Tiểu luận Ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam hiện nay

Thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay mặc cùng tồn tại rất nhiều tôn giáo ở Việt Nam như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Đạo Cao Đài, Hoà Hảo, Cơ đốc giáo, Mỗi một tôn giáo đều có một vị trí, vai trò và những ảnh hưởng nhất định trong đời sống văn hóa - xã hội. Trong đó, Phật giáo vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội và tinh thần người Việt Nam. Sự lớn mạnh của Phật giáo, sự chi phối đời sống tinh thần toàn xã hội của Phật giáo đã khiến nhiều nhà nho trong lịch sử không hiểu được và thắc mắc. Lê Quát, một nho sĩ thế kỷ XIV phàn nàn rằng: " Nhà Phật lấy hoạ phúc để cảm lòng người, sao được người ta tin sâu bền thế? " (Đại việt sử ký toàn thư). Nhìn vào đời sống xã hội và tinh thần người Việt Nam trong thời gian qua, ta thấy qua nhiều biểu hiện Phật giáo đang được phục hồi và phát triển. ở nhiều vùng đất nước số người theo Phật giáo ngày càng đông, số gia đình Phật tử xuất hiện ngày càng nhiều, lễ hội Phật giáo và sinh hoạt Phật giáo ngày một có vị trí cao trong đời sống tinh thần xã hội. Hiện nay, trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên CNXH, chủ nghĩa Mác - Lênin là tư tưởng chủ đạo, là vũ khí lý luận của chúng ta nhưng bên cạnh đó, bộ phận kiến trúc thượng tầng của xã hội cũ vẫn có sức sống dai dẳng, trong đó giáo lý nhà Phật đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng tình cảm của một số bộ phận lớn dân cư Việt Nam. Việc xoá bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của nó là không thể thực hiện được nên chúng ta cần vận dụng nó một cách hợp lý để góp phần đạt được mục đích của thời kỳ quá độ cũng như sau này. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu, đánh giá những mặt hạn chế cũng như tiến bộ, nhân đạo của Phật giáo, những nhân tố nào cần phát huy trong điều kiện mới và bằng cách nào để có thể phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam là vấn đề cấp thiết đang đặt ra và cần làm sáng tỏ.

doc24 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6325 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay mặc cùng tồn tại rất nhiều tôn giáo ở Việt Nam như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Đạo Cao Đài, Hoà Hảo, Cơ đốc giáo, … Mỗi một tôn giáo đều có một vị trí, vai trò và những ảnh hưởng nhất định trong đời sống văn hóa - xã hội. Trong đó, Phật giáo vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội và tinh thần người Việt Nam. Sự lớn mạnh của Phật giáo, sự chi phối đời sống tinh thần toàn xã hội của Phật giáo đã khiến nhiều nhà nho trong lịch sử không hiểu được và thắc mắc. Lê Quát, một nho sĩ thế kỷ XIV phàn nàn rằng: " Nhà Phật lấy hoạ phúc để cảm lòng người, sao được người ta tin sâu bền thế? " (Đại việt sử ký toàn thư). Nhìn vào đời sống xã hội và tinh thần người Việt Nam trong thời gian qua, ta thấy qua nhiều biểu hiện Phật giáo đang được phục hồi và phát triển. ở nhiều vùng đất nước số người theo Phật giáo ngày càng đông, số gia đình Phật tử xuất hiện ngày càng nhiều, lễ hội Phật giáo và sinh hoạt Phật giáo ngày một có vị trí cao trong đời sống tinh thần xã