Tiểu luận Bàn về công cụ lãi suất cơ bản ở Việt Nam hiện nay

Lãi suất cơ bản (LSCB) là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà N ước Việt Nam (NHNN VN) trong ngắn hạn. Theo điều 9 khoản 12 của luật NHNN VN, LSCB được định nghĩa như sau: “ LSCB là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng (TCTD) ấn định lãi suất kinh doanh”. Theo Luật NHNN, LSCB chỉ áp dụng cho Đồng Việt nam do NHNN công bố, làm cơ sở cho các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh. LSCB được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của NHNN, lãi suất huy động đầu vào của TCTD và xu hướng biến động cung-cầu vốn.Theo Luật Dân sự, các TCTD không được cho vay với lãi suất cao gấp 1,5 lần LSCB. Tuy được nhắc đến trong Luật NHNN và luật này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 1998, song LSCB chỉ được công bố lần đầu vào ngày 30 tháng 5 năm 2000. Trong lần đầu được công bố, LSCB ở mức 7,2%/năm. Vào thời điểm tháng 6 năm 2008, LSCB là 14%/năm. Điều này có nghĩa là các TCTD có thể quyết định mức lãi suất cho vay của mình cao tới 21%/năm. Hiện nay, mức LSCB do NHNN công bố là 8%/năm. Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ của các Ngân hàng trung ương (NHTW) nước ngoài tương tự như lãi suất cơ bản của NHNN VN là Fed Funds Rate của Hoa Kỳ, London Interbank Offered Rate (LIBOR) Anh, Tokyo Inter-Bank Offered Rate (TIBOR) của Nhật Bản, Euro Interbank Offered Rate của Liên minh Châu Âu. Các lãi suất trên đôi khi cũng được dịch sang tiếng Việt là LSCB. LSCB do NHNN bao hàm hai loại: - Lãi suất huy động do chính phủ mà ở Việt nam được thực hiện thông qua việc phát hành các trái phiếu kho bạc các Ngân hàng thương mại (NHTM) sẽ nhận được tín hiệu từ phía NHNN về mức lãi suất cho vay tối thiểu có thể đạt được với mức rủi ro bằng không. Nếu NHNN muốn thu hẹp lượng cung tiền của các NHTM ra nền kinh tế thì sẽ tăng mức lãi suất huy động và ngược lại . - Lãi suất cho vay đối với các NHTM hay nói cách khác đi chính là lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn nhằm tác động đến đầu vào của các NHTM.

pdf18 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2240 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bàn về công cụ lãi suất cơ bản ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ M INH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ----oOo---- Đề tài: Bàn về công cụ lãi suất cơ bản ở Việt Nam hiện nay GVHD: TS. TRƯƠ NG QUANG THÔNG SVTH: Nguyễn Thị Tú Anh Nguyễn Ngọc Yến Điệp Trần Thị Hợi Lê Duy Khánh Lâm Thục Linh Lương Thị Quỳnh Nga Đặng Thị Mỹ Ngân Nguyễn Hoàng Oanh Đào Thị Bảo Phương Trần Thị Hoài Phương Lê Thụy Minh Phương Dương Thị Kim Thanh Nguyễn Thị Phương Thủy Đỗ Thị Thu Quỳnh Lớp: Ngân hàng Đêm 2 – K18 Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 04 Năm 2010 1 MỤC LỤC Bàn về công cụ lãi suất cơ bản ở Việt Nam hiện nay PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I.1 Khái niệm lãi suất cơ bản I.2 Vai trò của lãi suất cơ bản PHẦN II: THỰC TRẠNG LÃI SUẤT CƠ BẢN Ở VN HIỆN NAY II.1 Một số quan điểm về lãi suất cơ bản ở VN II.2 Thực trạng lãi suất cơ bản VN hiện nay II.2.1 Giai đoạn 2000 – 2007 