Tiểu luận Áp dụng lý thuyết thông tin bất cân xứng đối với thị trường sữa bột tại trung quốc

Đời sống con người ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng các loại hàng hoá cũng ngày một nâng cao. Trong đó, sữa bột là một mặt hàng cần thiết và quan trọng cho chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người tiêu dùng. Nhu cầu sử dụng sữa bột của người dân ngày càng tăng về số lượng cũng như những đòi hỏi về chất lượng cũng ngày càng tăng. Để đáp ứng những nhu cầu đó, nhiều mặt hàng sữa bột đa dạng về nhãn hiệu, mẫu mã và chất lượng ra đời. Điều này sẽ gây ra sự bối rối cho người tiêu dùng trong việc chọn lựa loại sữa bột thích hợp cho gia đình. Không những thế, thị trường sữa bột còn tồn tại những mặt hàng kém chất lượng, không đảm bảo về dinh dưỡng được che đậy kín đáo và khéo léo từ phía nhà sản xuất. Các nhà sản xuất hiểu rất rõ sản phẩm của mình, trong khi đó người tiêu dùng lại nắm giữ rất ít thông tin. Do đó, thông tin bất cân xứng xuất hiện là một điều hiển nhiên trên thị trường sữa bột. Hiện tượng này làm cho người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm không thích hợp hay thậm chí là gây nguy hại đến sức khoẻ của gia đình. Chính vì vậy, bằng phương pháp phân tích và tổng hợp, nhóm chúng em tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng thông tin bất cân xứng trong thị trường sữa bột mà cụ thể là tại Trung Quốc. Từ đó, nhóm chúng em đề xuất các giải pháp giúp cân xứng thông tin giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng cũng như giúp cho sự phát triển bền vững và hiệu quả của thị trường sữa bột hiện nay.

doc16 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6903 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Áp dụng lý thuyết thông tin bất cân xứng đối với thị trường sữa bột tại trung quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH ------- -***- --- ---- TIỂU LUẬN GIỮA KỲ Môn: Kinh tế vi mô 2 Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại ÁP DỤNG LÝ THUYẾT THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG SỮA BỘT TẠI TRUNG QUỐC Sinh viên thực hiện 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. Nguyễn Thị Lệ Thu Nguyễn Ngọc Anh Thư Nguyễn Thị Bảo Trâm Hoàng Thị Thuỳ Vân Nguyễn Thị Mai Thuý Vi Trần Thụy Hoàng Vy Nguyễn Thị Hải Châu 1201017361 1201017367 1201017392 1201017461 1201017468 1201017484 1201017499 Lớp: 51F – ML 45 Khóa: 51 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Trần Sỹ Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN Thành phố Hồ Chí Minh, ngày……tháng……năm 2013 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 LỜI MỞ ĐẦU Đ ời sống con người ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng các loại hàng hoá cũng ngày một nâng cao. Trong đó, sữa bột là một mặt hàng cần thiết và quan trọng cho chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người tiêu dùng. Nhu cầu sử dụng sữa bột của người dân ngày càng tăng về số lượng cũng như những đòi hỏi về chất lượng cũng ngày càng tăng. Để đáp ứng những nhu cầu đó, nhiều mặt hàng sữa bột đa dạng về nhãn hiệu, mẫu mã và chất lượng ra đời. Điều này sẽ gây ra sự bối rối cho người tiêu dùng trong việc chọn lựa loại sữa bột thích hợp cho gia đình. Không những thế, thị trường sữa bột còn tồn tại những mặt hàng kém chất lượng, không đảm bảo về dinh dưỡng được che đậy kín đáo và khéo léo từ phía nhà sản xuất. Các nhà sản xuất hiểu rất rõ sản phẩm của mình, trong khi đó người tiêu dùng lại nắm giữ rất ít thông tin. Do đó, thông tin bất cân xứng xuất hiện là một điều hiển nhiên trên thị trường sữa bột. Hiện tượng này làm cho