hội. Hiện nay, trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên CNXH, chủ nghĩa Mác - Lênin là tư tưởng chủ đạo, là vũ khí lý luận của chúng ta nhưng bên cạnh đó, bộ phận kiến trúc thượng tầng của xã hội cũ vẫn có sức sống dai dẳng, trong đó giáo lý nhà Phật đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng tình cảm của một số bộ phận lớn dân cư Việt Nam. Việc xoá bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của nó là không thể thực hiện được nên chúng ta cần vận dụng nó một cách hợp lý để góp phần đạt được mục đích của thời kỳ quá độ cũng như sau này. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu, đánh giá những mặt hạn chế cũng như tiến bộ, nhân đạo của Phật giáo, những nhân tố nào cần phát huy trong điều kiện mới và bằng cách nào để có thể phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam là vấn đề cấp thiết đang đặt ra và cần làm sáng tỏ. Vì khuôn khổ của một tiểu luận là có hạn, nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu khía cạnh “ảnh hưởng nhân sinh quan phật giáo trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận của mình. Chương 1. Khái quát về Phật giáo và nội dung nhân sinh quan Phật giáo 1.1. Sơ lược lịch sử hình thành Phật giáo Đạo Phật hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VI (TCN), người sang lập là thái tử Sidharta, người đời sau gọi là đức Phật. Phật đà (Buddha) không phải là tên riêng. Đó là một quả vị, có nghĩa là người Giác ngộ (Giác giả), người Tỉnh thức, hoặc là người Biết như thật. Tên riêng của Đức Phật là Sĩ-đạt-đa Cồ-đàm (Siddhattha Gotama). Tuy nhiên, ngày nay có rất ít người dùng tên gọi nầy. Chúng ta thường gọi Ngài là Đức Phật, hoặc Đức Phật Cồ-đàm. Đức Phật sống vào khoảng 25 thế kỷ trước tại vùng Bắc Ấn độ. Ngài sinh ra là một vị hoàng tử của vương quốc Thích-ca (Sakya) tại vùng chân núi Hy mã lạp sơn, ngày nay thuộc nước Nepal. Ngài sống trong nhung lụa, có một thời niên thiếu cao sang, kết hôn với công chúa Da-du-đà-la (Yasodhara), và có một người con trai tên là La-hầu-la (Rahula). Nhưng, bản thân Thích Ca không muốn kế vị lãnh đạo quốc gia, ngược lại, ngài rời bỏ hoàng cung theo các nhà tư tưởng học tập, cuối cùng Thích Ca tự mình sáng lập học thuyết, truyền bá khắp nơi, phát triển thành một tôn giáo. Một lần nọ, khi Ngài đánh xe ngựa dạo chơi trên đường phố, Ngài thấy được bốn cảnh vật làm thay đổi các tư duy của Ngài. Ngài thấy một cụ già run rẩy, một người bệnh rên siết, và một tử thi sình thối. Ba cảnh nầy khiến Ngài suy nghĩ rất nhiều và quyết tâm tìm một phương cách để giúp nhân loại và để tìm một ý nghĩa chân thật của đời sống. Cảnh vật thứ tư là cảnh của một vị du tăng bình an tĩnh lặng đã khiến cho Ngài có một niềm hy vọng là đó có thể là một con đường để tìm ra Chân Lý, thoát khỏi hoạn khổ. Vào lúc 29 tuổi, thái tử Sĩ-đạt-đa rời hoàng cung, rời gia đình vợ con, gia nhập đời sống của một đạo sĩ khất thực trong 6 năm, đi tìm con đường diệt khổ. Vào đêm trăng rằm tháng Tư, khi ngồi thiền dưới cội cây Bồ đề ở Gaya, Ngài tìm được lời giải đáp và giác ngộ. Lúc đó, Ngài được 35 tuổi. Đấng Giác Ngộ giờ đây được gọi là Đức Phật. Ngài đi đến Sa-nặc (Sarnath) gần thành phố Ba-na-lại (Benares) và thuyết giảng bài pháp đầu tiên - Chuyển Pháp Luân - tại khu vườn nai (Lộc Uyển). Trong 45 năm tiếp theo, Ngài du hành từ nơi nầy sang nơi khác, giảng dạy về con đường giác ngộ cho những ai hữu duyên và sẵn sàng tu học, và Ngài thành lập một giáo đoàn các vị tỳ kheo (nam tu sĩ) và tỳ kheo ni (nữ tu sĩ) thường được gọi là Tăng đoàn (Sangha). Trong suốt cuộc đời hoằng hóa, dù phải đối phó với nhiều trở ngại, Đức Phật lúc nào cũng giữ một phong thái an nhiên tự tại, và ngay cả trong giờ phút lâm chung, Ngài vẫn bình thản cho dù thân xác đã suy yếu. Ngay trong giờ phút cuối cùng đó, Ngài vẫn tiếp tục giảng dạy và khuyên bảo các đệ tử để họ tiếp tục tu tập theo giáo pháp của Ngài: --"Nầy các tỳ kheo, Như Lai khuyên quý vị rằng mọi pháp hữu vi đều vô thường, quý vị hãy tinh tấn với chánh niệm". Đó là những lời cuối cùng của đức Phật, và Ngài nhập diệt vào năm 80 tuổi, trong năm 543 trước Công Nguyên. Sự ra đời của Phật giáo cách đây hơn 2.500 năm là một cuộc cách mạng trong xã hội Ấn Độ cổ đại bởi vì đạo Phật đã xóa bỏ những thể chế giai cấp truyền thống, những tín ngưỡng lỗi thời và những quan điểm triết học thịnh hành để hình thành nên một tín ngưỡng có thể được gọi là tinh thần khoa học và lý trí. Kể từ đó trở đi Phật giáo đã lan truyền khắp các nước Á Châu giống như một cơn lũ và có ảnh hưởng rất nhiều đến truyền thống, văn hóa, phong tục của người dân bản địa. Người ta thường gọi tôn giáo này là một tôn giáo, một nền triết học, một tín ngưỡng và một cách sống uốn nắn một nền văn hóa mới và văn minh tân tiến. Một tinh thần tân sáng tạo trong nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc hội họa và văn học, trong thực tế toàn bộ cung bậc của những nổ lực của con người trong mỗi quốc gia Á Châu là kết quả quyết định nhất từ sự ảnh hưởng của Phật giáo. 1.2. Nhân sinh quan Phật giáo 1.1.1. Vị trí nhân sinh quan Phật giáo trong tư tưởng triết học Phật giáo Ph.Ăngghen đã nói: "Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế". Điều đó có nghĩa là, tôn giáo do con người sáng tạo ra, tôn giáo không sáng tạo ra con người song lại có ảnh hưởng lớn tới đời sống của con người trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự ra đời của Phật giáo - một trong mười tôn giáo lớn trên thế giới - Phật giáo đang chiếm vị trí sâu rộng trong đời sống tinh thần của con người, trong đó có Việt Nam. 1.1.2. Nội dung nhân sinh quan Phật giáo Triết học Phật giáo đã đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề của tư duy triết học. Đó là những vấn đề thuộc bản thể luận, nhận thức luận và nhân sinh quan triết học. Nhân sinh quan Phật giáo là một hệ thống gồm các quan điểm về con người, đời sống của con người. *Về con người Phật giáo tập trung ở học thuyết cấu tạo con người, học thuyết về sự xuất hiện và tái sinh. Theo Phật con người được cấu tạo từ những yếu tố thể hiện trong thuyết Danh sắc và thuyết Lục đại. Thuyết Danh sắc: Con người được cấu tạo từ hai yếu tố vật chất và tinh thần. Thuyết Lục đại: Con người được cấu tạo từ sáu yếu tố: Thuyết Ngũ ẩn: Xem con người được cấu tạo từ năm yếu tố. Trong các thuyết về cấu tạo con người của Phật giáo, thì thuyết Ngũ uẩn là phổ biến