Khủng hoảng tinh tế thế giới hiện nay là một vấn đề nan giải với tất cả các quốc gia, gây đau đầu cho các chuyên gia kinh tế. Họ đang trên con đường tìm hiểu nguyên nhân bản chất của cuộc khủng hoảng này để đi đến giải pháp tối ưu phục hồi nền kinh tế toàn cầu. Nhưng sự thật thì cái mốc “ tiêu điều” của nền kinh tế thực sự đã bắt đầu chưa? Liệu nền kinh tế đến thời điểm nào thì được phục hồi khi hậu quả khủng hoảng để lại cho Mĩ, liên minh Châu Âu (EU) và cả thế giới nói chung còn quá nặng nề. Việt Nam trong thời kì xây dựng đất nước cũng đã nếm trải dư chấn của những khủng hoảng và đại khủng hoảng trong quá khứ.Nhưng đứng trước cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới hiện tại sau khi nước ta vừa mới gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO thì Việt Nam đã và đang chịu những tác động như thế nào?Ý kiến của những chuyên gia kinh tế Việt Nam về vấn đề này có hợp lí và mang sức ảnh hưởng lớn tới quyết định của chính phủ? Mục đích nghiên cứu của tiểu luận này là nhằm tìm hiểu về tình hình Việt Nam trước cơn cuồng phong của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, những cái được và mất của chúng ta từ cuộc khủng hoảng. Đồng thời, bài học mà Việt Nam rút ra từ cuộc khủng hoảng kinh tế quốc tế này là gì để hướng đến một giải pháp khôi phục kinh tế tối ưu nhất.
16 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 14426 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Khủng hoảng tinh tế thế giới hiện nay là một vấn đề nan giải với tất cả các quốc gia, gây đau đầu cho các chuyên gia kinh tế. Họ đang trên con đường tìm hiểu nguyên nhân bản chất của cuộc khủng hoảng này để đi đến giải pháp tối ưu phục hồi nền kinh tế toàn cầu. Nhưng sự thật thì cái mốc “ tiêu điều” của nền kinh tế thực sự đã bắt đầu chưa? Liệu nền kinh tế đến thời điểm nào thì được phục hồi khi hậu quả khủng hoảng để lại cho Mĩ, liên minh Châu Âu (EU) và cả thế giới nói chung còn quá nặng nề. Việt Nam trong thời kì xây dựng đất nước cũng đã nếm trải dư chấn của những khủng hoảng và đại khủng hoảng trong quá khứ.Nhưng đứng trước cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới hiện tại sau khi nước ta vừa mới gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO thì Việt Nam đã và đang chịu những tác động như thế nào?Ý kiến của những chuyên gia kinh tế Việt Nam về vấn đề này có hợp lí và mang sức ảnh hưởng lớn tới quyết định của chính phủ? Mục đích nghiên cứu của tiểu luận này là nhằm tìm hiểu về tình hình Việt Nam trước cơn cuồng phong của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, những cái được và mất của chúng ta từ cuộc khủng hoảng. Đồng thời, bài học mà Việt Nam rút ra từ cuộc khủng hoảng kinh tế quốc tế này là gì để hướng đến một giải pháp khôi phục kinh tế tối ưu nhất.
Lý do em làm tiểu luận này là để nâng cao kiến thức về môn học, tăng cường hiểu biết về kinh tế thế giới. Đồng thời chia sẻ những thông tin kiến thức mà em tìm hiểu được.
Em xin chân thành cảm ơn cô Ngọc Lan đã cho em những bài giảng đầy bổ ích và các bạn đã chia sẻ thông tin kiến thức để em hoàn thành bài tiểu luận này. Do kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những sơ sài và những chỗ còn sai sót. Em kính mong cô thông cảm và góp ý để em có những bài tiểu luận sau tốt hơn.
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Khủng hoảng kinh tế là gì ?
Khủng hoảng kinh tế: Là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kì kinh tế.
