Dân số và phát triển có mối quan hệ tác động qua lại rất chặt chẽ. Quy mô, cơ cấu, chất lượng và tốc độ tăng dân số có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội, chất lượng môi trường và ngược lại. Phát triển có tác động trực tiếp đến mức sinh , mức chết, phân bố dân cư, chất lượng dân cư và ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống của chúng ta. Vì vậy chúng ta phải tìm hiểu tác động qua lại giữa dân số, phát triển kinh tế xã hội và vấn đề môi trường.
Dân số là cơ sở hình thành các nguồn lao động, phục vụ cho sự phát triển. quy mô dân số, cơ cấu dân số hợp lý, chất lượng dân số cao tạo điều kiên phát triển nguồn lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu.
Sự bùng nổ dân số quá nhanh gây ra nhiều tác động cho sự phát triển, tạo ra nhiều sức ép, làm chất lượng dân số đi xuống và chất lượng cuộc sống con người không được cải thiên.
Môi trường là cái nôi sinh ra con người, sinh ra các nền văn hoá, văn minh nhân loại. Môi trường chứa đựng các nguồn tài nguyên mà con người cần cho cuộc sống bản thân cũng như sản xuất. Môi trường là nơi chứa đựng những giá trị chất lượng, giá trị thẩm mĩ mà con người mong muốn được bảo toàn. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác tài nguyên, con người cũng làm biến đổi cảnh quan bên ngoài cũng như các chức năng của nó.
48 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 24066 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế xã hội và vấn đề đô thị hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TIỂU LUẬN:
ẢNH HƯỞNG CỦA DÂN SỐ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HOÁ
Sinh viên thực hiện:
Hà Nội, năm 2014
LỜI MỞ ĐẦU
Dân số và phát triển có mối quan hệ tác động qua lại rất chặt chẽ. Quy mô, cơ cấu, chất lượng và tốc độ tăng dân số có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội, chất lượng môi trường và ngược lại. Phát triển có tác động trực tiếp đến mức sinh , mức chết, phân bố dân cư, chất lượng dân cư và ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống của chúng ta. Vì vậy chúng ta phải tìm hiểu tác động qua lại giữa dân số, phát triển kinh tế xã hội và vấn đề môi trường.
Dân số là cơ sở hình thành các nguồn lao động, phục vụ cho sự phát triển. quy mô dân số, cơ cấu dân số hợp lý, chất lượng dân số cao tạo điều kiên phát triển nguồn lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu.
Sự bùng nổ dân số quá nhanh gây ra nhiều tác động cho sự phát triển, tạo ra nhiều sức ép, làm chất lượng dân số đi xuống và chất lượng cuộc sống con người không được cải thiên.
Môi trường là cái nôi sinh ra con người, sinh ra các nền văn hoá, văn minh nhân loại. Môi trường chứa đựng các nguồn tài nguyên mà con người cần cho cuộc sống bản thân cũng như sản xuất. Môi trường là nơi chứa đựng những giá trị chất lượng, giá trị thẩm mĩ mà con người mong muốn được bảo toàn. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác tài nguyên, con người cũng làm biến đổi cảnh quan bên ngoài cũng như các chức năng của nó.
Những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ dân số và phát triển của khoa học công nghệ, môi trường một số khu vục và một số yếu tố môi trường toàn cầu đã bị suy thoái nghiêm trọng. Cuộc sống của nhiều vùng trên thế giới không những không được cải thiện mà thậm chí đang xấu đi.
Sự phát triển kinh tế xã hội sẽ kéo theo nhiều vấn đề về môi trường nghiêm trong, làm ảnh hưởng đến các chức năng của môi trường, làm suy giảm chất lượng môi trường và làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến dân số và các quá trình phát triển.
Như vậy, chúng ta cần nắm rõ mối quan hệ và tác động qua lại giữa dân số, phát triển kinh tế xã hội và môi trường để có những biện pháp phù hợp giúp cho xã hội phát triển, chất lượng dân số được nâng cao, đời sống con người được cải thiên và bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường.
