Nội dung chính của bài thuyết trình gồm 3 chương:
Chương 1: Tìm hiểu bối cảnh ra đời và khái quát về luật đầu tư.
Chương 2: Ảnh hưởng của luật đầu tư 2005 đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước
ngoài ở các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Việt Nam.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện luật đầu tư trong tình hình hội
nhập quốc tế và toàn cầu hóa.
41 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2215 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ảnh hưởng của luật đầu tư 2005 đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài ở các k hu công nghiệp, khu chế xuất tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm
Tiểu luận
Ảnh hưởng của luật đầu tư 2005 đối với đầu tư trong nước và đầu
tư nước ngoài ở các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Việt Nam
- 1 -
Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm
Nội dung chính của bài thuyết trình gồm 3 chương:
Chương 1: Tìm hiểu bối cảnh ra đời và khái quát về luật đầu tư.
Chương 2: Ảnh hưởng của luật đầu tư 2005 đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước
ngoài ở các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Việt Nam.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện luật đầu tư trong tình hình hội
nhập quốc tế và toàn cầu hóa.
- 2 -
Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU BỐI CẢNH RA ĐỜI VÀ KHÁI QUÁT
VỀ LUẬT ĐẦU TƯ
1.1. Bối cảnh ra đời và nguồn gốc của luật đầu tư 2005.
Luật Đầu tư 2005 ra đời trong bối cảnh có xu hướng về việc hợp nhất các luật
liên quan đến doanh nghiệp và đầu tư. Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp
Nhà nước 2003 và một phần Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987 đã được hợp
nhất thành Luật Doanh nghiệp 2005 (thường được gọi là Luật Doanh nghiệp thống
nhất). Trong bối cảnh ấy, việc thống nhất Luật Đầu tư dường như đã là một xu hướng
không thể đảo ngược tại thời điểm Luật Đầu tư 2005 ra đời.
Luật Đầu tư 2005 (thường được gọi là Luật Đầu tư chung) được cho là kế thừa
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987 và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước
1994. Nhưng dường như khi thống nhất các luật trên, Luật Đầu tư 2005 đã không
“chiết” được cái tinh túy nhất từ các luật này, mà mới chỉ “cộng” các luật này với
nhau.
Luật Đầu tư nước ngoài t ại Việt Nam 1987 quy định chủ yếu về cách thức tổ
chức thành lập, hoạt động, giải thể của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Về
bản chất, nó là một bộ phận của pháp luật về tổ chức doanh nghiệp hay nói cách khác,
là một “Luật Doanh nghiệp con” áp dụng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong khi đó, Luật Khuy ến khích đầu tư trong nước 1994 lại tập trung vào các
chính sách và thủ tục về ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp trong nước – tức là luật về nội
dung chứ không phải luật về tổ chức như Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987.
Do phạm vi điều chỉnh của các luật này là khác nhau, không thể chỉ căn cứ vào
tên gọi mà gom Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987 và Luật Khuy ến khích đầu
tư trong nước 1994 thành Luật Đầu tư (chung) một cách máy móc. Đáng lẽ ra, các vấn
đề tổ chức, thành lập, hoạt động của doanh nghiệp trong Luật Đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam 1987 cần được chuyển sang Luật Doanh nghiệp, còn quy định về chính sách
đầu tư, khuyến khích đầu tư cần được chuyển sang một luật về khuy ến khích đầu tư
chung. N ghĩa là, nếu được sắp xếp hợp lý, chúng ta cần có Luật Doanh nghiệp (thống
nhất) và Luật Khuyến Khích đầu tư (chung).
- 3 -
Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm
1.2. Nội dung cơ bản của luật đầu tư.
1.2.1. Quy định chung.
Về việc áp dụng pháp luật, Luật Đầu tư và quy định trường hợp pháp luật Việt
Nam được ban hành sau khi Việt Nam là thành viên của các điều ước quốc tế có quy
định thuận lợi hơn so với điều ước quốc tế thì nhà đầu tư có quy ền lựa chọn việc áp
dụng theo điều ước quốc tế hoặc pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra, nhằm đảm bảo khả năng bao quát, không chồng lấn với các luật
chuyên ngành, Luật Đầu tư quy định hoạt động đầu tư đặc thù được quy định trong
pháp luật chuy ên ngành thì áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó.