người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm không thích hợp hay thậm chí là gây nguy hại đến sức khoẻ của gia đình. Chính vì vậy, bằng phương pháp phân tích và tổng hợp, nhóm chúng em tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng thông tin bất cân xứng trong thị trường sữa bột mà cụ thể là tại Trung Quốc. Từ đó, nhóm chúng em đề xuất các giải pháp giúp cân xứng thông tin giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng cũng như giúp cho sự phát triển bền vững và hiệu quả của thị trường sữa bột hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu, những sai sót là điều khó tránh khỏi. Chúng em rất mong có sự đóng góp của thầy cô và các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Trần Sỹ đã hướng dẫn chúng em hoàn thành đề tài này. Chương 1 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT Khái niệm về thông tin bất cân xứng: Thông tin bất cân xứng là tình trạng trong một giao dịch, một bên có thông tin đầy đủ hơn và tốt hơn so với bên còn lại. Nói cách khác, thông tin bất cân xứng là trạng thái không có sự cân bằng trong việc nắm giữ thông tin giữa các bên tham gia giao dịch. Khi đó giá cả không phải là giá cả cân bằng của thị trường mà nó có thể thấp hơn hoặc cao hơn dẫn tới thị trường không đạt hiệu quả. Tình trạng thông tin bất cân xứng xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau của kinh tế như tín dụng, ngân hàng, trong thị trường nhà đất, thị trường hàng hoá, thị trường chứng khoán, bất động sản, lao động, bảo hiểm… Ví dụ: Thị trường bảo hiểm: Người mua bảo hiểm có nhiều thông tin hơn người bán bảo hiểm bởi vì chính người mua bảo hiểm mới biết được thực sự tình trạng sức khoẻ của mình. Thị trường lao động: Người đi tuyển dụng biết nhiều thông tin hơn nhà tuyển dụng vì người đi tuyển dụng mới là người biết chính xác trình độ, khả năng của bản thân. Nguyên nhân gây ra hiện tượng thông tin bất cân xứng: Theo Joseph Stiglitz (nhà kinh tế học người Mĩ, đạt giải Nobel năm 2001), có hai nguyên nhân gây ra thông tin bất cân xứng: Thứ nhất là do những chủ thể kinh tế khác nhau quan tâm tới những đối tượng khác nhau và lượng thông tin của họ về cùng một đối tượng là khác nhau. Các chủ thể kinh tế thường hiểu rõ mình hơn là hiểu người khác. Mức độ chênh lệch về thông tin tuỳ thuộc vào cơ cấu, đặc trưng của thị trường. Thứ hai là do chủ thể kinh tế khi tham gia giao dịch có thể cố tình che giấu thông tin để đạt được lợi thế trong đàm phán, giao dịch. Hậu quả của thông tin bất cân xứng: Lựa chọn ngược Lựa chọn ngược hay còn gọi là lựa chọn bất lợi (Adverse selection – AS): là kết quả của thông tin bị che đậy, nó xảy ra trước khi thực hiện giao dịch hay nói cách khác trước khi ký hợp đồng. Lựa chọn ngược làm cho bên có ưu thế về thông tin có thể cung cấp những thông tin không trung thực về đối tượng được giao dịch cho bên kém ưu thế thông tin. Kết quả là, bên kém ưu thế về thông tin đồng ý hoàn thành giao dịch và nhận được thứ không như mình mong muốn. Tình trạng này gây ra những tổn thất xã hội và nhiều vấn đề khác như sức khoẻ người tiêu dùng, sự mất lòng tin vào những sản phẩm tương tự có chất lượng tốt trên thị trường… Rủi ro đạo đức Rủi ro đạo đức hay còn gọi là tâm lý ỷ lại (Moral hazard - MH): là tình trạng cá nhân hay tổ chức không còn động cơ để cố gắng hay hành động một cách hợp lý như trước khi giao dịch xảy ra. Tình trạng này xảy ra bên phía giao dịch nhiều thông tin hơn và che giấu hành vi của mình. Rủi ro đạo đức nảy sinh khi bên có ưu thế thông tin hiểu được tình thế thông tin phi đối xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ hành động theo hướng làm lợi cho bản thân bất kể hành động có thể làm hại cho bên kém ưu thế thông tin. Vấn đề người uỷ quyền – người thừa hành Trong một cơ cấu doanh nghiệp thông thường, chủ sở hữu (người ủy nhiệm) thuê các nhà quản lí (người thừa hành) và trao cho họ một số quyền để điều hành doanh nghiệp. Đây là một trường hợp đặc biệt vì nó bao gồm cả lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức. Khi người ủy nhiệm giao quyền cho người thừa hành, họ sẽ không trực tiếp điều hành công việc, do đó, họ biết được ít thông tin hơn người thừa hành. Bên cạnh đó, người thừa hành và người ủy quyền có thể theo đuổi những mục tiêu không giống nhau, dẫn tới người thừa hành có những hành động không phục vụ lợi ích của người ủy quyền. Vì có ít thông tin hơn nên người ủy quyền khó cưỡng chế thi hành, đánh giá hay khuyến khích công việc của người thừa hành. Điều này sẽ dẫn tới sự lựa chọn bất lợi của người ủy quyền. Để đạt được mục tiêu của người ủy quyền, lương của người thừa hành thông thường ít phụ thuộc vào những nỗ lực của họ. Do đó, người thừa hành ít có động cơ để cố gắng đạt được mục đích này, xuất hiện rủi ro đạo đức của người thừa hành. Thông tin bất cân xứng sẽ làm cho việc cung cấp hàng hoá trên thị trường không đạt hiệu quả, dẫn tới tổn thất xã hội. Tổn thất này có thể là tổn thất do cung cấp hàng hoá dưới mức hiệu quả hoặc trên mức hiệu quả của xã hội. Các biện pháp khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng Cơ chế phát tín hiệu Bên có nhiều thông tin có thể phát tín hiệu đến những bên ít thông tin một cách trung thực và tin cậy. Với việc phát tín hiệu này, người bán những sản phẩm chất lượng cao phải sử dụng những biện pháp được coi là quá tốn kém với người bán hàng hóa chất lượng thấp. Đối với thị trường hàng hoá, để giao dịch được hiệu quả thì người bán cần đảm bảo sản phẩm tốt, khẳng định được uy tín, chất lượng của mình. Còn người mua thì sử dụng các biện pháp để tăng cường thông tin cho mình như tìm hiểu qua dịch vụ đánh giá và xếp hạng, hỏi những người tiêu dùng trước hay dùng thử sản phẩm. Từ đó, giảm dần tình trạng thông tin bất cân xứng gây thiệt hại cho cả hai bên. Cơ chế sàng lọc Bất cứ hàng hóa nào cũng đều có những đặc tính khác nhau như chất lượng khác nhau, mẫu mã khác nhau nên cần phải phân loại chúng. Đối với thị trường hàng hoá, cần phải phân loại kĩ các sản phẩm theo chất lượng, mẫu mã, độ đáng tin cậy rõ ràng thông qua các cuộc kiểm định, kiểm chứng của các cơ quan chức năng. Từ đó, có những mức giá hợp lý đối với các sản phẩm, củng cố lòng tin cho người tiêu dùng và giúp bảo vệ những sản phẩm có chất lượng tốt trước sự xâm nhập của sản phẩm có chất lượng kém. Cơ chế giám sát Cơ chế giám sát được áp dụng nhằm mục đích kiểm soát tâm lý ỷ lại. Chính phủ cần cho các cơ quan chức năng đi kiểm tra định kì để phát hiện ra những sản phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng cũng như khuyến cáo cho người tiêu dùng biết những sản phẩm chứa chất gây hại. Đồng thời, chính phủ cần phải đưa ra những biện pháp xử phạt hợp lí đối với những sản phẩm có chất lượng kém nhưng vẫn bán giá cao trên thị trường, gây ra hiện tượng lựa chọn ngược. Về phía bản thân doanh nghiệp, người ủy quyền cần tạo ra động cơ khuyến khích vật chất và phi vật chất để cho mục tiêu của người thừa hành phù hợp với mục tiêu của mình như thiết kế hệ thống kiểm tra, lấy phiếu tín nhiệm định kì và có chế độ lương thưởng phù hợp. Chương 2 - TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG SỮA BỘT TẠI TRUNG QUỐC Sữa bột là sản phẩm sữa quan trọng nhất trước nửa đầu thập niên 90. Tuy nhiên trong thời đại hiện nay, sữa tươi tiệt trùng phát triển bền vững và