Tiểu luận Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo trong xã hội Việt Nam

Cách đây hàng ngàn năm đạo phật đã hình thành ở Ấn Độ và được truyền bá khắp cõi Á Đông trong đó có Việt Nam. Đạo Phật thực chất là một triết học, sau này được tôn giáo hoá, nhưng đạo phật là một tôn giáo phật, một phương pháp giáo hoá con người, một phương pháp tu dưỡng dạy cho con người một triết lý sống một cuộc sống có đạo lý, có lý tưởng cao cả và đầy lòng vị tha. Kể từ khi ra đời cho tới nay đạo lý của đạo phật đã có những ảnh hưởng rất lớn tới đời sống và số phận của con người Việt Nam. Trải qua gần 20 thế kỷ tồn tại và phát triển Phật giáo đã trở thành xương máu của văn hoá dân tộc, đến mức khi đề cập đến cái gọi là tâm thức Việt Nam không thể không nói đến tâm thức Phật giáo. ở Việt Nam ảnh hưởng của đạo phật biểu hiện rõ nét nhất ở đời nhà Lý, nhà Trần và cho đến nay đạo phật cũng là tôn giáo có số lượng đệ tử đông nhất bằng 1/7 dân số cả nước.

doc13 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3162 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo trong xã hội Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Cách đây hàng ngàn năm đạo phật đã hình thành ở Ấn Độ và được truyền bá khắp cõi Á Đông trong đó có Việt Nam. Đạo Phật thực chất là một triết học, sau này được tôn giáo hoá, nhưng đạo phật là một tôn giáo phật, một phương pháp giáo hoá con người, một phương pháp tu dưỡng dạy cho con người một triết lý sống một cuộc sống có đạo lý, có lý tưởng cao cả và đầy lòng vị tha. Kể từ khi ra đời cho tới nay đạo lý của đạo phật đã có những ảnh hưởng rất lớn tới đời sống và số phận của con người Việt Nam. Trải qua gần 20 thế kỷ tồn tại và phát triển Phật giáo đã trở thành xương máu của văn hoá dân tộc, đến mức khi đề cập đến cái gọi là tâm thức Việt Nam không thể không nói đến tâm thức Phật giáo. ở Việt Nam ảnh hưởng của đạo phật biểu hiện rõ nét nhất ở đời nhà Lý, nhà Trần và cho đến nay đạo phật cũng là tôn giáo có số lượng đệ tử đông nhất bằng 1/7 dân số cả nước. Cũng bởi những lý do trên mà đề tài “ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo trong xã hội Việt Nam” theo em là một đề tài hay và hấp dẫn. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO I. Quá trình hình thành phật giáo Đạo phật ra đời vào đầu thế kỷ VI trước Công nguyên, người sáng lập là Siddharta (Tất Đạt Đa) sau này ông được người đời tôn vinh là SaKyamuni (Thích Ca Mô Ni), là Buddha (phật) Sau khi Siddharta mất, Phật giáo đã chia thành 2 bộ phận: Thượng toạ và Đại chúng. Phái Thượng tọa bộ (Theravada) chủ trương duy trì giáo lý cùng cách hành đạo thời đức phật tại tế, phái Đại chúng bộ (Mahasamghyka) với tư tưởng cải cách giáo lý và hành đạo cho phù hợp với thực tế. Khoảng thế kỷ II trước Công nguyên xuất hiện nhiều phái phật giáo khác nhau về triết học có hai phái đáng chú ý là phái Nhất thiết hữu bộ (Sarvaxtivadin) và phái Kinh lượng bộ (Sautranstika) Vào đầu Công nguyên, Phật giáo Đại thừa xuất hiện và chủ trương “tự giác, tự tha”, họ gọi những người đối lập là Tiểu thừa. Ở Ấn Độ, Phật giáo bắt đầu suy tàn dần từ thế kỷ IX và hoàn toàn sụp đổ trước sự tấn công của Hồi giáo vào thế kỷ XII II.Quá trình Phật giáo xâm nhập vào Việt Nam Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu công nguyên với chuyện cổ tích Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trụ sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng. Các truyền thuyết về Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La (Ksudra) trong khoảng các năm 168-189 Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ) được