Tiểu luận Ảnh hưởng của triết học phật giáo đến đời sống tinh thần người dân Việt Nam

Phật giáo xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ V trước Công nguyên do Siddhartha Gautama (563-483 TCN) s áng lập. Siddhartha Gautama là con của vua Suddhodana thuộc bộ tộc Shakya của nước Capilavaxtu, một nước nhỏ ở miền Đông Bắc Ấn Độ nằm dưới chân dãy Himalaya, nay thuộc Nepan. Nhìn thấy những khổ đau bất hạnh của chúng sanh, năm 29 tuổi, thái tử Siddhartha xuất gia đi tu để tìm con đường cứu vớt nỗi khổ loài người. Sau 7 năm theo các bậc chân tu khổ hạnh của truyền thống tu luyện Ấn Độ, Người vẫn chưa tìm ra chân lý. Cuối cùng, Người lang thang đến cánh rừng thiêng Uravela và ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề. Sau 3 ngày đêm suy ngẫm, Người phát hiện ra bản tính vô ngã, vô thường của thế giới. Tiếp tục ngồi dưới cây bồ đề thêm 49 ngày nữa để chiêm nghiệm tâm linh và giải thích thấu đáo bản chất của tồn tại, nguồn gốc của khổ đau. Từ đó trở đi, người ta gọi ông là Phật (Buddha), nghĩa là người đã giác ngộ, thấu hiểu chân lý. Ông xây dựng giáo đoàn Phật giáo để giảng giáo lý của mình, đệ tử tôn xưng ông là Thích Ca Mâuni-bậc hiền triết của dòng tộc Thích Ca. Để chấn chỉnh giáo lý, giáo luật, tổ chức từ thế kỷ V-VIII TCN, Đạo Phật đã triệu tập 3 cuộc đại hội ở nước Magađa. Nửa sau thế kỷ VIII TCN Đạo Phật truyền sang Xrilanca rồi đến Mianma, Thái Lan, Indonexia Đầu thế kỷ I SCN, đạo Phật triệu tập đại hội lần thứ 4 ở nước Cus an thông qua giáo lý của đạo Phật cải cách gọi là Đại thừa (giáo lý của đạo Phật cũ gọi là Tiểu thừa). Đại thừa được ví như cỗ xe lớn, con đường cứu vớt rộng, cứu vớt toàn bộ chúng sanh. Tiểu thừa được ví như cỗ xe nhỏ, con đường cứu vớt hẹp, cứu vớt cho chính mình. Phái tiểu thừa cho rằng chỉ có một Phật duy nhất là Phât Thích Ca, và chỉ có Phật Thích Ca mới cứu độ được chúng sanh, chỉ có những người xuất gia đi tu mới được Phật Thích Ca cứu với đưa đến Niết bàn (là cảnh giới yên tĩnh gắn liền với giác ngộ sáng suốt, không có phiền não khổ đau). Phái Đại thừa cho rằng Phật Thích Ca là phật cao nhất, ngoài ra còn có các Phật khác như Phật A Di Đà, Phật Di Lặc, Phật Đại Dược Sư Không chỉ có những người tu hành mà cả những người trần tục quy y Phật giáo cũng đều có thể được cứu vớt đưa đến Niết Bàn, nghĩa là có thể thành Phật

pdf14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2571 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Ảnh hưởng của triết học phật giáo đến đời sống tinh thần người dân Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học viên: Nguyễn Phương Tuấn 1 ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN VIỆT NAM Tiểu luận ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN VIỆT NAM Học viên: Nguyễn Phương Tuấn 2 ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN VIỆT NAM CHƯƠNG 1: TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO 1.1 Lịch sử triết học Phật giáo Phật giáo xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ V trước Công nguyên do Siddhartha Gautama (563-483 TCN) sáng lập. Siddhartha Gautama là con của vua Suddhodana thuộc bộ tộc Shakya của nước Capilavaxtu, một nước nhỏ ở miền