Tiểu luận Ảnh hưởng của lạm phát đến thuế thu nhập cá nhân

Trong thời gian qua, lạm phát có chiều hướng gia tăng, đã ảnh hưởng đến đời sống người lao động, nhất là những người làm công ăn lương. Theo thống kê của cơ quan chức năng, từ thời điểm thông qua Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) vào năm 2008 đến nay, mức lạm phát đã tăng tới 40% nhưng định mức khởi điểm tính thuế, mức giảm trừ gia cảnh vẫn giữ nguyên. Nhiều ý kiến cho rằng nếu không thay đổi những yếu tố này, đối tượng nộp thuế sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Thời điểm Luật thuế TNCN có hiệu lực, giá thịt lợn bán lẻ khoảng 60 ngàn đồng /kg nay đã lên tới 100 ngàn đồng /kg; giá vàng tăng từ khoảng 15 triệu đồng /lượng nhưng đến nay đã "nhảy" đến mức 35 triệu đồng /lượng Từ so sánh này, chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong cho rằng: "Giá cả đã qua nhiều lần thiết lập mặt bằng mới, mức tăng từ 40% -150%. Nếu vẫn giữ một mức khởi điểm thuế TNCN và mức giảm trừ 1, 6 triệu đồng/người như hiện nay là bất hợp lý". Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tác giả đã nghiên cứu đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN”

pdf32 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2158 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ảnh hưởng của lạm phát đến thuế thu nhập cá nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH    TIỂU LUẬN THUẾ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN HVTH: Lê Nguyên Thanh Thúy Học lớp: NH Đêm 6 – K20 GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùn g TP.Hồ Chí M inh – Tháng 08/ 2012 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................1 I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................................................1 II. MỤC T IÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................................1 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .....................................................................1 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................2 CHƯƠNG I: .. ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... .... .. ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... .....3 1.1 THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ................................................................................................3 1.1.1 Khái quát về thuế thu nhập cá nhân ..................................................................................3 1.1.1.1 Khái niệm thuế thu nhập cá nh ân: ..............................................................................3 1.1.1.2 Đặc điểm của thuế TNCN ...........................................................................................3 1.1.1.3 Cơ sở tính thuế............................................................................................................3 1.1.1.4.Vai trò của thuế TNCN ...............................................................................................3 1.2 QUẢN L Ý T HUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN: .............................................................................4 1.2.1 Các bước quản lý thuế TNCN: ..........................................................................................4 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thuế TNCN: ...............................................................5 1.2 LẠM PHÁT .............................................................................................................................6 1.2.1 Khái niệm lạm phát:..........................................................................................................6 1.2.2 Phân loại lạm p hát: ...........................................................................................................6 1.2.3 Các chỉ số đo lường lạm phát: ...........................................................................................7 1.2.4 Nguyên nhân dẫn đ ến lạm phát .........................................................................................8 1.3 TÁC ĐỘNG CỦA L ẠM PHÁT LÊN T HUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN......................................9 CHƯƠNG 2 .................................................................................................................................... 11 THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT LÊN TH UẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM ............................................................................................................................................... 11 2.1 CƠ SỞ PHÁP L Ý Q UY ĐỊNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ............................................. 11 2.2. KHÁI Q UÁT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM .................................... 12 2.2.1 Thuế thu nh ập cá nhân: ............................................................................................ 