phiên âm trực tiếp thành “Bụt”, từ “Bụt” được dùng nhiều trong các truyện dân gian.Phật giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của Tiểu thừa, Bụt được coi là một vị thần chuyên cứu giúp người, trừ phạt kẻ xấu. Sau này vào thế kỷ thứ IV- V, do ảnh hưởng của Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ “Bụt” bị mất đi và được thay thế bằng từ “Phật” Phật giáo ăn sâu bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là Quốc giáo, ảnh hưởng tới tất cả mọi vấn để trong cuộc sống. Đến thời nhà Hậu, Lê thì nho giáo được coi là Quốc giáo và phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Đến đầu thế kỷ 18, vua Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo phật, chỉnh đốn xây chùa nhưng vì mất sớm nên việc này không đạt được nhiều kết quả. Đến thê kỷ 20 mặc dù ảnh hưởng mạnh của quá trình Âu hoá, phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đâud từ các đô thị miền nam với các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hoà và Thiện Chiếu. Tóm lại lịch sử phật giáo Việt Nam trải qua 4 giai đoạn: + Từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn hình thành và phát triên rông khắp. + Thời Đại Việt là giai đoạn cực thịnh + Từ thời Hậu Lê đến thế kỷ XIX là giai đoạn suy thoái. + Từ đầu thế kỷ XX đến nay là thời phục hưng. CHƯƠNG II ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO I. Mặt tích cực 1.Đạo phật đối với việc phát triển nền văn hóa Việt Nam. Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ I sau công nguyên kết hợp với phong tục,tập quán truyền thống dân tộc Việt Nam. Trải qua một khoảng thời gian dài, Phật giáo ở Việt Nam không ngừng phát triển, lớn mạnh và đã tạo lên một dấu ấn sâu đậm trong việc hình thành đạo đức, nhân cách con người Việt Nam, nền văn hóa Việt Nam. Những ảnh hưởng tích cực của phật giáo vẫn đang được con người Việt Nam phát huy để phục vụ cuộc sống. Nhân cách phật giáo đã góp phần làm nên nhân cách của con người Việt Nam ngày nay. Mặt tích cực là chấp nhận sự biến đổi của thế giới và con người, sống có nề nếp, trong sạch và giản dị, quan tâm đến nỗi khổ của người khác, thương người vị tha, cứu giúp người hoạn nạn, hành động thì lấy tự giác làm đầu . Tư duy người Việt có thêm một loạt khái niệm lấy từ phật giáo. Những khái niệm đó mang tính triết lý của người Việt, khiến tư duy người Việt mang tính khái quát hơn, trừu tượng hơn. Ngoài ra ảnh hưởng của phật giáo lên cách tư duy còn thể hiện ở quan niệm về sự phát triển của vạn vật qua 4 giai đoạn : sinh, trụ, dị, diệt, còn ở con người đó là sinh, lão, bệnh, tử. Đó là sự phát triển tự nhiên, tất yếu của mọi sự vật, hiện tượng, mọi sự sống.Các khái niệm ‘vô thường’ ‘vô ngã’ cũng ảnh hưởng nhiều đến hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam. Theo quan niệm nhà phật thì mọi sự vật, hiện tượng là sự kết hợp đông của những yếu tố bởi vậy chúng luôn vận động không ngừng. Phật giáo đóng góp một cách nhìn nhận thế giới động, phù hợp với sự phát triển sự vật. Khi quan sát thế giới bên ngoài, Phật giáo đã nhìn ra một mối quan hệ phổ biến, cơ bản giữa các sự vật hiện tượng đó là mối quan hệ nhân – duyên – quả. Thuyết này là sự phản ứng khái quát rút ra từ thế giới hiện tượng, đặc biệt là khi xem xét sự phát triển của tự nhiên. Cách nhận thức hợp lý này đã cung cấp cho người viết một cách suy nghĩ mang tính chất nhân quả để nhìn con người, cuộc sống, vạn vật “nhân nào, quả nấy”, “gieo gió, gặp bão”,… Các học giả đều cho rằng chưa có một học thuyết, một tôn giáo nào phân tích thế giới nội tâm, trong đó có tư duy sâu sắc như Phật giáo.Theo Phật