Theo học thuyết kinh tế chính trị của Mác – Lênin: Khủng hoảngkinh tế chỉ khoảng thời gian biến chuyển rất nhanh sang giai đoạn suy thoái kinh tế, là căn bệnh kinh niên của chủ nghĩa tư bản theo chu kì 8 đến 12 năm lại tái phát. Chu kì kinh tế gồm bốn giai đoạn: khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh.
Bao gồm các xu hướng:
Xu hướng suy giảm tỷ suất lợi nhuận: Tích tụ tư bản gắn liền xu hướng chung của mức độ tập trung tư bản. Điều này tự nó làm giảm tỷ suất lợi nhuận rồi kìm hãm chủ nghĩa tư bản và có thể đưa đến khủng hoảng.
Tiêu thụ dưới mức: Nếu giai cấp tư sản thắng thế trong cuộc đấu tranh giai cấp với mục đích cắt giảm tiền lương và bóc lột thêm lao động, nhờ đó tăng tỷ suất giá trị thặng dư, khi đó nền kinh tế tư bản đối mặt với vấn đề thường xuyên là nhu cầu tiêu dùng không tương xứng với quy mô sản xuất và tổng cầu không tương xứng với tổng cung.
Sức ép lợi nhuận từ lao động: Tích tụ tư bản có thể đẩy nhu cầu thuê mướn tăng lên và làm tăng tiền lương. Nếu tiền lương tăng cao sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận và khi đạt đến một mức độ nhất định sẽ gây ra suy thoái kinh tế.
Thời gian khủng hoảng làm những xung đột giữa các giai tầng trong xã hội thêm căng thẳng, đồng thời nó tái khởi động một quá trình tích tụ tư bản mới. Có thể khẳng định rằng : Khủng hoảng là giai đoạn cơ bản của chu kì kinh tế tư bản chủ nghĩa như Các Mác khẳng định : “cản trở của nền sản xuất tư bản chính là tư bản”.
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU
Khủng hoảng và đại khủng hoảng kinh tế thế giới từ 1825 đến nay
Từ 1825 tới nay thế giới đã trải qua một số cuộc khủng hoảng nhỏ diễn ra trên khu vực và cả những cuộc khủng hoảng diễn ra trên quy mô toàn thế giới.Ba cuộc khủng hoảng kinh điển nhất là khủng hoảng bắt nguồn từ Anh 1825, đại khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và khủng hoảng kinh tế hiện nay bắt đầu bùng nổ từ 2008. Ngoài ra thế giới đã trải qua những cuộc khủng hoảng trên phạm vi châu lục như khủng hoảng ở Thái Lan 1997, khủng hoảng cơ cấu như khủng hoảng năng lược, nguyên liệu, dầu mỏ, tiền tệ….
1.1 Khủng hoảng “ thừa” lần đầu tiên ở Anh 1825
Bắt nguồn từ Anh và hậu quả để lại cho hầu khắp các quốc gia
Khủng hoảng vào năm 1825 ở Anh được coi là thảm họa tài chính toàn thế giới đầu tiên.Nó chính thức nổ ra trên quy mô thế giới từ 1847. Sau khi cuộc diễu hành giành độc lập đã lan đến Mỹ Latin, châu Âu đã nhập thêm vốn-tư bản cho lục địa đó, dẫn đến xuất khẩu và các món nợ quốc gia của những nước cộng hòa mới này tăng lên. Số vàng và bạc kiếm được ở Mỹ đã chuyển về cho nước Anh. Sự đầu cơ đông đảo vào các kim loại qúy hiếm đã làm cạn kiệt các ngân hàng nước Anh và dẫn đến phá sản thị trường vốn. Khủng hoảng đã lan ra phần lớn lãnh thổ Tây Âu và Mỹ Latin.
Khủng hoảng trong thị trường chứng khoán năm 1836-1837 đã bao phủ những quốc gia Anh, Đức và Hà Lan, gắn bó với những vốn đầu tư vô căn cứ được góp vào sự phát triển của những đường xe lửa. Và kết quả là toàn bộ hệ thống ngân hàng những nước đó bị tổn thương nghiêm trọng.