12 2.2.2 Đối tượng n ộp thuế TNCN ........................................................................................ 13 2.2.3 Thu nhập chịu thuế: ........................................................................................................ 14 2.2.4. Thu nhập được miễn thuế .............................................................................................. 16 2.2.5 Biểu thu ế: ................................................................................................................. 17 2.2.6 Giảm trừ gia cảnh: .......................................................................................................... 19 2.3 ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TH UẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM ........ 19 CHƯƠNG 3 THỰC T RẠNG ĐIỂU H ÀNH CHÍNH S ÁCH THUẾ VÀ L ẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG T HỜI GIAN GẦN ĐÂY ...... ...... ...... ...... ...... .... .. ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ... 24 3.1. THỰC TRẠNG LUẬT TNCN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY. ........ ...... ...... ...... ...... ...... ...... ... 24 3.2. KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN BIỂU T HUẾ TRONG NĂM 2012 VÀ NHỮNG NĂM TỚI..... ... 25 KẾT L UẬN..................................................................................................................................... 27 DANH MỤC T ÀI LIỆU T HAM KHẢO ......................................................................................... 29 Ảnh Hưởng Của Lạm Phát Đến Thuế TNCN GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Lê Nguyên Thanh Thuý Trang 1 PHẦN MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong thời gian qua, lạm phát có chiều hướng gia tăng, đã ảnh hưởng đến đời sống người lao động, nhất là những người làm công ăn lương. Theo thống kê của cơ quan chức năng, từ thời điểm thông qua Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) vào năm 2008 đến nay, mức lạm phát đã tăng tới 40% nhưng định mức khởi điểm tính thuế, mức giảm trừ gia cảnh vẫn giữ nguyên. Nhiều ý kiến cho rằng nếu không thay đổi những yếu tố này, đối tượng nộp thuế sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Thời điểm Luật thuế TNCN có hiệu lực, giá thịt lợn bán lẻ khoảng 60 ngàn đồng /kg nay đã lên tới 100 ngàn đồng /kg; giá vàng tăng từ khoảng 15 triệu đồng /lượng nhưng đến nay đã "nhảy" đến mức 35 triệu đồng /lượng… Từ so sánh này, chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong cho rằng: "Giá cả đã qua nhiều lần thiết lập mặt bằng mới, mức tăng từ 40% - 150%. Nếu vẫn giữ một mức khởi điểm thuế TNCN và mức giảm trừ 1, 6 triệu đồng/người như hiện nay là bất hợp lý". Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tác giả đã nghiên cứu đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN” II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Vấn đề trọng tâm mà đề tài muốn giải quyết là trên cơ sở xem xét thực trạng, phân tích những ảnh hưởng, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các giải pháp phù hợp để thúc đẩy hạn chế tác động của lạm phát đến thuế thu nhập cá nhân. Thông qua đó, giúp cho đời sống người lao động được cải thiện hơn. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề liên quan đến thực trạng lạm phát và thuế TNCN ở Việt Nam. Về không gian, đề tài nghiên cứu trên địa bàn cả nước. Ảnh Hưởng Của Lạm Phát Đến Thuế TNCN GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Lê Nguyên Thanh Thuý Trang 2 Về thời gian, giới hạn nghiên cứu của đề tài là thực trạng của lạm phát và thuế TNCN từ năm 2008 đến tháng 08/2012. Về nội dung, của đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng lạm phát trong thời gian qua, cơ sở pháp lý về thuế TNCN Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp để hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến thuế TNCN Việt Nam trong thời gian tới. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để giải quyết các mục đích mà đề tài hướng đến, tác giả đã vận dụng lý thuyết về lạm phát, luật thuế TNCN làm nền tảng lý luận; bên cạnh đó tác giả sử dụng phương pháp thống kê và phương pháp tổng hợp số liệu trong thời gian về thực trạng lạm phát, thuế thu nhập cá nhân để đánh giá về tình hình đời sống người lao động Việt Nam; vận dụng làm cơ sở đó để đề xuất các giải pháp phù hợp, nhằm thúc đẩy đời sống người lao động Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành ba chương: Chương I: Nội dung cơ bản về thuế thu nhập cá nhân và lạm phát Chương II: Đánh giá thực trạng lạm pháp, thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam. Nêu lên tình hình lạm phát tại Việt Nam trong thời gian qua, phân tích và tìm hiểu ảnh hưởng của lạm phát đến thuế TNCN tại Việt Nam. Chương III: Giải pháp để hoàn thiện biểu thuế, cách đánh thuế, luật thuế tại Việt Nam trong bối cảnh lạm phát như hiện nay. Ảnh Hưởng Của Lạm Phát Đến Thuế TNCN GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Lê Nguyên Thanh Thuý Trang 3 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ LẠM