Tổng quan đề tài:
Mục tiêu nghiên cứu
Hiểu rõ, phân tích, đánh giá được ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế, xã hội, môi trường và quá trình đô thi hoá
Đưa ra một số giải pháp để cân đối giữa dân số và phát triển để xây dựng được chính sách dân sô phù hợp với sự phát triển của đất nước
Đối tượng nghiên cứu
Quá trình dân số và sự thay đổi kết cấu dân số
Mối liên hệ giữa dân số và hoạt động phát triển kinh tế xã hội
Mối liên hệ giữa dân số với môi trường và quá trình đô thị hoá
Phương pháp nghiên cứu
Xử lý tài liệu thứ cấp, tập hợp, phân tích, thống kê, biểu đồ - đồ thị, dự báo.
Mục lục
Kết luận
Tài liệu tham khảo
1. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VIẸT NAM
1.1. Quy mô dân số
Khái niệm: Quy mô dân số là tổng số dân sinh sống trên một vùng lãnh thổ.
Quy mô dân số Việt Nam:
Dân số các năm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên Việt Nam
Bảng 1: Dân số và tỉ lệ tăng dân số của Việt Nam qua các thời kỳ
Năm
Dân số (triệu người)
Tỷ lệ tăng dân số năm (%)
1989
64.376
2.1
1999
76.323
1.7
2009
85,790
1.2
2012
88,529
1.1
(Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2012 – Tổng cục thống kê)
Tỷ lệ tăng dân số Việt Nam gần đây thấp và giảm qua các năm.
Đến 1/4/2012 là 88.526.883 người (tăng 915.936 người so với 1/4/2011).
Dân số thành thị là 28.568.744 người, chiếm 32,3% và dân số nam là 43.792.120 người, chiếm 49,5% tổng dân số.
Bảng 2 : Quy mô dân số chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và vùng kinh tế-xã hội
Vùng kinh tế xã hội
Tổng số
Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn
Toàn quốc
88 526 883
43 792 120
44 734 763
28 568 744
59 958 139
Trung du miền núi phía Bắc
11 376 240
5 669 603
5 706 637
1 967 945
9 408 295
Đồng bằng sông hồng
20 146 759
9 958 023
10 188 736
6 299 283
13 847 476
Bắc Trung Bộ và DH miền Trung
19 123 424
9 466 218
9 657 206
5 194 643
13 928 781
Tây Nguyên
5 338 434
2 720 446
2 617 988
1 554 442
3 783 992
Đông Nam Bộ
15 155 176
7 329 740
7 825 436
9 232 389
5 922 787
Đồng bằng sông Cửu Long
17 386 850
8 648 090
8 738 760
4 320 042
13 066 808
(Nguồn: điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2012 - Bộ kế hoạch và đầu tư Tổng cục Thống kê)
Vùng có quy mô dân số lớn nhất là Đồng bằng sông Hồng (20.146.759 người), tiếp đến là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (19.123.424 người). Tây Nguyên là vùng có số dân ít nhất (5.338.434 người).
Đặc trưng: không ngừng biến động, phụ thuộc số người sinh ra, bị chết, di cư đến và di cư đi.
Ý nghĩa: phản ánh số lượng dân của 1 vùng tại một thời điểm nhất định. Là cơ sở để đánh giá và định hướng cho tình hình ổn định và phát triển dân số của vùng
Tính đến ngày 1/11/2013 dân số Việt Nam đã đạt con số 90 triệu người.
Cơ cấu dân số
Khái niệm: Là sự phân chia tổng số dân một vùng thành các nhóm theo một hay nhiều tiêu trí.
Phân loại: Cơ cấu dân số theo tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, mức sống, thành thị, nông thôn
Trong đó quan trọng nhất là:
Cơ cấu giới tính: chia dân số thành hai nhóm nam và nữ..
Cơ cấu tuổi: chia dân số theo độ tuổi, nhóm 5 hoặc 10 độ tuổi hoặc các nhóm: tuổi trẻ em (0-14), tuổi lao động (15-59), tuổi già (> 60 tuổi)
Vì cơ cấu tuổi và giới tính ảnh hưởng đến mức sinh, mức chết, di dân, tình trạng hôn nhân, lực lượng lao động, thu nhập quốc dân, kế hoạch phát triển giáo dục và an sinh xã hội.
