Tiểu luận Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hoạt động marketing của mỹ phẩm Oriflame Việt Nam

Từ xưa đến nay làm đẹp luôn là nhu cầu thiết yếu của con người. Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng phát triển, mức sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu làm đẹp lại được đòi hỏi cao hơn trước, đó không chỉ dừng lại ở việc làm thế cho đẹp mà là đẹp nhưng phải khỏe, đẹp nhưng vẫn an toàn cho sức khỏe. Hiểu được điều này công ty mỹ phẩm ORIFLAME đã cho ra những sản phẩm đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe đó của khách hàng. Sự tồn tại của Oriflame dựa vào sự khẳng định tự nhiên tốt hơn nhân tạo. Oriflame tin rằng vẻ đẹp như tự nhiên đã tạo ra công ty và công ty đem lại vẻ đẹp tự nhiên cho phụ nữ. Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc mua bán, trao đổi hàng hoá ngày càng được chú trọng và quan tâm. Do vậy, marketing ngày càng trở nên quan trọng và có thể nói rằng Marketing là chìa giúp các doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong cuộc cạnh tranh sinh tồn trên thương trường. Ngày nay các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường đầy biến động, với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ, cùng với đó là sự giảm sút lòng trung thành của khách hàng, sự ra đời của nhiều điều luật mới. Do vậy doanh nghiệp cần phải giải quyết hàng loạt các vấn đề mang tính thời sự cấp bách. Một trong những vấn đề chủ yếu đó là hoạt động nghiên cứu và phân tích môi trường marketing nhằm xác định tình thế, thời cơ và nguy cơ có thể xảy ra, đánh giá đúng thực chất khả năng kinh doanh của công ty mình và các đối thủ cạnh tranh.

doc26 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 13276 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hoạt động marketing của mỹ phẩm Oriflame Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Từ xưa đến nay làm đẹp luôn là nhu cầu thiết yếu của con người. Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng phát triển, mức sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu làm đẹp lại được đòi hỏi cao hơn trước, đó không chỉ dừng lại ở việc làm thế cho đẹp mà là đẹp nhưng phải khỏe, đẹp nhưng vẫn an toàn cho sức khỏe. Hiểu được điều này công ty mỹ phẩm ORIFLAME đã cho ra những sản phẩm đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe đó của khách hàng. Sự tồn tại của Oriflame dựa vào sự khẳng định tự nhiên tốt hơn nhân tạo. Oriflame tin rằng vẻ đẹp như tự nhiên đã tạo ra công ty và công ty đem lại vẻ đẹp tự nhiên cho phụ nữ. Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc mua bán, trao đổi hàng hoá ngày càng được chú trọng và quan tâm. Do vậy, marketing ngày càng trở nên quan trọng và có thể nói rằng Marketing là chìa giúp các doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong cuộc cạnh tranh sinh tồn trên thương trường. Ngày nay các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường đầy biến động, với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ, cùng với đó là sự giảm sút lòng trung thành của khách hàng, sự ra đời của nhiều điều luật mới. Do vậy doanh nghiệp cần phải giải quyết hàng loạt các vấn đề mang tính thời sự cấp bách. Một trong những vấn đề chủ yếu đó là hoạt động nghiên cứu và phân tích môi trường marketing nhằm xác định tình thế, thời cơ và nguy cơ có thể xảy ra, đánh giá đúng thực chất khả năng kinh doanh của công ty mình và các đối thủ cạnh tranh. Chính vì những lí do của vấn đề đã nêu trên nên trong bài tiểu luận của mình, tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hoạt động marketing của mỹ phẩm Oriflame Việt Nam” CHƯƠNG I: CỞ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm 1.1.1. Môi trường