Quyền con người tại các quốc gia châu Á luôn là một vấn đề nóng bỏng và gây
nhiều tranh cãi đặc biệt là từ quan điể m của chính phủ và học giả các nước phương
Tây. Châu Á, 1 châu lục khổng lồ về con người với dân số chiếm một nửa nhân
loại đồng thời lại có quá nhiều khác biệt về tôn giáo, văn hóa, lịch sử, chính trị và
cả kinh tế và đó có lẽ là lý do chính c ủa việc cho đến nay vẫn chưa có một cơ chế
để giám sát và thực thi nhân quyền trên toàn châu Á. Riêng tại ASEAN, vấn đề
đảm bảo quyền con người cũng đã trở thành một mối quan tâm lớn và cũng khá
nhạy cảm kể từ sau sự kiện Khơme đỏ những năm cuối thập niên 80. Các quốc gia
ASEAN đã tham gia vào phần lớn các cơ chế quốc tế về quyền con người. Vấn đề
bảo vệ và thúc đẩy quyền con người đã được đưa một số chương trình nghị sự của
ASEAN và được ghi nhận trong nhiều văn kiện khác nhau của Hiệp hội như
Chương trình Hành động Hà Nội (1997-2004); Chương trình Hành động Viêngchăn (2004-2010); Tuyên bố về sự tiến bộ của phụ nữ của ASEAN (1988); Tuyên
bố về xóa bỏ bạo lực chống lại phụ nữ ở khu vực ASEAN (2004); Tuyên bố chống
lại việc buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ, trẻ em ở ASEAN (2004);
Khuôn khổ hợp tác ASEAN-UNIFEM (2006); Hợp tác ASEAN-UNICEF về trẻ
em; Kế hoạch hành động ASEAN về trẻ em (1993); Tuyên bố ASEAN về những
cam kết về trẻ em ở ASEAN (2001); Tuyên bố chống buôn bán người, đặc biệt là
buôn bán phụ nữ và trẻ em (2004); Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các
quyền của người lao động di trú (2007) Năm 2008, Hiến chương của Hiệp hội
quốc gia Đông Nam Á được thông qua, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong
lịch sử phát triển của tổ chức này. Ngoài các nội dung khác, Hiến chương có một
điều khoản (Điều 14) quy định thành lập cơ quan quyền con người khu vực. Năm
2009, các quốc gia ASEAN đã nhất trí về việc thành lập một cơ quan bảo vệ và
thúc đẩy quyền con người chung (ASEAN Human Rights Body), mang tên Ủy ban
Liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (ASEAN Intergovernmental Commission
on Human Rights, gọi tắt là AICHR). Đây được xem là cơ chế khu vực về quyền
con người đầu tiên của ASEAN và cũng là của châu Á.
10 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2697 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Asean và vấn đề quyền con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
ASEAN và vấn đề quyền con người
Quyền con người tại các quốc gia châu Á luôn là một vấn đề nóng bỏng và gây
nhiều tranh cãi đặc biệt là từ quan điểm của chính phủ và học giả các nước phương
Tây. Châu Á, 1 châu lục khổng lồ về con người với dân số chiếm một nửa nhân
loại đồng thời lại có quá nhiều khác biệt về tôn giáo, văn hóa, lịch sử, chính trị và
cả kinh tế và đó có lẽ là lý do chính của việc cho đến nay vẫn chưa có một cơ chế
để giám sát và thực thi nhân quyền trên toàn châu Á. Riêng tại ASEAN, vấn đề
đảm bảo quyền con người cũng đã trở thành một mối quan tâm lớn và cũng khá
nhạy cảm kể từ sau sự kiện Khơme đỏ những năm cuối thập niên 80. Các quốc gia
