Tiểu luận Bao bì sản phẩm: Cái áo có làm nên thầy tu

Trong xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, hàng hóa dường như trở nên bão hòa, người tiêu dùng có hàng ngàn lựa chọn cho mỗi sản phẩm họ muốn mua, và do đó họ ngày càng sành điệu hơn trong lựa chọn của mình. Chất lượng sản phẩm vẫn là yếu tố được đánh giá cao nhất, tuy nhiên khi đặt một sản phẩm lên một quầy hàng với hàng chục loại sản phẩm cùng loại thì yếu tố tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm, mang khả năng kích thích người mua nhiều nhất chính là phần bên ngoài sản phẩm - bao bì. Theo sự phát triển của kinh tế, chiến lược marketing hướng vào sản phẩm ngày càng phát triển và bao bì trở thành một chữ P quan trọng trong chiến lược này - Package. Từ lâu bao bì đã không còn là một công cụ bảo vệ sản phẩm đơn thuần mà còn là công cụ xây dựng thương hiệu, một công cụ truyền thông hữu hiệu của công ty. Bao bì có tác dụng thu hút khách hàng, tạo nét đặc trưng, phong cách riêng cho sản phẩm, là nơi chứa đựng thông tin về sản phẩm như nguồn gốc sản xuất, chất lượng sản phẩm, phương thức chế biến Đây là những yếu tố mà người mua hàng quan tâm khi quyết định mua một loại sản phẩm nào đó giữa một thị trường sản phẩm đa chủng loại như hiện nay. Rõ ràng bao bì là một yếu tố quan trọng khi đưa sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên với mỗi loại sản phẩm, bao bì có mức độ quan trọng khác nhau. Và trên thực tế, không phải công ty nào cũng đánh giá đúng tầm quan trọng của bao bì đối với sản phẩm của doanh nghiệp mình. Nhiều công ty coi bao bì như một biểu tượng mang hình ảnh của công ty, một tài sản trí tuệ của công ty. Nhưng bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp chỉ xem bao bì là một hình thức để bảo vệ sản phẩm bên trong. Còn về phía người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm và bao bì bên ngoài được đánh giá liên quan với nhau như thế nào? Các yếu tố chứa đựng trong bao bì ảnh hưởng tới quyết định mua hàng đến mức độ nào? Và bao bì có thực sự làm nên giá trị cho sản phẩm?. Để làm rõ hơn những vấn đề này, nhóm chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài tiểu luận “Bao bì sản phẩm: Cái áo có làm nên thầy tu?”.

doc40 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 9729 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Bao bì sản phẩm: Cái áo có làm nên thầy tu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT --------------------------OO-------------------------- BÀI TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ MARKETING TÊN ĐỀ TÀI: BAO BÌ SẢN PHẨM: CÁI ÁO CÓ LÀM NÊN THẦY TU? GVHD: Th.S Trần Thị Ý Nhi Nhóm TH: Nhóm Saturn – K08407A MỤC LỤC MỤC LỤC ………………………………………………………………………………………………....1 PHẦN MỞ ĐẦU 2 PHẦN NỘI DUNG 3 Chương 1: Khái quát chung về bao bì sản phẩm 3 1.1. Lịch sử phát triển của bao bì sản phẩm: 3 1.2. Định nghĩa về bao bì sản phẩm. 3 1.3 Vai trò của bao bì: 5 Chương 2: Phân tích: “Bao bì sản phẩm: Cái áo có làm nên thầy tu?” 8 2.1. Thực trạng nhận thức và sử dụng bao bì sản phẩm trên thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam hiện nay 8 2.1.1 Về phía người tiêu dùng 8 2.1.2 Về phía nhà sản xuất 11 2.2. Bao bì sản phẩm: Cái áo có làm nên thầy tu 14 2.2.1 Giá trị vô hình 14 2.2.2. Giá trị vô hình của bao bì đối với nhóm sản phẩm thiết yếu 18 2.2.3. Giá trị vô hình của bao bì đối với nhóm sản phẩm không thiết yếu. 20 2.2.4. Giá trị của bao bì trong ngắn hạn và dài hạn. 26 Chương 3: Xu hướng phát triển của bao bì sản phẩm 31 3.1. Người tiêu dùng góp phần tạo nên xu hướng phát triển của bao bì: 31 3.2. Chính phủ góp phần tạo nên xu hướng phát triển của bao bì: 33 3.3. Xu hướng sử dụng bao bì của doanh nghiệp 34 3.3.1. Bao bì thiết kế đơn giản, gần gũi khách hàng: 34 3.3.2. Bao bì hướng khách hàng tới một phong cách sống văn hóa 35 3.3.3. Xu hướng phỏng theo quá khứ: 36 3.3.4. Xu hướng tự do biểu đạt: 37 3.3.5. Xu hướng bao bì “xanh” thân thiện với môi trường. 38 3.3.6. Xu hướng bao bì đạt tiêu chuẩn quốc tế. 39 PHẦN KẾT LUẬN 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................