học thì tư duy, ý thức của con người tựa như một dòng sông của ý niệm tuôn chảy không ngừng. Tuy khó hình dung nhưng Phạt giáo đã cung cấp cho ta một cái nhìn động về ý thức, tư duy.Phật giáo chỉ cho ta rằng muốn có tư duy,suy nghĩ đúng thì điều kiện cần là phải tập trung tư tưởng. Tư duy, ý thức của con người giống như ngọn đèn, nếu biết tập trung ánh sáng vào một điểm, hội tụ chúng lại thì điểm này trở nên rất sáng và mạnh.Vai trò của Thiền đối với tư duy cung giống như việc tập trung ánh sáng vậy. Nó là phương pháp khoa học. Phật giáo còn dạy muốn suy nghĩ thật khách quan cần phải có cái tâm bình tĩnh. Tâm bị thiêu đốt bởi tham lam, hận thù, si mê, tâm đứng ở nhị kiến, thích và không thích, yêu và ghét thì nhận thức không thể nào khách quan được. Muốn cho tâm được yên tĩnh, tỉnh táo thì việc đầu tiên là nên nghĩ và làm những điều thiện. Đạo Phật hướng người Việt tới việc suy nghĩ và làm những điều thiện, làm lành, lánh dữ. Tư tưởng từ bi bác ái, chủ trương khuyến khích thiện trừ ác, hỉ xả, cứu khổ, cứu nạn là những tư tưởng lôi cuốn đông đảo người Việt và trở thành lòng thương người, tính nhân đạo của họ. Chính vì quan tâm cứu vớt con người trước bất công đau khổ nên người Việt đã tiếp thu và ủng hộ nhiệt tình đạo Phật. Đạo Phật cũng đóng góp một khía cạnh phương pháp nhận thức quan trọng - đó là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, tinh thần và tự nhiên hay tâm và vật. Một mặt thì tâm và vật không tách rời nhau. Không có vật thì cũng chẳng có tâm. Ngược lại, không có tâm thì vật như thế nào cũng không biết. Nhưng điều quan trọng nhất trong sự đóng góp của Phật giáo không phải với tư cách là một thiết chế tôn giáo có tính chất biểu tượng mà chính với tính chất của một nền văn hóa chiều sâu có khả năng tác động sâu sắc, nuôi dưỡng và phát triển đời sống tâm linh của mỗi người: “Trong lịch sử Việt Nam Phật giáo có ảnh hưởng lâu dài từ đầu công nguyên cho đến ngày nay. Phật giáo đã để lại một phần không thể cắt bỏ trong tính dân tộc Việt Nam”. Hiển nhiên, Phật giáo với lịch sử hình thành và phát triển trong hơn hai mươi lăm thế kỷ phải có một nền văn hóa với những giá trị mang tính nhân loại. Thật vậy, những thành tố văn hóa dân tộc như ngôn ngữ,tư tưởng,niềm tin, tập quán, văn học, nghệ thuật…, không đâu là không có dấu ấn Phật giáo. Trong suốt hai ngàn năm qua, Phật giáo đã hòa quện vào lòng dân tộc, dung hợp với tín ngưỡng bản địa cũng như các tư tưởng khác tham gia vào xây dựng và bảo vệ dân tộc. Học giả Đào Duy Anh đã nhận định về tầm quan trọng của Phật giáo trong mười thế kỷ đầu: “Hán học ở Trung Quốc truyền sang nước ta từ đầu thời kỳ Bắc thuộc, thế mà mãi đên thời kỳ Đinh, Lê (thế kỷ thứ X) trong làng Nho học chưa thấy được người nào xuất sắc, mà chỉ trong Phật học mới thấy được những nhân tài giỏi. Như vậy thì ta có thể nói rằng trong lịch sử học thuật nước ta, thời đại ấy là thời đại Phật học độc thịnh”. Với sự dồng tình ủng hộ của nhân dân, Phật giáo đã có vị thế vững vàng và có sức lan tỏa mạnh, những công trình văn hóa Phật giáo phát triển không ngừng. Chùa chiền ngay từ buổi đầu không chỉ là những trung tâm sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng mà còn là cơ sở giáo dục, y tế, tư vấn về nhiều mặt trong đời sống xã hội,… Nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc Phật giáo như trung tâm Luy Lâu, các tu viện, tượng đài,… đã tạo nên những dấu ấn sâu đậm trong lòng dân tộc.Các tác phẩm văn học đầu tiên của nước ta trước thế kỷ XV hầu hết đều mang nội dung Phật giáo. Ngày nay, những nghệ thuật, kiến trúc đó vẫn còn tồn tại và được trùng