệ lại xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá.
Ý nghĩa :
Trong nền kinh tế trao đổi trực tiếp, người ta phải tiến hành đồng thời hai giao dịch bán và mua cùng với một người khác. Điều đó là đơn giản trong trường hợp chỉ có rất ít người tham gia vào trao đổi, nhưng trong điều kiện nền kinh tế phát triển, các chi phí để tìm kiếm người có thể thực hiện cùng một lúc hai giao dịch đó là quá cao. Vì vậy người ta cần sử dụng tiền làm môi giới trong quá trình này, tức là người ta trước hết sẽ đổi hàng hoá của mình lấy tiền sau đó dùng tiền mua hàng hoá mình cần. Rõ ràng việc thực hiện lần lượt các giao dịch bán và mua với hai người dễ dàng và chi phí thấp hơn nhiều so với thực hiện đồng thời hai giao dịch đối với cùng một người.
Như vậy, là một phương tiện trao đổi, tiền đã góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, khi nó tạo thuận lợi cho các giao dịch, làm giảm thời gian bỏ ra co việc giao dịch đồng thời tạo điều kiện cho việc chuyên môn hoá và phân công lao động xã hội.
Để thực hiện chức năng phương tiện trao đổi tiền phải có những tiêu chuẩn nhất định: (7 tiêu chuẩn)
Được chấp nhận rộng rãi: Nó phải được con người chấp nhận rộng rãi trong lưư thông, bởi vì chỉ khi mọi người cùng chấp nhận nó thì người có hàng hoá mới đồng ý đổi hàng hoá của mình lấy tiền
Dễ nhận biết: Con người phải nhận biết nó dễ dàng
Có thể chia nhỏ được: để tạo thuận lợi cho việc trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị rất khác nhau
Dễ vận chuyển: tiền tệ phải đủ gọn nhẹ để dễ dàng trong việc trao đổi hàng hoá ở những khoản cách xa
Không bị hư hỏng một cách nhanh chóng
Được tạo ra hàng loạt một cách dễ dàng: Để đảm bảo số lượng của nó đủ dùng trong trao đổi
Có tính đồng nhất: Các đồng tiền cùng mệnh giá phải có sức mua ngang nhau
Chức năng là đơn vị đánh giá:
Nội dung chức năng:
Chức năng thứ 2 của tiền là một đơn vị đánh giá, tức là tiền tệ được sử dụng làm đơn vị để do giá trị các hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế. Qua việc thực hiện chức năng này, giá trị của các hàng hoá, dịch vụ được biểu hiện ra bằng tiền, như việc đo khối lượng bằng Kg, đo độ dài bằng m …. Nhờ đó mà việc trao đổi hàng hoá được diền ra thuận tiện hơn.
Ý nghĩa:
Nếu giá trị hàng hoá không có một đơn vị đo chung là tiền, mỗi hàng hoá sẽ được định giá bằng tất cả các hàng hoá còn lại, và như vậy số lượng giá các mặt ahngf trong nền kinh tế ngày nay sẽ nhiều đến mức người ta không còn thời gian cho việc tiêu dùng hàng hoá, do phần lớn thời gian đã dnàh cho việc đọc giá hàng hoá. Khi giá của các hàng hoá, dịch vụ được thể hiện bằng tiền, không những thuận tiện cho người bán hàng hoá mà việc đọc bảng giá hàng hoá cũng sẽ đơn giản hơn rất nhiều với chi phí thời gian ít hơn sử dụng cho các giao dịch.
Là một đơn vị đánh giá, nó tạo cơ sở thuận lợi cho việc sử dụng tiền làm phương tiện trao đổi, nhưng cũng chính trong quá trình trao đổi sử dụng tiền làm trung gian, các tỷ lệ trao đổi được hình thành theo tập quán – tức là ngay khi mới ra đời, việc sử dụng tiền làm phương tiện trao đổi đã dẫn tới việc dùng tiền làm đơn vị đánh giá.