Vào năm 1857 một trong những khủng hoảng có quy mô lớn nhất thế kỷ 19 bùng nổ. Những công ty đường xe lửa bị phá sản hoàn toàn dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng quốc gia nhiều nước, rồi đến sự sập đổ của hệ thống ngân hàng toàn châu Âu.
Lý do khủng hoảng tiền tệ năm 1861 ở Mỹ là cuộc nội chiến giữa miền Nam và miền Bắc. Nhà nước đã không thể thanh toán được văn tự nợ sau khi vay ngân hàng. Khủng hoảng đã xuất hiện và kéo dài đến cuối cuộc chiến tranh.
1.2 Đại khủng hoảng 1929 – 1933
Ngày 24/10/1929 đi vào lịch sử nước Mĩ cũng như tư bản chủ nghĩa với cái tên “ ngày thứ năm đen tối”. Cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra đầu tiên ở Mĩ, diễn ra trong vòng 4 năm là cuộc khủng hoảng kéo dài và tàn phá nặng nề để lại hậu quả lâu dài nhất trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản, nó bao trùm tất cả các ngành kinh tế và lôi cuốn tất cả các nước trên thế giới.
a. Nguyên nhân:
Đại khủng hoảng 1929 -1933 là cuộc khủng hoảng do sản xuất “thừa”. Sự sản xuất bừa bãi, ồ ạt chạy theo lợi nhuận trong những năm ổn định của chủ nghĩa tư bản 1924 -1929 đã dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu hàng hóa ế thừa trước sức mua quá thấp của xã hội.
b. Diễn biến
Tháng 9-1929, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ nước Mĩ, là nước tư bản giàu nhất. Sản lượng công nghiệp ở Mĩ giảm 50%, trong đó gang, thép sụt xuống 75%, ô tô giảm 90%, 11500 xí nghiệp nhỏ và cả những xí nghiệp lớn bị phá sản. Nông thôn cũng bị tác động mạnh mẽ.
Để nâng cao giá hàng hoá và thu nhiều lời, các nhà tư bản kếch sù đã tiêu huỷ hàng hoá : cà phê, sữa, lúa mì, thịt, ...v.v... bị đốt hay đổ xuống biển chứ không được bán hạ giá. Cuộc khủng hoảng lan rộng đến các nước tư bản chủ nghĩa khác. Ở Anh, sản lượng gang năm 1931 sụt mất 50% , thép cũng sụt gần 50% , thương nghiệp sụt 60%. Ở Pháp, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ cuối năm 1930 và kéo dài đến năm 1936, sản lượng công nghiệp giảm 30%, nông nghiệp 40%, ngoại thương 60%, thu nhập quốc dân 30%.
c. Hậu quả
Cuộc khủng hoảng này đã diễn ra ở tất cả các ngàng kinh tế như nông nghiệp , công nghiệp thương nghiệp tài chính ( riêng Pháp khủng hoảng kéo dài đến 1936). Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng đầu tiên của CNTB
Sản xuất công nghiệp thế giới trung bình giảm 38%, riêng Mĩ giảm 46%, Đức âm 47% riêng Mĩ có 13 vạn công ty phá sản
Tài chính: Hàng nghìn nhà bang bị đóng cửa. Riêng Mĩ 10 vạn ngân hàng phá sản chiếm 40% tổng số ngân hàng thế giới.
Nông nghiệp: Hàng triệu ha cây trồng bị phá.Ở Mĩ 75% nông trại bị phá sản, người ta giết hàng tram gia súc và đổ xuống biển hàng trăm lít sữa.
Cuộc khủng hoảng đã gây ra tình trang tiêu điều của nền kinh tế để lại những hậu quả nghiêm trọng:
• Từ năm 1929 - 1932: trong 15 nước tư bản đã có tới 18 nghìn cuộc bãi công của công nhân với sự tham gia của 8,5triệu người.
• Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nền thống trị của chủ nghĩa tư bản ở các nước vì vậy đòi hỏi các nước phải tìm con đường để giải quyết hậu quả• Đối với các nước có nhiều thuộc địa như Anh, Pháp, Mĩ thì tìm cách đưa hàng sang các nước thuộc địa hoặc rút vốn đầu tư ở các thuộc địa. • Đối với các nước có ít thuộc địa như Đức, Nhật thì tìm cách phát xít hóa bộ máy chính quyền, tăng cường chạy đua vũ trang gây lại Chiến tranh thế giới (ở Đức năm 1933, Hít-le lên cầm quyền thiết lập chế độ phát xít. Ở Nhật năm 1936 chính quyền phát xít cũng được thiết lập).Sự ra đời của trục phát xít Ber-lin - Rôma-Tôkyô đã làm cho mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc ngày càng gay gắt làm bùng nổ nguy cơ của cuộc đại chiến thế giới thứ hai.
Lí giải bản chất nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay
Xuất phát từ khủng hoảng taÌ chính Mĩ cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đã trở thành một cuộc khủng hoảng toàn diện.Lúc đầu ta chưa thấy hết được tất cả cuộc khủng hoảng tưởng chỉ là khủng hoảng năng lượng rồi đến khủng hoảng thực phẩm, rồi đến tín dụng.Lúc đầu tưởng là lạm phát sau lại thành thiểu phát.
2.1: Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng
Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng kinh tế này là sự đầu cơ. Cuộc KH này đã chứng minh rằng việc tìm lợi nhuận ngắn ngày không có lợi cho túi tiền của người tiết kiệm lẫn nền kinh tế nói chung, vì người để dành không có phản ứng và phương tiện như các nhà tài chính quan sát thị trường thu lợi từ các cuộc KH. Việc tạo một quỹ để bù vào các thiếu hụt của thị trường lúc đầu tư dài hạn có lợi cho môitrường và công bằng xã hội. Nền kinh tế thật không phải dựa vào tiêu thụ các vật rẻ tiền mau hỏng và do các sự quảng cáo đẻ ra giá trị tăng thêm. Không thể dựa vào tín dụng để tiêu thụ được.
Hai cách nhìn khác nhau về khủng hoảng : KH còn có thể do hai nguyên nhân là mất cân đối toàn cầu hoặc buông lỏng quản lí.
Sự mất cân đối toàn cầu có thể hiểu là các khoản thặng dư thương mại khồng lồ của các quốc gia như Trung Quốc và thâm hụt thương mại không kém một số nước khác như Mĩ là nguyên nhân sâu sa gây ra khủng khoảng tài chính.
Ví dụ : một lượng tiền dư thừa từ quốc gia có tỉ lệ tiết kiệm cao như Trung Quốc và các nước xuất khẩu dầu lửa đã chảy vào Mĩ. Những dòng tiền này khiến lãi suất tại Mĩ được duy trì ở mức thấp và tạo ra sụ bùng nổ trong lĩnh vực cho vay tín dụng, sau đó sự tăng vọt cảu giá các loại tài sản nhà đất và chứng khoán. Rốt cục khi bong bóng vỡ khủng hoảng tài chính nổ theo.
Sự buông lỏng quản lí, hệ thống giám sát tài chính quy mô hạn chế cũng là nguyên nhân góp phần vào khủng hoảng
Ví dụ: Hệ thống tài chính phi ngân hàng một mạng lưới có độ ràng buộc lẫn nhau cực cao gồm các ngân hàng đầu tư hoặc các quỹ đầu cơ, các tổ chức cho vay địa ốc lại không nằm dưới sự giám sát chặt chẽ ( chẳng hạn các quy định về mức độ đủ vốn). Tuy nhiên các tổ chức lỏng lẻo trên lại khuyến khích các ngân hàng trốn tránh các quy định về mức vốn bằng cách đẩy rủi ro vào tổ chức.Dần dần các hệ thống tài chính phình to “quá lớn” để rơi vào cảnh đổ vỡ. Năm 2007 một số tính toán về tài sản cảu những tổ chức dạng ngân hàng nằm ngoài vòng kiểm soát lên đến 10.000 tỷ USD, lớn ngang với hệ thống ngân hàng thương mại có kiểm soát cảu đất nước.