PHÁT 1.1 THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 1.1.1 Khái quát về thuế thu nhập cá nhân 1.1.1.1 Khái niệm thuế thu nhập cá nhân: Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) là sắc thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trong kỳ tính thuế. Thu nhập chịu thuế TNCN trong kỳ tính thuế là thu nhập sau khi đã giảm trừ các khoản chi phí liên quan để tạo ra thu nhập, các khoản giảm trừ thuế TNCN mang tính chất xã hội và các khoản giảm trừ khác 1.1.1.2 Đặc điểm của thuế TNCN - Là thuế trực thu - Thuế thu nhập cá nhân mang tính lũy tiến cao - Diện đánh thuế rộng: đối tượng đánh thuế TNCN là toàn bộ các khoản thu nhập của cá nhân thuộc diện đánh thuế phát sinh trong nước hay ở nước ngoài; của công dân nước sở tại và người nước ngoài cư trú theo quy định. 1.1.1.3 Cơ sở tính thuế Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc, các khoản giảm trừ theo quy định 1.1.1.4.Vai trò của thuế TNCN - Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước: Phạm vi áp dụng của thuế TNCN rất rộng, làm tăng khả năng đóng góp vào nguồn ngân sách Nhà nước thông qua số thuế TNCN thu được ngày càng ổn định và vững chắc. Ảnh Hưởng Của Lạm Phát Đến Thuế TNCN GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Lê Nguyên Thanh Thuý Trang 4 - Góp phần thực hiện công bằng xã hội: Thu nhập của tầng lớp nhân dân có sự chênh lệch nhau, số đông dân cư có thu nhập còn thấp, nhưng cũng có một số cá nhân có thu nhập cao và rất cao. Thuế TNCN được sử dụng để điều tiết thu nhập nhằm góp phần đảm bảo công bằng xã hội phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của Nhà nước 1.2 QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN: 1.2.1 Các bước quản lý thuế TNCN: Quản lý thuế TNCN là sự tác động có chủ đích của các cơ quan chức năng trong bộ máy nhà nước đối với quá trình thu và quản lý thuế TNCN nhằm tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước và đạt được các mục tiêu nhà nước đặt ra. Công tác quản lý thuế TNCN nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản sau: - Tăng cường tập trung, huy động đầy đủ và kịp thu cho ngân sách nhà nước trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và quản lý nguồn thu. Bên cạnh đó, thuế TNCN tác động trực tiếp đến thu nhập của cá nhân, có thể làm giảm nỗ lực làm việc và gây nên các phản ứng ngay lập tức từ phía chịu thuế như hành vi trốn thuế,…làm ảnh hưởng đến cơ sở tạo nguồn thuế TNCN. - Góp phần tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các tổ chức kinh tế và cá nhân Nội dung công tác quản lý thuế TNCN: Công tác này được nhìn nhận ở góc độ vĩ mô và phải bao gồm toàn bộ các công việc thuộc các lĩnh vực lập pháp và hành pháp, tư pháp về thu, bao gồm: - Ban hành chính sách thuế thu nhập cá nhân: tạo ra những quy định pháp luật làm cơ sở cho tính và thu thuế TNCN đồng thời đưa ra những căn cứ để kiểm tra, thanh tra, áp dụng cá chế tài đối với quá trình tính và thu này. Yêu cầu những quy định này phải đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng và chặt chẽ để hạn chế hành vi trốn thuế. Bên cạnh đó, quy định trong thuế TNCN cần đảm bảo yêu cầu đặt ra trong việc trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, công bằng giữa các đối tượng nộp thuế. Các Ảnh Hưởng Của Lạm Phát Đến Thuế TNCN GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Lê Nguyên Thanh Thuý Trang 5 quy định phải đảm bảo cho thu nhập thực tế sau khi nộp thuế tương xứng với công sức lao động và sự đóng góp của họ. - Công tác tổ chức thực hiện chính sách thuế TNCN, bao gồm: tuyên truyền và phổ biến chính sách; tiến hành quản lý thu thuế về đối tượng nộp thuế và các cách tính thuế, nộp thuế. - Thanh tra thuế TNCN: Phát hiện và xử lý các trường hợp sai trái nhằm giảm bớt những tổn thất cho nhà nước và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật đồng thời phát hiện những sai sót, bất cập văn bản thuế, quá trình thực hiện nhằm tìm ra hướng giải quyết cho phù hợp. - Tổ chức bộ máy quản lý thuế TNCN từ trung ương đến địa phương phù hợp với đặc điểm từng quốc gia. 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thuế TNCN: - Quan điểm của tầng lớp lãnh đạo nhà nước: Một nhà nước chú trọng công bằng hơn hiệu quả kinh tế sẽ có chính sách điều tiết mạnh vào người có thu nhập cao, mức thuế suất sẽ tăng nhanh theo thu nhập tăng lên. Điều này thông thường sẽ làm giảm nỗ lực của cá nhân có thu nhập cao nên hiệu quả kinh tế sẽ giảm và ngược lại. - Cơ sở vật chất của ngành thuế: Những quy định trong chính sách thuế về diện thu thuế, phương thức kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế,… phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đáp ứng của ngành thuế về cơ sở hạ tầng. - Trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ ngành thuế: Để có thể ban hành chính sách thuế đúng đắn và đáp ứng được những yêu cầu của thay đổi chính sách kinh tế xã hội và đảm bảo mục tiêu của công tác thuế thì đội ngũ công tác ngành thuế cần có trình độ cao về vấn đề thực tế cũng như lý thuyết cơ bản liên quan đến thuế. - Tình hình kinh tế và mức sống của người dân: Sự phát triển kinh tế đồng hành với sự phát triển của cơ sợ hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý nói chung và công tác quản lý thuế nói riêng. Bên cạnh đó, sự phát triển của dịch vụ ngân hàng đi kèm với cung ứng dịch vụ thanh tóan qua ngân hàng giúp kiểm soát tốt nguồn thu nhập của đối tượng nộp thuế. Ảnh Hưởng Của Lạm Phát Đến Thuế TNCN GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Lê Nguyên Thanh Thuý Trang 6 1.2 LẠM PHÁT 1.2.1 Khái niệm lạm phát: - Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. - Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. 