hơn cả. Có bốn loại thực: Đoạn thực: Thức ăn là động, thực vật, thức ăn vật chất, là cơm ăn nước uống hàng ngày. Xúc thực: Thức ăn là những cảm xúc, cảm giác. Tư thực : Thức ăn là sự suy tư, nghĩ ngợi. Thức thực: Thức ăn là tinh thần, là thức ăn ở cõi vô sắc, sống bằng tinh thần thanh cao. Phật giáo quan niệm sự vật đều luôn vận động biến đổi, không có cái gì là thường hằng, bất biến. Còn tương tục vô thường chỉ trong một chu kỳ nối tiếp nhau đều có sinh - trụ - dị - diệt (đối với sinh vật), hay thành - trụ - hoại - không (đối với sự vật), đối với con người là sinh - lão - bệnh- tử. Quan niệm của nhà Phật cho rằng, con người là sự kết hợp động của những yếu tố động, cho nên là giả tạm, suy cho cùng là vô ngã. Học thuyết nhân quả của Phật giáo cho rằng, con người gieo nhân nào hưởng quả ấy, ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão. Theo quan niệm của Phật giáo, xét đến cùng muôn vật trong vũ trụ là hệ thống nhân duyên của nhau, cứ thế sinh sinh diệt diệt mãi nối tiếp nhau vô cùng tận. Thân xác con người được đề cập trong các thuyết Danh sắc, thuyết Lục đại, thuyết Ngũ uẩn của Phật giáo. *Nội dung triết học nhân sinh của Phật giáo tập trung ở bốn luận điểm (gọi là “tứ diệu đế”). Bốn luận điểm này được Phật giáo coi là bốn chân lý vĩ đại về cuộc sống nhân sinh cho bất cứ cuộc sống nhân sinh nào thuộc đẳng cấp nào. Luận điểm thứ nhất (khổ đế): Triết lý nhân sinh Phật giáo cho rằng, bản chất cuộc đời con người là khổ: "Đời là bể khổ, đời là cả những chuỗi bi kịch liên tiếp, bốn phương đều là bể khổ, nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển, vị mặn của máu và nước mắt chúng sinh mặn hơn nước biển". Nỗi khổ của thế gian là khôn cùng, song có thể chia làm ba loại khổ hay tám thứ khổ. Ba loại khổ (Tam khổ) là: khổ khổ, hoại khổ và hành khổ. Tám thứ khổ (Bát khổ): Sự thật nơi cuộc sống nhân sinh không có gì khác ngoài sự đau khổ, ràng buộc hệ luỵ, không có tự do. Đó là 8 nỗi khổ trầm lâm bất tận mà bất cứ ai cũng phải gánh chịu: Sinh, Lão, Bệnh, Tử, Thụ biệt Ly (yêu thương chia lìa), Oán tăng hội (oán ghét nhau mà phải sống với nhau), Sở cầu bất đắc (cái mong muốn mà không đạt được), và Ngũ thụ uẩn (5 yếu tố vô thường nung nấu làm khổ). Luận điểm thứ hai Tập đế (hay Nhân đế): Tập đế nói lên sự tập hợp, tích chứa những nguyên nhân đưa tới cái khổ. Đức Phật cho rằng, mọi cái khổ đều có nguyên nhân của nó (Thập nhị nhân duyên) : Trong thế giới sinh vật, khi đã giải thích về nguyên nhân biến hoá vô thường của nó, từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện đại tới tương lại. Phật giáo đã trình bày thuyết “ Thập Nhị Nhân Duyên” ( mười hai quan hệ nhân duyên) được coi là cơ sở của mọi biến đổi trong thế giới hiền sinh, một cách tất yếu của sự liên kết nghiệp quả. + Vô minh: ( là cái không sáng suốt, mông muội, che lấp cái bản nhiên sáng tỏ). + Hành: ( là suy nghĩ mà hành động, do hành động mà tạo nên kết quả, tạo ra cái nghiệp, cái nếp. Do hành động mà có thức ấy là hành làm quả cho vô minh và là nhân cho Thức). + Thức: ( Là ý thức là biết. Do thức mà có Danh sắc, ấy là Thức làm quả cho hành và làm nhân cho Danh sắc). + Danh sắc: ( Là tên và hành ta đã biết tên ta