Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế,là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách
Nhà nước. Chính sách thuế gắn liền với chính s ách phát triển của mọi quốc gia. Đối với
những quốc gia đan g thực hiện nền kinh tế chuyển đổi, tiến sâu vào hội nhập quốc tế thì
chính sách thuế năng động,phù hợp càng trở nên cực kỳ quan trọng.
Thực hiện đường lối đổi mới,chính sách kinh tế - tài chính nói chung,chính sách
thuế nói riêng có nhiều nội dung đi sát cuộc sống hơn và ngày càng trở thành công cụ đắc
lực phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội. Các Luật thuế mới góp phần
tích cực nhằm b ảo hộ sản xuất trong nước,thúc đẩy đầu tư, khuyến khích xuất khẩu và
quản lý nhập khẩu. Với sự cải cách sửa đổi bổ sung kịp th ời, hợp lý các luật thuế đã đảm
bảo công bằng và bình đẳng về nghĩa vụ thu ế.Về cơ bản phù hợp với thực tiễn sản
xuất,kinh doanh, góp phần làm cho sản xuất kinh doanh ổn định, phát triển, tác động sâu
sắc đến quá trình chuyển đổi nền kinh tế,góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định
xã hội.
Ngoài những kết quả trên,việc thự c hiện chính sách thuế mới còn thúc đẩy các tổ
chức, cá nhân tăng cường công tác quản lý hạch toán kinh doanh,thực hiện tốt hơn chế độ
hoá đơn chứ ng từ,thúc đẩy cơ quan thuế từng bước đổi mới nâng cao công tác quản lý thu
phù hợp với việc thay đổi chính sách thuế,.Xây dựng một chính s ách thuế tích cực,hợp
lý kích thích sự năng động của hoạt động giao thư ơng trong quá trình hội nhập là bước
đột phá kích hoạt tăng trưởng nền kinh tế.
Trong tình hình hiện nay, lạm phát là vấn đề trung tâm và nhạy cảm hàng đầu, ảnh
hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới. Và v iệc quan tâm tới
lạm phát trong vai trò của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế, luôn là chủ đề mà các
nhà làm chính sách quan tâm. Trong xu hướng chịu sự tác động, ảnh hưởng từ lạm phát,
Thuế không là ngoại lệ. Với vai trò là một công cụ để kiềm chế lạm phát, chính s ách thuế
được xây dựng và điều ch ỉnh một cách linh hoạt tùy thuộc vào từng thời điểm biến động
của nền kinh tế, đặc biệt là yếu tố lạm phát. Trong các chính sách thuế thì chính sách thuế
đánh vào hàng hóa dịch vụ có tầm quan trọng hơn cả.
19 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2043 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Ảnh hưởng của lạm phát đối với thuế đánh vào hàng hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
TTIIEEÅÅUU LLUUAAÄÄNN CCÁÁ NNHHÂÂNN MMOOÂÂNN PPHHÂÂNN TTÍCCH CCHHÍÍNNHH SSÁÁCCHH
TTHHUUẾẾ
ĐĐềề ttààii::
ẢẢNNHH HHƯƯỞỞNNGG CCỦỦAA LLẠẠMM PHHÁÁTT ĐĐỐỐII VVỚỚII TTHHUUẾẾ
ĐÁÁNNHH VVÀÀOO HHÀÀNNGG HHÓÓAA
GGVV hhưướớnngg ddẫẫnn :: PPGGSS..TTSS.. NNgguuyyeăănn NNggọọcc HHùùnngg
HHọọ vvàà ttêênn :: Trrịịnnhh TThhịị SSoonn
LLớớpp :: Nggâânn hhàànngg ĐĐêêmm 66 -- KK2200
TP.Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2012
LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế,là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách
Nhà nước. Chính sách thuế gắn liền với chính sách phát triển của mọi quốc gia. Đối với
những quốc gia đang thực hiện nền kinh tế chuyển đổi, tiến sâu vào hội nhập quốc tế thì
chính sách thuế năng động,phù hợp càng trở nên cực kỳ quan trọng.