Đông Bắc Ấn Độ nằm dưới chân dãy Himalaya, nay thuộc Nepan. Nhìn thấy những khổ đau bất hạnh của chúng sanh, năm 29 tuổi, thái tử Siddhartha xuất gia đi tu để tìm con đường cứu vớt nỗi khổ loài người. Sau 7 năm theo các bậc chân tu khổ hạnh của truyền thống tu luyện Ấn Độ, Người vẫn chưa tìm ra chân lý. Cuối cùng, Người lang thang đến cánh rừng thiêng Uravela và ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề. Sau 3 ngày đêm suy ngẫm, Người phát hiện ra bản tính vô ngã, vô thường của thế giới. Tiếp tục ngồi dưới cây bồ đề thêm 49 ngày nữa để chiêm nghiệm tâm linh và giải thích thấu đáo bản chất của tồn tại, nguồn gốc của khổ đau. Từ đó trở đi, người ta gọi ông là Phật (Buddha), nghĩa là người đã giác ngộ, thấu hiểu chân lý. Ông xây dựng giáo đoàn Phật giáo để giảng giáo lý của mình, đệ tử tôn xưng ông là Thích Ca Mâuni-bậc hiền triết của dòng tộc Thích Ca. Để chấn chỉnh giáo lý, giáo luật, tổ chức từ thế kỷ V-VIII TCN, Đạo Phật đã triệu tập 3 cuộc đại hội ở nước Magađa. Nửa sau thế kỷ VIII TCN Đạo Phật truyền sang Xrilanca rồi đến Mianma, Thái Lan, Indonexia… Đầu thế kỷ I SCN, đạo Phật triệu tập đại hội lần thứ 4 ở nước Cusan thông qua giáo lý của đạo Phật cải cách gọi là Đại thừa (giáo lý của đạo Phật cũ gọi là Tiểu thừa). Đại thừa được ví như cỗ xe lớn, con đường cứu vớt rộng, cứu vớt toàn bộ chúng sanh. Tiểu thừa được ví như cỗ xe nhỏ, con đường cứu vớt hẹp, cứu vớt cho chính mình. Phái tiểu thừa cho rằng chỉ có một Phật duy nhất là Phât Thích Ca, và chỉ có Phật Thích Ca mới cứu độ được chúng sanh, chỉ có những người xuất gia đi tu mới được Phật Thích Ca cứu với đưa đến Niết bàn (là cảnh giới yên tĩnh gắn liền với giác ngộ sáng suốt, không có phiền não khổ đau). Phái Đại thừa cho rằng Phật Thích Ca là phật cao nhất, ngoài ra còn có các Phật khác như Phật A Di Đà, Phật Di Lặc, Phật Đại Dược Sư… Không chỉ có những người tu hành mà cả những người trần tục quy y Phật giáo cũng đều có thể được cứu vớt đưa đến Niết Bàn, nghĩa là có thể thành Phật Kinh điển của Phật giáo gồm có khoảng 5000 quyển chia thành Tam tạng (Tạng Kinh, Tạng Luật, Tạng Luận). Tạng Kinh ghi lại những lời giảng của Phật Thích ca, giúp chúng sanh loại trừ phiền não để đạt đến niết bàn. Tạng Luật ghi lại những giới luật mà giáo đoàn Phật giáo đề ra đòi hỏi các đệ tử phải tuân theo để cho thân-tâm thanh tịnh. Tạng Luận ghi lại những lời luận bàn của các bâc cao tang nhằm làm sáng rõ ý nghĩa của những lời kinh, giúp người đời phân biệt được phải-trái, chính-tà. Sang đại hội lần thứ 4, các nhà sư được khuyến khích ra nước ngoài truyền đạo, từ Ấn Độ, Phật giáo Đại thừa lan truyền vào các nước Trung Á và Đông Á như Tây Tạng, Trung Hoa, Mông Cổ, Nhật Bản, và cả Bắc Việt Nam. Trong khi đó Phật giáo Tiểu thừa vẩn tồn tại phổ biến ở các nước Đông Nam Á như Xrilanca, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Nam Việt Nam… Học viên: Nguyễn Phương Tuấn 3 ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN VIỆT NAM Ngày nay, sự chia rẽ của Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa đã được thống nhất và khắc phục. Tư tưởng Triết học của Phật giáo phát triển mạnh mẽ, từ vấn đề nhân sinh sang những vấn đền bản