2.2.Bắt đầu và chưa có “ hồi kết ”
Cuộc KH hiện nay đã diễn biến như sau:
Đầu tiên là cuộc KH subprime (lãi dưới chuẩn) diễn ra trên thị trường bất động sản Mỹ làm cho thị trường này suy sụp. Hoa kỳ là một nước tiêu thụ, tiết kiệm thấp nhất thế giới, do đấy các ngân hàng dùng bất dộng sản để thế chấp. Subprime là tín dụng do Ngân hàng trung ương Mỹ đề ra năm 2002 để các hộ nghèo có thể mua nhà, có lãi suất thay đổi, giá trị nhà tăng thì lãi suất sẽ giảm. Tín dụng này hoạt động tốt trong thời kỳ vàng son (2002-2006). Nhưng lúc tăng trưởng giảm giá bất độngsản giảm làm cho lãi suất tăng. Dân không trả nợ được làm cho ngân hàng bị phá sản.Các ngân hàng lớn cho ngân hàng nhỏ mượn tiền cũng bị ảnh hưởng phải bán cổ phần làm cho chỉ số chứng khoán giảm.
Sau đấy KH lan rộng sang các nước khác. Nhiều ngân hàng châu Âu cho ngân hàng Mỹ vay để thực hiện subprime. Các ngân hàng không tin nhau, không cho nhau vay làm cho thiếu tiền . Các ngân hàng phải bán cổ phiếu và rủi ro cho đầu tư.
Các ngân hàng trung ương can thiệp. Lúc ngân hàng trung ương bơm sốtiền cho các ngân hàng tư nhân vay nhiều thì tạo ra lạm phát.và rủi ro cho đầu tư. Lúc các ngân hàng thắt chặt tín dụng, tăng lãi suất và giảm thời hạn cho vay thì đầu tư giảm và tăng trưởng giảm, việc làm giảm, tiêu dùng và đầu tư giảm, doanh nghiệp . Và ngân hàng không khôi phục được.Đó là kết quả của toàn cầu hóa.
Tóm lại, cuộc khủng hoảng này là
Đó là hậu quả của việc các ngân hàng Mỹ cho các hộ không có khả năng trả vay tiền
Là hậu quả của hệ thống tài chính TBCN, của ưu tiên cho các nhà tài chính , do đầu cơ trong bất động sản, do chính sách công nghiệp hóa không có chiến lược, chạy theo lợi nhuận trước mắt tạo ra các bong bóng tài chính
Là kết quả của chính sách tự do mới không có điều tiết
Là kết quả của toàn cầu hóa không có biên giới, không có điều tiết.
Là kết quả của sự chuyên chính Mỹ
Đầu cơ chứng khoán là cơ sở của sự không ổn định của thị trường.
2.3. Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hiện nay
Sau đây là bảng khảo sát diễn biến của kinh tế quốc tế 2008 đến nay
2/1: Giá dầu thô lần đầu tiên vượt 100 USD một thùng
16/3: Bear stears tuyên bố phá sản kéo theo sự đổ vỡ của các định chế tài chính vào các tháng tiếp theo
14/9:Bank America mua lại Merrill Lynch
28/9: Ngân hàng Bradford và Bingley phá sản (Anh)
29/9: Quốc hội Mĩ bác bỏ kế hoạch 700 tỷ USD khiến Dow Jones sụt giảm lớn nhất lịch sử 778 điểm, và phố Wall mất 1.200 tỷ USD
7/10: Anh chi 88 tỉ USD cứu hệ thống ngân hàng
10/11: Trung Quốc chi gần 600 tỉ USD kích thích kinh tế
14/11: 15 nước Châu Âu thừa nhận lâm vào suy thoái
17/11: Nhật thông báo đã suy thoái
Nhận xét: Qua bảng khảo sát này ta có thể thấy khủng hoảng kinh tế lan tràn trên quy mô toàn cầu, ảnh hưởng toàn diện đến mọi lĩnh vực kinh tế. Những nước và khu vực trong quá khứ có tiềm lực mạnh về kinh tế vẫn không tránh khỏi những ảnh hưởng nặng nề. Tất cả đều đang vực dậy nền kinh tế nhưng chưa nhìn thấy hiệu quả rõ ràng.