marketing Môi trường marketing của một công ty (doanh nghiệp) là tập hợp các chủ thể, các lực lượng bên trong và bên ngoài công ty mà bộ phận ra quyết định của công ty không thể khống chế được và chúng thường xuyên tác động (ảnh hưởng) tốt hoặc không tốt tới các hoạt động marketing của công ty. Như vậy, sự thay đổi, diễn biến của các lực lượng và yếu tố đó không phải do bộ phận marketing gây ra hay bộ phận marketing có quyền làm thay đổi. Đối với bộ phận marketing, những biến đổi đó là khách quan. Do đó, bộ phận marketing chỉ có thể theo dõi, phát hiện để tự thay đổi các quyết định marketing của mình nhằm giảm thiểu những tác động xấu, khai thác tối đa các tác động tốt hoặc để thích ứng một cách có lợi nhất. 1.1.2. Phân loại môi trường marketing 1.1.2.1. Môi trường marketing vi mô Môi trường marketiong vi mô Là những lực lượng, yếu tố có quan hệ trực tiếp với từng công ty và tác động đến khả năng phục vụ khách hàng của nó. Những lực lượng này gồm có: Các lực lượng bên trong công ty (ngoài bộ phận marketing) Các lực lượng bên ngoài công ty (các nhà cung ứng, các nhà môi giới marketing, các đối thủ cạnh tranh, công chúng trực tiếp và khách hàng). 1.1.2.2. Môi trường marketing vĩ mô Môi trường marketing vĩ mô là những lực lượng xã hội trên bình diện rộng lớn. Nó tác động đến các quyết định marketing của các doanh nghiệp trong toàn ngành, thậm chí trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân và do đó nó ảnh hưởng dến các lực lượng thuộc môi trường marketing vi mô, qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến các hoạt động marketing. Các yếu tố của môi trường vĩ mô, ngoài yếu tố nhân khẩu, yếu tố tự nhiên còn có PEST (Political force-yếu tố chính trị, Economic forces - yếu tố kinh tế, Socicocultural forces - yếu tố xã hội và văn hoá, Technological forces - yếu tố công nghệ). 1.2. Nội dung lý luận: 1.2.1. Tác động của môi trường vi mô tới hoạt động marketing 1.2.1.1. Các lực lượng bên trong công ty Nếu một công ty được tổ chức theo các bộ phận bên trong theo mô hình chức năng thì trong kết cấu tổ chức của mình thường có các bộ phận điển hình sau: Bộ phận tài chính – kế toán, bộ phận quản trị sản xuất, bộ phận quản trị nhân lực, bộ phận marketing, bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D), bộ phận cung ứng…Các bộ phận trong công ty thường theo đuổi những mục tiêu khác nhau do chức năng công việc của họ chi phối, và những mục tiêu của mỗi bộ phận không phải bao giờ cũng thống nhất với các bộ phận khác, mặc dù tất cả dều đặt dưới sự điều hành của hội đồng quản trị và ban giám đốc. Như vậy, các quyết định marketing do bộ phận marketing đưa ra trước hết phải chịu sự ràng buộc của mục tiêu, chiến lược, kế hoạch do ban lãnh đạo tối cao đưa ra. Chỉ như vậy, các quyết định marketing mới thu hút được sự chú ý, quan tâm và ủng hộ của ban lãnh đạo trong công ty. Bên cạnh đó, phòng marketing phải tranh thủ sự ủng hộ cao nhất của các bộ phận khác trong công ty đối với các quyết định marketing của mình. Sự ủng hộ của phòng tài chính- kế toán sẽ đảm bảo cung ứng vốn kịp thời, đầy đủ cho các hoạt động marketing, và theo dõi tình hình thu chi, giúp bộ phận marketing đánh giá được thực trạng, hiệu quả của các hoạt động marketing đã đề ra. Sự ủng hộ của phòng nghiên cứu và phát triển sẽ giúp bộ phận marketing giải quyết được các vấn đề kỹ thuật và thiết kế, chế tạo được sản phẩm theo đúng yêu cầu của thị trường mục tiêu, đáp ứng ý đồ định vị thị trường. Giành được sự ủng hộ của phòng nhân sự, bộ phận marketing có thể đảm bảo có được nguồn nhân lực dáp ứng tốt các quyết định marketing… Mỗi trục trặc trong quan hệ giữa bộ phận marketing với các bộ phận khác trong công ty đều có thể ảnh hưởng tới sự thành công của hoạt động marketing. 