thể, từ những vấn đề của đời sống hiện thực sang những vấn đề siêu hình phức tạp. 1.2 Quan điểm triết học Phật giáo nguyên thủy Tư tưởng Triết học cơ bản của Phật giao nguyên thủy được trình bày trong Tạng Kinh, chủ yếu nói về thế giới quan và nhân sinh quan của Phật Thích Ca. 1.2.1 Thế giới quan Phật giáo cho rằng Thế giới là thế giới vật chất, sự vật hiện tượng trong vũ trụ được gọi là vạn phát và không do một đấng linh thiêng nào sinh ra mà được tạo bởi những phần vật chất nhỏ bé nhất của vũ trụ gọi là Bản thể hay thực tướng. Đây chính là một điểm tiến bộ của Triết học Phật giáo, thể hiện cái nhìn duy vật tiến bộ và rất sớm . Các sự vật hiện tượng trong vũ trụ không đứng yên mà luôn luôn chuyển động, biến đổi, gọi là vô thường. Vạn vật biến đổi theo chu trình: sinh-trụ-dị-diệt. Phật giáo cho rằng không phải sự vật hiện tượng sinh ra mới gọi là sinh, chết đi mới gọi là chết mà trong sự sống có sự chết, chết không phải là hết mà là điều kiện để sinh thành cái mới. Sự biến đổi cũa vạn vật trong vũ trụ bị chi phối bởi quy luật nhân duyên. Trong đó nhân là cái mầm tạo thành quả, duyên là điều kiện, là phương tiện. Tức là sự vật hiện tượng trong vũ trụ đều do nhân duyên mà thành, nhân duyê n mà hợp thì sự vật sinh, nhân duyên tan thì sự vật diệt, tùy theo sự kết hợp của nhân duyên mà tạo thành các sự vật khác nhau. Sự vật hiên tượng không phải do một nhân duyên mà có thể do nhiều nhân duyên khác nhau tạo thành. Nhân duyên cũng không phải tự nhiên mà có mà nó do nhân duyên có trước tạo thành. Hệ thống nhân duyên là vô tận gọi là trùng trùng duyên khởi => Vạn vật trong vũ trụ có mối quan hệ mật thiết, nương nhờ, tác động và chi phối lẫn nhau => đây là một quan điểm triết học duy vật rất tiến bộ, đứng trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật, vô thần và xuất hiện tư tưởng biện chứng sơ khai. Quan điểm về không gian và thời gian: không gian và thời gian là vô tận, Phật giáo cho rằng thế giới vô cùng vô tận, nhiều như cá sông Hằng, nhưng vẫn đưa ra khái niệm để đo lường cụ thể. Về không gian: đưa ra khái niệm Tam thiên bao gồm: Đại thiên, Trung thiên, Tiểu thiên. Mỗi Tiểu thiên thế giới có hàng chục ngàn thế giới khác nhau. Về thời gian: đưa ra khái niệm Tam kiếp bao gồm Đại kiếp, Trung kiếp, Tiểu kiếp. Mỗi Tiểu kiếp có hàng chục triệu năm. Học viên: Nguyễn Phương Tuấn 4 ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN VIỆT NAM 1.2.2 Thuyết sắc không Sắc là cái có hình tướng, con người cảm nhận được, nghĩa là có. Không là cái không hình tướng, con người không cảm nhận được, nghĩa là không. Trong cái có đã chứa cái không, trong cái không đã chứa cái có. Trong ngày đã có đêm, trong đúng có sai… 1.2.3 Quan điểm về con người Quan điểm về sự sinh thành và cái chết: Sự sinh thành: Phật giáo nói rằng con người không phải do thần thánh sinh ra, mà là bộ phận của giới tự nhiên, là một phần đặc biệt của giới tự nhiên, bao gồm hai phần: Sinh lý: là phần vật chất bao gồm sương, da, lông, tóc,.. do bốn yếu tố vật chất tạo thành gọi là tứ đại: địa, thủy, hỏa, phong. (Trong đó: Địa tạo thành phần cứng như xương, lông, tóc,…; thủy tạo thành chất lỏng trong người như máu, mồ hôi,...; hỏa tạo