Hội nhập kinh tế đang là xu thếphát triển của thếgiới và dần dần tiến tới
toàn cầu hóa trên nhiều lĩnh vực. Trong xu thế đó, quá trình hội nhập của Việt Nam
diễn ra nhanh chóng từcông cuộc đổi mới vào năm 1986. Hội nhập kinh tếmang
đến cho Việt Nam nhiều cơhội nhưmởrộng thịtrường, tiếp thu công nghệkhoa
học kĩthuật, tăng mạnh nguồn vốn đầu tưphát triển nhưng đồng thời cũng đối
mặt với nhiều thách thức nhưsựcạnh tranh khốc liệt, những vấn nạn xã hội mới, và
đặc biệt là tình trạng thâm hụt cán cân thương mại.Trong những năm gần đây,
nguồn vốn đầu tưnước ngoài ồ ạt vào Việt Nam, tình trạng luôn thiếu vốn trên thị
trường chứng khoán, bất động sản, sựchênh lệch tiết kiệm – đầu tưtrong nước cùng
với sựthâm hụt ngân sách cànglàm cho tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của
Việt nam trởnên nghiêm trọng. Thâm hụt cán cân thương mại chưa hẳn đã là xấu vì
Việt Nam có thểnhờdòng vốn đầu tưvào làm đòn bẩy đểtăng trưởng kinh tế, cùng
với việc nhập khẩu những công cụtiên tiến đểnâng cao trình độ, sức cạnh tranh của
mình trên thịtrường thếgiới. Tuy nhiên, tình trạng thâm hụt cán cân thương mại
kéo dài và ngày càng trầm trọng sẽkhiến cho đồng nội tệbịmất giá, dẫn tới khủng
hoảng tiền tệ. Đểhiểu rõ vấn đềnày, chúng ta hãy cùng tìm hiểu vềthực trạng của
cán cân thương mại Việt Nam hiện nay, đồng thời xem xét những nguyên nhân
chính yếu gây ra tình trạng thâm hụt thương mai và đưa ra một vài kiến nghị, giải
pháp giúp cải thiện tình hình trên. Đây chính là lý do đềtài “Thâm hụt cán cân
thương mại tại Việt Nam” được tôi chọn đểnghiên cứu trong bài tiểu luận môn học
Kinh tếVĩMô 2.
16 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6722 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bài môn kinh tế vĩ mô - Thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Luân
Bài tiểu luận môn Kinh tế Vĩ mô 2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM
2 Thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Luân
Hội nhập kinh tế đang là xu thế phát triển của thế giới và dần dần tiến tới
toàn cầu hóa trên nhiều lĩnh vực. Trong xu thế đó, quá trình hội nhập của Việt Nam
diễn ra nhanh chóng từ công cuộc đổi mới vào năm 1986. Hội nhập kinh tế mang
đến cho Việt Nam nhiều cơ hội như mở rộng thị trường, tiếp thu công nghệ khoa
học kĩ thuật, tăng mạnh nguồn vốn đầu tư phát triển…nhưng đồng thời cũng đối
mặt với nhiều thách thức như sự cạnh tranh khốc liệt, những vấn nạn xã hội mới, và
đặc biệt là tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Trong những năm gần đây,
nguồn vốn đầu tư nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam, tình trạng luôn thiếu vốn trên thị
trường chứng khoán, bất động sản, sự chênh lệch tiết kiệm – đầu tư trong nước cùng
với sự thâm hụt ngân sách càng làm cho tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của
Việt nam trở nên nghiêm trọng. Thâm hụt cán cân thương mại chưa hẳn đã là xấu vì
Việt Nam có thể nhờ dòng vốn đầu tư vào làm đòn bẩy để tăng trưởng kinh tế, cùng
với việc nhập khẩu những công cụ tiên tiến để nâng cao trình độ, sức cạnh tranh của
mình trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, tình trạng thâm hụt cán cân thương mại
kéo dài và ngày càng trầm trọng sẽ khiến cho đồng nội tệ bị mất giá, dẫn tới khủng
hoảng tiền tệ. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thực trạng của
cán cân thương mại Việt Nam hiện nay, đồng thời xem xét những nguyên nhân
chính yếu gây ra tình trạng thâm hụt thương mai và đưa ra một vài kiến nghị, giải
pháp giúp cải thiện tình hình trên. Đây chính là lý do đề tài “Thâm hụt cán cân
thương mại tại Việt Nam” được tôi chọn để nghiên cứu trong bài tiểu luận môn học
Kinh tế Vĩ Mô 2.