ASEAN đã tham gia vào phần lớn các cơ chế quốc tế về quyền con người. Vấn đề
bảo vệ và thúc đẩy quyền con người đã được đưa một số chương trình nghị sự của
ASEAN và được ghi nhận trong nhiều văn kiện khác nhau của Hiệp hội như
Chương trình Hành động Hà Nội (1997-2004); Chương trình Hành động Viêng-
chăn (2004-2010); Tuyên bố về sự tiến bộ của phụ nữ của ASEAN (1988); Tuyên
bố về xóa bỏ bạo lực chống lại phụ nữ ở khu vực ASEAN (2004); Tuyên bố chống
lại việc buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ, trẻ em ở ASEAN (2004);
Khuôn khổ hợp tác ASEAN-UNIFEM (2006); Hợp tác ASEAN-UNICEF về trẻ
em; Kế hoạch hành động ASEAN về trẻ em (1993); Tuyên bố ASEAN về những
cam kết về trẻ em ở ASEAN (2001); Tuyên bố chống buôn bán người, đặc biệt là
buôn bán phụ nữ và trẻ em (2004); Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các
quyền của người lao động di trú (2007)… Năm 2008, Hiến chương của Hiệp hội
quốc gia Đông Nam Á được thông qua, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong
lịch sử phát triển của tổ chức này. Ngoài các nội dung khác, Hiến chương có một
điều khoản (Điều 14) quy định thành lập cơ quan quyền con người khu vực. Năm
2009, các quốc gia ASEAN đã nhất trí về việc thành lập một cơ quan bảo vệ và
thúc đẩy quyền con người chung (ASEAN Human Rights Body), mang tên Ủy ban
Liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (ASEAN Intergovernmental Commission
on Human Rights, gọi tắt là AICHR). Đây được xem là cơ chế khu vực về quyền
con người đầu tiên của ASEAN và cũng là của châu Á.
2. Ủy ban Liên chính phủ ASEAN về Quyền con người
2.1. Lịch sử hình thành:
1993
ASEAN đã nhắc đến sự cần thiết của việc thành lập một cơ quan liên chính phủ về
quyền con người, các Bộ trưởng Ngoại giao của nc thành viên "đồng ý rằng
ASEAN cũng nên xem xét việc thành lập một cơ chế khu vực về quyền con người
phù hợp". (Singapore)
1995
Nhóm Công tác (Working Group) cho việc thiết lập cơ chế nhân quyền ASEAN
được thành lập bởi Ủy ban Nhân quyền của Hội Luật gia châu Á (LAWASIA) để
thúc đẩy việc xây dựng một cơ quan liên chính phủ quyền con người . (Manila)
1998
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN thừa nhận Nhóm Công tác và lưu ý tầm quan
trọng của việc tiếp tục đối thoại giữa hai bên trong vấn đề thiết lập một cơ chế về
quyền con người. (Manila)
2000
Nhóm Công tác trình một bản Dự thảo Hiệp định về việc Thành lập Ủy Ban Nhân
Quyền ASEAN cho các quan chức cấp cao của ASEAN. Các cuộc họp giữa Nhóm
với các quan chức cấp cao diễn ra và được các Bộ trưởng NG ASEAN đánh giá
cao trong bản Thông cáo chung. (Bangkok)
2001
Nhóm Công táctổ chức Hội thảo đầu tiên của mình về việc thành lập một cơ chế
nhân quyền ASEAN với sự tham gia của đại diện của các chính phủ, các tổ chức
nhân quyền quốc gia và các tổ chức xã hội dân sự. (Jakarta)
[Hội thảo tiếp theo được tổ chức tại Manila (2002, 2007), Bangkok (2003, 2009),
Jakarta (2004), Kuala Lumpur (2006), và Singapore (2008). Các hội thảo được
phối hợp tổ chức bởi Nhóm Công tác, nước chủ nhà ASEAN (thông qua Bộ Ngoại
giao) và tổ chức nhân quyền quốc gia của nc đó (nếu có).]