thành thân nhiệt, phong tạo thành hơi thở.) Tâm lý (tinh thần, ý thức) bao gồm thụ (càm giác), tưởng (ảo tưởng), hành (ý muốn thúc đẩy hoạt động), thức (ý thức) biểu hiện bằng bảy yếu tố tình cảm gọi là thất tình: ái, ố, nộ, hỷ, lạc, ai, dục. Phần tâm lý dựa vào phần sinh lý và gắn liền với sinh lý. Cái chết: Chết chưa phải là hết gọi là chấp đoạn mà sao khi chết thì linh hồn bất tử tiếp tục đầu thai vào kiếp khác gọi là chấp thường. Phật giáo giải thích con người sau khi chết bằng 2 thuyết: Nghiệp báo và Luân hồi. Trong quá trình con người tồn tại thì do ngũ uẩn (sinh lý và tâm lý) tạo thành, con người có những hoạt động thiện và ác, từ đó tạo ra nghiệp và theo luật nhân quả những việc thiện ác đó tạo nên động lực, nguyên nhân tạo ra sự kết hợp của ngũ uẩn tiếp theo tức là tạo ra con người mới. Cứ như vậy, con người vào vòng luân hồi sinh tử không dứt từ kiếp này sang kiếp khác. Quan điểm về cái khổ và sự giải thoát: Mục đích cuối cùng xuyên suốt của tư tưởng Phật giáo là sự giải thoát chúng sinh thoát khỏi vòng luân hồi. Muốn giải thoát, Phật giáo đã đưa ra thuyết Tứ diệu đế, tức 4 chân lý vĩ đại bao gồm: Khổ đế, Nhân đế (Tập đế), Diệt đế, Đại đế. Khổ đế: là chân lý nói về sự khổ của người đời. Phật giáo khái quát trong thuyết Bát khổ: Sinh lý: sinh, lão, bệnh, tử ; sở cầu bất đắc khổ (điều con người muốn mà không đạt được), ái biệt ly khổ (xa lìa người mình thương yêu là khổ), oán tang hội khổ (sống với người mình không thích là khổ), ngũ thụ uẩn khổ (khổ vì sự hội tụ của ngũ uẩn). Học viên: Nguyễn Phương Tuấn 5 ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN VIỆT NAM Thuyết Bát khổ của nhà Phật cho ta thấy dường như cuộc đời con người ngoài cái khổ ra không còn cái gì khác. Đời là bể khổ, dù ở đâu làm gì cũng phải khổ, nước mắt chúng sinh chứa đầy bể khổ. Nhân đế: là chân lý nói về nguyên nhân tạo ra sự khổ. Nguyên nhân sâu sa tạo ra sự khổ là do thập nhị nhân duyên, tức 12 nhân duyên tạo ra chu trình khép kín của mỗi con người: vô minh, hành, thức, danh-sắc, lục nhập, xuất, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão-tử. Trong đó vô minh là căn nguyên, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Vô minh nghĩa là mê hoặc, tối tăm, nhầm lẫn, ngu dốt, đần độn…là trạng thái trí tuệ không đúng, vi thế sinh ra “vọng tâm chấp ngã” cho rằng cái ta trường tồn trên hết và vĩnh viễn, từ đó sinh ra vị kỷ, tham lam, dục vọng và có những hoạt động tương ứng, những hoạt động tương ứng đó đã tạo ra nghiệp (Tam nghiệp: thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp). Do đã tạo ra nghiệp, đặc biệt là nghiệp ác mà con người phải chịu đau khổ, không dứt ra khỏi vòng luân hồi sinh tử được. Diệt đế: là chân lý nói về khả năng có thể tiêu diệt được sự khổ nơi cuộc sống chúng sinh để đạt đến Niết bàn (Nivana). Niết bàn: Nghĩa rộng là trạng thái tâm hồn đã đoạn trừ được các rang buộc của trần thế, những đau khổ phiền não do vô minh, do tham dục gây ra; Nghĩa hẹp: là tâm hồn hoàn toàn được giải thoát. Niết bàn sẽ giải phóng cho tinh thần. Niết bàn bao gồm hai bộ phận: hữu dư niết bàn và vô dư niết bàn. Hữu dư niết bàn: là hình thức chỉ đạt được trong lúc con người đang mang