Quy định như vậy nhằm đảm bảo thực tế có một số luật chuyên ngành quy định về
chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, tài chính đã và đang được thực hiện theo pháp luật
chuyên ngành.
Về giải thích từ ngữ, Luật Đầu tư đã bổ sung các thuật ngữ dự án đầu tư m ới,
dự án đầu tư mở rộng để nhà đầu tư biết rõ trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư
của mình mà có liên quan đến ưu đãi đầu tư.
1.2.2. Về hình thức đầu tư.
Về những hình thức đầu tư như: thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà
đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; thành lập tổ chức kinh tế
liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; đầu tư theo hình
thức hợp đồng BBC, hợp đồng BOT, hợp đồng BT; đầu tư phát triển kinh doanh; mua
cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư; và đầu tư thực hiện việc
sát nhập và mua lại doanh nghiệp. Nhà đầu tư được đầu tư để thành lập tổ chức kinh tế
bằng 100% vốn của mình, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại
Việt Nam được hợp tác với nhau và hoặc với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành
lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài mới theo quy định của pháp luật về
doanh nghiệp. Nhà đầu tư cũng có thể đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa
nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh trên được
tiếp tục liên doanh với nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành
lập tổ chức kinh tế mới theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên
quan.
- 4 -
Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm
Đối với hoạt động đầu tư thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư,
Luật Đầu tư quy định: nhà đầu tư trong nước có dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ
chức kinh tế thì thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh
nghiệp, pháp luật có liên quan và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu
tư
Bên cạnh đó, Luật Đầu tư còn quy định nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư
vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục đầu tư để được cấp Giấy
chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh. Một điểm khác so với quy định trước đây, được coi là điểm m ở rất thoáng
và mới đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, đó là: đối với nhà đầu tư nước ngoài đã
được cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam, nếu nhà đầu tư có dự án đầu tư m ới
mà không thành lập pháp nhân mới thì chỉ thực hiện thủ tục đầu tư để được cấp Giấy
chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư; nếu nhà đầu tư có dự án đầu tư mới
gắn với việc thành lập pháp nhân mới thì thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế và
thủ tục đầu tư theo quy định như đối với đầu tư trong nước.
Ngoài ra, để đảm bảo tính linh hoạt của hoạt động đầu tư của nhà đầu tư, pháp
luật đầu tư có quy định về chuyển đổi hình thức đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình hoạt động của mình
được tự do chuyển đổi giữa các hình thức đầu tư cho phù hợp với tình hình sản xuất
kinh doanh mà không bị cấm hoặc hạn chế, từ hình thức công ty TNHH sang công ty
cổ phần hoặc ngược lại, từ công ty hợp doanh sang công ty cổ phần hoặc TNHH và
ngược lại...
1.2.3. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư.
Luật Đầu tư đã cụ thể hóa những nội dung về quy ền và nghĩa vụ của nhà đầu tư,
theo đó, nhà đầu tư có quyền tự chủ đầu tư kinh doanh, quyền tiếp cận các nguồn lực
đầu tư, sử dụng nguồn vốn tín dụng, đất đai và tài nguyên, quyền sử dụng lao động,
quyền mở tài khoản và mua ngoại tệ, quyền xuất khẩu, nhập khẩu, quảng cáo, gia
công, gia công lại,...
Ngoài ra, pháp luật đầu tư lần này là đã mở cửa thị trường đầu tư phù hợp với
cam kết quốc tế, theo đó không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện các yêu cầu như: ưu
- 5 -
Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm
tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua hàng hóa, dịch vụ từ
nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhất định trong nước; xuất khẩu hàng hóa, hoặc
xuất khẩu dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và
dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước; nhập khẩu hàng hóa với số
lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân
đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu; đạt được tỷ lệ nội địa
hóa nhất định trong hàng hóa sản xuất; đạt được một mức độ nhất định hoặc giá trị
nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước; cung cấp hàng hóa,
dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài; đặt trụ sở chính tại một
địa điểm cụ thể.