Tuy nhiên, trong phạm vi của bài viết này do thiếu số liệu, tính phức tạp và
nhiều mặt của vấn đề kinh tế vĩ mô, cũng như những hạn chế về thời gian và kiến
thức nên bài viết còn nhiều thiếu sót và mang tính trao đổi, nghị luận giữa những
người nghiên cứu. Vì thế, tác giả mong muốn được sự góp ý của quý độc giả cùng
với quý thầy cô hướng dẫn đề tài để có thể hoàn thiện bài viết hơn.
3 Thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Luân
NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm
Cán cân thương mai, hay còn gọi là cán cân thanh toán quốc tế (balance of
payment) được hiểu là bảng kế toán tổng hợp các luồng vận động về hàng hoá dịch
vụ , tư bản… của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong từng thời kỳ nhất
định. Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp
cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các
loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản. Thời
kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm. Những giao dịch
đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước
được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư
trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có.
Vậy, cán cân thương mại là một bản đối chiếu giữa các khoán tiền thu được
từ nước ngoài với các khoản tiền trả cho nước ngoài của một quốc gia trong một
thời kỳ nhất định.
Theo Nghị định số 164/1999/NĐ-CP ngày 16/11/2009 của Chính phủ về
quản lý cán cân thương mại của Việt Nam, Cán cân thương mại của Việt Nam được
quy định là bảng tổng hợp có hệ thống toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa
Người cư trú và Người không cư trú trong một thời kỳ nhất định. Theo đó, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam được giao là cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì lập, theo
dõi và phân tích cán cân thương mại
1.2. Cán cân thương mại trong nền kinh tế
Đầu tiên, chúng ta hãy xem xét 2 bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên cán
cân thương mại: đó là xuất khẩu ròng và đầu tư nước ngoài. Đây là cách tiếp cận
cán cân thương mại và sự thâm hụt cán cân thương mại dưới cách đánh giá về tổng
sản phẩm trong nước.
4 Thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Luân
Hãy xem xét những khoản chi tiêu về hàng hóa, dịch vụ và nhu cầu đầu tư
trong một nền kinh tế mở:
Y = C + I + G + X – M
Y = C + I + G + NX
Î NX = Y – (C + I + G)
Xuất khẩu ròng = sản lượng – chi tiêu trong nước
Y = C + I + G – NX
(Y – C – G ) - I = NX
Î S – I = NX
S – I chính là khoản đầu tư nước ngoài ròng, là phần dôi ra giữa tiết
kiệm trong nước và đầu tư trong nước.
Tài khoản thu nhập quốc dân: đầu tư nước ngoài ròng phải bằng cán cân
thương mại để cho nền kinh tế được cân bằng.
NX = S – I
NX = (Y – T – C) + (T – G) – I
NX = Sp + Sg – I
Trong đó Sp: tiết kiệm khu vực tư nhân, Sg: tiết kiệm khu vực nhà nước.
Con số chênh lệch giữa thu T và chi G chính là thâm hụt ngân sách. Từ đẳng thức
trên ta thấy việc tăng tiết kiệm của khu vực tư nhân sẽ làm thặng dư cán cân thương
mại, còn việc tăng đầu tư, tăng thâm hụt ngân sách sẽ làm cho thâm hụt cán cân
thương mại.
Tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp cận dưới góc độ tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái thực = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x P*/P
Trong đó P* là giá hàng hóa trên thế giới, P là giá hàng hóa trong nước. Khi
tỷ giá lên cao nghĩa là đồng nội tệ giảm giá, hàng ngoại trở nên đắt hơn và hàng nội
sẽ rẻ hơn một cách tương đối, điều này sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập
khẩu. Còn ngược lại, khi đồng nội tệ tăng giá, tỷ giá hối đoái tăng thì sẽ dẫn tới
nhập khẩu tăng và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu giảm. Sự chênh lệch giữa xuất
nhập khẩu sẽ làm cho cán cân thương mại được thặng dư hay bị thâm hụt, chính
5 Thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Luân
sách phát triển kinh tế thường điều chỉnh để kích thích xuất khẩu (làm thặng dư cán
cân thương mại) hay kêu gọi đầu tư nước ngoài (làm thâm hụt cán cân thương mại).
Cả 2 chính sách này đều làm tỷ giá tăng.