Thực hiện đường lối đổi mới,chính sách kinh tế - tài chính nói chung,chính sách
thuế nói riêng có nhiều nội dung đi sát cuộc sống hơn và ngày càng trở thành công cụ đắc
lực phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội. Các Luật thuế mới góp phần
tích cực nhằm bảo hộ sản xuất trong nước,thúc đẩy đầu tư, khuyến khích xuất khẩu và
quản lý nhập khẩu. Với sự cải cách sửa đổi bổ sung kịp thời, hợp lý các luật thuế đã đảm
bảo công bằng và bình đẳng về nghĩa vụ thuế.Về cơ bản phù hợp với thực tiễn sản
xuất,kinh doanh, góp phần làm cho sản xuất kinh doanh ổn định, phát triển, tác động sâu
sắc đến quá trình chuy ển đổi nền kinh tế,góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định
xã hội..
Ngoài những kết quả trên,việc thực hiện chính sách thuế mới còn thúc đẩy các tổ
chức, cá nhân tăng cường công tác quản lý hạch toán kinh doanh,thực hiện tốt hơn chế độ
hoá đơn chứng từ,thúc đẩy cơ quan thuế từng bước đổi mới nâng cao công tác quản lý thu
phù hợp với việc thay đổi chính sách thuế,...Xây dựng một chính sách thuế tích cực,hợp
lý kích thích sự năng động của hoạt động giao thương trong quá trình hội nhập là bước
đột phá kích hoạt tăng trưởng nền kinh tế.
Trong tình hình hiện nay, lạm phát là vấn đề trung tâm và nhạy cảm hàng đầu, ảnh
hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới. Và việc quan tâm tới
lạm phát trong vai trò của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế, luôn là chủ đề mà các
nhà làm chính sách quan tâm. Trong xu hướng chịu sự tác động, ảnh hưởng từ lạm phát,
Thuế không là ngoại lệ. Với vai trò là một công cụ để kiềm chế lạm phát, chính sách thuế
được xây dựng và điều chỉnh một cách linh hoạt tùy thuộc vào từng thời điểm biến động
của nền kinh tế, đặc biệt là yếu tố lạm phát. Trong các chính sách thuế thì chính sách thuế
đánh vào hàng hóa dịch vụ có tầm quan trọng hơn cả.
2. Mục đích nghi ên cứu:
Mục đích nghiên cứu của bài tiểu luận là nhằm khẳng định tác động của lạm phát đến
sự thay đổi chính sách thuế hàng hóa dịch vụ tại Việt Nam, đồng thời nêu ra các giải
pháp nhằm cải cách chính sách thuế để kiềm chế lạm phát .
3. Đối tượng nghiên cứu:
Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu về tác động của lạm phát đến sự thay đổi các chính
sách thuế đánh vào hàng hóa dịch vụ trong thời gian qua.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Bài tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu:phân tích, so sánh, tổng hợp và
phương pháp logic.
5. Nội dung nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu và kết luận,bài tiểu luận khoá luận tốt nghiệp được chia làm 3
chương:
o Chương I: Những vấn đề cơ bản về lạm phát và thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ
o Chương II: Thực trạng ảnh hưởng của lạm phát đến thuế đánh vào hàng hóa dịch vụ
tại Việt Nam
o Chương III: Giải pháp kiềm chế lạm phát thông qua thuế đánh vào hàng hóa dịch vụ
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT VÀ THUẾ ĐÁNH
VÀO HÀNG HÓA DỊCH VỤ
1.1. Lạm phát:
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền
kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua
của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của
một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác.