II.2.2 Giai đoạn 2008 – nay II.3.Quá trình điều chỉnh lãi suất cơ bản của NHTW II.3.1 Nguyên nhân điều chỉnh II.3.2 Tác động của việc điều chỉnh PHẦN III: KẾT LUẬN III.1 Thành tựu và những vấn đề còn tồn tại trong quá trình điều hành lãi suất cơ bản III.2 Định hướng điều hành lãi suất cơ bản ở VN hiện nay 2 PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I.1 Khái niệm lãi suất cơ bản Lãi suất cơ bản (LSCB) là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà N ước Việt Nam (NHNN VN) trong ngắn hạn. Theo điều 9 khoản 12 của luật NHNN VN, LSCB được định nghĩa như sau: “ LSCB là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng (TCTD) ấn định lãi suất kinh doanh”. Theo Luật NHNN, LSCB chỉ áp dụng cho Đồng Việt nam do NHNN công bố, làm cơ sở cho các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh. LSCB được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của NHNN, lãi suất huy động đầu vào của TCTD và xu hướng biến động cung-cầu vốn.Theo Luật Dân sự, các TCTD không được cho vay với lãi suất cao gấp 1,5 lần LSCB. Tuy được nhắc đến trong Luật NHNN và luật này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 1998, song LSCB chỉ được công bố lần đầu vào ngày 30 tháng 5 năm 2000. Trong lần đầu được công bố, LSCB ở mức 7,2%/năm. Vào thời điểm tháng 6 năm 2008, LSCB là 14%/năm. Điều này có nghĩa là các TCTD có thể quyết định mức lãi suất cho vay của mình cao tới 21%/năm. Hiện nay, mức LSCB do NHNN công bố là 8%/năm. Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ của các Ngân hàng trung ương (NHTW) nước ngoài tương tự như lãi suất cơ bản của NHNN VN là Fed Funds Rate của Hoa Kỳ, London Interbank Offered Rate (LIBOR) Anh, Tokyo Inter-Bank Offered Rate (TIBOR) của Nhật Bản, Euro Interbank Offered Rate của Liên minh Châu Âu. Các lãi suất trên đôi khi cũng được dịch sang tiếng Việt là LSCB. LSCB do NHNN bao hàm hai loại: - Lãi suất huy động do chính phủ mà ở Việt nam được thực hiện thông qua việc phát hành các trái phiếu kho bạc các Ngân hàng thương mại (NHTM) sẽ nhận được tín hiệu từ phía NHNN về mức lãi suất cho vay tối thiểu có thể đạt được với mức rủi ro bằng không. Nếu NHNN muốn thu hẹp lượng cung tiền của các NHTM ra nền kinh tế thì sẽ tăng mức lãi suất huy động và ngược lại . - Lãi suất cho vay đối với các NHTM hay nói cách khác đi chính là lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn nhằm tác động đến đầu vào của các NHTM. 3 I.2 Vai trò của lãi suất cơ bản LSCB của NHTW là một công cụ quan trọng, nếu không nói là chủ yếu, của chính sách tiền tệ quốc gia, nhắm đến những mục tiêu kinh tế vĩ mô như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, duy trì một tình trạng thăng bằng toàn dụng. LSCB là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN trong ngắn hạn: lãi suất này được quyết định bởi NHTW để tăng hoặc giảm lãi suất hiện hành cho các khoản vay ngắn hạn. Dù các ngân hàng không nhất thiết thu lãi đúng như mức công bố, thường thì thu cao hơn và đôi khi thấp hơn, LSCB được xem là cơ sở để các mức lãi khác tham khảo áp dụng hoặc dựa vào đó để điều chỉnh. LSCB được xem là lãi suất chính, bởi vì các khoản vay dành cho các khách