Đầu tiên những phương tiện được sử dụng làm tiền để biểu hiện giá trị hàng hoá cũng có giá trị như các hàng hoá khác. Cơ sở cho việc tiền biểu hiện giá trị các hàng hoá khác chính là tiền cũng có giá trị sử dụng như các hàng hoá khác ( Theo phân tích của Marx về sự phát triển của các hình thái biểu hiện giá trị hàng hoá: giá trị hàng hoá được biểu hiện ở giá trị sử dụng của hàng hoá đóng vai trò vật ngang giá, vật ngang giá chung). Vì vậy trong thời đại ngày nay, mặc dù các phưong tiện được sử dụng là tiền không còn có giá trị như các hàng hoá khác nhưng nó được mọi người chấp nhận trong lưu thông (có giá trị sử dụng đặc biệt), do đó vẫn được sử dụng để đánh giá giá trị các hàng hoá. Trong bất kỳ nền kinh tế tiền tệ nào việc sử dụng tiền làm đơn vị đo lường giá trị đều mang tính chất trừu tượng, vừa có tính pháp lý, vừa có tính quy ước.
Chức năng là phương tiện dự trữ giá trị:
Nội dung:
Là một phương tiện dự trữ giá trị, tiền tệ là nơi cất giữ sức mua qua thời gian. Khi người ta nhận được thu nhập mà chưa muốn tiêu nó hoặc chưa có điều kiện để chi tiêu ngay, tiền là một phương tiện để giúp cho việc cất giữ sức mua trong trường hợp này hoặc người ta giữ tiền đơn thuần là việc để lại của cải.
Việc cất giữ như vậy có thể thực hiện bằng nhiều phưong tiện ngoài tiền như: Cổ phiếu, trái phiếu, đất đai, nhà cửa…, một số loại tài sản như vậy đem lại một mức lãi cao hơn cho người giữ hoặc có thể chống đỡ lại sự tăng cao về giá so với việc giữ tiền mặt. Tuy nhiên người ta vẫn giữ tiền với mục đích dự trữ giá trị bởi vì tiền có thể chuyển đổi một cách nhanh chóng ra các tài sản khác, còn các tài sản khác nhiều khi đòi hỏi một chi phí giao dịch cao khi người ta muốn chuyển đổi nó sang tiền. Những điều đó cho thấy, tiền là một phương tiện dự trữ giá trị bên cạnh các loại tài sản khác.
Ý nghĩa:
Việc thực hiện chức năng phương tiện dự trữ giá trị của tiền tốt đên đâu tuỳ thuộc vào sự ổn định của mức giá chung, do giá trị của tiền được xác định bằng khối lượng hàng hoá mà nó có thể đổi được. Khi mức giá tăng lên, mức giá của tiền sẽ giảm đi và ngược lại. Sự mất giá nhanh chóng của tiền sẽ làm người ta ít muốn giữ nó, điều này thường xảy ra khi lạm phát cao. Vì vậy để thực hiện tốt chức năng này, đòi hỏi sức mua của tiền phải ổn định.
Sử dụng các chức năng của tiền tệ trong quản lý kinh tế
Mở rộng và phát triển kinh tế hàng hoá: nhờ có tiền tệ thamg gia trong chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông làm cho việc đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá vừa đơn giản, thuận lợi vừa thống nhất làm cho sự vận động hàng hoá trong lưu thông được tiến hành 1 cách trôi chảy, giúp người SXKD hạch toán được chi phí và kết quả SX, thực hiện tích luỹ để mở rộng quy mô SX.
Thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế: Tiền tệ trở thành phương tiện cho việc thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế. Nhờ đó mà các mối quan hệ nhiều mặt giữa các quốc gia trên TG được hình thành và phát triển làm cho xu thế hoà nhập trên các lĩnh vực: kinh tế, kỹ thuật, tài chính, tiền tệ,… có cơ hội phát triển.
Khái quát về ổn định tiền tệ
Ổn định tiền tệ chính là ổn định giá trị của đồng tiền, theo nghĩa rộng bao gồm ổn định giá trị đối nội và giá trị đối ngoại của tiền tệ.
Trong chế độ lưu thông tiền tệ có đầy đủ giá trị, tiền giấy và tiền vàng có giá trị như nhau. Tiền tệ có giá trị nội tại, có khả năng tự điều hoà số lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông. Khi tiền lên giá, dự trữ tiền của các cá thể tăng trong lưu thông và ngược lại. Giá trị của tiền tệ thường ngang bằng với sức mua. Tuy nhiên sự thống nhất này chỉ là tương đối. Sự ổn định của tiền tệ phụ thuộc vào sự ổn định của chính kim loại tiền tệ. Vai trò can thiệp của Nhà nước chủ yếu là tăng khối lượng vàng bạc dự trữ để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu lưu thông tiền tệ.