1.2.1.2. Các lực lượng bên ngoài công ty a) Những tổ chức cá nhân cung ứng các yếu tố sản xuất Để tiến hành sản xuất ra hàng hoá hoặc dịch vụ cung cấp cho thị trường, bất kì công ty nào cũng cần được cung cấp các yếu tố đầu vào như: nguyên nhiên liệu, máy móc, lao động, nhà xưởng…Những biến động trên thị trường các yếu tố đầu vào như số lượng, chất lượng, giá cả, nhịp độ cung cấp… đều ảnh hưởng tới các quyết định marketing của công ty. Chẳng hạn, do sự tiến bộ của công nghệ trong quá trình sản xuất có thể tạo ra những vật liệu, năng lượng thay thế hiệu quả hơn. Điều này là cơ hội tốt cho công ty. Nhưng không ít trường hợp, sự tăng lên của giá cả, lãi suất, tính khan hiếm của các yếu tố đầu vào làm công ty phải thay đổi các quyết định về marketing về sản phẩm, dịch vụ dầu ra của mình. Như vậy, từ phía nhà cung cấp luôn tiềm ẩn những nguy cơ và sự đe doạ tới các quyết định marketing, qua đó ảnh hưởng tới chất lượng và quan hệ giữa công ty và khách hàng. b) Những tổ chức dịch vụ môi giới marketing Các tổ chức thương mại: các công ty thương mại, các công ty bán buôn, bán lẻ, các cửa hàng... Do tính chuyên nghiệp của các tổ chức ngày càng cao, qui mô kinh doanh ngày càng lớn, các công ty này đôi khi có sức mạnh rất lớn trên thị trường. Nếu thiết lập được quan hệ tốt với các tổ chức này, công ty có thể dễ dàng đạt được mục tiêu kinh doanh của mình, phân phối hàng hoá tốt hơn trên thị trường. Các công ty chuyên tổ chức lưu thông hàng hoá: công ty vận tải, công ty kho bãi…Nếu có một hệ thống vận tải tốt, hàng hoá sẽ đến khách hàng với chất lượng tốt nhất, ngược lại nếu hệ thông vận tải kém, sẽ làm tăng tỉ lệ hỏng hóc do vận chuyển, mất uy tín của công ty. Các tổ chức cung ứng dịch vụ marketing: các công ty tư vấn marketing, nghiên cứu marketing, các tổ chức phương tiện quảng cáo (báo chí, đài truyền hình…) Các tổ chức tài chính tín dụng: các ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm… Công ty luôn luôn phải cân nhắc tự tổ chức hay mua dịch vụ của các công ty môi giới, dịch vụ nào tự tổ chức, dịch vụ nào phải mua ở ngoài. Nếu mua ngoài thì cần tạo quan hệ tốt với các tổ chức này nhằm tạo môi trường kinh doanh tốt cho công ty. c) Đối thủ cạnh tranh Khi tham gia vào kinh doanh, đôi khi dù chỉ là một đoạn thị trường duy nhất, công ty cũng có thể gặp các đối thủ cạnh tranh. Dưới con mắt của các nhà quản trị marketing ở mỗi một công ty cụ thể họ thường phân ra 4 loại thủ cạnh tranh sau đây: Đối thủ cạnh tranh mong muốn: là các đối thủ cạnh tranh thể hiện những khát vọng của người tiêu dùng, muốn thỏa mãn các dạng nhu cầu cụ thể - mong muốn khác nhau trên cơ sở cùng một quỹ mua sắm nhất định. Đối thủ cạnh tranh là những loại hàng hóa khác nhau, cùng thỏa mãn một nhu cầu – mong muốn nhất định. Đối thủ cạnh là các kiểu hàng hoá khác nhau trong cùng một ngành hàng ( loại hàng), cùng thoả mãn một nhu cầu, mong muốn cụ thể. Đối thủ cạnh tranh là những kiểu (dạng) hàng hoá khác nhau thỏa mãn cùng một mong muốn cụ thể như nhau, nhưng có nhãn hiệu khác nhau. Như vậy, các nhà quản trị marketing cần phải nhận diện đầy đủ cả 4 loại đối thủ cạnh tranh trên, đồng thời phân tích những thay đổi trong quyết định mua hàng của khách hàng liên quan đến sự thay đổi trong các quyết định marketing của đối thủ cạnh tranh. d) Công chúng trực tiếp Công chúng trực tiếp của một doanh nghiệp là một nhóm (giới) bất kỳ quan tâm thật sự hay có thể sẽ quan tâm hoặc có ảnh hưởng đến khả năng đạt tới những mục tiêu đề ra của doanh nghiệp đó. Lực lượng này có thể hỗ trợ, tạo thuận lợi hoặc chống lại/ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc triển khai các nỗ lực marketing để đáp ứng thị