………………………………………………………41 PHẦN MỞ ĐẦU Trong xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, hàng hóa dường như trở nên bão hòa, người tiêu dùng có hàng ngàn lựa chọn cho mỗi sản phẩm họ muốn mua, và do đó họ ngày càng sành điệu hơn trong lựa chọn của mình. Chất lượng sản phẩm vẫn là yếu tố được đánh giá cao nhất, tuy nhiên khi đặt một sản phẩm lên một quầy hàng với hàng chục loại sản phẩm cùng loại thì yếu tố tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm, mang khả năng kích thích người mua nhiều nhất chính là phần bên ngoài sản phẩm - bao bì. Theo sự phát triển của kinh tế, chiến lược marketing hướng vào sản phẩm ngày càng phát triển và bao bì trở thành một chữ P quan trọng trong chiến lược này - Package. Từ lâu bao bì đã không còn là một công cụ bảo vệ sản phẩm đơn thuần mà còn là công cụ xây dựng thương hiệu, một công cụ truyền thông hữu hiệu của công ty. Bao bì có tác dụng thu hút khách hàng, tạo nét đặc trưng, phong cách riêng cho sản phẩm, là nơi chứa đựng thông tin về sản phẩm như nguồn gốc sản xuất, chất lượng sản phẩm, phương thức chế biến… Đây là những yếu tố mà người mua hàng quan tâm khi quyết định mua một loại sản phẩm nào đó giữa một thị trường sản phẩm đa chủng loại như hiện nay. Rõ ràng bao bì là một yếu tố quan trọng khi đưa sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên với mỗi loại sản phẩm, bao bì có mức độ quan trọng khác nhau. Và trên thực tế, không phải công ty nào cũng đánh giá đúng tầm quan trọng của bao bì đối với sản phẩm của doanh nghiệp mình. Nhiều công ty coi bao bì như một biểu tượng mang hình ảnh của công ty, một tài sản trí tuệ của công ty. Nhưng bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp chỉ xem bao bì là một hình thức để bảo vệ sản phẩm bên trong. Còn về phía người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm và bao bì bên ngoài được đánh giá liên quan với nhau như thế nào? Các yếu tố chứa đựng trong bao bì ảnh hưởng tới quyết định mua hàng đến mức độ nào? Và bao bì có thực sự làm nên giá trị cho sản phẩm?... Để làm rõ hơn những vấn đề này, nhóm chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài tiểu luận “Bao bì sản phẩm: Cái áo có làm nên thầy tu?”. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BAO BÌ SẢN PHẨM 1.1. Lịch sử phát triển của bao bì sản phẩm: Ngay từ thời tiền sử, con người đã biết bảo quản thức ăn bằng cách sử dụng các loại túi bằng vỏ cây, da động vật hay dùng đất sét nung…họ đã sớm nhận ra tầm quan trọng của việc bảo quản thức ăn cho những lúc đói kém. Bước sang thời kì Trung cổ, giao thương buôn bán phát triển buộc người ta phải nghĩ ra những cách tốt hơn để giữ sản phẩm lâu hơn với số lượng lớn hơn. Họ đã sử dụng các thùng gỗ để đựng thức ăn, nông sản, rượu…để vận chuyển đi đến những nơi khác. Nhưng nhược điểm của thùng gỗ là rất nặng nên gây khó khăn trong việc vận chuyển. Cho đến cuối thế kỉ 19, việc phát minh ra thùng giấy bằng các-tông đã làm nên một cuộc cách mạng trong ngành bao bì sản phẩm. Người ta chuyển sang sử dụng thùng giấy làm bằng những tấm các-tông đã cắt sẵn mà khi gấp lại sẽ tạo ra những thùng đựng tiện lợi. Nhưng đáng chú ý nhất phải kể đến sự xuất hiện của nhựa và nilon. Thế kỉ 20 đã chứng kiến sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa với những thay đổi lớn trong bao bì sản phẩm. Bao bì sử dụng nhựa nhẹ hơn, đẹp hơn và bảo quản hàng hóa tốt hơn. Các chất liệu bằng kim loại cũng được sử dụng để bảo quản hàng hóa. Cụ thể là túi nhôm dát mỏng được sử dụng cho sản phẩm dược, hay lon kim loại được dùng trong sản xuất nước giải khát…ngày nay chúng ta đều dễ dàng nhận thấy các chất liệu này vẫn được sử dụng và rất phổ biến. Lịch sử đã chứng minh bao bì sản phẩm thực sự có vai trò rất quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa. Với mục đích ban đầu chỉ là bảo quản sản phẩm được lâu hơn, cho đến nay bao bì đã trở thành một vũ khí chiến lược của nhà sản xuất trong cuộc cạnh tranh khốc liệt về sản phẩm. 1.2. Định nghĩa về bao bì sản phẩm. Theo quan điểm của trường phái thiên về sản phẩm thì họ cho rằng: “Bao bì sản phẩm là bao gồm tất cả các chi