Trong chế độ lưu thông tiền dấu hiệu, giá trị danh nghĩa của tiền tệ bị tách rời khỏi giá trị nội tại của nó và được thể hiện dưới hình thức sức mua: nó có khả năng tự phát điều hoà số lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông như tiền đầy đủ giá trị. Vì vậy ổn định tiền tệ chính là ổn định sức mua của tiền tệ. Vai trò can thiệp của Nhà nước hết sức to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế – chính trị – xã hội.
Ổn định tiền tệ thể hiện qua việc kiểm soát lạm phát. Lạm phát xảy ra khi chỉ số giá của một năm tăng lên so với năm trước, sức mua của đồng tiền giảm sút. Việc kiểm soát lạm phát và duy trì lạm phát ở mức độ thấp, tiền lương thực tế của người lao động được đảm bảo, góp phần ổn định và nâng cao mức sống của nhân dân. Lạm phát ở mức thấp cũng tạo ra sự tin tưởng của các nhà đầu tư, người tiêu dùng vào giá trị của đồng tiền, qua đó thúc đẩy mở rộng và chi tiêu đầu tư, tiêu dùng, làm tăng tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, khi lạm phát ở mức độ cao, sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế.
Ngoài việc kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ còn bao gồm cả việc chống tình trạng thiểu phát. Bởi vì nếu thiểu phát xảy ra, tổng cầu suy giảm, sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập của dân cư giảm, có thể gia tăng thất nghiệp và gây ra hậu quả xấu đối với xã hội.
Biện pháp ổn định tiền tệ trong điều kiện lạm phát và thiểu phát
Ổn định tiền tệ trong điều kiện lạm phát
Lạm phát là sự gia tăng kéo dài trong mức giá chung của nền kinh tế. Khi lạm phát xảy ra, sức mua đồng tiền giảm sút, giá cả chung của hàng hoá, dịch vụ tăng lên. Nền kinh tế lạm phát ở mức độ cao sẽ gây ra việc phân phối lại của cải, thu nhập, phá huỷ hệ thống thông tin – kinh tế, gây mất lòng tiền vào đồng tiền nội tệ, khối lượng sản phẩm tăng chậm, gây suy thoái nền kinh tế,…
Trong điều kiện lạm phát, ổn định tiền tệ chính là kiểm soát và duy trì lạm phát ở mức độ hợp lý. Để kiểm soát lạm phát, Chính phủ có thể sử dụng các chính sách nhằm tác động tới các yếu tố gây nên sự tăng lên của mức giá bao gồm:
+ Chính sách tăng trưởng kinh tế: Chính sách tăng trưởng kinh tế được thực hiện nhằm phát huy vai trò tự điều tiết của nền kinh tế thị trường và thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Chính sách tăng trưởng kinh tế tập trung vào việc xây dựng cơ chế vận hành nền kinh tế, động viên và phát huy các nguồn lực dự trữ của nền kinh tế tạo điều kiện cho nền kinh tế có thể di chuyển dọc theo đường tổng cung khi tăng tổng cầu.
+ Chính sách tài chính: Lạm phát cao bao giờ cũng gắn với sự thâm hụt NSNN ở mức cao. Vì vậy, để chống lạm phát cao, chính sách tài chính phải được sử dụng để hạn chế mức độ thâm hụt NSNN bao gồm:
. Khai thác tối đa các nguồn thu cho NSNN: Tăng thuế. Việc tăng thuế làm hạn chế chi tiêu tiêu dùng, chi tiêu đầu tư, làm giảm tổng cầu, ngăn chặn lạm phát cao.
. Kiểm soát chi tiêu NSNN: Khi lạm phát cao, Chính phủ thường cắt giảm chi tiêu NSNN. Việc cắt giảm chi tiêu NSNN được thực hiện dựa trên quá trình cải cách hành chính, tinh giảm và nâng cao hiệu quả bộ máy hành chính, xoá bộ tình trạng bao cấp tràn lan đối với các khu vực của nền kinh tế, tiết kiệm, nâng cao hiệu quả chi tiêu, nâng cao hiệu quả cơ chế quản lý và kiểm soát tài chính.