trường. Người ta thường xếp công chúng trực tiếp của một doanh nghiệp theo 3 mức độ: Công chúng tích cực là nhóm quan tâm tới công ty với thái độ thiện trí. Công chúng tìm kiếm là nhóm mua chưa quan tâm nên công ty đang tìm kiếm sự quan tâm của họ. Công chúng không mong muốn là nhóm có thể tẩy chay công ty. Các công ty trực tiếp tác động đến hoạt động marketing của một doanh nghiệp thường có: Giới tài chính: Các ngân hàng, các công ty đầu tư tài chính, các cổ đông…Giới này có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng đảm bảo nguồn vốn của công ty. Các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình…Nhóm này sẽ đưa thông tin có lợi hoặc bất lợi về công ty. Các cơ quan Nhà Nước có khả năng tác động tới các hoạt động marketing như: Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Văn hoá thông tin, Bộ Tư pháp…Tùy theo chức năng, mỗi cơ quan có ảnh hưởng tới các khía cạnh khác nhau của hoạt đông marketing của doanh nghiệp. Các tổ chúc quần chúng cũng là những lực lượng thường xuyên tác đông đến hoạt đông marketing của công ty, bao gồm: tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, tổ chúc bảo vệ khách khàng… e) Khách hàng Mỗi loại doanh nghiệp có thể có 5 loại khách hàng, tạo 5 loại thị trường: Người tiêu dùng: các cá nhân, hộ gia đình, nhóm người mua hàng hoá phục vụ các nhu cầu cá nhân. Các nhà sản xuất: là các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp mua hàng hóa hoặc dịch vụ của công ty để sản xuất. Các trung gian thương mại: là các tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, dịch vụ của công ty để bán lại kiếm lời. Các cơ quan Nhà Nước: mua hàng hoá, dịch vụ để phục vụ cho tiêu dùng chung như các bệnh viện, trường học,các tổ chức nhân đạo, các tổ chức tài trợ… Khách hàng quốc tế: là những khách hàng nước ngoài, có thể là người tiêu dùng, nhà bán buôn trung gian, nhà sản xuất, các cơ quan sản xuất Nhà nước… Mỗi loại khách hàng – thị trường trên có hành vi mua sắm khác nhau. Do đó, tác động của khách hàng tới các hoạt động marketing của doanh nghiệp không giống nhau. Doanh nghiệp phải nghiên cứu kĩ từng loại khách hàng – thị trường để có thể đáp ứng họ một cách tôt nhất. 1.2.2. Tác động của môi trường vĩ mô tới hoạt động marketing 1.2.2.1. Nhân khẩu Qui mô và tốc độ tăng dân số là khía cạnh quan trọng tác động tới qui mô nhu cầu. Thông thường, qui mô của một vùng, một khu vực, một quốc gia càng lớn thì báo hiệu một qui mô thị trường càng lớn. Bất kì công ty nào, kể cả các công ty sản xuất tư liệu sản xuất hay tiêu dùng đều bị hấp dẫn bởi thị trường có qui mô dân số lớn. Tốc độ tăng dân số là qui mô dân số được xem xét ở trạng thái động. Dân số tăng nhanh, chậm hay giảm sút là chỉ số báo hiệu triển vọng tương ứng của qui mô thị trường trong tương lai. Tuy nhiên, tuỳ mặt hàng cụ thể, tương quan về qui mô và mức độ hấp dẫn của thị trường không phải bao giờ cũng ăn khớp tuyệt đối. Cơ cấu dân số có tác động rất lớn đến nhu cầu của các hàng hoá, dịch vụ cụ thể và đến đặc tính của cầu. Những tham số điển hình của cơ cấu dân số thường được các nhà quản trị marketing quan tâm, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng tiêu dùng là: giới tính và tuổi tác. Sự thay đổi của cơ cấu giới tính và tuổi có thể tạo cơ hội chi nhóm hàng này, gây khó khăn cho các nhóm hàng khác. Tình trạng hôn nhân, gia đình cũng là một nhân tố đáng chú ý tới nhiều quyết định marketing. Các khía cạnh liên quan đến gia đình như: độ tuổi kết hôn, độ tuổi sinh con đầu lòng, qui mô gia đình (độc thân hay là gia đình chỉ có 2 vợ chồng hay gia đình có 2 thế hệ, 3 thế hệ cùng chung sống…), số lượng gia đình, số con được sinh của một gia đình…đều ảnh hưởng tới qui mô, xu hướng mua sắm. Tốc