hàng nhỏ hơn cũng sẽ phải dựa theo lãi suất này. Ví dụ, một công ty Blue Chip có thể vay tại lãi suất 5%, nhưng một công ty nhỏ hơn có thể phải vay với lãi suất tăng thêm 2, tức là 7% tại cùng ngân hàng đó. Nhiều khoản vay tiêu dùng như cho mua nhà, mua ô tô, thế chấp, và khoản vay tín dụng phụ thuộc vào lãi suất cơ bản. Vai trò và tác dụng của LSCB trong 13 năm Luật NHNN có hiệu lực (1997 – 2009) Luật NHNN được Quốc hội thông qua tháng 10/1997 đến tháng 10/1998 có hiệu lực; tháng 8/2000, NHNN hoàn tất việc xây dựng cơ chế và việc công bố LSCB có hiệu lực. Trong giai đoạn từ năm 2000-2007, vai trò của LSCB rất mờ nhạt, thậm chí có những thời gian LSCB còn “hơi bị” lạc lõng. Qua đồ thị theo dõi diễn biến của LSCB và lãi suất kinh doanh của các TCTD, nhiều khi hai đồ thị này diễn biến trái chiều nhau như khi lãi suất kinh doanh của các TCTD có xu hướng tăng thì LSCB lại có xu hướng giảm. Vì vậy, nhiều lúc chúng tôi cảm thấy LSCB không có tác dụng gì tới thị trường, kể cả vai trò định hướng. Đến năm 2008, do diễn biến của nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều điều bất ổn, lạm phát gia tăng hai con số với tốc độ cao, kinh tế bắt đầu suy giảm, thị trường tiền tệ mất ổn định. Lúc đó, NHNN mới sử dụng LSCB và quy định của Luật Dân sự để ổn định thị trường. Nhờ có thay đổi cơ chế điều hành LSCB mà thị trường tiền tệ đã ổn định trở lại. Tuy nhiên, nó có những mặt tiêu cực, bởi dù LSCB có tác dụng trực tiếp với các TCTD, nhưng vẫn không phải là lãi suất thực, việc hình thành LSCB vẫn trên cơ sở thiếu khoa học. Và cũng nên hiểu rằng LSCB và cơ chế trần cho vay không vượt quá 150% LSCB chỉ phù hợp với lúc thị trường không ổn định. Điều nguy hiểm hơn, ở Việt Nam lại quay trở lại cơ chế trần lãi suất, cơ chế hành chính trong điều hành lãi suất mà ta đã mất rất nhiều công sức để điều chỉnh thị trường bỏ dần cơ chế hành chính sang cơ chế lãi suất 4 thị trường. Do đó, còn duy trì cơ chế này, là đã lấy đi tính thị trường của lãi suất trên thị trường tiền tệ, là trái với các chủ trương của Bộ Chính trị và Chính phủ, trái với chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 đã được Bộ Chính trị và Thủ tướng thông qua. Thực tế, hiện nay với cơ chế trần lãi suất, cho dù LSCB tăng hay giảm thường xuyên thì cũng là cái áo quá chật và quá cứng cho thị trường, mà thị trường thì yêu cầu có một cơ chế linh hoạt, mềm dẻo, theo quan hệ cung cầu. PHẦN II: THỰC TRẠNG LÃI SUẤT CƠ BẢN Ở VN HIỆN NAY II.1 Một số quan điểm về lãi suất cơ bản ở VN II.1.1 Quan điểm 1: Nên bãi bỏ lãi suất cơ bản NHNN nên thay việc công bố lãi suất cơ bản hiện nay bằng việc công bố lãi suất mục tiêu và sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để bảo vệ mục tiêu đã được công bố. Mục đích là nhằm hạn chế cho vay nặng lãi của công cụ lãi suất cơ bản, nên được thay bằng lãi suất cho vay trung bình của các NHTM lớn được NHNN hoặc Hiệp hội ngân hàng công bố hằng ngày. (Định hướng cơ chế lãi suất cho Việt Nam-TS. Hoàng Công Gia Khánh, khoa Kinh Tế - ĐH QG Tp. HCM). Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đề xuất, cần thay đổi định nghĩa về LSCB, để công cụ này phát huy hiệu quả cao hơn trong điều hành chính sách tiền tệ. Bất cứ một quy định pháp lý nào cũng vậy, chứ không riêng gì quy định về LSCB, khi có quá nhiều người vượt rào, thì phải xem xét quy định đó có hợp lý trên thực tiễn không, để có hướng điều chỉnh. Hiện LSCB và lãi suất trần không có mối tương quan và không có tính thị trường, bởi vậy gây nên những hệ luỵ nêu trên. Do đó, điều quan trọng nhất là cần thay đổi định nghĩa về LSCB. Theo đó, LSCB nên được hiểu là lãi suất trung bình cho vay tốt nhất của các NHTM lớn tại VN. Với cách làm này sẽ tạo ra khoảng không hợp lý giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay, để tạo thuận lợi cho các NHTM hoạt động. Nếu khống chế cứng trần lãi suất như hiện nay sẽ tác động không lành mạnh đến thị trường tiền tệ. Thực tế, hiện nay với cơ chế trần lãi suất, cho dù LSCB tăng hay giảm thường xuyên thì cũng là cái áo quá chật và quá cứng cho thị trường, mà thị trường thì yêu cầu có một cơ chế linh hoạt, mềm dẻo, theo quan hệ cung cầu. Vì vậy, khi LSCB không có ý nghĩa kinh tế, là một lãi suất không có thực, không có tác động mang tính thị trường mà mang nặng tính hành chính thì nên bỏ và thay vào đó là lãi suất thực, lãi suất mà NHNN sử dụng thực 5 sự trong mối quan hệ với các TCTD, để thông qua đó điều tiết thị trường, nhất là trong điều kiện nền kinh tế VN hiện đã tiến sâu theo cơ chế thị trường, thị trường tiền tệ đã phát triển, hệ thống TCTD đã phát triển, các công cụ của thị trường cũng phát triển, hoàn cảnh và tình thế không còn giống thời kỳ năm 1997 nữa. Do vậy, không thể duy trì khái niệm LSCB như năm 1997 đã sử dụng mà nên trả lại vị trí cho lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu như thông lệ các nước đang làm. Do vậy, quy định như Điều 15 trong dự thảo Luật là hợp lý, đúng với nguyên lý và nguyên tắc hoạt động của NHNN (Quan điểm của Tiến sĩ Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng VN). Ngay cả trong quá trình thảo luận dự án Luật NHNN (sửa đổi) gần đây, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng nói: “... LSCB của chúng ta hiện nay là không có thực, vì lãi suất này không có mối quan hệ vay mượn nào giữa ngân hàng trung ương với tổ chức tín dụng”. PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TPHCM, cho biết NHNN có thể can thiệp vào lãi suất cho vay của các ngân hàng không chỉ bằng công cụ LSCB mà có thể bằng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, hoặc có thể bằng dự trữ ngoại hối. Ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, cho rằng một quy định về lãi suất cho vay không được vượt quá 150% LSCB đã không còn phù hợp với nền kinh tế hiện nay. Và theo ông, trong năm nay có thể việc bỏ LSCB sẽ được Quốc hội chấp thuận để lãi suất được tự do điều chỉnh bởi thị trường. II.1.2 Quan điểm 2: Không nên bãi bỏ lãi suất cơ bản Ý kiến bà Lê Thị Nga – Phó Chủ tịch UB Pháp luật Quốc Hội cho rằng nếu bỏ quy định về LSCB, Nhà nước sẽ mất vai trò định hướng, thị trường lãi suất có thể dẫn đến cuộc chay đua lãi suất huy động và lãi suất cho vay, gây rối loạn thị trường, đẩy người dân và doanh nghiệp phải vay với lãi suất cao, góp phần làm mất giá đồng tiền Việt Nam. Theo Ủy