. Cân đối ngân sách một cách tích cực, ưu tiên khai thác nội lực
+ Chính sách tiền tệ: Sử dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ:
Trong điều kiện nền kinh tế và hệ thống tài chính chưa phát triển, NHTW chủ yếu sử dụng các công cụ trực tiếp như trực tiếp ấn đinh lãi suất, giới hạn KL tín dụng cung cấp:
. Ấn định lãi suất: bao gồm việc ấn định lãi suất tiền gửi, ấn định khung lãi suất tiền gửi và cho vay: tăng lãi suất
. Ấn định hạn mức tín dụng đối với các tổ chức tín dụng để giảm việc cấp tín dụng cho người vay
. Phát hành tín phiếu NHTW: để làm giảm khối lượng tiền trong lưu thông
Với những nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, hệ thống NH đã phát triển ở mức độ cao, NHTW chủ yếu sử dụng các công cụ gián tiếp:
. Dự trữ bắt buộc: Là số tiền mà các TCTD phải duy trì theo quy định của NHTW. Nó được xác định bằng tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số dư tiền gửi trong một khoảng thời gian nhất định.
Dự trữ bắt buộc
=
Tổng số tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc
x
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Khi lạm phát cao, NHTW quy định tăng dự trữ bắt buộc. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, làm giảm khả năng cho và đầu tư của Tổ chức TD. Do đó làm giảm tiền trong lưu thông.
. Lãi suất chiết khấu: giảm lãi suất chiết khấu
. Phát triển thị trưởng mở: NHTW bán giấy tờ có giá trên thị trường tài chính, nhằm mục tiêu giảm lượng tiền trong lưu thông.
+ Chính sách thu nhập: là tập hợp các chính sách về giá cả vàtiền lương của Chính phủ. Đẻ chống lạm phát cao, Chính phủ có thể thực hiện việc kiểm soát về tiền lương và giá cả. Chính phủ xây dựng hệ thống giá áp dụng cho thị trường và kiểm soát chặt chẽ việc tăng tiền lương. Thực tế cho thấy biện pháp kiểm soát trực tiếp giá cả và tiền lương ko có hiệu quả. Lạm phát cao, kéo dài việc kiểm soát trực tiếp của CP có thể kéo theo việc hình thành chợ đen, làm teo nhỏ thị trường chính thức và việc kiểm soát giá trở lên mất tác dụng.
+ Chính sách kinh tế đối ngoại: bao gồm chính sách về quản lý TGHĐ, giao dịch vốn, chính sách ngoại thương, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài,…Trong điều kiện lạm phát cao, CP sử dụng chính sách này để đẩy mạnh XK, hạn chế NK, ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài và các khoản tài trợ của nước ngoài.
Ổn định tiền tệ trong điều kiện thiểu phát
Thiểu phát xảy ra khi mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống và kéo dài. Trong điều kiện thiểu phát, sức mua của đồng tiền tăng lên, biểu hiện ra bên ngoài là giá cả chung của các hàng hoá giảm xuống, làm cho người tiêu dùng trì hoãn việc mua hàng, làm chi tiêu tiêu dùng , đầu tư giảm, mức cung tiền giảm, thu nhập của người lao động giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng, nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái.
ổn định tiền tệ trong điều kiện thiểu phát bao gồm những biện pháp thúc đẩy tổng cầu, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế
+ Chính sách tài chính:
. Tăng chi tiêu của chinh phủ: chi đầu tư phát triển (tập trung vào các DA phát triển cơ sở hạ tầng, các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tăng nhu cầu của CP về hàng hàng hoá dịch vụ, tạo động lực kích thích tăng chi tiêu tiêu dùng và chi tiêu đầu tư), chi giải quyết công ăn việc làm, chi phúc lợi xã hội
. Giảm thuế: để kích thích chi tiêu
+ Chính sách tiền tệ:
Công cụ trực tiếp:
. Giảm lãi suất thị trường
. Nới lỏng các hạn chế của việc cấp tín dụng cho người đi vay, kích thích đầu tư và tiêu dùng
Công cụ gián tiếp:
. Giảm dự trữ bắt buộc
. Nghiệp vụ thị trường mở: mua các giấy tờ có giá trên thị trường để tăng lương tiền trong lưu thông
+ Chính sách kinh tế đối ngoại: Tăng cường đầu tư trực tiếp, đầy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu
Tín dụng và lãi suất tín dụng
Định nghĩa: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các tác nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hoá.