Lạm phát được đo bằng chỉ số giá cả. Chỉ số dùng rộng răi nhất là CPI (chỉ số giá cả
hàng tiêu dùng). Chỉ số thứ hai thường hay sử dụng là chỉ số giá cả sản xuất (PPI), đây là
chỉ số giá bán buôn. Ngoài các chỉ số nói trên, chỉ số giảm phát GNP cũng được sử dụng
Nguyên nhân gây ra Lạm Phát
Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng và sản lượng đă đạt hoặc vượt mức tự
nhiên. Thực chất, đây cũng là một cách định nghĩa lạm phát dựa vào nguyên nhân gây
lạm phát. Lạm phát được coi là sự duy trì một mức cầu quá cao. Theo lí thuyết này
nguyên nhân của tình trạng dư cầu được giải thích là do nên kinh tế chi tiêu nhiều hơn
năng lực sản xuất
Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát chi phí đẩy xảy ra do cú sốc cung tiêu cực.Khi một số loại chi phí đồng
loạt tăng thì tổng cung của nền kinh tế giảm, tổng cung giảm dẫn đến : sản lượng của
nền kinh tế giảm, thất nghiệp và lạm phát tăng. Trong trường hợp này lạm phát kèm theo
suy thoái.
Ba loại chi phí có thể gây ra lạm phát, đó là tiền lương, thuế gián thu và giá
nguyên liệu nhập khẩu.Việc chính phủ tăng những loại thuế tác động đến đồng thời tất cả
các nhà sản xuất cũng có thể gây ra lạm phát. Đối với nền kinh tế nhập khẩu nguyên liệu,
cấu kiện cần thiết từ nước ngoài thì sự thay đổi tỉ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng quan trọng
đến tình hình lam phát trong nước. Nếu giá của chúng tăng mạnh trên thị trường thế giới
hay đồng nội tệ giảm mạnh trên thị trường tài chính quốc tế thì chi phí sản xuất trong
nước sẽ tăng mạnh và lạm phát sẽ bùng nổ.
Lạm phát do tăng cung tiền
Theo quan điểm của các nhà kinh tế thuôc trường phái tiền tệ, khi cung tiền tăng lên
kéo dài sẽ làm cho mưc giá cả tăng lên kéo dài và gây ra lạm phát.
Lạm phát do thâm hụt ngân sách
Thâm hụt ngân sách cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng cung ứng tiền
tệ và gây ra lạm phát. Khi NSNN ở trong tình trạng thâm hụt, chính phủ sẽ phát hành trái
phiếu chính phủ ra thị trường tài chính để vay vốn dân chúng, bù đắp cho phần thiếu hụt
hoặc phát hành thêm tiền.
Lạm phát theo tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ tăng cũng là một nguyên nhân gây
ra lạm phát. Chúng ta có thể tiếp cận điều này từ hai hướng sau:
Thứ nhất, Khi tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và ngoại tệ tăng, đồng nội tệ mất giá,
điều đó tác động đến tâm lư của những nhà sản xuất trong nước, muốn kéo giá hàng hóa
lên theo mức tăng của tỷ giá.
Thứ hai, Khi tỷ giá tăng, giá nguyên liệu, hàng hóa nhập khẩu cũng tăng cao,đẩy
chi phí về nguyên liệu tăng lên.Mà việc gia tăng giá cả của nguyên vật liệu và hàng hóa
của toàn bộ nghành trong nền tế lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, theo lư
thuyết chi phí đẩy th́ lạm phát gia tăng.
Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế
- Lạm phát làm tăng lăi suất.
- Lạm phát làm giảm thu nhập thực tế
- Lạm phát làm phân phối thu nhập không bình đẳng
- Lạm phát làm nợ quốc gia tăng
1.2. Thuế hàng hóa dịch vụ:
Định nghĩa thuế đánh vào hàng hóa dịch vụ (thuế gián thu):
Thuế gián thu là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập hay tài sản của người
nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ. Theo đó, người
nộp thuế theo luật và người chịu thuế không đồng nhất với nhau, người tiêu dùng hàng
hoá, dịch vụ chính là người chịu thuế.
Thuế gián thu là một bộ phận cấu thành giá cả hàng hoá, dịch vụ, trong giá hàng
hoá, dịch vụ người tiêu dùng mua đã bao gồm cả thuế. người sản xuất kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ sẽ “nộp thay” người tiêu dùng số thuế này vào NSNN.
Về nguyên tắc, thuế gián thu mang tính chất luỹ thoái vì nó không tính đến khả
năng thu nhập của người chịu thuế, người có thu nhập cao hay thấp đều phải chịu thuế
như nhau nếu cùng mua một loại hàng hoá, dịch vụ. Tuy nhiên, nếu so với tổng thu nhập
trong kỳ thì tỷ lệ thu nhập nộp thuế của những người có thu nhập thấp sẽ cao hơn tỷ lệ
nộp thuế của người có thu nhập cao.