thân ngũ uẩn, niết bàn ngay ở trong tâm của mình. Vô dư niết bàn: là hình thức chỉ đạt được sau khi lìa bỏ thân xác, niết bàn ở một thế giới vô tư mà ở đó ngự trị đức Phật, Chúa, Các Mác… Đạo đế: Là chân lý nói về con đường tu tập phải theo.Phật giáo chủ trương lấy trí tuệ để diệt trừ vô minh phá vòng luân hồi, lại vừa chủ trương lấy tu tập chuyên nghiệp để đạt đến sự giải thoát. Phép tu tập: bao gồm 6 con đường: Tứ niệm xứ: 4 nơi cần hướng sự suy nghĩ vào: thân, tâm, thụ, pháp. Tứ chính cần: 4 điều siêng năng chân chính trong tu tập để bỏ ác làm điều thiện. Tứ thần túc: 4 nơi nương tựa để định tâm (thiền, niệm, tinh tiến, tuệ). Ngũ căn, ngũ lực. Bát chính đạo và tam học. Trong những con đường tu tập thì bát chính đạo là quan trọn nhất, bao gồm: 1. Chính ngữ: giữ cho lời nói thanh tịnh, thẳng thắn, không nói hai lời, đơm đặt, giả dối. 2. Chính mệnh: sống bằng nghề nghiệp chân chính để tam nghiệp (tâm, khẩu, ý) được trong sạch. 3. Chính nghiệp: hành động phải chân chính, có lợi cho nhân sinh. 4. Chính tinh tiến: tiến tới trong con đường tu hành. Học viên: Nguyễn Phương Tuấn 6 ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN VIỆT NAM 5. Chính niệm: luôn suy nghĩ về chính pháp, gạt bỏ những suy nghĩ sai lệch, hoạt động bất chính. 6. Chính định: giữ cho thâm tâm vẳng lặng không vọng đông để trí tuệ bừng sáng. 7. Chính tri kiến: quan niệm chân chính về đạo, nhất là Tứ Diệu Đế. Các tư tưởng của Thập bát chính đạo tạo thành tam học: 1, 2, 3 gói thành tư tưởng về giới: ngũ giới, thập giới. là những điều răn cấm quy định giùp người tu hành không phạm phải những điều do tam nghiệp gây ra. 4 ,5, 6 hợp thành tư tưởng về định, giúp người tu hành không tán đoạn thân tâm, nhờ đó loại trừ được những ý nghĩ xấu. 7, 8 hợp thành tuệ: sự bừng sáng của tư duy. Trong tư tưởng của tam học thì giới là quan trọng nhất. Có thực hiện giới thì mới thực hiện định, từ đó tâm mới sáng để diệt trừ vô minh. Quan điểm của Phật đã tạo ra quan điểm nhân văn và khát vọng giải phóng cho con người ở chỗ hướng con người đến sự giải thoát, và sự giải thoát này không phải dành riêng cho giới nào, mà dành cho tất cả mọi người. Tuy nhiên quan điểm của tư tưởng Phật giáo và quan điểm của Các Mác, đó là: Hồi giáo, Phật giáo, Kitô giáo đều hướng đến giải thoát cho con người. Nhưng lý thuyết của những Đạo này không gắn vớit thực tiễn. Còn những quan niệm của Các Mác lại gắn liền tới thực tiễn. Con đường của Phật giáo vẫn theo phương pháp duy tâm, không khoa học; Mác quan niệm giải phóng là con đường (vừa có cả nhận thức, lý luận mà còn có cả đấu tranh cách mạng). Học viên: Nguyễn Phương Tuấn 7 ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN VIỆT NAM CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CON NGƯỜI VIỆT NAM 2.1 Sự du nhập và quá trình phát triển của Phật giáo vào Việt Nam Theo chân các nhà buôn, nhà truyền giáo Ấn Độ, Phật giáo vào nước ta vào khoảng thế kỷ thứ I và thứ II sau công nguyên. Sau đó, nối gót người Ấn Độ các nhà Phật giáo Bắc tông vào. Rồi những người tìm đường sang Trung Quốc, Ấn Độ học Phật trở về cũng tiếp tục truyền bá Phật giáo. Bằng những con đường khác nhau đó, Phật giáo, một tôn giáo chung