Với 2 cách tiếp cận này, chúng ta đều thấy mối liên hệ giữa cán cân thương
mại và dòng tiền lưu chuyển trong nền kinh tế, hay nói cách khác là liên quan đến
lãi suất trong nước. Khi cán cân thương mại bị thâm hụt, nghĩa là đồng ngoại tệ sẽ
tràn lan trong nền kinh tế, đồng nội tệ sẽ tăng giá. Dưới một hệ thống tỷ giá hối đoái
cố định, để giữ vững tỷ giá thì chính phủ phải bung tiền ra để hút dòng ngoại tệ
đang dư thừa trong nền kinh tế. Như vậy, nền kinh tế sẽ có một lượng lớn tiền tệ lưu
thông, điều này sẽ làm cho lạm phát tăng cao, và chính phủ sẽ tăng lãi suất để giữ
cho thị trường tiền tệ được cân bằng. Mặt khác, xem xét dưới góc độ tiết kiệm – đầu
tư, khi đầu tư quá nóng (do nguồn vốn nước ngoài vào nhiều) thì cán cân thương
mại cũng sẽ bị thâm hụt, và lúc này chính phủ cũng tăng lãi suất để hạn chế đầu tư,
tiêu dùng. Trong một nền kinh tế mở và nhỏ, lãi suất trong nước luôn được giữ cân
bằng với lãi suất thế giới. Và vì thế, chúng ta sẽ xem xét những yếu tố tác động lên
cán cân thương mại thông qua các chính sách trong nước và ngoài nước làm thay
đổi lãi suất.
1.3. Chính sách tài chính tác động tới cán cân thương mại
1.3.1. Chính sách tài chính trong nước
Như chúng ta đã biết, cán cân thương mại chịu ảnh hưởng của thâm hụt ngân
sách nhà nước, tiết kiệm – đầu tư. Chúng ta hãy xem xét trường hợp chính phủ tăng
chi tiêu G. Sự gia tăng chi tiêu này sẽ làm giảm tiết kiệm quốc dân S vì tiết kiệm S
= Y – C – G. Nếu như lãi suất thế giới không đổi và đầu tư giữ nguyên thì tiết kiệm
giảm thì đầu tư sẽ cần được bổ sung bằng một lượng vốn từ nước ngoài. Điều này
có nghĩa là sẽ làm cho tăng đầu tư nước ngoài, làm giảm NX và từ đó sẽ làm cho
thâm hụt cán cân thương mại. Đồng thời, đồng nội tệ sẽ giảm giá, hay tỷ giá hối
đoái sẽ tăng.
6 Thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Luân
Tương tự như vậy, khi chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nghĩa
là hạn chế đầu tư I, với tiết kiệm S của khu vực tư nhân cùng Nhà Nước không đổi,
thì chúng ta sẽ có NX = S – I tăng lên, làm cho cán cân thương mại được thặng dư.
Đồng thời cũng làm cho đồng nội tệ tăng giá, hay tỷ giá hối đoái sẽ giảm.
Như vậy, khi cán cân thương mại cân bằng, sự thay đổi chính sách tài chính
trong nước theo hướng mở rộng (hoặc thắt chặt) sẽ làm giảm tiết kiệm, tăng đầu tư
(giảm thâm hụt ngân sách, giảm đầu tư) và dẫn tới thâm hụt (thặng dư) cán cân
thương mại, và sẽ làm cho tỷ giá hối đoái tăng (giảm).
1.3.2. Chính sách tài chính nước ngoài
Nếu là một quốc gia nhỏ thì các chính sách tài chính của quốc gia đó sẽ
không ảnh hưởng đến thị trường tài chính thế giới. Tuy nhiên nếu quốc gia đó
chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế thế giới thì chính sách tài chính của họ sẽ làm
cho lãi suất thế giới thay đổi. Tương tự như chính sách tài chính trong nước, khi
chính phủ nước ngoài thực hiện một chính sách tài chính cũng sẽ làm cho tiết kiệm
- đầu tư trong nước đó thay đổi, và sau đó do họ là nước lớn nên sẽ ảnh hưởng đến
tiết kiệm – đầu tư của thế giới làm cho lãi suất thế giới biến động, từ đó tác động tới
lãi suất của nước ta và làm thay đối cán cân thương mại.