Ở Việt Nam, các sắc thuế gián thu bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu...
Ưu điểm của thuế gián thu là đối tượng chịu thuế rất rộng. Thuế gián thu được ẩn vào giá
bán hàng hoá, dịch vụ nên người chịu thuế thường không cảm nhận được gánh nặng của
loại thuế này, có thể tự do lựa chọn hàng hoá, quyết định tiêu dùng theo túi tiền của mình.
Thuế gián thu đem lại nguồn thu thường xuyên và ổn định cho Ngân sách Nhà nước. Đối
tượng quản lý thu thuế cũng tập trung hơn, nghiệp vụ tính và thu thuế thuế đơn giản, nên
chi phí quản lý thuế cũng thấp hơn so với thuế trực thu.
Nhưng loại thuế này cũng có nhược điểm là có tính chất luỹ thoái nên không đảm bảo
tính công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế. Nếu tính tỷ lệ động viên thuế gián thu so với thu
nhập thì người giàu có tỷ lệ động viên thuế chịu thuế thấp hơn so với người nghèo
Ảnh hưởng của thuế gián thu đến giá cả hàng hóa tiêu dùng:
Với bản chất là một sắc thuế gián thu, gánh nặng thuế chủ yếu do người tiêu dùng
chịu, việc điều chỉnh thuế suất thuế gián thu sẽ tác động tức thời đến giá bán của các mặt
hàng này trên thị trường. Khi giá của một số hàng hoá tăng, giải pháp của Chính phủ
nhiều nước sử dụng đầu tiên là giảm thuế suất thuế đánh vào hàng hóa một cách phù hợp.
Ngược lại, đối với hàng hoá Nhà nước cần quản lý giá điều tiết về quan hệ cung cầu như
xăng dầu, khi giá giảm thì việc tăng thuế cũng được xem là giải pháp hữu ích. Việc này
góp phần thực hiện được nhiều mục tiêu khác bên cạnh việc bình ổn giá như tạo nguồn
thu cho ngân sách Nhà nước, thực hiện chính sách phân phối và điều tiết tiêu dùng một
cách phù hợp
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT Đ ẾN THUẾ
ĐÁNH VÀO HÀNG HÓ A DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về thuế đánh vào hàng hóa dịch vụ tại Việt Nam:
Ở Việt Nam, các sắc thuế gián thu bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế xuất nhập khẩu
2.1.1. Thuế Giá trị gia tăng:
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế thu vào phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch
vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Luật thuế giá trị gia tăng
được Quốc Hội ban hành năm 2008 (Luật số 13/2008/QH12)
Việc xác định nội dung của pháp luật thuế giá trị gia tăng để thay thuế pháp luật
thuế doanh thu phải giải quyết được những vấn đề sau:
- Giải quyết tình trạng thuế trùng thuế qua các khâu của quá trình lưu thông hàng
hóa, góp phần tạo ra sự dong bằng giữa các chủ thể trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh, kích thích lưu thông hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng.
- Thuế suất thuế giá trị gia tăng phải đơn giản, đảm bảo mức độ tương đối về tính đơn
giản và tính trung lập của thuế.
- Việc xác định căn cứ tính thuế như thế nào không chỉ để tạo nguồn thu ổn định cho
ngân sách nhà nước, đảm bảo bình đẳng về quy ền và nghĩa vụ của đối tượng nộp
thuế mà còn là biện pháp chống gian lận, trốn lậu thuế ở các khâu của quá trình sản
xuất, lưu thông hàng hóa.
Đặc điểm thuế giá trị gia tăng:
- Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa được tiêu dùng, dịch vụ được sử
dụng trên lãnh thổ Việt Nam mà cụ thể là phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch
vụ đó.
