A mới 14 tuổi, nhưng gia đình khó khăn, phải bỏ học, A đi làm công nhân cho nhà máy bánh kẹo Hải Hà. Ngày 18/10/2009, công ty A tổ chức một buổi liên hoan, mải vui với bạn bè, A uống khá nhiều rượu. Do không tỉnh táo, trên đường về (A đi xe máy) A đâm vào chị B – là giáo viên trường mầm non Hoa Hồng. Chị B bị thương, người qua đường gọi tắc- xi đưa B đi bệnh viện cấp cứu. Tại bệnh viện, bác sĩ kết luận, chị B bị gãy chân, phải điều trị trong vòng hai tháng, trong 2 tháng này chị phải nghỉ dạy học đồng thời mẹ chị là bà C đang là tạp vụ trong công ty thuốc lá Thăng Long phải nghỉ làm để chăm sóc con gái. Tiền viện phí của chị B hết 3 triệu đồng, tiền tắc – xi đưa chị tới viện hết 500.000 đồng. Trước tình huống trên, chị B kiện đến Tòa án nhân dân tỉnh X yêu cầu gia đình A phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do thiệt hại về sức khỏe cho chị.
Ngày 20 tháng 11 năm 2009, TAND tỉnh X đã mở phiên tòa. Tòa án đã xác định tư cách tố tụng như sau: Nguyên đơn dân sự là chị B, bị đơn dân sự là bố mẹ A, người có lợi ích và nghĩa vụ liên quan là A và bà C. Tòa án X cũng đã xác định được chị B là giáo viên đang dạy hợp đồng cho trường mầm non Hoa Hồng, tiền lương ổn định là 3 triệu đồng/ tháng, bà C có lương ổn định là 2 triệu đồng/tháng. A đã đi làm và có tiền riêng là 7 triệu đồng.
2. Phân tích các mối quan hệ pháp luật trong tình huống trên.
- Mối quan hệ giữa A và bố mẹ: Theo quy định của pháp luật, thì bố mẹ là người đại diện đương nhiên của con trước pháp luật, cho nên mối quan hệ giữa A với bố mẹ chính là mối quan hệ giữa được đại diện với người đại diện. Như vậy, khi A gây thiệt hại cho chị B mà A dưới 15 tuổi thì bố mẹ A phải chịu trách nhiệm về hành vi của A.
- Mối quan hệ giữa A và B: Trong tình huống này, A gây thiệt hại về sức khỏe cho B, cụ thể A đã lái xe đâm vào B làm B bị gãy chân, như vậy mối quan hệ giữa A với B là mối quan hệ giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại.
- Mối quan hệ giữa bố mẹ A với chị B và bà C. Đây là mối quan hệ giữa bên được bồi thường (Chị B, bà C ) và bên bồi thường (bố mẹ của A ). Mối liên hệ này phát sinh khi A có hành vi gây thiệt hại cho B. A là người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại cho chị B thì bố mẹ A phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con mình gây ra theo Điều 606 BLDS 2005.
3 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2488 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận bài tập luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 4:
Xây dựng tình huống liên quan tới người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe với người khác. Phân tích các mối quan hệ pháp luật trong tình huống đó. Xác định mức độ bồi thường và trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai? Giải thích tại sao?
Bài làm.
1 Xây dựng tình huống.
A mới 14 tuổi, nhưng gia đình khó khăn, phải bỏ học, A đi làm công nhân cho nhà máy bánh kẹo Hải Hà. Ngày 18/10/2009, công ty A tổ chức một buổi liên hoan, mải vui với bạn bè, A uống khá nhiều rượu. Do không tỉnh táo, trên đường về (A đi xe máy) A đâm vào chị B – là giáo viên trường mầm non Hoa Hồng. Chị B bị thương, người qua đường gọi tắc- xi đưa B đi bệnh viện cấp cứu. Tại bệnh viện, bác sĩ kết luận, chị B bị gãy chân, phải điều trị trong vòng hai tháng, trong 2 tháng này chị phải nghỉ dạy học đồng thời mẹ chị là bà C đang là tạp vụ trong công ty thuốc lá Thăng Long phải nghỉ làm để chăm sóc con gái. Tiền viện phí của chị B hết 3 triệu đồng, tiền tắc – xi đưa chị tới viện hết 500.000 đồng. Trước tình huống trên, chị B kiện đến Tòa án nhân dân tỉnh X yêu cầu gia đình A phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do thiệt hại về sức khỏe cho chị.