Như vậy, khi cán cân thương mại cân bằng, sự thay đổi chính sách tài chính
nước ngoài theo hướng mở rộng (hoặc thắt chặt) sẽ làm giảm tiết kiệm, tăng đầu tư
(giảm thâm hụt ngân sách, giảm đầu tư) của nền kinh tế thế giới, và làm cho lãi
suất thế giới giảm (tăng), dẫn tới lãi suất trong nước cũng giảm (tăng) kéo theo
thặng dư (thâm hụt) cán cân thương mại, và sẽ làm cho tỷ giá hối đoái giảm (tăng).
Như vậy, chúng ta đã xem xét sự thay đổi của các chính sách tác động đến
cán cân thương mại. Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét thực trạng của cán cân thương
mại tại Việt Nam. Vì những hạn chế, đề tài chỉ xem xét và đánh giá những nguyên
nhân trong nước (thay đổi chính sách trong nước) tác động tới cán cân thương mại
của Việt Nam.
7 Thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Luân
II. THỰC TRẠNG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM.
Cùng với quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, trong hơn một thập
niên qua, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có mức tăng trưởng rất cao
(trung bình trên 20% mỗi năm), trừ năm 2009 do tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu.
Theo đó, tỷ lệ xuất khẩu/GDP tăng từ 30% năm 1996 lên tới 68,5% năm
2010, trong khi tỷ lệ nhập khẩu/GDP còn tăng mạnh hơn, từ 45,6% lên đến 80%
trong cùng thời kỳ, khiến tổng giá trị thương mại/GDP đã đạt 150% - thể hiện độ
mở khá lớn của nền kinh tế. Có thể nói, chiến lược hướng về xuất khẩu bắt đầu từ
giữa thập kỷ 1990 đã có những đóng góp đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam trong nhiều năm.
Tuy nhiên, do tốc độ tăng nhập khẩu nhanh hơn nhiều so với xuất khẩu, cán
cân thương mại ngày càng thâm hụt, và đặc biệt trở nên nghiêm trọng kể từ năm
2007 - khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của WTO. Trung
bình giai đoạn 2001-2010, nhập siêu chiếm đến 12% GDP, và tăng lên gần 17% giai
đoạn 2007-2010.
Nhập siêu tăng cao và dai dẳng trong thời gian dài mà không có bất kỳ dấu
hiệu cải thiện nào khiến thị trường ngoại hối luôn trong trạng thái căng thẳng, tiền
đồng luôn đối diện sức ép giảm giá, cán cân thanh toán không ổn định, tình trạng đô
la hóa gia tăng,…. Điều này, cùng với một số diễn biến vĩ mô bất lợi khác, đã kích
hoạt cho những bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài trong một vài năm gần đây.
8 Thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Luân
Tỷ trọng thương mại quốc tế trên GDP
Nguồn: GSO và tính toán của TVSC
Thêm vào đó, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, vì thế nhu cầu vốn
rất cao, tiết kiệm trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu về đầu tư. Vì vậy, huy
động nguồn vốn từ các nước phát triển, nhận đầu tư trực tiếp và vay vốn ODA để bổ
sung nguồn thiếu hụt vốn trong đầu tư là điều Việt Nam và hầu hết các nước đang
phát triển đều làm.
Cán cân thanh toán, cán cân vốn của Việt Nam: 2004-2007 (tỷ USD)
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007
2007
(%
GDP)
Tài khoản
vãng lai -1.6 0.2 0.2 -6.4 -9.0
Số dư hàng
hóa dịch vụ -3.2 -2.0 -2.8 -9.0 -12.6
Số dư thu
nhập đầu tư -0.9 -1.2 -1.4 -1.6 -2.3
Chuyển
nhượng ròng 2.5 3.4 4.4 4.2 5.9
Tài khoản
vốn 2.5 1.9 4.1 15.2 21.4
FDI thuần 1.9 2.0 2.4 4.0 5.6
Các dòng tài
chính khác 0.7 -0.1 1.7 11.2 15.8
Cán cân thanh toán –
Tài khoản vốn
9 Thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Luân
Năm Số dự án Vốn đăng kí
(*)
(triệu USD)
Tổng vốn
thực hiện
(triệu USD)
Qui mô bình
quân 1 dự án
(triệu USD)
Tổng số 8867 142401.9 29394.9 16.06
2000 391 2838.9 2413.5 7.26
2001 555 3142.8 2450.5 5.66
2002 808 2998.8 2591.0 3.71
2003 791 3191.2 2650.0 4.03
2004 811 4547.6 2852.5 5.61
2005 970 6839.8 3308.8 7.05
2006 987 12004.0 4100.1 12.16
2007 1544 21347.8 8030.0 13.8
2008 1171 64011.0 11400.0 54.66
2009 839 21480.0 10000.0 25.60
Trích Tổng cục thống kê gso.gov.vn
(*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm
trước.