- Điều kiện để hàng hóa dịch vụ là đối tượng chịu thuế của thuế giá trị gia tăng:
o Phải là hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và được phép lưu thông trên thị trường Việt
Nam.
o Các khâu của quá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ từ sản xuất đến tiêu dùng phải
là những giao dịch hợp pháp
o Thuế giá trị gia tăng có căn cứ tính thuế là phần giá trị t ăng thêm trong các khâu
của quá trình lưu thông từ sản xuất đến tiêu dùng.
Như vậy, khác với thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng chỉ đánh vào phần giá trị tăng
thêm của hàng hóa, dịch vụ trong quá trình lưu thông. Trường hợp không có giá trị gia
tăng thì sẽ không phải nộp thuế giá trị gia tăng hoặc nếu có giá trị gia tăng âm thì được
hoàn thuế giá trị gia tăng. Đây là điểm ưu việt vượt trội của thuế giá trị gia tăng nhằm
tạo ra tính công bằng, hợp lý cho đối tượng nộp thuế.
Đặc điểm này yêu cầu các chủ thể là đối tượng nộp thuế phải tự kiểm soát lẫn nhau
về giá trị hàng hóa, dịch vụ nhằm bảo vệ lợi ích của mình.
Hệ quả của căn cứ này là nhằm khuy ến khích các chủ thể sản xuất, kinh doanh
sử dụng hệ thống hóa đơn chứng từ nhằm chứng minh giá trị tăng thêm làm căn cứ t ính
thuế, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường và nhà nước có thể kiểm soát được giá cả,
số lượng hàng hóa, dịch vụ lưu thông trên thị trường nhằm kiểm soát lạm phát và cung
cấp số liệu thống kê hợp lý cho các mục đích kinh tế khác.
Để kiểm soát được số tiền thuế mà đối tượng nộp thuế phải nộp, cán bộ, cơ quan thuế
không chỉ căn cứ vào hóa đơn chứng từ do phía tổ chức kinh doanh xuất trình làm căn cứ
tính thuế m à còn phải đối chiếu với hệ thống hóa đơn chứng từ của chủ thể cung cấp
hàng hóa, dịch vụ. Nếu kiểm soát tốt hoạt động này sẽ hạn chế tình trạng trốn thuế giá
trị gia tăng nói riêng và tình trạng trốn thuế nói chung.
- Thuế giá trị gia tăng phát sinh nhiều lần, xuất hiện ở mỗi khâu của quá trình kinh
doanh từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, người tiêu dùng là người phải trả tiền
thuế cho tất cả các khâu trước đó.
- Thuế giá trị gia tăng có phạm vi tác động rộng, đánh vào hầu như tất cả hàng hóa
dịch vụ trên thị trường.
- Xét về mặt tính chất thì thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, tiền thuế được
cấu thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng là người cuối cùng
chịu thuế, người nộp thuế chỉ là người thay thế người tiêu dùng thực hiện nghĩa vụ
nộp thuế cho nhà nước.
Vai trò của thuế giá trị gia tăng:
- Thuế giá trị gia tăng góp phần lành mạnh hóa nền kinh tế, tạo nên sự cạnh tranh bình
đẳng giữa các chủ thể khi nó bắt buộc các chủ thể phải sử dụng hệ thống hóa đơn
chứng từ.
- Thuế giá trị gia tăng giúp nhà nước kiểm soát được hoạt động, sản xuất, nhập khẩu,
kinh doanh hàng hóa nhờ kiểm soát được hệ thống hóa đơn, chứng từ, khắc phục
được nhược điểm của thuế doanh thu là trốn thuế. Qua đó, còn cung cấp cho công tác
nghiên cứu, thống kê những số liệu quan trọng.
- Thuế giá trị gia tăng góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước một cách hợp lý thông
qua việc đánh thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu ngay từ khi nó xuất hiện trên lãnh
thổ Việt Nam; bên canh đó thuế giá trị gia tăng đánh vào hàng hóa xuất khẩu nhằm
tạo ra thuế giá trị gia tăng đầu ra để được hoàn thuế giá trị gia tăng.