1.2.4. Lĩnh vực, địa bàn ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.
Về lĩnh vực ưu đãi và địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm được xây dựng trên
cơ sở kế thừa và thay thế các danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư đã ban hành
kèm theo các Nghị định như: Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 quy định
hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (đã được sửa đổi bổ sung tại
Nghị định 27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003), Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày
22/12/2003, và N ghị định 152 về thuế thu nhập doanh nghiệp, Nghị định
149/2005/NĐ-CP ngày 06/12/2005 về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để vừa đảm bảo
không gây xáo trộn lớn đối với quyền lợi của nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư đã
hoạt động đầu tư, vừa không ưu đãi tràn lan. Đồng thời, việc ưu đãi đầu tư bảo đảm
không trái với các điều cấm quy định trong các điều ước quốc t ế và các quy định của
WTO mà Việt Nam đã cam kết loại bỏ từ thời điểm gia nhập.
Theo đó, lĩnh vực đầu tư ưu đãi tập trung các ngành sản xuất vật liệu mới, năng
lượng mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ tin học, công nghệ thông tin; phát
triển nuôi trồng, chế biến nông, lâm, hải sản, bảo vệ môi trường; nghiên cứu phát triển
và ươm tạo công nghệ cao, đầu tư vào nghiên cứu phát triển, sử dụng nhiều lao động
và phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp. v v.. Còn địa bàn ưu đãi đầu tư được
thiết kế áp dụng cho các địa phương dựa trên các tiêu chí về thu nhập kinh tế quốc dân,
về tỷ lệ đói nghèo, về cơ sở hạ tầng, về mức độ tăng trưởng công nghiệp, về chính sách
phát triển vùng và hài hòa các vùng.
- 6 -
Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm
Về áp dụng ưu đãi đầu tư, Luật Đầu tư quy định: nhà đầu tư đang hưởng ưu đãi
theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật
Hợp tác xã và các Luật thuế thì tiếp tục được hưởng các ưu đãi đầu tư theo Giấy chứng
nhận ưu đãi đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư đã cấp. Đối với dự án đầu tư thực hiện trước
ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư quy định tại thì nhà đầu tư
được hưởng ưu đãi đầu tư cho thời gian ưu đãi còn lại kể từ ngày có hiệu lực.
Để đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư, Luật Đầu tư có quy định: trường hợp pháp
luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền
lợi và ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được hưởng các
quyền lợi, ưu đãi cho thời gian ưu đãi còn lại (nếu có) theo quy định mới kể từ ngày
pháp luật, chính sách mới có hiệu lực.
Tuy nhiên, Luật đầu tư cũng quy định: nếu các ưu đãi trên trái với cam kết
trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì thực hiện theo quy định của
điều ước quốc tế. Các ưu đãi đầu tư được ghi vào Giấy chứng nhận đầu tư nhằm bảo
đảm cho nhà đầu tư yên tâm khi thực hiện hoạt động đầu tư của mình.
Ngoài ra, Luật Đầu tư có quy định về điều chỉnh, bổ sung ưu đãi đầu tư. Theo
đó trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nếu nhà đầu tư đáp ứng điều kiện hưởng ưu
đãi đầu tư thì có quy ền đề nghị cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, bổ
sung ưu đãi đầu tư trong Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp.Trong quá trình thực hiện dự
án đầu tư, nếu thực tế nhà đầu tư không đạt điều kiện để được hưởng ưu đãi đầu tư thì
không được hưởng ưu đãi đầu tư.
Về hỗ trợ đầu tư: các hỗ trợ đầu tư về chuyển giao công nghệ, đào tạo, tư vấn
đầu tư, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng KCN, KCX được tiếp tục cụ thể hóa hơn trong
Luật Đầu tư và Nghị định 108.