nhanh chóng hơn với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 89.37% từ năm 1999 đến năm 2004. Do đó, nó đã thay đổi mô hình tiêu thụ chính của thị trường sữa ở Trung Quốc từ sữa bột sang sữa nước. Ví dụ, lượng tiêu thụ sữa bình quân đầu người của cư dân đô thị Trung Quốc là 22,54kg, trong đó sữa bột chỉ có 0,5 kg. Năm 2006, tiêu thụ sữa bột chiếm 25% tổng lượng tiêu thụ sữa ở Trung Quốc. Hình 2.1: Biểu đồ tiêu dùng sữa ở Trung Quốc Nguồn: Niên giám thông kê sữa ở Trung Quốc năm 2006, theo nghiên cứu của Lehman Brothers Tại Trung Quốc, sữa bột được chia thành hai loại là sữa bột gói và sữa bột nguyên liệu. Theo ước tính của BOABC (Building Officials' Association of British Columbia), sữa bột gói chiếm 60%, còn sữa bột nguyên liệu chiếm 40% tổng lượng sữa bột. Thị trường sữa bột cao cấp ở Trung Quốc đã được thống trị bởi các thương hiệu nước ngoài, bao gồm Mead Johnson, Dumex, Wyeth, Nestle và Abbott. Trong năm 2012, tổng số thị phần của năm thương hiệu sữa bột nước ngoài hàng đầu chiếm gần 60% tổng thị phần của các hãng sữa bột ở Trung Quốc. Ở các thành phố hạng nhất, sữa bột nước ngoài đã chiếm vị trí hàng đầu kể từ năm 2004 với thị phần hơn 90%. Phần lớn doanh thu bán hàng từ các thương hiệu sữa bột trong nước là từ thị trường của các thành phố hạng hai và ba. Hình 2.2: Biểu đồ thị phần sữa bột Trung Quốc tháng 7 năm 2009. Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại của Trung Quốc (CIC) Chương 3 – NHỮNG HẬU QUẢ CỦA THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG SỮA TẠI TRUNG QUỐC Lựa chọn ngược: Thông tin bất cân xứng đã tạo điều kiện cho sữa giả ra đời dẫn tới tình trạng “lựa chọn ngược” cho người tiêu dùng. Khách hàng với vốn kiến thức ít ỏi về thông tin sản phẩm dễ trở thành nạn nhân của kiểu làm ăn phi pháp này. Lợi dụng sự tin tưởng của các khách hàng, các doanh nghiệp Trung Quốc đã làm giả sữa bằng cách đóng gói các sản phẩm không rõ nguồn gốc và được gắn nhãn hiệu các thương hiệu có tiếng. Theo thông tin đài truyền hình CCT thì tháng 3/2013, công ty sữa Lier (Trung Quốc) đã có hành vi làm giả sữa của hãng Hero, một công ty sữa bột lớn của Thụy Sỹ. Lier đã trộn sữa hết hạn với nguyên liệu của đối tác, thay đổi hạn sử dụng sản phẩm, thay đổi công thức sản xuất để người tiêu dùng tưởng rằng đó là sản phẩm cho trẻ sơ sinh nhằm bán với giá cao hơn. Ngoài ra, đối với một số sản phẩm sữa của Trung Quốc, khách hàng không một chút nghi ngờ về tính xác thực của sản phẩm, không yêu cầu hóa đơn mua hàng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia của phòng giám sát thức ăn tại Phụ Dương cho biết: dấu niêm phong, hướng dẫn sử dụng trên bao bì là hoàn toàn không chính xác. Các điều tra viên đã đi vào hoạt động và theo thông tin đài truyền hình CCTV cho biết: hiện có 4 loại cây ở Đông Bắc, Trung Quốc và Nội Mông là những nguồn nguyên liệu làm ra sữa bột kém chất lượng. Các sản phẩm sữa này có ít hơn 1gram chất đạm trong 100gram sữa, các yếu tố vi lượng như sắt và kẽm là hoàn toàn không có. Các hành vi của các nhà sản xuất sữa nêu trên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Một số trẻ em sử dụng nhầm sữa giả có triệu chứng lạ như môi sưng phồng, đầu phình to như quả dưa, tay chân teo lại…Một số ca còn dẫn đến tử vong. Ở đây, ta có thể hiểu “giao dịch” xảy ra khi người tiêu dùng mua sản phẩm sữa và “lựa chọn ngược” chính là việc người tiêu dùng mong muốn mua được sản phẩm tốt giờ đây lại mua nhầm sữa giả, sữa kém chất lượng. Tóm lại, bên bán sản phẩm hiểu rõ sản phẩm của mình trong khi bên mua chỉ biết thông tin một cách chủ quan dựa vào những gì được ghi trên bao bì sản phẩm. Về phía