Qua số liệu ta thấy tổng số dự án cũng như tổng số vốn FDI vào Việt Nam
trong giai đoạn 2000-2009 nhìn chung tăng lên với tốc độ khá nhanh. Từ năm 2000
số vốn đăng kí là 2838,9 triệu USD nhưng đến năm 2009 thì tổng số vốn đăng kí đã
lên đến 21480 triệu USD. Mức tăng bình quân năm trong giai đoạn này là 39.22%.
Với lượng vốn FDI khổng lồ trên đã tạo ra đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế, xã hội,
tổng sản phẩm trong nước tăng cao.
Việt Nam là một trong những nước được nhận nhiều viện trợ ODA của các
quốc gia phát triển và các tổ chức như World Bank, ADB, IMF…Tính đến năm
2007, cộng đồng quốc tế đã cam kết dành cho Việt Nam nguồn ODA với tổng giá
trị gần 36,97 USD, đã ký kết 26,2 tỷ USD và giải ngân 17,9 tỷ USD. Đặc biệt trong
những năm gần đây, vốn ODA cung cấp cũng tăng khá mạnh.
Chi tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Cam kết 2.4 2.5 2.8 3.4 3.4 3.7 4.5 5.4
Thực hiện 1.6 1.5 1.5 1.4 1.6 1.8 1.8 2.2
10 Thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Luân
Qua bảng trên ta nhận thấy tốc độ tăng trưởng khả năng thu hút vốn ODA
của nước ta tăng với tốc độ khá nhanh và ổn định trong suốt giai đoạn từ 2001-
2008. Tuy khả năng thu hút ODA của chúng ta tăng trưởng ở mức khá nhưng việc
thực hiện vốn cam kết hay nói cách khác là tốc độ giải ngân của Việt Nam còn
chậm và chưa đạt được hiệu quả cao và đang có xu hướng sút giảm trong thời gian
3 năm trở lại đây. Tốc độ giải ngân chậm gây ra việc lãng phí, thất thoát vốn gây ra
gánh nặng nợ không cần thiết cho thế hệ sau và gây ảnh hưởng xấu cho khả năng
thu hút các nguồn đầu tư quốc tế khá.
Với nguồn vốn dồi dào, Việt Nam đã có những biểu hiện của việc sử dụng
không hiệu quả đã có biểu hiện lạm phát ngày càng lên cao, đồng nội tệ mất giá
nghiêm trọng cùng với tình trạng thâm hụt cán cân thương mại trong thời gian dài
gây nên những bất ổn kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, Việt Nam không chỉ đối mặt với nguy cơ thâm hụt cán cân
thương mại đơn thuần, mà chúng ta còn đối mặt với sự thâm hụt kép – vừa thâm hụt
ngân sách, vừa thâm hụt cán cân thương mại. Tình trạng sử dụng vốn kém hiệu quả,
đầu tư công tràn lan và tình trạng thua lỗ của những doanh nghiệp Nhà Nước đã gây
ra tình trạng thâm hụt ngân sách ngày càng lớn. Chính điều đó đã tạo ra sự thâm hụt
kép trong nền kinh tế Việt Nam.
11 Thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Luân
III. NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.1. Nguyên nhân thâm hụt cán cân thương mại
Thứ nhất, thâm hụt ngân sách chính là một trong những nguyên nhân
gây ra sự thâm hụt cán cân thương mại, và Việt Nam đang phải chịu sự thâm hụt
kép. Chính sách tài khóa không nhất quán, chính phủ không nắm rõ được mức chi
và những mục tiêu đề ra nhằm giảm thâm hụt ngân sách không đạt hiểu quả đã làm
cho tình trạng nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai trong thời gian dài. Đầu tư
Nhà Nước chiếm trên 50% tổng đầu tư xã hội nhưng lại kém hiệu quả hơn so với
đầu tư khu vực tư nhân. Những doanh nghiệp NN đầu tư tràn lan vào những lĩnh
vực chứng khoán, bất động sản, lập các công ty mới…với nhiều rủi ro và kinh
doanh kém hiệu quả ngày một nhiều. Mà các khoản đầu tư này đều ảnh hưởng tới
cán cân thương mại vì nếu chúng ta xét đó là chi tiêu công thì nó sẽ làm tăng G, còn
nếu chúng ta xét là đầu tư thì nó cũng làm tăng I. Đối với các doanh nghiệp tư nhân,
để hạn chế các khoản đầu tư này thì sẽ có biện pháp là tăng lãi suất, nhưng đối với
các DN NN, thì chính phủ thường dùng lãi suất ưu đãi, thế nên, tình trạn này ngày
càng làm cho cán cân thương mại thâm hụt nghiêm trọng.