Về lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định trong Luật Đầu tư là các điều kiện gia
nhập thị trường mà nhà đầu tư phải đáp ứng, không bao gồm các điều kiện hoạt động
mà nhà đầu tư phải bảo đảm trong quá trình hoạt động kinh doanh. Các lĩnh vực đầu tư
có điều kiện này phải tuân thủ các quy định về lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định
tại Điều 29 của Luật Đầu tư và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật có liên
quan chủ yếu là lĩnh vực đầu tư có tác động đến trật tự an toàn xã hội, an toàn tài
- 7 -
Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm
chính, một số lĩnh vực dịch vụ đặc thù liên quan đến mở cửa thị trường và các lĩnh vực
có tác động rộng rãi đến cộng đồng. Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi
đầu tư là cơ sở chung, thống nhất cho việc áp dụng các chính sách ưu đãi đầu tư.
Về lĩnh vực cấm đầu tư, Luật Đầu tư quy định cụ thể dự án gây phương hại đến
quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích của công cộng, về dự án gây phương hại đến
di tích lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam, dự án gây tổn hại
đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoạt tài nguyên, phá hủy môi trường và các dự án xử
lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hóa chất độc hại
hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế.
1.2.5. Về thủ tục đầu tư trực tiếp.
Luật Đầu tư là phân cấp mạnh cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý
KCN, KCX, KCNC và KKT (sau đây gọi là ban quản lý) cấp Giấy chứng nhận đầu tư
cũng như quản lý hoạt động đầu tư, đồng thời giảm bớt những dự án phải trình Thủ
tướng Chính phủ. Nếu phải trình thì Thủ tướng Chính phủ chỉ chấp thuận về mặt
nguyên tắc đối với mốt số dự án quan trọng chưa có trong quy hoạch hoặc chưa có quy
hoạch. Những dự án đã có trong quy hoạch được duyệt và đáp ứng các điều kiện theo
quy định của pháp luật và điều ước quốc tế thì UBND cấp tỉnh và Ban quản lý cấp
Giấy chứng nhận đầu tư mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ
trương đầu tư. Các dự án còn lại sẽ do UBND cấp tỉnh và ban quản lý tự quyết định và
cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Đối với các dự án đầu tư không nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt hoặc dự án không đáp ứng điều kiện mở cửa
thị trường quy định tại điều ước quốc t ế mà Việt Nam là thành viên, thì cơ quan cấp
giấy chứng nhận đầu tư chủ trì, lấy ý kiến bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đ ầu tư
và các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch hoặc quyết định mở cửa thị trường. Đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh
vực chưa có quy hoạch, thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lấy ý kiến của các cơ
quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
Luật là thủ tục đầu tư được thiết kế đơn giản và thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Theo đó, dự án được phân chia thành hai loại: đăng ký đầu tư và thẩm tra đầu tư.
- 8 -
Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm
Đối với dự án đầu tư trong nước dư ới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực
đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư và cũng
không cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam đến
dưới 300 tỷ đồng Việt Nam mà không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhà đầu tư
chỉ cần đăng ký đầu tư theo mẫu trước khi thực hiện dự án mà không cần phải có Giấy
chứng nhận đầu tư, trư ờng hợp nhà đầu tư có nhu cầu, cơ quan nhà nước quản lý đầu
tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Đối với dự án đầu tư nước ngoài có quy mô vốn dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và
không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhà đầu tư chỉ cần đăng ký đầu tư theo mẫu
để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận bản đăng
ký hợp lệ.
Dự án thuộc diện thẩm tra áp dụng chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư
nước ngoài, theo đó, các dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện hoặc dự
án có quy mô vốn từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên thì phải làm thủ tục thẩm tra đầu tư.
Nôi dung thẩm tra chỉ bao gồm: (1)sự phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng-kỹ thuật,
quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng khoáng sản và các
nguồn tài nguy ên khác; (2) nhu cầu sử dụng đất; (3) tiến độ thực hiện dự án; (4) giải
pháp về môi trường. Riêng đối với dự án thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện
thì chỉ thẩm tra các điều kiện mà dự án phải đáp ứng.