người tiêu dùng, họ không thể thường xuyên cập nhật đúng, đủ thông tin về tình trạng sản xuất của sản phẩm nên không biết các hành vi gian lận của các doanh nghiệp. Họ vẫn mua sản phẩm dẫn tới tình trạng lựa chọn ngược, mua hàng hóa với giá cao mà chất lượng không đảm bảo tương thích với giá cả thật sự phải trả. Rủi ro đạo đức: Để hiểu rõ hơn về hậu quả này, chúng ta cùng phân tích những hoạt động của công ty sữa Sanlu. Sanlu là công ty cung cấp sữa lớn và khá nổi tiếng ở thành phố Thạch Gia Trang, Trung Quốc. Fonterra là một tập đoàn sữa khổng lồ của New Zealand và cũng là nhà cung cấp các thành phần sữa lớn thứ tư trên thế giới. Tháng 12/2005, Fonterra và Sanlu liên doanh để sản xuất và cung cấp sữa tại Trung Quốc, Fonterra nắm giữ đến 43% cổ phần của Sanlu. Sự kiện này đã góp phần tăng cường niềm tin của người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng Trung Quốc đối với sản phẩm sữa của hãng Sanlu. Họ sẵn sàng chi trả ở mọi mức giá để có thể tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao lại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm này. Tuy nhiên, kỳ vọng của người tiêu dùng không được đáp ứng khi công ty Sanlu đã âm thầm sử dụng chất melanine trong các sản phẩm của họ. Ngay sau khi Sanlu được mua cổ phần bởi tập đoàn Fonterra, công ty này đã được Tổng cục Kiểm tra chất lượng Nhà nước Trung Quốc cấp giấy chứng nhận “miễn kiểm” đối với sản phẩm sữa bột cho trẻ em trong thời hạn ba năm, tức là đến tháng 12 năm 2008 mới hết hạn. Việc Sanlu được nhận giấy “miễn kiểm” cũng chính là Sanlu đang cam kết với Nhà nước và những người tiêu dùng sẽ thực hiện quá trình sản xuất một cách nghiêm túc về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong sữa. Hơn thế nữa, một số sản phẩm của tập đoàn này được miễn kiểm tra của chính phủ vì đã thông qua ba lần thanh tra liên tiếp. Con đường đi lên của Sanlu sẽ vẫn còn rộng mở nếu Sanlu thực hiện đúng như những gì đã cam kết với nhà nước và nếu Sanlu không rẻ rúng lòng tin của người tiêu dùng dành cho mình. Tháng 3 năm 2008 tập đoàn Sanlu nhận được khiếu nại của người tiêu dùng vì trẻ bị sạn thận khi uống sữa của Sanlu. Qua quá trình kiểm tra, Trung Quốc đã phát hiện ra toàn bộ các loại sữa được sản xuất từ công ty Sanlu đều nhiễm chất độc melamine và việc này đã làm dấy lên chuỗi sự việc bê bối sữa ở Trung Quốc năm 2008. Tập đoàn Sanlu đã thêm chất này vào trong sữa là để tăng hàm lượng protein. Lượng protein trong sữa càng nhiều, công ty càng có lí do để nâng giá sữa, thu lợi nhuận cho mình. Nhiều loại sữa bột không đạt yêu cầu về chất lượng dành cho trẻ em đã được Sanlu tung ra thị trường. Tính đến thời điểm tháng 11 năm 2008, Trung Quốc báo cáo ước tính khoảng 300.000 nạn nhân, 6 trẻ sơ sinh chết vì sỏi thận và 54.000 trẻ em phải nhập viện vì uống phải sữa nhiễm chất độc hại melamine. Ở đây, rủi ro đạo đức chính là việc tập đoàn Sanlu đã cam kết với Nhà nước Trung Quốc nhưng đã không thực hiện đúng lời cam kết đó sau khi được Nhà nước cấp giấy chứng nhận “miễn kiểm”, và việc này đã gây thiệt hại không nhỏ cho nhân dân Trung Quốc. Dù biết rằng thương trường là chiến trường nhưng Sanlu không thể bỏ qua vấn đề đạo đức và trách nhiệm xã hội để đạt được mục đích mong muốn. Việc kinh doanh vô đạo đức đó không chỉ ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến chính công ty Sanlu. Kết quả của việc làm sai trái đó là Sanlu đã bị tòa án thành phố Thạch Gia Trang (tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) tuyên bố phá sản. Vấn đề người uỷ quyền – người thừa hành: Lấy ví dụ trong thị trường sữa Trung Quốc có A là một công ty sản xuất sữa bột, B