tu sửa sang để làm nơi du lịch của khách thập phương và nơi lễ bái của nhân dân trong vùng. Những công trình đó tuy mang đậm dấu ấn Phật giáo nhưng vẫn là sáng tạo nghệ thuật dân gian phản ánh đời sống tinh thần của con người Việt Nam xưa. 2. Đạo phật đối với vấn đề chính trị, chiến tranh và hòa bình ở Việt Nam Đối với vấn đề chính trị kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã có ảnh hưởng không nhỏ vào đời sống chính trị xã hội. Ngày nay, người ta nhấn mạnh vai trò chính trị của các nhà sư thời Lý, Trần các nhà sư trở thành một tầng lớp phong kiến, tăng lữ có thế lực trong xã hội. Nhiều nhà sư tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị và giữ những cương vị quan trọng trong triều đình. Như sư Vạn Hạnh là người đã vận động đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua lập ra triều Lý. Ngày nay các nhà sư giữ những chức vụ cao trong giáo hội cùng tham gia vào hoạt động chính trị. Đối với vấn đề chiến tranh và hòa bình ở Việt Nam đạo Phật chủ trương từ, bi, hỉ, xả. Xã hội loài người thực hiện được bốn chữ từ, bi, hỉ, xả trong cuộc sống hàng ngày là một xã hội an lạc, hòa bình và hòa hợp giữa các dân tộc, không muốn cho chúng sinh nói chung loài người nói riêng tàn sát lẫn nhau.Theo đúng tinh thần trong giáo lý Phật, chiến tranh giải phóng dân tộc trong các nước chống xâm lược để mang lại hòa bình, hạnh phúc cho nhân dân, mang lại độc lập,tự do cho dân tộc là một cuộc phóng sinh vĩ đại, là một việc thiện, một việc chính nghĩa. Trong những năm gần đây, dân tộc Việt Nam đã liên tiếp tiến hành hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Thấm nhuần giáo lý Phật nói chung và luật giới sát nói riêng, Phật tử xuất gia ở hai miền Nam - Bắc đã tham gia trực tiếp chiến đấu chống giặc một cách anh dũng. Các đệ tử Phật đã nhận thức được đâu là chiến tranh xâm lược, đâu là chiến tranh vệ quốc và đã kiên quyết đứng về phái nhân dân. Đó chính là một việc thiện, một cuộc phóng sinh vĩ đại. II. Mặt tiêu cực Đặc điểm tư duy người Việt Nam ta trong truyền thống là hướng nội (Hướng nội là thiên về nghiên cứu thế giới tinh thần bên trong). Điều này hợp với người Việt trong cuộc sống đề cao cái tâm, lối sống tình cảm. Cách suy nghĩ và lối sống mang nặng màu sắc tình cảm, một mặt giúp nhân ta trong những thời hoạn nạn, thiên tai, địch hoạ… nhưng nó cũng làm hạn chế sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật. Đặc điểm tư duy người Việt là chú ý nhiều tới các quan hệ. Cùng một sự vật, hiện tượng chúng ta thường gặp hoặc quan tâm đến cấu trúc, bản chất hoặc nghiên cứu những mối liên hệ, quan hệ với những sự vật, hiện tượng khác. Đương nhiên Phương Đông chú trọng mối quan hệ nhiều hơn. Để chỉ những mối liên hệ, phật giáo có luật nhân quả. Nhân quả là chỉ mối quan hệ phổ biến mọi sự vật, hiện tượng. Không có cái tôi độc lập, không có thế giới tác dời tất cả những cái đó là những tương tác chặt chẽ và chỉ bị tách rời nhau trong tưởng tượng. Do vậy mà người phương Đông, Việt Nam theo đạo phật thường để ý đến nhiều mối quan hệ, chủ yếu cảm tính, đạo đức nên nhiều nhìn sai lệch, có tính chủ quan duy ý chí. Do đó người Việt Nam thường chú ý đến quan hệ họ hàng, làng xóm, xã hội sao cho khôn khéo, tế nhị. Ngày nay, các nhà sư giữ những chức vụ cao trong giáo hội cũng tham giavào hoạt động chính trị. Nhưng bên cạnh những công tác phục vụ cho cuộc sống xây dựng đất nước thì cũng có một số phần tử đã lợi dung chức vụ để gây rối. Và khi những người đại diện pháp luật can thiệp thì chúng cho đó là hành vi bắt bớ sư sãi, đàn áp phật giáo. CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Việc