Pháp luật đầu tư quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào
Việt Nam phải có dự án đầu tư. Trường hợp đã thành lập tổ chức kinh tế mà có nhu
cầu thực hiện dự án đầu tư tiếp theo thì không phải thành lập tổ chức kinh tế mới. Đối
với đầu tư trong nước thì khi thành lập tổ chức kinh tế không cần phải có dự án. Đây là
điểm khác biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, điểm khác biệt này là cần
thiết bởi đầu tư nước ngoài cần phải thực hiện theo lộ trình mở cửa thị trường trong
các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Nhằm thực hiện cải cách hành chính đối với hoạt động đầu tư quy định trường
hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế thì thủ tục đầu tư được làm
đồng thời với thủ tục đăng ký kinh doanh. Trong Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm cả
- 9 -
Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm
các nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trong trường
hợp này Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và
cũng ðýợc gửi cho cõ quan quản lý kinh doanh để quản lý chung về đăng ký kinh
doanh.
Đối với việc điều chỉnh dự án đầu tư, Luật Đầu tư quy định khi điều chỉnh dự
án đầu tư liên quan đến mục tiêu, quy mô, địa điểm, hình thức, vốn và thời hạn thực
hiện dự án ðầu tý, nhà ðầu tý phải làm thủ tục tại cõ quan tiếp nhận hồ sõ ðể làm thủ
tục ðiều chỉnh Giấy chứng nhận ðầu tý. Việc ðiều chỉnh dự án ðầu tý ðýợc thực hiện
theo quy trình đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư hoặc thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư.
1.2.6. Đầu tư kinh doanh bằng vốn Nhà nước.
Nhằm cụ thể hóa các quy định về đầu tư, kinh doanh bằng vốn Nhà nước, pháp
luật đầu tư có quy định một số các nguyên tắc về thủ tục sử dụng vốn Nhà nước để đầu
tư kinh doanh (vốn ngân sách Nhà nước; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước).
Các quy định này chỉ đề cập đến giai đoạn quy ết định bỏ vốn của Nhà nước để đầu tư
kinh doanh. Sau khi quyết định bỏ vốn đầu tư kinh doanh, các doanh nghiệp thực hiện
các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.
Các quy định về thủ tục sử dụng vốn Nhà nước để đầu tư kinh doanh bao gồm
thủ tục về thẩm định, chấp thuận việc bỏ vốn Nhà nước để đầu tư kinh doanh theo
nguyên tắc:
- Cơ quan trực tiếp quản lý vốn ngân sách Nhà nước (bộ hoặc ủy ban nhân dân
cấp tỉnh) sẽ tổ chức thẩm định và chấp nhận việc bỏ vốn đối với dự án sử dụng vốn
ngân sách nhà nước.
- Cơ quan trực tiếp quản lý quỹ tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước sẽ thẩm
định và chấp thuận việc bỏ vốn đầu tư của Nhà nước đối với dự án sử dụng vốn tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
- Bộ Tài chính tổ chức thẩm định và chấp thuận bỏ vốn đầu tư của Nhà nước
đối với dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh.
- 10 -
Bài Thuyết Trình – Luật Đầu Tư GVHD: TS. Nguyễn Đăng Liêm
- Hội đồng quản trị tập đoàn hoặc tổng công ty, giám đốc (trường hợp doanh
nghiệp không có Hội đồng quản trị) thẩm định chấp thuận việc bỏ vốn đối với dự án
đầu tư sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển.
- Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước thẩm định chấp thuận việc sử
dụng vốn Nhà nước để đầu tư theo quy ết định của Thủ tướng Chính phủ.
1.2.7. Về triển khai thực hiện dự án đầu tư.
Về triển khai thực hiện dự án đầu tư, nhằm bám sát các vấn đề thực tế đã nảy
sinh trong hoạt động đầu tư để làm rõ mối quan hệ giữa hoạt động đầu tư và hoạt động
xây dựng, Luật Đầu tư quy định khi triển khai thực hiện dự án đầu tư có xây dựng
công trình phải tuân thủ quy định về quản lý xây dựng của pháp luật xây dựng. Trong