Chức năng của tín dụng (2):
Tập trung và phân phối lại tiền tệ nhàn rỗi trên nguyên tắc hoàn trả
Các tác nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hoá luôn ở trong 2 trạng thái : Tạm thời thừa và tạm thời thiếu vốn. Hai thái cực này là mâu thuẫn vốn có của nền kinh tế hàng hoá. Mẫu thuẫn này được giải quyết bằng hoạt động của các laọi hình tín dụng. Việc diều hoà này của tín dụng hoặc trực tiếp từ nơi thừa sang nơi thiếu tài sản hoặc gián tiếp qua các trugn gian tài chính như qua hoạt động của hệ thống NH. Song sự điều hoà này mang tính chất tạm thời (phải hoàn trả sau một thời gian) và thông thuờng phải trả giá - đây cũng là nguyên tắc cao nhất của tín dụng.
Như vậy quá trình tập trung và phân phối lại vốn của tín dụng là quá trình tập trung và phân phối lại nguồn hàng hoá - vật tư, thiết bị.. và sức lao động trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Với chức năng phân phối lại của cải trong xã hội, tín dụng có tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế – xã hội xét cả về mặt tích cực cũng như tiêu cực. Nếu việc phân phối lại này phù hợp với nhu cầu khách quan cuỉa đời sống kinh tế – xã hội sẽ góp phần thúc đẩy sx kinh doanh phát triển và ngược lại nó sẽ hoặc kìm hãm sản xuất kinh doanh hoặc đẩy sx kinh doanh phát triển quá mức, tiêu dùng vượt quá khả năng hiện thực góp phần tạo ra lạm phát hoặc thiểu phát.
Giám đốc bằng tiền đối với các hoạt động kinh tế xã hội:
Trong quá trình phân phối lại của cải xã hội, các chủ thể tín dụng sẽ thực hiện sự kiểm tra,giám sát lẫn nhau nhằm trước hết là bảo vệ lợi ích của mình. Đồng thời sự kiểm tra giám sát ấy sẽ góp phần tác động đến việc thực hiện cấc hạot động kinh tế xa hội theo đúng lợi ích của toàn xã hội.
Trọng tâm chức năng này là giám sát việc nhận, sử dụng đối tượng tín dụng của người đi vay, từ đó mà bảo đảm hoàn trả đối tượng tín dụng một cách toàn vẹn, đúng hạn đã cam kết. Việc giám sát này không phải thực hiện trước, trong và sau khi người vay nhận tiền vay cho đến khi người vay hoàn trả xong nợ.
Các trung gian tài chính đóng vai trò quan trọng trong quá trình này với tư cách là người đi vay để cho vay. Sự giám đốc này không phải chỉ vì lợi ích của bản thân cacs trung gian tài chính đó mà còn vì lợi ích của các doanh nghiệp, của dân cư và của toàn xã hội
Vai trò của tín dụng (3)
Thúc đầy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển với tốc độ nhanh:
+ Nhờ có tính dụng xã hội có thể tạo dựng các nguồn lực tài chính bổ sung nhưng hết sức quan trọng để mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật
+ Tín dụng góp phần điều chỉnh quy mô sản xuất kinh doanh, cơ cấu ngành nghề phù hợp với sự biến động của chu kỳ SXKD, sự biến động của thị trường trong nước và thị trường quốc tế
+ Góp phần thúc đầy quá trình tích tụ và tập trung vốn trong từng đơn vị sản xuất KD, từng ngành, từng nước từ đó tạo ra những DN, tổ hợp DN lớn làm nòng cốt cho sự phát triển quốc gia.
Tăng cường vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế
+ Nhà nước sử dụng tín dụng làm phương tiện cân đối thu chi Ngân sách, đảm bảo nguồn lực thực thi các chính sách kinh tế – xã hội
+ Nhà nước sử dụng tín dụng làm công cụ điều hành quá trình lưu thông tiền tệ, bảo đảm sự cân đối tiền hàng, ổn định thị trường, giá cả và sức mua của đồng tiền, đồng thời phát huy cao độ vai trò tiết kiệm chi phí lưu thông xã hội của tín dụng trong việc sử dụng tiền trong sản xuất KD cũng như trong phân phối và tiêu dùng sản phẩm trong xã hội
+ Nhà nước SD tín dụng làm công cụ thực thi các quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực tài chính từ bên ngoài, phát huy vai trò đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế.
Góp phần nâng cao đồi sống vật chất – văn hoá của người lao động
Các hình thức tín dụng
Căn cứ vào chủ thể tín dụng người ta phân biệt các laọi tín dụng thành: Tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, tín dụng tiêu dùng.
Tín dụng thương mại:
Định nghĩa: Tín dụng thương mại là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, được thực hiện dưới hình thức mua, b