của nhiều nước Nam Á và Đông Nam Á lúc bấy giờ cũng tìm được chỗ đứng ở Việt Nam. Nhưng Phật giáo có nguồn gốc ở xã hội Ấn Độ cổ đại vốn mang trong mình những đặc điểm của tư tưởng và tôn giáo, của con người và xã hội của quá khứ và hiên tại Ấn Độ lúc bấy giờ. Có những điều không phù hợp với con người và xã hội Việt Nam đương thời. Vì vậy để phát triển được ở Việt Nam, Phật giáo phải trải qua một quá trình thích nghi: Giai đoạn đầu của thời kỳ truyền bá Phật giáo vấp phải sự phản ứng của các tín ngưỡng cổ truyền của người Việt Nam, của tục thờ phụng tổ tiên, của lệ cúng bái thổ công và các thói quen thờ cúng .. . Người Việt Nam mang các tín ngưỡng trên không khỏi ngỡ ngàng trước Phật giáo. Họ đã xa lánh, thậm trí chê bai, đả kích. Thời kỳ sau của sự truyền bá, lúc Phật giáo đã làm quen với dân tộc nó vẫn còn liên tục bị sự mổ xẻ của một số người. Người ta đã đặt nó trên bình diện chính trị - xã hội để khảo nghiệm và thấy rằng ở Phật giáo có những điều không thích hợp. Do đó, nhiều người Việt Nam trong những thời kỳ khác nhau đã phê phán, kỳ thị Phật giáo như : Đàm Mĩ Mông (thế kỷ XII); Lê Quát, Trương Hán Siêu (thế kỷ XIV); Bùi Huy Bích, Phạm Nguyễn Du (thế kỷ XVIII); Phạm Quý Thích (thế kỷ XIX)... đều xem Phật giáo là điều có hại cho xã hội. Nhưng ở một phía khác, trên phương diện tín ngưỡng, người Việt Nam xưa lại tìm đến Phật giáo. Dần dần, họ đi đến tôn sùng và đề cao nó. Các vua Lý, vua Trần từ các thế kỷ XI đến XIV đều đề cao Phật giáo. Thời Lê, thời Nguyễn tuy tôn sùng Nho, nhưng vẫn để cho Phật giáo lưu hành. Lê Sát, Lê Ngân là những đại thần thời Lê sở và những hoàng thân, quốc thích thời Nguyễn trong nhà đều có chùa thờ Phật. Thậm chí Trương Hán Siêu trước chống Phật giáo sau lại theo Phật giáo. Còn quần chúng nhân dân thì lẳng lặng đi theo Phật giáo. Hai khuynh hướng phủ nhận và thừa nhận trên đã đan xen nhau, kế tiếp nhau trong lịch sử. Nhưng khuynh hướng thừa nhận mạnh hơn khuynh hướng phủ nhận và là khuynh hướng chung của lịch sử, làm cho Phật giáo trở thành một tôn giáo và là một hiện tượng triết học lâu dài của dân tộc. Học viên: Nguyễn Phương Tuấn 8 ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN VIỆT NAM Trở thành một hiện tượng đó, rõ ràng không phải là sự áp đặt, cũng không phải là sự lầm lỡ nhất thời, mà như là một sự tất yếu, một hiện tượng có tính quy luật, không thể khác trong hoàn cảnh lúc bấy giờ. Tính tất yếu trên ít nhiều đã có người đề cập. Một số người có kiến thức lịch sử lại có quan điểm hiện thực chủ nghĩa, không thể không công khai thừa nhận sự tồn tại hiển nhiên của Phật giáo. Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích thế kỷ XVIII đều thừa nhận một số yếu tố của Phật giáo. Thậm chí Lê Quý Đôn còn cho rằng chê bai tiên Phật là thái độ "hẹp hòi". 