độ đô thị hoá: tốc độ đô thị hoá càng nhanh qui mô, số lượng mua sắm, chất lượng khách hàng yêu cầu với hàng hoá,dịch vụ càng tăng. 1.2.2.2. Kinh tế Các nhà quản trị cần phải biết đánh giá tình trạng nền kinh tế trong thời gian trước mắt và lâu dài. Điều này đặc biệt đúng khi lập kế hoạch marketing quốc tế. Các yếu tố kinh tế như: tỷ lệ lãi suất của các nhân hàng, tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp, thu nhập của người dân ( triển vọng GDP dài hạn tính trên đầu người, mức tiền lương tối thiểu…) đều tác động tới hoạt đông marketing. 1.2.2.3. Tự nhiên Những biến đổi của môi trường tự nhiên ngày càng được thế giới quan tâm. Tuy mức độ cần thiết khác nhau, nhưng không ngành kinh doanh nào không chịu sự tác động của môi trường tự nhiên. Tài nguyên thiên nhiên có loại tái sinh, có loại không thể tái sinh. Tính khan hiếm của các loại hàng hoá là nguy cơ đầu tiên mà các doanh nghiệp và các nhà quản trị marketing phải quan tâm. Loại tài nguyên nào càng khan hiếm thì nguy cơ đối với các nhà kinh doanh càng lớn, thông qua giá nguyên liệu, năng lượng… Hiện tượng môi trường bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng là chủ đề được nhiều giới quan tâm. Người tiêu dùng, các tổ chức ngày càng quan tâm đến những sản phẩm thân thiện với môi trường. 1.2.2.4. Khoa học kĩ thuật Khoa học kĩ thuật là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp, nó là động lực chính trong toàn cầu hoá. Khoa học kĩ thuật cho phép các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất với giá rẻ hơn và tiêu chuẩn chất lượng cao, cung cấp cho người tiêu dùng và doanh nghiệp các sản phẩm, dịch vụ mới hơn như hoạt động ngân hàng trực tuyến, điện thoại di động thế hệ mới...,thay đổi việc phân phối sản phẩm ví dụ như bán sách, vé máy bay hoặc đấu giá qua mạng Internet… Những biến đổi đang diễn ra trong môi trường khoa học kĩ thuật đòi hỏi các chuyên gia marketing tư vấn cho lãnh đạo các doanh nghiệp hợp tác với các viện, chuyên gia kĩ thuật, đồng thời phải hướng kĩ sư ở các công ty nghiên cứu theo quan điểm thị trường -khách hàng, tránh lãng phí các nguồn lực. 1.2.2.5. Chính trị Chính trị ảnh hưởng lớn tới những quy định của pháp luật trong kinh doanh và sức mua của khách hàng qua đó ảnh hưởng tới các doanh nghiệp. Mức độ ổn định của môi trường chính trị, chính sách của Chính phủ ảnh hưởng tới hệ thống pháp luật và các quy định về hoạt động kinh doanh và thuế, những đánh giá, nhìn nhận về văn hoá và tôn giáo của Chính phủ, sự tham gia các hiệp định thương mại như EU, NAFTA, ASEAN, WTO hay những hiệp định khác… đều là những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động marketing mà các nhà quản trị marketing cần phải quan tâm. 1.2.2.6. Văn hoá Tại mỗi nước mức độ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các yếu tố văn hoá và xã hội cũng khác nhau. Ảnh hưởng của văn hoá tới quyết định marketing rất đa dạng, nhiều chiều: tôn giáo chính trong nước, quan điểm của người dân đối với các sản phẩm và dịch vụ ngoại nhập, ảnh hưởng ngôn ngữ có tới mức độ phổ biến sản phẩm trên thị trường, vai trò của nữ giới và nam giới trong xã hội, tuổi thọ trung bình của dân số, quan điểm người dân về vấn đề bảo vệ môi trường… Nền văn hoá: là những chuẩn mực giá trị phản ánh bản sắc văn hoá của một đất nước, dân tộc. Những chuẩn mực giá trị này rất bền vững và được lưu giữ một cách trung thành qua thời gian và hoàn cảnh. Nhánh văn hoá:là những chuẩn mực giá trị được một nhóm, một bộ phân người do có hoàn cảnh sống giống nhau nên có quan niệm giống nhau. So với những chuẩn mực giá trị gắn với nền văn hoá, chuẩn mực giá trị do các nhánh văn hoá tạo ra có thể biến đổi theo thời gian và hoàn cảnh. Sự biến đổi văn