Cơ cấu dân số theo giới tính
Cơ cấu dân số theo giới tính được đo bằng tỷ số giới tính, được định nghĩa là số lượng nam giới trên 100 nữ giới. Tỷ số giới tính của toàn bộ dân số nước ta từ trước đến nay luôn nhỏ hơn 100. Ngoài nguyên nhân chủ yếu (nam giới có mức tử vong cao hơn nữ giới), hiện tượng này của Việt Nam còn bị ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh trong thế kỷ 20. Tuy nhiên, tỷ số giới tính có xu hướng tăng liên tục sau khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975. Cụ thể, tỷ số giới tính thu thập được của các cuộc Tổng điều tra dân số năm 1989, 1999, 2009 và Điều tra biến động dân số năm 2010, 2011 và 2012 tương ứng là 94,7; 96,4; 97,6; và 97,7 ; 97,9; 97,9 nam/100 nữ.
(Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ số giới tính của Việt Nam tăng liên tục sau khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975. Một trong những nguyên nhân đó là tình trạng phân biệt giới. Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên đối mặt với vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh nhưng sự thật đây là một thách thức rõ ràng và ngày càng tăng lên. Hiện nay, toàn Châu Á đang thiếu hụt khoảng 117 triệu phụ nữ do mất cân bằng giới tính khi sinh. Có một bằng chứng cụ thể ở Châu Á và Việt Nam cho thấy, mất cân bằng giới tính khi sinh chủ yếu là do việc lựa chọn giới tính trước khi sinh, do những chuẩn mực văn hóa có từ lâu đời về việc ưa thích con trai và đánh giá thấp giá trị trẻ em gái. Những truyền thống này đã tạo nên áp lực to lớn về việc phải sinh được con trai đối với phụ nữ và cuối cùng ảnh hưởng tới địa vị kinh tế- xã hội, đời sống sinh sản cũng như sức khỏe và sự sinh tồn của họ.) Tỷ số giới tính của dân sốViệt Nam, thời kỳ 1960-2012
Hình 1: Tỷ số giới tính của dân số Việt Nam thời kỳ 1960-2012
(Nguồn: điều tra biến động dân số và kế hoạCh hóa gia đình thời điểm 1/4/2012 - Bộ kế hoạch và đầu tư Tổng cục Thống kê. )
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi
Cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi phản ánh bức tranh tổng quát về mức sinh, mức chết và tốc độ gia tăng dân số của các thế hệ sinh cho đến thời điểm điều tra. Một công cụ hữu ích để mô tả cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi là tháp dân số, hay còn gọi là tháp tuổi.
Hinh 2: Tháp dân số Việt Nam, 2012
(Nguồn: điều tra biến động dân số và kế hoạCh hóa gia đình thời điểm 1/4/2012 - Bộ kế hoạch và đầu tư Tổng cục Thống kê)
Do mức độ sinh gần đây đã giảm đáng kể trong khi tuổi thọ trung bình ngày càng tăng đã làm cho dân số nước ta có xu hướng già hoá với tỷ trọng dân số trẻ giảm và tỷ trọng người già ngày càng tăng. Sự thu hẹp của ba thanh ở đáy tháp đốivới cảnam và nữ chứng tỏ rằng mức sinh của dân số nước ta giảm liên tục và nhanh.
Một trong những chỉ tiêu quan trọng biểu thị xu hướng già hoá của dân sốlà chỉ số già hoá, đó là tỷ số giữa dân số từ 60 tuổi trở lên so với dân 15 tuổi tính theo phần trăm.
Chỉ số già hoá đã tăng từ18,2% năm 1989 lên 24,3% năm1999 và đạt 42,7% năm 2012. Điều đó cho thấy xu hướng già hoá dân số ở nước ta diễn ra khá nhanh trong hai thập kỷ qua.
Bảng 3: Tỉ trọng dân số dưới 15 tuổi, 15-64 tuổi, 60 -65 tuổi, 65 tuổi trở lên và chỉ số già hoá, Thời kỳ 1989-2012
(Nguồn: điều tra biến động dân số và kế hoạCh hóa gia đình thời điểm 1/4/2012 - Bộ kế hoạch và đầu tưTổng cục Thống kê)
Cơ cấu dân số vàng
Khái niệm: là cơ cấu mà người trong độ tuổi lao động lớn chiếm tỷ lệ cao hơn so với những người phụ thuộc. Theo UNFPA (United Nations Fund for Population Activities– Quỹ dân số liên hợp quốc.)
Nguồn lực đầu tư cho nhóm dân số trẻ ít hơn và được dùng để phát triển kinh tế, tập trung tạo ra lượng của cải khổng lồ, tích lũy cho tương lai, đảm bảo an sinh xã hội khi chuyển qua dân số “già”.