1.2.2 Phân loại lạm phát: Xét về mặt định lượng: Dựa trên độ lớn nhất của tỷ lệ phần trăm (%) lạm phát tính theo năm, người ta chia lạm phát ra thành:Thiểu phát, Lạm phát thấp (lạm phát một con số), Lạm phát cao (lạm phát phi mã, trong phạm vi hai hoặc ba chữ số một năm), Siêu lạm phát (lạm phát “mất kiểm soát”) Xét về mặt định tính: - Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng : Lạm phát cân bằng: Khi lạm phát tăng tương ứng với thu nhập, do vậy lạm phát không ảnh hưởng đến đời sống của người lao động. Lạm phát không cân bằng: Tỷ lệ lạm phát tăng không tương ứng với tỷ lệ tăng của thu nhập. Trên thực tế, lạm phát không cân bằng thường hay xảy ra nhất. - Lạm phát dự đoán trước và lạm phát bất thường : Lạm phát dự đoán trước: Lạm phát xảy ra trong một thời gian tương đối dài với tỷ lệ lạm phát hằng năm khá đều đặn, ổn định. Do vậy, người ta có thể dự đoán trước được tỷ lệ lạm Ảnh Hưởng Của Lạm Phát Đến Thuế TNCN GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Lê Nguyên Thanh Thuý Trang 7 phát cho những năm tiếp sau. Về mặt tâm lý, người dân đã quen với tình hình lạm phát đó và người ta có những chuẩn bị để thích nghi với tình trạng này. Lạm phát bất thường: Lạm phát xảy ra có tính đột biến mà trước đó chưa hề xuất hiện. Về mặt tâm lý, cuộc sống và thói quen của mọi người đều chưa thích nghi được. Lạm phát bất thường gây ra những cú sốc cho nền kinh tế và sự thiếu tin tưởng của người dân vào chính quyền đương đại 1.2.3 Các chỉ số đo lường lạm phát: Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (gọi là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm). Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm: - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi "người tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn. - Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. - Chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn (thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn. Chỉ số này rất giống với PPI. - Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách có lựa chọn. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng là vàng. Khi nước Mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ số này bao gồm cả vàng và bạc. - Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội: Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) với tổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực). Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất. Ảnh Hưởng Của Lạm Phát Đến Thuế TNCN GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Lê Nguyên Thanh Thuý Trang 8 1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến lạm phát - Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ: Những nhà kinh tế học thuộc phái tiền tệ cho rằng lạm phát là do lượng cung tiền thừa quá nhiều trong lưu thông gây ra (khi tăng lượng tiền cung ứng thì mức giá cả cũng tăng theo tương ứng) - Lạm phát do cầu kéo: Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn tổng cung ở mức toàn dụng lao động, thì sẽ sinh ra lạm phát - Lạm phát do cầu thay đổi: Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, nghĩa là lạm phát - Lạm phát do chi phí đẩy: Khi chi phí sản xuất kinh doanh tăng sẽ đẩy giá cả tăng lên ngay cả khi các yếu tố sản xuất chưa được sử dụng đầy đủ. - Lạm phát do cơ cấu: Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh vì điều đó. - Lạm phát do xuất khẩu: Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. - Lạm phát do nhập khẩu: Khi giá nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên. - Lạm phát tiền tệ: do lượng tiền trong nền kinh tế quá nhiều, vượt quá mức hấp thụ của nó, nghĩa là vượt quá khả năng cung ứng giá trị của nền kinh tế́. Áp lực cung hạn chế dẫn tới tăng giá trên thị trường, và do đó sức ép lạm phát tăng lên Ảnh Hưởng Của Lạm Phát Đến Thuế TNCN GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Lê Nguyên Thanh Thuý Trang 9 - Lạm phát đẻ ra lạm phát: Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính duy lý đó là tâm lý dự trữ, giá tăng lên người dân tự phán đoán, tự suy nghĩ là đồng tiền không ổn định thì giá cả sẽ tăng cao tạo nên tâm lý dự trữ đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung hàng hóa sẽ càng trở nên khan hiếm kích thích giá lên => gây ra lạm phát. 1.3 TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT LÊN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Luận văn liên quan