Thứ hai, đầu tư tăng cao và tiết kiệm khu vực tư nhân không đủ bù đắp
dẫn tới sự huy động vốn từ bên ngoài và làm thâm hụt cán cân thương mại. Nếu
thâm hụt là do nhu cầu đầu tư tăng cao thì thâm hụt không phải là một vấn đề
nghiêm trọng, vì khi đầu tư nhiều vào nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công cụ sản
xuất, thì trong tương lai năng suất sẽ cao hơn và sẽ sản xuất nhiều hơn, và hàng hóa
sản xuất ra có thể để tăng xuất khẩu nhằm cân bằng cán cân thương mại và tài
khoản vãng lai (trả nợ). Tuy nhiên, nếu nhu cầu đầu tư tăng cao là vào khu vực bất
động sản, thì lại đáng lo ngại, vì khu vực này thường không làm tăng năng suất
(như đầu tư vào máy móc, thiết bị), cũng như tạo ra các sản phẩm có thể được dùng
để trả nợ (thông qua xuất khẩu).
Những lý do dẫn tới đầu tư tăng cao:
● Chính sách tiền tệ: Một trong những nguyên nhân có liên quan đến đầu tư
tăng cao là chính sách tiền tệ nơi lỏng của Việt Nam trong thời gian qua. Khi thực
12 Thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Luân
hiện chính sách tiền tệ nơi lỏng sẽ dẫn tới tăng đầu tư trong nước, do trong ngắn hạn
điều này làm giảm lãi suất.
Ngoài tác động trên, chính sách tiền tệ còn có tác động thông qua tỷ giá. Khi
thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thì sẽ tạo nên áp lực giảm giá đồng tiền nội tệ
so với đồng tiền của nước khác. Nếu tỷ giá hối đoái được tự do thay đổi, thì khi đó,
nhập khẩu sẽ trở nên đắt hơn và xuất khẩu sẽ trở nên rẻ hơn. Tuy nhiên, khi tỷ giá
không được tự do thay đổi (tỷ giá cố định), thì đồng tiền nội tệ về bản chất là đã lên
giá. Việc duy trì một đồng tiền nội tệ đã lên giá như vậy sẽ làm giảm xuất khẩu và
tăng nhập khẩu. Trong suốt một thời gian dài Việt Nam đã duy trì tỉ giá cố định gắn
vào đồng USD. Khi lạm phát thấp đây làm một chính sách hợp lý để làm tăng khả
năng xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, từ cuối năm 2006, và đặc biệt là
năm 2007, lượng vốn đầu tư (cả gián tiếp và trực tiếp) chảy vào Việt nam tăng đột
biến, làm cho đồng Việt Nam tăng giá so với các đồng tiền khác. Để duy trì tính
cạnh tranh về giá của hàng XK, Ngân hàng Nhà nước đã tung một lượng tiền lớn ra
để mua USD (làm tăng dự trữ ngoại hối), dẫn tới một lượng cung tiền rất lớn trong
hệ thống thanh toán của Việt Nam. Tác động của lạm phát có tác dụng làm đồng
tiền mất giá, nhưng việc duy trì tỷ giá cố định về cơ bản là việc duy trì một đồng
tiền định giá quá cao đã làm cho hàng VN mất tính cạnh tranh (trở nên đắt hơn) và
hàng NK trở nên rẻ hơn. Đây cũng chính là một nguyên nhân của tình trạng nhập
siêu và thâm hụt các cân thương mại. Phải thấy rằng tỷ giá cứng là một nguyên
nhân dẫn đến thâm hụt thương mại.
● Tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán: Trong năm 2006 và 2007
đã chứng kiến hàng loạt các công ty thực hiện cổ phần hóa, lên sàn, phát hành thêm
cổ phiếu. Năm 2007 còn được nhìn nhận là năm của IPO. Bản chất của các hoạt
động này, kể cả việc thực hiện cổ phẩn hóa (không chỉ của các công ty nhà nước) là
các hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp để đầu tư. Với lượng vốn đầu tư
được huy động qua kênh của thị trường chứng khoán, rõ ràng là