là gì thì phải có hình và tên của ta. Do danh sắc mà có Lục xứ, ấy danh sắc làm quả cho thức và làm nhân cho Lục xứ). + Lục xứ hay lục nhập: ( Là sáu chỗ, sáu cảm giác: Mắt, mũi, lưỡi, tai, thân và tri thức. Đã có hình hài có tên phải có Lục xứ để tiếp xúc với vạn vật. Do Lục nhập mà có xúc – tiếp xúc. ấy là Lục xứ làm quả cho Danh sắc và làm nhân cho Xúc.) + Xúc: ( Là tiếp xúc với ngoại cảnh qua sáu cơ quan xúc giác gây nên cmở rộng xúc, cảm giác. Do xúc mà có thụ ấy là xúc làm quả cho Lục xứ và làm nhân cho Thụ.) + Thụ: (Là tiếp thu, lĩnh nạp, những tác động bên ngoài tác động vào mình. Do thụ mà có ái. ấy là thụ làm quả cho Xúc và  làm nhân cho ái. + ái: (Là yêu, khát vọng, mong muốn, thích. Do ái mà có Thủ. Do ấy, ái làm quả cho Thụ và làm nhân cho Thủ.) + Thủ: ( Là lấy, chiếm đoạt cho minh. Do thủ mà có Hữu. Do vậy mà Thủ làm quả cho ái và làm nhân cho Hữu.) + Hữu: ( Là tồn tại, hiện hữu, ham, muốn, nên có dục gây thành cái nghiệp. Do Hữu mà có sinh, do đó Hữu là quả của Thủ và làm nhân của Sinh). + Sinh: ( Hiện hữu là ta sinh ra ở thế gian làm thần thánh, làm người, làm súc sinh. Do sinh mà có Tử, ấy là sinh làm quả cho Hữu và làm nhân cho Tử). + Lão tử: ( Là già và chết, đã sinh ra là phải già yếu mà đã già là phải chết. Nhưng chết – sống là hai mặt đối lập nhau không tách rời nhau. Thể xác tan đi là hết nhưng linh hồn vẫn ở trong vòng vô minh. Cho nên lại mang cái nghiệp rơi vào vòng luân hồi ( khổ não). Thập nhị nhân duyên như nước chảy kế tiếp nhau không bao giờ cạn, không bao giờ ngừng, nên đạo Phật là Duyên Hà. Các nhân duyên tự tập nhau lại mà sinh mãi mãi gọ là Duyên hà mãn. Đoạn này do các duyên mà làm quả cho đoạn trước, rồi lại do các duyên mà làm nhân cho đoạn sau. Bởi 12 nhân Duyên mà vạn vật cứ sinh hoá vô thường. Mối quan hệ Nhân – Duyên là mối quan hệ biện chứng trong không gian và thời gian giữa vạn vật. Mối quan hệ đó bao trùm lên toàn bộ thế giới không tính đến cái lớn nhỏ, không tính đến sự giản đơn hay phức tạp. Một hạt cát nhỏ được tạo thành trong mối quan hệ nhân quả của toàn vũ trụ. Cả vũ trụ hoà hơp tạo nên nó. Cũng như nó hoà hợp tạo nên cả vũ trụ bao la. Trong một có tất cả trong tất cả có một. Do nhân Duyên mà vạn vật sinh hay diệt. Duyên hợp thì sinh, Duyên tan thì diệt. Vạn vât sinh hoá vô cùng là do ở các duyên tan hợp, hợp tan nối nhau mà ra. Nên vạn vật chỉ tồn tại ở dạng tương đối, trong dòng biến hoá vô tận vô thường vô thực thể, vô bản ngã, chỉ là hư ảo. Chỉ có sự biến đổi vô thường của vạn vật, vạn sự theo nhân duyên là thường còn không thay đổi. Do vậy toàn bộ thế giới đa dạng, phong phú, nhiều hình, nhiều vẻ cũng chỉ là dòng biến hoá hư ảo vô cùng, không có gì là thường định, là thực, là không thực có sinh, có diệt, có người, có mình, có cảnh, có vật, có không gian, có thời gian. Đó chính là cái chân lý cho ta thấy được cái chân thế tuyệt đối của vũ trụ. Thấy được điều đó gọi là “ chân như” là đạt tới cõi hạnh phúc, cực lạc, không sinh, không diệt, niết bàn. Trong 12 nguyên nhân đưa ra thì Đức Phật cho rằng, vô minh và ái dục là hai nguyên nhân chủ yếu đưa đến đau khổ cho con người. Sự kết hợp giữa ái dục và vô minh xuất phát từ nguồn gốc của ba thứ mà phật gọi là tam độc: tham, sân, si. Luận điểm thứ ba (Diệt đế): Đức Phật khẳng định, cái khổ có thể tiêu diệt được, chấm dứt được luân hồi. Đức Phật đã giảng cho môn đệ về vấn đề này ở thành Ba Nại Na: "Này các Thầy xa môn đến đạo diệt khổ, diệt lòng tham sinh hợp với thích thú và nhục dục tìm thích thú ở chỗ này chỗ khác nhất là tham dục, tham sinh, tham vô minh, diệt hết những dục vọng ấy sẽ khỏi khổ". Luận điểm này cũng bộc lộ tinh thần lạc quan tôn giáo của Phật giáo; cũng thể hiện khát vọng nhân bản của nó muốn hướng con người đến niềm hạnh phúc “tuyệt đối”; khát vọng chân chính của con người tới Chân – Thiện – Mỹ. Luận điểm thứ tư (Đạo đế): Sau khi chỉ ra các nỗi khổ ở cuộc đời con người cũng như nguyên nhân gây nên các nỗi khổ ấy. Đức Phật khẳng định, có thể tiêu diệt được khổ, tiêu diệt nỗi khổ nhân sinh bằng trải qua tu luyện để thoát khổ đạt đến cõi Niết bàn tuyệt đối tịch tịnh sung sướng, an lạc và tốt đẹp nhất. Đó không phải là con đường sử dụng bạo lực mà là con đường “tu đạo”. Thực chất của con đường này là hoàn thiện đạo đức cá nhân. Sự giải phóng mang ý nghĩa của sự thự hiện cá nhân, không mang ý nghĩa của những phong trào cách mạng hay cải cách xã hội. Đây là nét đặc biệt của “tinh thần giải phóng nhân sinh” của Phật giáo. Con đường “giải phóng cá nhân” này gồm 8 nguyên tắc: Chính kiến: Là sự hiểu biết đúng đắn, nhận thức rõ về tứ diệu đế, hiểu đúng sự vật khách quan. Người có chính kiến sẽ biết phân biệt đúng sai, chi phối mọi hành động, tâm trí sáng suốt. Chính tư duy: Sự suy nghĩ phán xét đúng với lẽ phải. Người tu hành theo chính tư duy biết suy xét vô minh là nguyên nhân của khổ đau, tìm ra phương pháp tu luyện để thoát khổ cho mình và mọi người; đó là diệt trừ vô minh, tam độc. Chính ngữ: Lời nói ngay thẳng, là đưa chính tư duy vào thực hành trong lời nói cụ thể: không nói dối, không tạo ra sự bất hòa giữa mọi người, không nói lời ác dữ, không thừa lời vô ích. . Chính nghiệp: Đức Phật dạy chúng sinh rằng: Nếu là tà nghiệp như sát sinh, trộm cắp, tà dâm, thì phải cải tạo, cải tà quy chính, làm điều thiện tránh điều ác. Còn nếu là chính nghiệp việc làm hợp với lẽ phải, có ích cho mọi người thì phải giữ gìn. Trong chính nghiệp lại có thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp. Thân nghiệp: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm. Khẩu nghiệp: Không nói dối, không nói ác, không nói hai lưỡi, không nói thêu dệt. ý nghiệp: Không tham dục, không nóng giận, không tà kiến. Chính mệnh: Lối sống trong sạch, lương thiện, ngay thẳng của con người; không tham lam gian ác, ăn bám kẻ khác, không gian dối bất chính; sống chân chính bằng nghề nghiệp chính đáng. Chính tịnh tiến: Đức Phật dạy con người cố gắng làm điều thiện, tránh điều ác; không quên lý tưởng tu đạo, luôn cảnh giác tỉnh táo trong từng việc làm; phải chủ động tích cực trong việc tìm kiếm truyền bá chân lý nhà Phật. Chính niệm: Trong đầu con người luôn có ý niệm trong sạch ngay thẳng, ghi nhớ những đạo lý chân chính, điều hay lẽ phải ở đời, chăm lo thường xuyên niệm Phật. Chính định: Sự tập trung tư tưởng vào một việc chính đáng, đúng chân lý, tĩnh lặng suy tư về tứ diệu đế của vô ngã vô thường về nỗi khổ của con người, là cơ sở cho chính kiến, chính tư duy ở trình độ cao. Triết học Mác - Lênin cũng nghiên cứu con người, lấy đó làm điểm xuất phát đồng thời cũng là mục đích cuối cùng để phục vụ đời sống con người. Nhưng con người trong triết học Mác là con người hiện thực sống trong một xã hội nhất định, với các quan hệ xã hội cụ thể. Còn con người trong Phật giáo là con người nô lệ của các sở cầu tham vọng của mình. Chương 2. Ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam hiện nay 2.1. Những nhân tố tác động đến sự biến đổi của ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo ở nước ta hiện nay 2.1.1. Nhân tố kinh tế Với tư cách là một tôn giáo Phật giáo là một trong những bộ phận hợp thành kiến trúc thượng tầng của xã hội. Vì vậy, Phật giáo chịu sự quy định của tồn tại xã hội (trước hết là các quan hệ kinh tế). Trong thời kỳ chiến tranh, Ở nước ta cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã phát huy tác dụng, nhưng khi đất nước đi vào xây dựng kinh tế - xã hội trong thời kỳ hòa bình hiện nay thì cơ chế ấy tỏ ra lạc hậu không còn phù hợp nữa. Đồng thời những sai lầm trong quản lý kinh tế - xã hội của nước ta cộng với sự khủng hoảng của mô hình chủ nghĩa xã hội, đế quốc Mỹ bao vây cấm vận, cũng như khó khăn do thiên tai v.v... đã làm cho đời sống kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục tình hình, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã tiến hành công cuộc đổi mới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới của nhân dân ta đã từng bước thu được những thành tựu rất quan trọng và vững chắc trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, trước hết là lĩnh vực kinh tế. Lực lượng sản xuất không ngừng được phát triển, quan hệ sản xuất càng được củng cố, đời sống nhân dân đang từng bước được cải thiện, bộ mặt của đất nước ngày càng biến đổi theo hướng hiện đại văn minh v.v... Cùng với sự đổi mới đi lên của đất nước, sự phát triển Phật giáo cũng có những thay đổi, có nhiều nét mới so với trước thời kỳ đổi mới, số lượng chùa chiền và tín đồ Phật giáo tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh những thành tựu, những mặt tích cực do đổi mới đem lại thì cũng xuất hiện nhiều biểu hiện tiêu cực trong đời sống kinh tế - xã hội như tham nhũng, hối lộ, thói quen tiêu dùng, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường v.v...Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã có những tác động không nhỏ tới Phật giáo. Có nhà sư đã kiếm chọn những chùa to ở những trung tâm buôn bán lớn, trọng phong bì hơn là hương, hoa; chùa chiền cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc sống trần tục. Như vậy, môi trường kinh tế - xã hội có ảnh hưởng quyết định đến việc hình thành niềm tin tôn giáo của con người. Nền kinh tế thị trường đã và đang được xác lập trên đất nước ta, sự tác động của nó đã dẫn nhiều người tìm đến Phật giáo bằng những con đường khác nhau làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của con người Việt Nam. Mặt khác, nền kinh tế thị trường cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm nảy sinh các hiện tượng hạn chế, tiêu cực của các hoạt đ
Luận văn liên quan