Đánh giá dựa vào ba tỉ số phụ thuộc:
tỷ số phụ thuộc trẻ em (tỷ số giữa trẻ em với người trong độ tuổi lao động)
tỷ số phụ thuộc người già (tỷ lệ người già với người trong lao động)
tỷ số phụ thuộc chung ( tính bằng trung bình cộng của hai tỉ số trên). Cho biết 1 người trong độ tuổi lao động phải gánh đỡ cho bao nhiêu người ngoài lao động. Khi tỉ lệ này < 0,5 là cơ cấu dân số “vàng”.
Bảng 4: Tỷ số phụ thuộc, thời kỳ 1989-2012
(Số liệu: tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình và kế hoạCh hóa gia đình thời điểm 1/4/2012 - Bộ kế hoạch và đầu tưTổng cục Thống kê)
Số liệu này cho thấy, tỷ số phụ thuộc chung của nước ta có xu hướng giảm nhanh qua các năm, giảm từ78,2% (năm 1989) xuống 63,6% (năm1999) và 44,9% vào năm 2012. Tính đến năm 2012 Việt nam đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng
1.3 Chất lượng dân số
Khái niệm: là đại lượng phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số (Pháp lệnh dân số Việt Nam)
Được đánh giá qua:
Nhân trắc học, tố chất, sức chịu đựng dẻo dai
Cuộc sống tinh thần, giáo dục, y tế, môi trường, phúc lợi, hôn nhân, mối quan hệ, tự do cá nhân, sự bình đẳng
Quy mô, phân bố và cơ cấu dân số.
Nước phát triển thường có chất lượng dân số cao hơn các nước đang phát triển.
Vì kinh tế phát triển là tiền đề vật chất để cải thiện về mặt tinh thần và xã hội. môi trường xã hội tốt, con người được coi là trung tâm của sự phát triển sẽ có điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển.
Thực trang chất lượng dân số Việt Nam
Do quy mô dân số lớn, mật độ dân số cao, kinh tế còn nghèo, nên chất lượng dân sốViệt Nam còn thấp. Các tố chất về thể lực của người Việt Nam hiện nay còn hạn chế, đặc biệt là chiều cao, cân nặng, sức bền.
Nhìn chung HDI Việt Nam đang tăng
Hình 3: HDI Của Việt Nam 1990-2012
(Số liệu: tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình)
1.4 Phân bố
Khái niệm: là sự sắp xếp dân cư một cách tự giác hoặc tự phát trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.
Chỉ tiêu: mật độ dân số:
PD =P/S (người/km2 )
PD: Mật độ dân số
P : Dân số trung bình của địa phương
S: Tổng diện tích lãnh thổ của địa phương
Vai trò:
- Nhận biết vùng này đông dân, vùng kia thưa dân trên cơ sở mật độ dân số
- Phân bố dân cư mang tính lịch sử, chịu tác động của yếu tố kinh tế - xã hội.
Việt Nam là nước có nhiều dân tộc, chủ yếu là dân tộc Kinh (Việt). Phân bố không đồng đều, tập trung đông đúc ở các đồng bằng, ven biển, thưa thớt ở vùng núi.
2. TÁC ĐỘNG CỦA DÂN SỐ ĐẾN KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Mối quan hệ giữa dân số và lao động và việc làm
Dân số - Lao động - Việc làm phát triển đồng đều, cân bằng, phù hợp phát triển kinh tế xã hội là lý tưởng.
Kinh tế tăng chậm trong khi dân số tăng còn cao sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế làm tăng số người thiếu việc làm , thất nghiệp .Gây sức ép lớn đối với giáo dục, y tế , văn hóa . Các vấn đề giải phóng phụ nữ, việc làm , nhà ở .không đáp ứng được.
Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ tài nguyên, môi trường Chính sách phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động. Việc làm đang một vần đề xã hội ở nước ta, hiện nay đang được tập trung giải quyết và bước đầu thu hiệu quả tốt. Nền kinh tế tăng trưởng cao có tác động tích cực đến vấn đề việc làm. Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, sự can thiệp của nhà nước thông qua các chương trình việc làm, chương trình kinh tế xã hội, phát triển các làng nghề
2.1.1. Mối quan hệ giữa dân số và lao động
Dân số và nguồn lao động có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Dân số là cơ sở tự nhiên hình thành nên nguồn lao động - lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Nguồn lao động là bộ phận dân số trong tuổi lao động và có khả năng lao động - bộ phận dân số chủ lực và năng động nhất trong dân số, nó quyết định và chi phối toàn bộ hoạt động sản xuất của xã hội.