2004
ASEAN thông qua Chương trình Hành động Viêng-chăn (VAP) trong đó xác định
các mục tiêu của hoạt động nhân quyền có thời hạn đến năm 2010. (Viêng-chăn)
2005
ASEAN yêu cầu sự hỗ trợ của Nhóm Công tác trong việc thực hiện quyền con
người mà Chương trình Hành động Viêng-chăn đã đề ra. Nhóm Công tác bắt đầu
triệu tập các cuộc hội thảo, hội nghị bàn tròn (RTD) và các cuộc họp về các vấn đề
về quyền của người lao động nhập cư, quyền của phụ nữ và trẻ em, giáo dục quyền
con người và mạng lưới quyền con người trong khuông khổ các tổ chức nhân
quyền quốc gia. (Viêng-chăn)
Tuyên bố Kuala Lumpur về việc xây dựng Hiến chương ASEAN đã lập ra Nhóm
“Nhân vật nổi tiếng” (EPG) có nhiệm vụ đưa ra những khuyến nghị "táo bạo và có
tầm nhìn xa" cho bản Hiến chương. (Kuala Lumpur)
Nhóm Công tác tổ chức RTD đầu tiên thảo luận về vấn đề nhân quyền trong
ASEAN, tạo cơ hội cho các đại biểu và các thành viên của Nhóm Công tác thảo
luận về những tiến triển đạt đc. (Bali)
[RTD tiếp theo được tổ chức tại Jakarta (2006), Manila (2007), và Bangkok (2008,
2009). Các RTD được Nhóm Công tác và một nc chủ nhà ASEAN phối hợp tổ
chức]
2006
Nhóm EPG trình các báo cáo của mình lên Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN.
(Manila)
[Suốt cả năm, các EPG tham khảo ý kiến các nghị sỹ, Bộ trưởng, trường viện
nghiên cứu, và các tổ chức xã hội dân sự để có được lấy ý kiến cho bản Hiến
chương. Báo cáo của EPG có chỉ ra một điểm rằng cơ chế nhân quyền ASEAN là
"ý tưởng đáng được tiếp tục theo đuổi."]
2007
ASEAN thông qua Tuyên bố Cebu về Thiết kế chi tiết của Hiến chương ASEAN,
các nhà lãnh đạo ASEAN phê chuẩn Báo cáo của Nhóm EPG để Nhóm đặc trách
cao cấp (HLTF) soạn bản dự thảo Hiến chương (Cebu)
Các tổ chức nhân quyền quốc gia của một số nc ASEAN (Indonesia, Malaysia,
Philippines và Thái Lan) chính thức hỗ trợ việc xây dựng một cơ chế khu vực bằng
cách ký vào Tuyên bố Hợp tác trong đó có điều khoản nêu ra các đề nghị với chính
phủ của họ về các bước có thể thực hiện trong quá trình xây dựng một cơ chế về
quyền con người của ASEAN (Bali)
Điều 14 của bản Dự thảo Hiến chương ASEAN nêu ra nhiệm vụ thành lập một cơ
quan nhân quyền ASEAN "phù hợp với mục đích và nguyên tắc của Hiến chương
ASEAN nhằm mục đích thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và các quyền tự do
cơ bản ". (Singapore)
2008
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã lập ra một Hội đồng cấp cao (HLP) để soạn
thảo các Điều khoản tham chiếu (ToR) của Cơ quan về nhân quyền ASEAN.
(Singapore)
Hiến chương ASEAN được phê chuẩn bởi tất cả 10 nước thành viên ASEAN.
(Jakarta)
2009
Các Điều khoản tham chiếu của Ủy ban liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền
(AICHR) được thông qua và chấp thuận bởi các Bộ trưởng NG. (Phuket)
AICHR chính thức được thành lập và đi vào hoạt động tại Hội nghị Thượng đỉnh
ASEAN. Các nc thành viên ASEAN cử đại diện của mình trong AICHR. (Cha-am
Hua Hin)
2. Cơ sở pháp lý:
Việc thành lập Ủy ban Liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền của dựa trên quy
định tại Điều 14 của Hiến chương ASEAN, dc thông qua năm 2008.
Điều 14 quy định:
1. Phù hợp với các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương ASEAN về thúc
đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, ASEAN sẽ lập một cơ
quan nhân quyền ASEAN.
2. Cơ quan nhân quyền ASEAN này sẽ hoạt động theo Quy chế do Hội nghị
Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN quyết định
3. Vị trí:
Về tổ chức, AICHR là một cơ quan liên chính phủ và là một bộ phận thiết yếu
trong cơ cấu tổ chức của ASEAN.