2.2 Ảnh hưởng về mặt chính trị xã hội Kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống chính trị xã hội nước ta. Từ thời xax xưa, người ta đã nhấn mạnh vai trò chính trị của các nhà sư thời Lý, Trần…, nhấn mạnh các hoạt động chính trị xã hội trong một số hoạt động của phật tử hiện đại. Đạo Phật là tôn giáo thịnh đạt nhất trong xã hội thời Lý Trần được coi như một quốcgiáo. Thời Lý Trần có rất nhiều nhà sư nổi tiếng trong cả nước, có uy tín và địa vị chính trị xã hội. Có thể kể đến các nhà sư Vạn Hạnh, Mãn Giác, Viên Thông, Minh Không, GiácHải, Pháp Loa, Huyền Quang. Nhà nước Lý ,Trần tôn chuộng đạo Phật, trong bối cảnh của sự khoan dung, hoà hợp tôn giáo “Tam giáo đồng nguyên”, chủ yếu là sự kết hợp giữa Phật Giáo và Nho giáo, giữa giáo lý và thực tiễn đời sống. Đạo Phật thời Lý Trần đã ảnh hưởng đến đường lối cai trị của nhà nước, là đối trọng tư tưởng của Nho giáo. Như vậy, rõ ràng rằng, Phật giáo đã đào tạo ra một tầng lớp trí thức mang tư tưởng yêu nước, ủng hộ cho nền độc lập của dân tộc và ủng hộ cho n hà nước phong kiến . Trong kh i đ ó , cùng với s ự du n hập của chữ Hán , Nh o giáo đã đào tạo ra một tầng lớp trí thức để làm quan cho chính quyền đô hộ. Ngày nay các nhà sư giữ chức vụ cao trong giáo hội cũng tham gia vào hoạt động chính trị càng cho thấy sự ảnh hưởng rõ nét của Phật giáo đến các hoạt động chính trị xã hội. 2.3 Ảnh hưởng về mặt tư tưởng Phật giáo ảnh hưởng đến tư tưởng người dân Việt rõ nhất qua hai thuyết Nghiệp báo và luân hồi. Thông qua hai thuyết này, Phật giáo hướng con người đến cái thiện, từ bỏ điều ác. Tư tưởng gieo nhân nào sẽ gặp quả ấy từ đó tồn tại một cách âm thầm trong suy nghĩ, lối sống của người Việt lúc nào không hay, thậm chí trẻ con chín, mười tuổi cũng biết câu “ác giả ác báo”. Từ đó, con người tự nhiên biết mình phải sửa chữa tính ác, tu tập tính thiện. Rồi khi tai ương ập đến thì họ lại cho rằng kiếp trước mình đã làm ác nên mới gặp khổ nạn kiếp này. Không than trời trách đất mà cố gắng sống thiện để chuyển hóa nghiệp trên Cho hay muôn sự tại trời Trời kia đã bắt làm người có thân Học viên: Nguyễn Phương Tuấn 9 ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN VIỆT NAM Bắt phong trần phải phong trần Cho thanh cao mới được phần thanh cao (Truyện Kiều_Nguyễn Du) Phật giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng người Việt Nam, khuyên răng con người tránh xa cái ác để có được cuộc sống yên vui cho hiện tại và mai sau. 2.4 Ảnh hưởng về mặt đạo lý Phật giáo ảnh hưởng về mặt đạo lý của người Việt đó là giáo lý từ bi, tinh thần hiếu hòa, hiếu sinh. Từ xa xưa, Nguyễn trãi đã biết: Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn Quân điếu phạt trước lo trừ bạo (Bình ngô đại cáo_Nguyễn Trãi) Và khi đại thắng quân Minh xâm lược, chẳng những ta không giết hại mà còn cấp thuyền bè, lương thực để họ về nước Thần vũ chẳng giết hại Thuận lòng trời ta mở đất hiếu sinh (Bình ngô đại cáo_Nguyễn Trãi) Tinh thần thương người của Phật giáo cũng ảnh hưởng rất sâu sắc trong lối sống người Việt Nam Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước thì thương nhau cùng Ngoài từ bi, người Việt còn chịu ảnh hưởng bởi đạo lý Tứ ân của Phật giáo. Tứ ân bao gồm: ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân chúng sanh. Trong đó, ân cha mẹ được đề cao trên hết. Phật giáo rất coi trọng hiếu đạo. Phật dạy: "muôn việc ở thế gian, không gì hơn công ơn nuôi dưỡng lớn lao của cha mẹ" (Kinh Thai Cốt) hay kinh Nhẫn Nhục dạy: "cùng tốt điều thiện không gì hơn hiếu, cùng tốt điều ác không gì hơn bất hiếu". Vì
Luận văn liên quan