Ngày 20 tháng 11 năm 2009, TAND tỉnh X đã mở phiên tòa. Tòa án đã xác định tư cách tố tụng như sau: Nguyên đơn dân sự là chị B, bị đơn dân sự là bố mẹ A, người có lợi ích và nghĩa vụ liên quan là A và bà C. Tòa án X cũng đã xác định được chị B là giáo viên đang dạy hợp đồng cho trường mầm non Hoa Hồng, tiền lương ổn định là 3 triệu đồng/ tháng, bà C có lương ổn định là 2 triệu đồng/tháng. A đã đi làm và có tiền riêng là 7 triệu đồng.
2. Phân tích các mối quan hệ pháp luật trong tình huống trên.
- Mối quan hệ giữa A và bố mẹ: Theo quy định của pháp luật, thì bố mẹ là người đại diện đương nhiên của con trước pháp luật, cho nên mối quan hệ giữa A với bố mẹ chính là mối quan hệ giữa được đại diện với người đại diện. Như vậy, khi A gây thiệt hại cho chị B mà A dưới 15 tuổi thì bố mẹ A phải chịu trách nhiệm về hành vi của A.
- Mối quan hệ giữa A và B: Trong tình huống này, A gây thiệt hại về sức khỏe cho B, cụ thể A đã lái xe đâm vào B làm B bị gãy chân, như vậy mối quan hệ giữa A với B là mối quan hệ giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại.
- Mối quan hệ giữa bố mẹ A với chị B và bà C. Đây là mối quan hệ giữa bên được bồi thường (Chị B, bà C ) và bên bồi thường (bố mẹ của A ). Mối liên hệ này phát sinh khi A có hành vi gây thiệt hại cho B. A là người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại cho chị B thì bố mẹ A phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con mình gây ra theo Điều 606 BLDS 2005.
3. Xác định mức bồi thường
Có thể thấy, trong trường hợp này, A đã gây thiệt hại về sức khỏe cho chị B, vì vậy, có thể áp dụng Điều 608 Bộ luật dân sự 2005 để xác định mức bồi thường. Cụ thể, Điều 608 quy định:
“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a, Chi phí hợp lí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b, Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không thể ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại.
c, Chi phí hợp lí và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lí cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khỏe của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất tinh thần mà người đó phải gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định”.
Căn cứ vào quy định này thì mức bồi thường mà gia đình A phải bồi thường cho chị B là:
- Chi phí hợp lí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại: cụ thể là tiền viện phí của chị B là 3 triệu đồng, tiền thuê tắc- xi cho chị B đi bệnh viện là 500000 đồng.
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại: Theo tình huống trên thì chị B có lương ổn định hàng tháng là 3 triệu đồng, do tai nạn mà A gây ra, chị phải nghỉ làm việc trong vòng 2 tháng, vì vậy A phải bồi thường thu nhập thực tế trong 2 tháng của chị B là:3 triệu đồng x 2 = 6 triệu đồng.
- Chi phí hợp lí và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc trong thời gian điều trị: Trong thời gian chị B điều trị bệnh, mẹ chị B là bà C phải nghỉ làm để chăm sóc chị, nên gia đình A phải bồi thường phần thu nhập thực tế của bà C, theo tình huống trên thì bà C có thu nhập ổn định là 2 triệu đồng/tháng, vì vậy gia đình A phải bồi thường cho bà C số tiền là: 2 triệu đồng x 2 = 4 triệu đồng.
- Ngoài ra, gia đình A phải bồi thường cho chị B tiền bồi dưỡng tổn thất tinh thần, số tiền này hai bên có thể thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì tối đa không được quá 30 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định.
4. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Khoản 1 Điều 604 BLDS năm 2005 về căn cứ trách nhiệm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định: “1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, nhân phẩm của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”
Đồng thời, khoản 2, Điều 606 BLDS năm 2005 quy định: “Người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy phần tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp được quy định tại Điều 621 của Bộ luật này…”.
Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ở đây thuộc về bố mẹ của A. Tuy nhiên, theo như tình huống trên, thì gia đình A rất khó khăn, mà A lại đã đi làm và có tài sản riêng, nên nếu tài sản của bố mẹ không đủ để bồi thường cho chị B và bà C thì A phải lấy tài sản của mình để bồi thường phần con thiếu.