Về chức năng, AICHR là một cơ quan tham vấn.
Về quyền hạn, AICHR là tổ chức nhân quyền cao nhất trong ASEAN, chịu trách
nhiệm tổng thể trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền ở ASEAN.
4. Mục đích:
1. Thúc đẩy
và bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản của nhân dân các nc
ASEAN;
2. Phát huy
quyền của người dân ASEAN dc sống trong hòa bình, phẩm giá và sự thịnh
vượng;
3. Góp phần
thực hiện những mục đích của ASEAN đề ra trong Hiến chương ASEAN
nhằm thúc đẩy sự ổn định và sự hòa hợp trong quan hệ hữu nghị, khu vực và
hợp tác giữa các Các nước thành viên ASEAN, cũng như đảm bảo đời sống
hạnh phúc, phúc lợi xã hội và khuyến khích sự tham gia của người dân
ASEAN trong quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN.
4. Thúc đẩy
quyền con người trong bối cảnh của khu vực, hiểu rõ những đặc thù quốc gia
và khu vực, tôn trọng những khác biệt về lịch sử, văn hóa và tôn giáo, và có
tính đến sự cân bằng giữa quyền và trách nhiệm;
5. Tăng
cường hợp tác khu vực nhằm góp phần trong việc khuyến khích và bảo vệ
quyền con người ở trong nước và trên thế giới; và
6. Duy trì các
tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế theo quy định của Tuyên ngôn Nhân quyền
thế giới, Công ước và Chương trình hành động Viên cũng như các tổ chức
quốc tế về quyền con người mà các nước thành viên ASEAN có tham gia.
5. Nguyên tắc:
AICHR tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
1. Tôn trọng
các nguyên tắc của ASEAN đã được thể hiện tại Điều 2 của Hiến chương
ASEAN, cụ thể:
a) Tôn trọng
độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc
của tất cả các nước thành viên ASEAN;
b) Không can
thiệp vào công việc nội bộ của các nước thành viên ASEAN;
c) Tôn trọng
quyền của các quốc gia thành viên trong việc để đảm bảo sự tồn tại
của mình trước sự can thiệp, lật đổ và cưỡng chế từ bên ngoài;
d) Tuân thủ
các quy định của pháp luật, chủ trương và nguyên tắc của chính phủ
dân chủ và hợp hiến;
e) Tôn trọng
các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và thúc đẩy
công bằng xã hội;
f) Duy trì
Hiến chương của Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, bao gồm luật
nhân đạo quốc tế; và
g) Tôn trọng
nền văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo khác nhau của nhân dân các nc
ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị phổ quát của họ trên tinh
thần thống nhất trong đa dạng.
2. Tôn trọng
các nguyên tắc quốc tế về quyền con người, bao gồm sự phổ quát, không thể
chia tách, phụ thuộc lẫn nhau và tính tương của tất cả các quyền con người
và các quyền tự do cơ bản, cũng như tính công bằng khách quan, không
chọn lọc, không phân biệt đối xử, và tránh các tiêu chuẩn kép và sự chính trị
hóa;
3. Thừa nhận
rằng trách nhiệm chính trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các
quyền tự do cơ bản là thuộc về mỗi nước thành viên;
4. Kiên trì
cách tiếp cận mang tính xây dựng và tránh đối đầu cũng như sự hợp tác để
tăng cường việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; và
5. Áp dụng
cách tiếp cận tiến hóa để phát triển những định mức và tiêu chuẩn nhân
quyền trong ASEAN.