viên Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên, đề xuất bỏ quy định về LSCB của NHNN không chỉ vướng với Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự mà còn vướng ngay với thực tế của 70% dân số nước ta đang sống tại khu vực nông thôn. Một thành viên khác của Ủy ban Kinh tế cho rằng: nếu thực hiện lãi suất thỏa thuận sẽ dẫn đến tình trạng, cứ không huy động được vốn thì các NHTM lại đẩy lãi suất lên. Với quy định này, bảo đảm được lợi ích của các NHTM hiện nay nhưng đổi lại, cả nền kinh tế sẽ phải gánh chịu hậu quả. 6 UBTVQH đã kiên quyết không chấp thuận đề nghị bãi bỏ quy định về LSCB trong các lần trình trước Kỳ họp thứ sáu về Dự án Luật Ngân hàng vì không thể chấp nhận tư duy lập pháp theo kiểu gọt chân cho vừa giày. II.2 Thực trạng lãi suất cơ bản VN hiện nay II.2.1 Giai đoạn 2000 – 2007 Trước năm 2000, NHNN chưa sử dụng khái niệm LSCB thay vào đó là sử dụng chính sách lãi suất cao nhất (lãi suất trần). Chẳng hạn đầu năm NHNN ra quyết định số 381/QĐ- NH1 ngày 28/12/1995 có hiệu lực từ 01/01/1996 quy định cho vay ngắn hạn 1.75%/tháng, cho vay trung dài hạn 1.7%/tháng, cho vay nông thôn: 2%/tháng (đối với khối Ngân hàng TM CP) còn quỹ tín dụng Nhân Dân thì 2.5%/tháng, chệnh lệch bình quân của tiền gởi và cho vay là 0.35%/tháng. Đến gần cuối năm 1996 có quyết định số 266/QĐ-NH1 ngày 27/09/1996 có hiệu lực từ 01/10/1996, cho vay ngắn hạn 1.25%/tháng, cho vay trung dài hạn 1.35%/tháng, cho vay nông thôn: 1.5%/tháng còn quỹ tín dụng Nhân Dân là 1.8%/tháng., nợ quá hạn 150% chệnh lệch bình quân của tiền gởi và cho vay là 0.35%/tháng. Đây là giai đoạn đầu xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á. Bên cạnh đó, thời gian này trong Bộ luật dân sự năm 1995 tại khoản 1 điều 473 qui định: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 50% của lãi suất cao nhất”. Năm 2000, LSCB do nhnn công bố là 9%/năm, NHNN đưa ra một cơ chế lãi suất mới trong đó lãi suất cho vay nội tệ của ngân hàng được điều chỉnh theo LSCB do NHNN công bố. Tuy nhiên, các ngân hàng không được tính lãi suất cho vay vượt quá LSCB + 0,3%/tháng đối với vốn ngắn hạn và + 0,5%/tháng đối với vốn trung, dài hạn. Cơ chế giới hạn biên độ lãi suất so với LSCB về bản chất không khác gì so với trần lãi suất áp dụng trước đây. Tuy nhiên, trên thực tế mức trần (LSCB + biên độ) được định ở mức cao hơn trần lãi suất theo cơ chế cũ rất nhiều. Hình 1 cho thấy lãi suất cho vay của ngân hàng luôn thấp hơn giới hạn biên độ cho phép. Trước thời điểm áp dụng LSCB, lãi suất cho vay bình quân của 4 Ngân hàng quốc doanh đã kịch trần (0,85%/tháng). 7 16 Áp dụng lãi Tự do hóa Tự do hóa suất cõ bản lãi suất USD lãi suất VND 14 Lãi suất cho vay ngắn hạn VND 12 Lãi suất cõ bản cộng biên ðộ 10 Trần lãi suất cho vay ngắn hạn 8 Lãi suất cõ bản 6 4 Lãi suất tiền gửi VND (3 tháng) 2 0 06/98 12/98 06/99 12/99 06/00 12/00 06/01 12/01 06/02 Nguồn: Tính toán từ cơ sở dữ liệu tài chính quốc tế IFS của IMF. Năm 2001 LSCB do NHNN công bố là 7.8%/năm; và trần lãi suất cho vay ngoại tệ được xóa bỏ, từ đó cho phép những người vay ngoại tệ trong nước có thể thương lượng lãi suất với các ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài. Năm 