bảo tồn, phát huy văn hoá phật giáo là việc làm quan trọng để duy trì và phát triển văn hoá dân tộc, sự tồn sinh của dân tộc. Sự bảo tồn và phát huy ấy phải nằm trong một chiến lược lâu dài, cả vĩ mô và vi mô, bằng ý thức của cính những người lãnh đạo và khắp nhân dân. Để bảo vệ và phát huy văn hoá phật giáo cần lưu tâm đến một số điểm cơ bản sau đây: Đối với những di chỉ phật giáo, hãy dành cho chúng một vị trí khang trang xứng với tầm vóc của chúng, tạo mộ không khí du lịch tâm linh rộng rãi. Bảo tồn các cơ sở, tự viện, di tích, di sản văn hoá vật thể của Phật giáo. Khơi dậy truyền thống dân tộc, niềm tự hào dân tộc bằng chính trí tuệ, tình yêu và tâm hồn người Việt, không phải ở những chiến công, súng đạn hoặc lòng hận thù. Khuyến khích việc giữ gìn và phát huy các tập tục tốt đẹp của người phật tử (đền chùa, tham gia thực hiện các lễ lớn, ăn chay, thờ phật, bố trí, phóng sinh) khuyến khích nêu gương về nếp sống đẹp, các đức tính tốt (hoà thuận, từ bi, hỉ, xả); Tổ chức các đoàn thể sinh hoạt văn hoá trên cơ sở giáo lý Phật giáo, giúp thanh niên có môi trrường sinh hoạt vui chơi giải chí lành mạnh… Đăng tải trên những phương tiện truyền thông đại chúng những tác phẩm, những bài khảo cứu, bài viết có nội dung hướng về đạo, tránh xa những văn hoá dục lạc, đồi truỵ. Các phương tiên truyền thông đều có thể đóng góp hữu hiệu cho việc bảo tồn và phát huy văn hoá Phật giáo cần lỗ lực chuyển tải những nội dung trên. KẾT LUẬN Từ sự đồng hành của dân tộc và phật giáo trong lịch sử có thể đưa ra một số quy luật tổng quát là sự thăng trầm của lịch sử dân tộc luôn gắn liền với sự thăng trầm của phật giáo. Và bất cứ một triều đại nào biết tôn trọng và thực sự phát huy được những giá trị tinh hoa của phật giáo (như triều đại Lý, Trần) đều là những triều đại cường thịnh không nhưng về phương diện xã hội và cả về phương diện văn hoá. Trên tinh thần đó, có thể nói sự đóng góp vô giá và đặc biệt là trên phương diện tư tưởng và tinh thần. Có thể một mai nước Việt Nam ta sẽ phát triển mạnh trên phương diện kinh tế và cuọc sống vật chất của mỗi người sẽ được nâng cao hơn. Nhưng sự phát triển đó sẽ không trọn vẹn khi đời sống tinh thần và tâm linh của mỗi người trở lên nghèo nàn và héo úa và mối quan hệ giữa người với người, giữa người với môi trường không được cải thiện một cách cơ bản. Sự hoà giải liên minh giữa chính trị và tôn giáo là một điều cần thiết để có thể tạo ra một qua trình phát triển có tính chất quan bình và toàn diện cho đất nước. Lêi cam ®oan cña sinh viªn Bµi viÕt tiÓu luËn nµy cña em do chÝnh b¶n th©n em t×m kiÕm tµi liÖu, suy nghÜ vµ tù viÕt ra. Kh«ng sao chÐp tµi liÖu cña b¹n kh¸c, kh«ng nhê viÕt hé tiÓu luËn, kh«ng thuª viÕt hé. C¸c dÉn chøng trong bµi lÊy tõ c¸c tµi liÖu tham kh¶o, lêi v¨n do chÝnh b¶n th©n suy nghÜ s¸ng t¹o ra , kh«ng sao chÐp bÊt cø tµi liÖu nµo. C¸c tµi liÖu tham kh¶o www.dantri.com www.tintucvietnam.vn [1] TrÇn §×nh H­îu.vanhoaphatgiao.com [2] Theo häc gi¶ §µo Duy Anh .phoquang.org MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 2 CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO 2 I. Quá trình hình thành phật giáo 2 II.Quá trình Phật giáo xâm nhập vào Việt Nam 2 CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO 4 I. Mặt tích cực 4 1.Đạo phật đối với việc phát triển nền văn hóa Việt Nam. 4 2. Đạo phật đối với vấn đề chính trị, chiến tranh và hòa bình ở Việt Nam 7 II. Mặt tiêu cực 8 CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 10 KẾT LUẬN 11 Lêi cam ®oan cña sinh viªn 12 C¸c tµi liÖu tham kh¶o 12
Luận văn liên quan