Ảnh hưởng của dân số đến nguồn lao động
Quy mô, phân bố dân số và quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng nguồn lao động có mối quan hệ mật thiết với nhau. Dân số chia làm 3 bộ phận: bộ phận dân số thiếu niên (P0-14), dân số trong độ tuổi lao động (P15-59 hoặc P15-64), bộ phận dân số lão niên (P60+ hoặc P65+ ), là những người từ 60 tuổi hoặc 65 tuổi trở lên. Trong điều kiện bình thường, dân số trong độ tuổi lao động (P15-59) chiếm tỷ lệ cao nhất.
Cơ cấu theo tuổi và giới tính của dân số có ảnh hưởng nhất định đến quy mô, cơ cấu phân bố, chất lượng nguồn lao động. Một dân cư có số người trẻ dưới 15 tuổi đông và chiếm tỷ trọng cao trong dân số (thường do mức sinh cao), thông thường hàng năm số người gia nhập vào lực lượng lao động nhiều hơn so với số người già ra khỏi lực lượng lao động. Điều đó làm cho quy mô nguồn lao động không ngừng được tăng lên, cơ cấu lực lượng lao động được trẻ hóa liên tục, dòng di chuyển của lao động diễn ra nhiều và mạnh hơn, chất lượng nguồn nhân lực sẽ được cải thiện hơn so với một dân cư già, với số người già chiếm đa phần trong dân số.
Chất lượng dân số ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng nguồn lao động. Chất lượng dân số là những thuộc tính bản chất của dân số bao gồm tổng hoà các yếu tố thể lực, trí lực và tinh thần của con người phù hợp với quy mô, cơ cấu dân số (tuổi, giới tính, phân bố, trình độ học vấn, nghề nghiệp) và với trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
Vai trò của mức sinh trong sự thay đổi nguồn lao động. Mức sinh giữ một vị thế rất quan trọng trong sự phát triển dân số, lao động và phát triển KT - XH. Tầm quan trọng của nó được nhìn nhận trong vai trò như là yếu tố quyết định hình dáng cấu trúc tuổi, giới tính và chi phối những biến đổi trong qui mô sự phân bố, tốc độ gia tăng dân số và lao động.
Tác động của mức chết đến nguồn lao động. Mức chết thay đổi ảnh hưởng đáng kể đến quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố nguồn nhân lực. Tuy nhiên, tác động của mức chết đối với nguồn lao động không giống các quá trình dân số khác như sinh đẻ và di dân. Bởi vì, chết hầu như phân bố đều trong tất cả các lớp tuổi. Nhìn chung, khi mức chết tăng lên, quy mô nguồn lao động thường giảm xuống và tỷ số phụ thuộc có thể giảm theo, vì số lượng người già và trẻ em đa phần chết nhiều hơn so với số dân trong tuổi lao động. Mức chết giảm xuống, thường mức chết trẻ em và người già giảm theo, tuổi thọ trung bình dân cư tăng lên, cung lao động lão niên nhiều hơn. Mặc khác, khi mức chết, đặc biệt tỷ suất chết trẻ em giảm sẽ kéo theo sự hạ giảm của mức sinh, cung lao động trẻ tương lai giảm xuống, cơ cấu nguồn lao động già đi và chất lượng nguồn lực sẽ bị ảnh hưởng.
Tác động của di dân đến nguồn lao động. Mục đích của người di dân chủ yếu là để tìm kiếm công việc làm có thu nhập cao. Vì vậy, những người di chuyển đa phần đều là dân cư trong tuổi lao động và phần đông trong số họ là nam giới khỏe mạnh có trình độ học vấn, có nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao. Do vậy, ở nơi có người đi quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng nguồn nhân lực giảm xuống, cơ cấu lao động thay dổi theo hướng giảm tỷ lệ lao động trẻ. Ngược lại, vùng nhập cư nguồn lao động sẽ được gia tăng về quy mô và cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực cũng được cải thiện hơn.
Hình 4: Tỉ lệ lao động thất nghiệp ở các vùng ở Việt Nam
(Nguồn: Tổng cục thống kê,2012, Dân số và việc làm)
Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn nông thôn, ở Đông Nam Bộ có tỷ lệ người thành thị thất nghiệp nhiều nhất, Tây Nguyên có tỷ lệ thất ngiệp ở thành thị thấp nhất, Đồng Bằng Sông Cửu Long có tỷ lệ thất nghiệp nông thôn cao nhất, Trung du và miền núi Bắc Bộ có tỷ lệ thất nghiệp nông thôn thấp nhất.