hoá: trong quá trình giao lưu, hội nhập giữa các nền văn hoá một số chuẩn mực văn hoá có thể thay đổi nhanh theo từng tình huống và điều đó có thể tạo ra cơ hội marketing rất lớn. CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỚI HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA MỸ PHẨM ORIFLAME VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu về mỹ phẩm ORIFLAME 2.1.1. Lược sử hình thành của công ty  Hình 2.1: Jonas and Robert af Jochnick (Nguồn: Oriflame được sáng lập vào năm 1967 bởi hai anh em Jonas and Robert af Jochnick và một số người bạn. Đó làm một công ty mỹ phẩm nhỏ đặt văn phòng trong một garage chật hẹp và lấy bán hàng trực tiếp làm phương thức kinh doanh. thông qua đội ngũ bán hàng độc lập, bên ngoài môi trường bán lẻ truyền thống. Bán hàng trực tiếp cho phép người tiêu dùng có được những lời khuyên và nguồn cảm hứng từ những người mà họ quen biết và tin tưởng. Mua hàng trực tiếp rất đáng tin cậy và thuận tiện. Oriflame, trong tiếng la-tinh nghĩa là Ngọn lửa vàng (Aurea flamma). Với ngọn lửa nung nấu quyết tâm trong tim, họ đã bền bỉ chiến đấu trên thương trường để đưa cái tên Orilame vào bản đồ doanh nghiệp thế giới. Ngày nay, công ty mỹ phẩm Oriflame là một trong những công ty sản xuất và kinh doanh những mặt hàng dưỡng da và mỹ phẩm thiên nhiên chất lượng cao có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Đến năm 2003 thì oriflamme chính thức thâm nhập vào thị trường Việt Nam, hiện công ty có 4 trụ sở chính tại các thành phố lớn như : Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hà Nội. Công ty tự hào khi có một danh mục sản phẩm chăm sóc sắc đẹp bên ngoài lẫn bên trong bao gồm 4 dòng sản phẩm mỹ phẩm và 1 dòng sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng : Chăm sóc da, trang điểm, chăm sóc cá nhân, nước hoa và thực phẩm dinh dưỡng Wellness 2.1.2. Giá trị cốt lõi Đoàn kết, tinh thần và nhiệt huyết là ba giá trị cơ bản của Oriflame. Tin tưởng vào những giá trị này mọi người sẽ cảm thấy tự tin để có thể thành công trong việc kinh doanh đầy cạnh tranh nhưng đồng thời cũng giúp thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn: Đoàn kết: mọi thành viên làm việc cùng nhau và chia sẽ chung mục tiêu để đạt kết quả cao hơn. Mọi người sẽ động viên, khuyến khích lẫn nhau và hiểu rằng làm việc cùng nhau sẽ mang lại hiệu quả hơn là làm việc độc lập một mình. Tinh thần: Người có nhiệt huyết có thái độ làm việc tự tin và không bao giờ từ bỏ. Họ luôn sẵn sàng và cam kết làm mọi cách để thành công. Nhiệt huyết: nó giúp mọi người chiến đấu với hơn 100% sức lực mà họ có. Người nhiệt huyết sẽ có khả năng thay đổi thế giới. Họ yêu thích và say mê việc của mình. Họ hiểu rõ mình có thể tạo nên sự khác biệt. 2.1.3. Định hướng của Oriflame là trở thành Công ty mỹ phẩm bán hàng trực tiếp số 1. 2.1.4. Sứ mệnh của công ty là “biến ước mơ thành hiện thực”. 2.2. Thực trạng môi trường marketing của Oriflame Việt Nam 2.2.1. Môi trường vi mô 2.2.1.1. Môi trường bên trong Ngày nay Oriflame có: • Doanh số hàng năm khoảng 1.6 tỉ Euro • Gần 3 triệu Tư vấn viên trên thế giới. Trong đó có sự đóng góp tích cực của đội ngũ hơn 45.000 Tư Vấn Viên chuyên nghiệp tại Việt Nam • 7,500 nhân viên • Trung tâm nghiên cứu và phát triển toàn cầu với hơn 100 nhà nghiên cứu • Hoạt động tại hơn 61 Quốc gia. • Oriflame Việt Nam có 4 trụ sở chính tại các thành phố lớn là: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hà Nội. - Oriflame là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng chiết xuất thực vật trong sản phẩm chăm sóc da và luôn cố gắng sử dụng các thành phần từ nguồn thực vật có thể hồi phục lại. - Ngoài ra, các bao bì sản phẩm của Ori có thể tái sử dụng và giảm thiể