là một chi nhánh của A. Mỗi tháng, Công ty A yêu cầu chi nhánh B bán 10.000 sản phẩm và cuối tháng sẽ kết chuyển doanh thu. Mức lương mà giám đốc chi nhánh nhận được là cố định. Trong trường hợp này, sẽ xảy ra hiện tượng thông tin bất cân xứng giữa người ủy quyền, ở đây là công ty A, với người thừa hành là chi nhánh B. Công ty A sẽ có ít thông tin về việc bán hàng hơn so với chi nhánh B vì họ không trực tiếp tham gia điều hành quá trình bán hàng hóa và họ cũng không quản lý việc bán hàng của B, điều này sẽ làm cho B không tích cực trong kinh doanh, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty A. Có hai lý do chính trong việc chi nhánh B sẽ không tích cực trong việc kinh doanh: Lý do đầu tiên là đại lý duy trì doanh số bán hàng ở mức 10.000 sản phẩm mỗi tháng mà không cố gắng để gia tăng doanh số. Vì nếu muốn doanh số tăng thì họ cần phải thực hiện nhiều việc hơn trong khi đó mức lương họ nhận được lại không hề thay đổi. Lý do tiếp theo là công ty A không quản lý chi nhánh B khiến cho họ mang tâm lý ỷ lại, hoạt động kinh doanh trì trệ, lợi nhuận duy trì ở một mức cố định chứ không tăng thêm.Vì lý do đó mà công ty A sẽ mất một khoản doanh thu lớn do chi nhánh B không muốn bán hàng hóa ra thị trường vượt mức doanh số mà họ được giao dù nhu cầu thị trường còn rất lớn. Chương 4 - ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 4.1. Cơ chế phát tín hiệu Theo cơ chế phát tín hiệu, Hiệp hội người tiêu dùng Trung Quốc cần có những biện pháp bảo vệ người tiêu dùng sữa bột tránh khỏi tình trạng thông tin bất cân xứng như đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền các loại sữa giả, sữa kém chất lượng cũng như cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về các nhãn hiệu sữa tốt, đáng tin cậy. Người tiêu dùng cần sử dụng các biện pháp để tăng cường thông tin cho mình như tìm hiểu qua dịch vụ đánh giá và xếp hạng, theo dõi trên báo đài, internet để biết được những loại sữa an toàn, tham khảo những người tiêu dùng trước hay dùng thử sản phẩm. Nhà sản xuất sữa cần phải phát tín hiệu cho người tiêu dùng bằng cách khẳng định uy tín, chất lượng của mình, có nhãn hiệu và chế độ hậu mãi tốt. Việc áp dụng các biện pháp dựa theo cơ chế này sẽ giảm thiểu tình trạng lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức. 4.2. Cơ chế sàng lọc Chính phủ Trung Quốc cần phải có những quy định theo tiêu chuẩn của các nước trong khu vực và trên thế giới để về chất lượng sữa để tránh việc các sản phẩm sữa kém chất lượng bị tung ra thị trường. Đồng thời, Tổng cục Giám sát Chất lượng Trung Quốc cần phối hợp với các ngành liên quan rà soát các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc của nguyên liệu và hàm lượng dinh dưỡng trong sữa. Từ đó, các sản phẩm sữa không đảm bảo chất lượng sẽ bị sàng lọc ra khỏi thị trường, tạo điều kiện cho các sản phẩm chất lượng tốt phát triển, nâng cao sự tin tưởng của người tiêu dùng trên thị trường sữa. Tình trạng lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức cũng sẽ được hạn chế khi áp dụng cơ chế này. 4.3. Cơ chế giám sát Dựa theo cơ chế giám sát, tổng giám đốc công ty mẹ nên quyết định mức lương trả cho giám đốc chi nhánh dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh tức là doanh số bán sữa định kì chứ không phải chỉ dựa trên năng lực và thời gian làm việc cho công ty. Đồng thời, cũng nên đưa ra những hứa hẹn về việc sẽ thăng cấp, chế độ lương thưởng thích hợp cho giám đốc chi nhánh để họ làm việc hiệu quả hơn. Thêm vào đó, chính phủ Trung Quốc cần tổ chức kiểm tra định kì hay đột xuất để phát hiện ra những loại sữa kém chất lượng, ảnh hưở
Luận văn liên quan