Người nộp thuế giá trị gia tăng:
Theo điều 4 luật thuế giá trị gia tăng quy định “Người nộp thuế giá trị gia tăng là
tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (gọi là
cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (gọi
là người nhập khẩu)”
Có thể khái quát 2 điều kiện cơ bản để một tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế giá trị
gia tăng:
- Tổ chức, cá nhân phải có một trong các hành vi sau: sản xuất hàng hóa; kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ; nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.
- Những hành vi trên phải tác động đến đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng:
Theo quy định tại điều 6 Luật Thuế giá trị gia tăng thì căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là
giá tính thuế và thuế suất.
Công thức tính thuế giá trị gia tăng:
Số thuế GTGT phát sinh = Giá tính thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT.
Giá tính thuế giá trị gia tăng:
Căn cứ theo điều 7 Luật thuế giá trị gia tăng thì giá tính thuế giá trị gia tăng được quy
định như sau:
Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có
thuế giá trị gia tăng. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá
bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.
Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập
khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu
được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Công thức: Giá tính thuế Giá trị gia tăng = Giá giá nhập khẩu + Thuế TTĐB + Thuế
Nhập khẩu.
Lưu ý : Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính
thuế giá trị gia tăng là giá hàng hoá nhập khẩu cộng với (+) thuế nhập khẩu xác định theo
mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.
Thuế suất thuế giá trị gia tăng:
Thuế giá trị gia tăng có phạm vi tác động rất rộng, ảnh hưởng rất lớn đến giá cả, dịch vụ.
Vì vậy, thuế suất thuế giá trị gia tăng thường thấp. Thuế suất thuế giá trị gia tăng có ba
mức: 0%, 5%, 10% cụ thể được quy định.
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Có 2 phương pháp tính thuế GTGT:
Phương pháp khấu trừ thuế (điều 10 Luật thuế GTGT).
Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT (Điều 11 Luật thuế GTGT.)
2.1.2. Thuế Xuất nhập khẩu:
Luật thuế xuất nhập khẩu tại Việt Nam được ban hành vào ngày 14/06/2005. Mục
đích của thuế xuât nhập khẩu là do yêu cầu bảo hộ nền sản xuất trong nước nhưng không
thể áp dụng các biện pháp hành chánh nên thuế xuất nhập khẩu là công cụ hữu ích nhất
thực hiện được yêu cầu này, đây là loại thuế độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt
Nam và các nước trên thế giới.
Đặc điểm thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
- Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập
khẩu qua biên giới Việt Nam.
- Chỉ có những hàng hoá đư ợc vận chuyển một cách hợp pháp qua biên giới Việt Nam
mới là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
- Hàng hoá là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải có một hành vi thực tế làm
dịch chuyển hàng hoá đó qua biên giới Việt Nam thông qua mua bán, trao đổi, tặng
cho…
- Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân trực tiếp có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hoá qua biên giới.
Vai trò của thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là cơ sở để nhà nước kiểm soát được số lượng, chất lượng
và tác động của hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu đối với thị trường Việt Nam.
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu góp phần điều tiết kinh doanh và định hướng tiêu dùng.
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu gĩp phần bảo hộ và phát triển nền sản xuất trong nước.
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu gĩp phần khuy ến khích xuất khẩu và thu hút đầu tư trực
tiếp từ nước ngoài.
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu sẽ giúp nhà nước cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
Theo điều 2 Luật thuế Xuất khẩu, nhập khẩu, điều 1 Nghị định 87: Đối tượng chịu thuế
xuất khẩu, nhập khẩu gồm:
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, bin giới Việt Nam;
Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu
phi thuế quan vào thị trường trong nước.
Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
Là các tổ chức, cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế
(Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005, Điều 3 Nghị định 87). Để một tổ chức, cá
nhân trở thành đối tượng nộp thuế phải thỏa mãn những dấu hiệu pháp lý sau:
o Tổ chức, cá nhân phải là người trực tiếp đưa hàng hoá qua biên giới Việt Nam (là
chủ hàng) gồm:
- Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
- Cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận
- Hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
o Tổ chức cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu phải là hành vi xuất khẩu, nhập
khẩu hoàn tất. Hàng hóa trong hoạt động xuất khẩu phải được tiêu dùng ở thị
trường nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu phải được tiêu dùng ở thị trường trong nước.
Những trường hợp không n