Bước vào quý IV, cuộc khủng hoảng kinh tế được đẩy lên một nấc thang mới khi nền tài chính và kinh tế của nhiều quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng.
Theo các chuyên gia Kinh tế KH của Anh Mỹ là mô hình tự do chủ nghĩa mới. Cuộc khủng hoảng này đã chấm dứt giai đoạn thống trị của chủ nghĩa tụ do mới .Phố Wall gặp thảm họa ngày càng rõ.CNTB đang gặp vấn nạn về tài chính ngân hàng.Chính phủ Mĩ và Anh phải quốc hữu hóa một số ngân hàng để cứu cuộc khủng hoảng.
Iceland là nước đầu tiên có nguy cơ phá sản trên quy mô quốc gia. Cơn bão khủng hoảng tài chính do cho vay bất động sản dưới chuẩn tràn lan đã nhấn chìm hệ thống ngân hàng của quốc gia từng có thu nhập đầu người cao nhất thế giới. Chính phủ Iceland đã phải đóng cửa thị trường chứng khoán, và quốc hữu hóa những ngân hàng hàng đầu.Từ đó, đồng nội tệ krona của nước này mất giá trầm trọng và gần như bị xóa sổ.
Tại châu Á, kinh tế Hàn Quốc cũng báo động đỏ khi đồng won mất giá hơn 40% kể từ đầu năm và hiện ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Chính phủ Hàn Quốc đã phải thực hiện một số biện pháp khẩn cấp như cắt giảm lãi suất và bơm tiền vào hệ thống tài chính.
Trước tình hình trên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã phải can thiệp bằng cách bơm tiền vào Iceland, Hungary, và Ukraine để ngăn chặn những kết cục tồi tệ hơn có thể xảy ra.
Nhiều nền kinh tế lớn, bắt đầu từ Nhật, và EU tuyên bố rơi vào suy thoái.Mỹ, lần đầu tiên sau 8 năm, chính thức thừa nhận đã lâm vào tình trạng trên từ tháng 12/2007.Điều tương tự cũng xảy ra với Nga, cường quốc kinh tế lớn thứ 4 thế giới. Giá dầu sụt giảm mạnh cùng với đó là nhu cầu xây dựng đi xuống ảnh hưởng nghiêm trọng tới hai mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Nga là dầu mỏ và kim loại, góp phần khiến quốc gia này rơi vào suy thoái.
Tình trạng đóng băng của hệ thống tài chính tiếp tục dẫn đến sự giảm sút trong các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng như chi tiêu của người dân. Hệ quả của tình trạng trên là nhiều doanh nghiệp phá sản và đẩy tỷ lệ thất nghiệp tại nhiều quốc gia tăng cao, chi tiêu và chỉ số lòng tin của người tiêu dùng rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.
Trong ba tháng, tính tới cuối tháng 9, đã có hơn 30.000 doanh nghiệp Mỹ phá sản. Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia này tính tới 6/12 đã lên tới 6,7%, mức cao nhất trong vòng 15 năm qua. Ngoài ra, một số kỷ lục buồn tồn tại hàng chục năm về số người mới thất nghiệp theo tuần và tháng cũng đã bị phá trong quý IV.
Chưa dừng lại ở đó, mọi chuyện còn có thể tồi tệ hơn nữa nếu ba nhà sản xuất xe hơi hàng đầu là Ford, General Motors (GM), và Chrysler phá sản. Với việc doanh số bán xe trong tháng 10 của Mỹ tụt xuống mức thấp nhất trong vòng 25 năm qua, và dự đoán sẽ tồi hơn do khủng hoảng tài chính, ba đại gia trên đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, mà trước mắt là cạn kiệt tiền mặt.