2002 LSCB do NHNN công bố là 7.2%/năm, lãi suất được tự do hóa hoàn toàn với việc các ngân hàng được phép xác định lãi suất cho vay trên cơ sở tự thẩm định và thương lượng với khách hàng. Biểu đồ biến động lãi suất cơ bản từ năm 2000 đến 01/10/2009 15 14 14 14 13 13 12 12 12 12 11 11 10 10 9 9 8.25 8.25 8.75 8.5 7.8 7.44 7.8 8 7.5 7.5 7.2 7 7 7 6 5 4 3 2 1 0 0 1 2 3 4 5 5 5 6 7 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 9 9 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 2 2 2 /2 / 2 /2 /2 /2 /2 /2 /2 / 2 /2 /2 /2 /2 /2 /2 /2 /2 /2 /2 3 1 2 2 1 1 1 5 5 6 6 0 0 1 1 2 2 2 0 /0 /0 /0 /1 /0 /0 /0 /0 /0 /0 / 0 /1 /1 /1 /1 / 1 /1 /0 /1 1 1 1 1 1 1 1 1 9 1 1 1 1 5 1 5 2 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 0 2 0 2 0 2 0 0 Nguồn số liệu tổng hợp lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước Việt Nam 8 Từ tháng 12/2005 đến cuối 2007, LSCB giữ ở mức 8,25%/năm. Theo thống kê thì lượng cung tiền M2 tăng trên dưới 30% mỗi năm. Cuối tháng 5/2007, NHNN ban hành Chỉ thị số 03 buộc các ngân hàng phải giảm dư nợ và chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khoán xuống dưới mức 3%. Thời điểm chậm nhất là ngày 31/12/2007. Trong 6 tháng đầu năm 2007, NHNN rút ra khỏi lưu thông 90 nghìn tỉ tỷ đồng, so với 112 nghìn tỷ đồng được “bơm” ra mua USD. 1/6/2007, NHNN đã điều chỉnh tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc lên gấp đôi đối với cả nội tệ và ngoại tệ: từ 5% lên 10% đối với tiền gửi VND kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 2% lên 4% đối với kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng, tăng từ 8% lên 10% đối với tiền gửi ngoại tệ kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 2% lên 4% đối với kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng. Tháng 11/2007, cầu VND đẩy lãi suất trên thị trường liên ngân hàng vọt lên 17%. NHNN bơm thêm hơn 10.000 tỷ đồng vào thị trường, lãi suất dần hạ về 8%. Lạm phát tăng vọt vào cuối năm. II.2.2 Giai đoạn 2008 – nay Công cụ LSCB của NHNN đã phát huy hiệu quả trong năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 ở bối cảnh kinh tế vĩ mô có nhiều biến động, LSCB đã được điều chỉnh tăng/giảm nhiều lần, góp phần kiềm chế lạm phát rồi chống suy giảm kinh tế. Cụ thể: - 30/1/2008, NHNN thông báo điều chỉnh các lãi suất: LSCB từ 8,25%/năm tăng lên 8,75%/năm, tăng 0,5%/năm; lãi suất tái cấp vốn từ 6,5%/năm tăng lên 7,5%/năm, tăng 1,0%/năm; lãi suất chiết khấu từ 4,5%/năm tăng lên 6,0%/năm, tăng 1,5%/năm. - Ngày 30/1/2008, NHNN bơm thêm 12.000 tỉ đồng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng. Ngày 31/1/2008, NHNN thông báo đưa thêm ra thị trường 15.000 tỉ đồng với thời hạn 2 tuần. - Ngày 13/2/2008, NHNN thông báo sẽ phát hành tín phiếu NHNN bằng VND vào ngày 17/3/2008 dưới hình thức bắt buộc đối với 41 NHTM với tổng giá trị tín phiếu phát hành là 20.300 tỷ đồng, kỳ hạn là 364 ngày, lãi suất là 7,80%/năm. - Ngày 18/2/2008, NHNN đã thay đổi cách thức đấu thầu trên thị trường mở hằng ngày bằng việc công khai lộ trình và khối lượng các phiên đấu thầu trong cả tuần để tất cả các ngân hàng được rõ. Khối lượng