6. Nhiệm vụ và chức năng:
1. Phát triển
các chiến lược nhằm thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ
bản để hỗ trợ cho việc xây dựng Cộng đồng ASEAN;
2. Xây dựng
một Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN nhằm thiết lập một khuôn khổ hợp tác
về nhân quyền thông qua hàng loạt các công ước và văn kiện pháp lý về
quyền con người trong ASEAN;
3. Nâng cao
nhận thức của nhân dân các nc ASEAN về quyền con người thông qua
nghiên cứu, giáo dục, phổ biến thông tin;
4. Thúc đẩy
xây dựng năng lực để thực hiện có hiệu quả nghĩa vụ điều ước quốc tế nhân
quyền thực hiện bởi các nước thành viên ASEAN;
5. Khuyến
khích các nước thành viên ASEAN để xem xét gia nhập và phê chuẩn các
văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người;
6. Thúc đẩy
việc thực hiện đầy đủ các văn kiện pháp lý của ASEAN liên quan đến quyền
con người;
7. Cung cấp
dịch vụ tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật về các vấn đề quyền con người đối với các
cơ quan trực thuộc ASEAN theo yêu cầu;
8. Tham gia
vào các cuộc đối thoại và tham vấn với các quan khác trong ASEAN, các tổ
chức liên kết với ASEAN, bao gồm cả các tổ chức xã hội dân sự và các bên
liên quan khác, theo quy định tại Chương V của Hiến chương ASEAN;
9. Tiến hành
tham vấn, một cách thích hợp, với các tổ chức quốc gia, khu vực và quốc tế
có liên quan tới việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người;
10. Thu thập thông tin từ các nước thành viên ASEAN trong việc thúc đẩy và
bảo vệ quyền con người;
11. Triển khai các phương pháp tiếp cận phổ biến về các vấn đề quyền con
người quyền đc quan tâm với ASEAN;
12. Chuẩn bị các nghiên cứu chuyên đề về các vấn đề quyền con người ở
ASEAN;
13. Trình báo cáo hàng năm về hoạt động của mình, hoặc các báo cáo khác nếu
xét thấy cần thiết, lên Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN; và
14. Thực hiện bất kỳ nhiệm vụ khác được giao bởi Hội nghị Bộ trưởng Ngoại
giao ASEAN.
7. Cơ chế hoạt động:
1. Mỗi nước
thành viên ASEAN sẽ cử một đại diện của mình trong AICHR với nhiệm kỳ
3 năm.
2. Chủ tịch
Ủy ban là đại diện của nc đương giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN năm
đó
3. Mỗi năm
Ủy ban họp 2 lần, mỗi lần ko quá 5 ngày.
4. Ủy ban ra
quyết định dựa trên sự đồng thuận của tất cả các thành viên.
5. Hằng năm
Ủy ban sẽ nộp báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng NG ASEAN, đồng thời công
bố rộng rãi các báo cáo định kỳ.
***Nhận xét:
Ủy ban LCP ASEAN về Nhân quyền là cơ chế đầu tiên trong khu vực ASEAN
cũng như tại châu Á về vấn đề nhân quyền. Không thể phủ nhận sự ra đời của Ủy
ban LCP ASEAN về nhân quyền là một cố gắng lớn của tất cả các thành viên
ASEAN trong việc hiện thực hóa Hiến chương ASEAN và trong những nỗ lực xây
dựng cộng đồng ASEAN. Đây cũng là một bước tiến tích cực trong việc thúc đẩy
và bảo vệ quyền con người tại khu vực này, bất chấp những phê bình từ các nước
phương Tây.
Tuy nhiên cần phải nhận thức rõ ràng, đây chỉ là một cơ quan tham vấn, chứ không
phải là cơ quan có khả năng áp dụng chế tài độc lập, do đó tính hiệu quả của những
quyết định là điều cần phải tính tới. UB này cũng không có chức năng điều tra,
giám sát hoặc bảo vệ nhân quyền tại các nước thành viên. Cũng vì lý do đó mà có
môt số bình luận cho rằng UB này cũng chỉ “hữu danh vô thực” mà thôi. Nguyên
tắc ra quyết định dựa trên đồng thuận cũng gây khó khăn bởi vì vấn đề nhân quyền
luôn là vấn đề rất khó thống nhất với nhau. Và quan trọng nhất, do những khác biệt
quá lớn về chính trị giữa các nước thành viên ASEAN nên cũng chưa thể kỳ vọng
vào việc UB này sẽ là một bước đột phá trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con
người trong ASEAN.