CHƯƠNG III: ẢNH HƯỞNG KHỦNG HOẢNG KINH TẾ ĐẾN VIỆT NAM
Theo nhận định của hầu hết các chuyên gia kinh tế, chuyên gia tư vấn tiền tệ thì khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra không có nhiều tác động trực tiếp đến tài chính Việt Nam, nhưng nền kinh tế lại có khả năng sẽ bị ảnh hưởng lớn.
Do hệ thống tài chính Việt Nam chưa hội nhập chung với hệ thống tài chính toàn cầu, chúng ta chỉ mở tài khoản vốn vào mà hầu như chưa mở cửa dòng ra, do vậy lượng tiền việt Nam đầu tư vào chưa đáng kể và dòng vốn đổ trực tiếp vào Việt Nam chưa nhiều. Những tác động chính từ cuộc khủng hoảng hiện tại đối với hệ thống tài chính Việt Nam chủ yếu là yếu tố tâm lí. Thấy Dow Jones sụp thì VN- Index cũng xuống theo, trong khi hai thứ dường như không liên quan gì với nhau.
Để xem xét ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế Mỹ tới Việt Nam cần xem xét mối quan hệ giữa hai nước.Mối quan hệ này bao gồm tất cả các lĩnh vực hội nhập trong đó hai lĩnh vực chính là xuất nhập khẩu và quan hệ vốn. Tất cả những mối quan hệ này ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế Việt Nam, đặc biệt khi nền kinh tế đã mở cửa, có quan hệ đan xen với cả Mỹ và thế giới”
Tình hình này sẽ tác động tiêu cực đến kinh tế nước ta.Một trong những ảnh hưởng nặng nề là xuất khẩu.
Những cái mất của Việt Nam khi đối diện với khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Thứ nhất, thâm hụt thương mại gia tăng. Trong thời gian tới kinh tế Mỹ nói riêng, toàn cầu nói chung sẽ rơi vào tình trạng suy thoái, tốc độ tang trưởng giảm sút. Hệ lụy là đối với các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ giảm, trong khi cung với những mặt hàng nhập khẩu tăng. Điều này làm cho thâm hụt ngoại thương Việt Nam gia tăng nhất là tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng vượt quá 160% GDP
Thứ hai, sụt giảm đầu tư do sự sụt giảm của dòng vốn bên ngoài chảy vào. Trong quá khứ ta có vốn dầu tư trực tiếp, gián tiếp, vay nợ và kiều hói chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư ở Việt Nam. Hiện tại, do chi phí vốn đắt đỏ và thị trường xuất khẩu bị thu hẹp nên dòng vốn chảy vào Việt Nam cạn hơn. Thêm vào đó thế giới khó khăn, thu nhập người lao động giảm sút nên lượng kiều hối gửi về cũng giảm.
Thứ ba, tiêu dùng giảm sút cán cân thanh toán trở nên xấu đi. Khi sản xuất bị thu hẹp một số người có khả năng mất việc làm, hay chí ít là thi nhập bị giảm cộng với dòng kiều hối sụt giảm kéo theo sự sụt giảm trong tiêu dùng của cá hộ gia đình.
Thứ tư, đối với khu vực doanh nghiệp, điều đáng lo ngại là tình trạng cạn kiệt tín dụng trreen thế giới lại xảy ra đúng lúc tín dụng dành cho khu vực daonh nghiệp ở Việt Nam đang khan hiếm và lãi suất cho vay vẫn duy trì ở mức tương đối cao. Con đường phía trước của các doanh nhân Việt Nam thật sự khó khăn.
Qua cuộc khủng hoảng này chúng ta có những cơ hội
Tác động của khủng hoảng tới Việt Nam mang tính gián tiếp chứ không dẫn đến đổ vỡ mang tính hệ thống. Chúng ta vẫn có những cơ hội:
Thu hút vốn đầu tư. Dòng vốn thế giới chắc chắn sẽ tập trung vào những nới có môi trường chính trị và kinh doanh ổn định, Việt Nam đan