tiền đưa ra cũng tăng từ 3.000 tỉ đồng/ngày lên 5.000 tỉ đồng/ngày. 9 - Ngày 19/2/2008 và 20/2, NHNN bơm ra 23 nghìn tỉ đồng qua thị trường mở, Ngày 21/2, NHNN bơm thêm 10 nghìn tỉ đồng qua thị trường mở. - Từ tháng 5 - 9/2008, NHNN điều hành chính sách tiền tệ "thắt chặt", các mức lãi suất chủ đạo được điều chỉnh tăng, LSCB từ 12%/năm lên 14%/năm NHNN VN áp dụng cơ chế điều hành LSCB, mà theo đó, các NHTM ấn định lãi suất cho vay tối đa bằng 150% LSCB do NHNN công bố trong từng thời kỳ. Đây là công cụ trực tiếp để kiểm soát lãi suất kinh doanh của NHTM ; đồng thời, NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt các mức lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu để điều tiết lãi suất thị trường tiền tệ. LSCB được xác định và công bố trên cơ sở xu hướng biến động cung-cầu vốn thị trường, mục tiêu của chính sách tiền tệ và các nhân tố tác động khác của thị trường tiền tệ, ngoại hối ở trong và ngoài nước. Từ tháng 10/2008 đến 11/2009, NHNN chuyển hướng điều hành chính sách tiền tệ từ "thắt chặt" để chống lạm phát sang "nới lỏng" nhằm mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế, điều chỉnh giảm mạnh lãi suất cơ bản từ 14% - 13% - 11% - 8,5% - hiện nay là 7%/năm Nhằm mục tiêu góp phần duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế bền vững trong năm 2010, Thống đốc NHNN đã ký các quyết định số 2664, 2665/QĐ điều chỉnh LSCB tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 5%/năm lên 6%/năm, thời điểm áp dụng là 1/12/2009. Việc điều chỉnh tăng các mức LSCB, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu với mục đích nhằm kiểm soát chặt chẽ quy mô và chất lượng tín dụng, phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết của Quốc hội và chủ trương của Chính phủ. Các quyết định này còn tạo điều kiện cho các NHTM huy động các nguồn vốn từ nền kinh tế 26/2/2010 NHNN đã ban hành Thông tư số 07/2010/TT-NHNN cho phép các ngân hàng được phép áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận với các khách hàng vay trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển. Cơ chế này cũng áp dụng với các khoản vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để trực tiếp phục vụ đời sống của cá nhân và hộ gia đình của khách hàng vay; các hoạt động cho vay tiêu dùng thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Thông tư 07 có hiệu lực đã nhận được rất nhiều phản ứng tích cực từ các TCTD, các chuyên gia, các doanh nghiệp và toàn xã hội. Các chuyên gia cho rằng lãi suất dẫn được trả về cho thị trường, qua đó khơi thông được nguồn vốn tín dụng trung-dài hạn và mang lại lợi ích cho các TCTD (doanh thu, cơ hội kinh doanh...), cho doanh nghiệp (tiếp cận vốn dễ dàng, sử dụng vốn một cách hợp lý hơn…) và cho nền kinh tế. Điều này có thể thấy rõ 10 qua một số điểm tích cực của Thông tư 07: Thứ nhất, Thông tư 07 có hiệu lực sẽ hình thành mặt bằng lãi suất cho vay minh bạch, rõ ràng và phản ánh đúng tín hiệu của thị trường. Cho phép áp dụng lãi suất thỏa thuận vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay được vốn với giá thỏa thuận minh bạch, vừa chấm dứt tình trạng phí “ngầm” trong bản thâ
Luận văn liên quan