Ảnh hưởng của nguồn lao động đến dân số
Cung lao động vùng này tăng lên, có thể do người lao động vùng khác khỏe mạnh chuyển đến. Đa phần số lao động di chuyển là nam giới khỏe mạnh trong độ tuổi còn trẻ, có trình độ học vấn và chuyên môn cao. Điều này làm cho quy mô dân số và lao động vùng có dân số chuyển đi giảm xuống, già đi, chất lượng dân số và lao động giảm theo, trong khi dân số và lao động vùng có lao động chuyển đến thì hoàn toàn ngược lại. Sự di chuyển lao động - dân số như vậy có thể còn dẫn đến tình trạng cơ cấu dân số và lao động của cả hai vùng bị mất cân bằng, ảnh hưởng đến hôn nhân và gia đình. Hôn nhân có thể bị đẩy lùi lại hoặc được thúc đẩy nhanh hơn, điều đó ảnh hưởng đến mức sinh và dân số, lao động tương lai của cả 2 vùng. Trong nhiều trường hợp, do cung lao động tăng vượt quá cầu và quy mô nguồn lao động quá lớn đã gây nên nhiều áp lực về việc làm. Cạnh tranh trên thị trường lao động để tìm kiếm việc làm trở nên khốc liệt hơn. Muốn có việc làm và việc làm với thu nhập cao, đòi hỏi những người tham gia vào quá trình lao động phải có trình độ chuyên môn cao - tức là lao động phải qua đào tạo. Điều đó đưa đến kết quả là mức sinh và qui mô dân số giảm xuống nhưng chất lượng dân số được nâng cao hơn.
2.1.2. Mối quan hệ giữa dân số và việc làm
Dân số vừa là yếu tố của sản xuất nhưng đồng thời nó còn đóng vai trò như là yếu tố của tiêu dùng. Là yếu tố của sản xuất, dân số được xem xét như là chủ thể quyết định quy mô, phân bố cơ cấu và chất lượng nguồn lao động (cung lao động). Là yếu tố của tiêu dùng, qui mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số qui định qui mô, cơ cấu chất lượng và sự phân bố các ngành, nghề các lĩnh vực hoạt động sản xuất của xã hội, chi phối nội dung, tính chất của việc làm (cầu về lao động) trong toàn bộ nền KTQD.
Hình 5: Lao động và việc làm.
Ảnh hưởng của dân số đến việc làm
Quy mô dân số tăng, nhu cầu về lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lớn. Để thảo mãn nhu cầu tiêu dùng tăng lên do số lượng dân số đông hơn đòi hỏi phải mở rộng và phát triển sản xuất, đa dạng hóa các ngành nghề hoạt động. Điều đó dẫn đến số chỗ làm việc sẽ được tạo ra nhiều hơn, cơ cấu việc làm biến đổi theo.
Cơ cấu dân số quyết định cơ cấu tiêu dùng. Mỗi độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, nơi cư trú, dân tộc, tôn giáo... đều có tâm lý, sở thích, mốt tiêu dùng khác nhau. Nhu cầu tiêu dùng lại rất đa dạng và phong phú.
Mức sinh tăng hay giảm đều gây ra những thay đổi đáng kể trong các chương trình, kế hoạch hóa lao động, việc làm và trong nhiều chiến lược phát triển Mức sinh cao, số trẻ em mới được sinh ra nhiều, nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt tiêu dùng của trẻ em thay đổi (nhu cầu về sữa, đồ chơi...).
Ảnh hưởng của việc làm đến dân số
Quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số qui định qui mô, cơ cấu phân bố và chấtlượng việc làm . Đến lượt nó, việc làm tác động trở lại đối với các quá trình dân số và đưa đến những kết quả dân số khác nhau.
Việc làm ảnh hưởng đến mức sinh. Kinh tế phát triển, quy mô sản xuất mở rộng, chỗ làm việc được tạo ra nhiều, nhu cầu lao động tăng lên, tìm kiếm việc làm dễ dàng và thuận lợi, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và hành vi sinh đẻ của người dân, mức sinh thường có xu hướng tăng lên. Ngược lại, việc làm