tiết đi kèm theo sản phẩm hoặc liên quan đến sản phẩm bao gồm các yếu tố sau: kiểu dáng, chất liệu, màu sắc”. Kiểu dáng tức là hình dáng của nó, hình dạng tròn, dài, xoắn ốc (chưa rõ nghĩa), kiểu dáng phải đảm bảo tính phù hợp đối với sản phẩm kèm theo với nó. Chẳng hạn như nước ngọt, bia, rượu thì chai phải có hình trụ nhằm tiết kiệm không gian dễ dàng chứa đựng. Kiểu dáng sản phẩm giúp cho quá trình cất giữ và vận chuyển một cách dễ dàng hơn. Một kiểu dáng độc đáo bắt mắt cũng góp phần thu hút khách hàng. Chất liệu của bao bì có một số tác dụng như sau: bảo vệ, bảo quản sản phẩm tránh khỏi các tác động bên ngoài chẳng hạn như giấy thiếc dành cho bánh đậu xanh; Tiết kiệm chi phí chẳng hạn như một số hộp bánh kẹo làm từ nguyên liệu giấy rõ ràng rất tiết kiệm chi phí (này đâu phải là tác dụng của bao bì đâu) Chất liệu của bao bì có ảnh hưởng đến chi phí sản xuất ra sản phẩm, chẳng hạn như một số hộp bánh kẹo làm bằng giấy rõ ràng sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với bao bì bằng nhựa. Màu sắc của bao bì làm nên đặc trưng của sản phẩm, giúp người tiêu dùng nhận diện sản phẩm một cách nhanh chóng hơn. Ví dụ như khi chúng ta nhìn qua thấy màu đỏ của chai nhựa thì chắc chắn đó là trà Dr.Thanh, hay màu xanh của bia Heineken. Nói tóm lại các đặc trưng bao bì sản phẩm bao gồm kiểu dáng, chất liệu, màu sắc có đặc điểm chung là nhằm làm phù hợp với tính chất mục đích sản phẩm và để người tiêu dùng dễ dàng nhận biết phân biệt sản phẩm hơn. Theo các nhà thiết kế bao bì thì: “Bao bì sản phẩm là các vật liệu được thể hiện ra ngoài đi kèm theo với sản phẩm nhằm tạo sự nhận biết và thu hút khách hàng, tiện lợi cho quá trình trưng bày vận chuyển, đồng thời bao bì phải nằm trong chiến lược và định hướng của chiến lược sản phẩm”. Những nhà thiết kế sản phẩm đều nhằm tới một mục đích là làm sao thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng về sản phẩm đó. Do đó định nghĩa của trường phái này mang tính chất là làm sao để thu hút khách hàng một cách hiệu quả nhất. Theo quy định của nhà nước thì sao? Nhằm đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thì Nhà nước có những quy định cụ thể từng loại bao bì cụ thể chẳng hạn một số quy định như sau: - Quy định về bao bì cho từng ngành, loại sản phẩm cụ thể (thực phẩm, dược phẩm, hóa chất, v.v... - Quy định về chất liệu sản xuất bao bì xuất khẩu: bao bì được sản xuất từ chất liệu gì? Giấy, nhựa, kim loại, gỗ? Có quy định cho riêng từng loại chất liệu bao bì không? Chất liệu này có được chấp nhận tại thị trường mục tiêu hay không? Có chất liệu nào bị hạn chế sử dụng hay không? Ví dụ như PVC, nhựa,v.v.... - Các quy định về hình ảnh, màu sắc, kiểu dáng, trọng lượng của bao bì : hình ảnh có phản ánh đúng với sản phẩm chứa đựng bên trong bao bì không? Hình ảnh có mang tính phản bác tín ngưỡng hoặc văn hóa của một bộ phận người tiêu dùng nào đó trên thị trường mục tiêu không? v.v... -  Các quy định liên quan đến việc ghi ký hiệu, nhãn mác trên sản phẩm như: ngôn ngữ sử dụng, tên sản phẩm, trọng lượng hàng hoá, thành phần/ dinh dưỡng, xuất xứ… -  Các quy định về môi trường tại thị trường mục tiêu. -  Các quy định liên quan đến việc truy nguyên nguồn gốc lô hàng khi có sự cố xảy ra. Như vậy bao bì sản phẩm nói chung là bao gồm những vật liệu dùng để chứa đựng sản phẩm nhằm mục đích bảo quản sản phẩm. Trên bao bì sản phẩm phải có một số đặc điểm nhất định như kiểu dáng, màu sắc, các kí hiệu để phân biệt. Đồng thời bao bì sản phẩm phải đảm bảo các tiêu chuẩn do pháp luật quy định. 1.3. Vai trò của bao bì: Có thể nói thương hiệu mạnh chính là một trong những “vũ khí’ tối ưu nhất giúp các doanh nghiệp tồn tại và “chiến thắng” vẻ vang trên thương trường. Để xây dựng một thương hiệu thì doanh nghiệp không thể nào không nhắc đến sự có mặt của bao bì sản phẩm. Với những điểm khác biệt về chức năng và tính thẩm mỹ, bao bì có thể tăng cường tính nhận biết và gợi nhớ thương hiệu. Chính vì thế mà một số nhà làm tiếp thị đã cho rằng bao bì chính là “P” thứ năm trong Marketing mix. Vai trò quan trọng ấy của bao bì đã được cụ thể hóa thông qua ba chủ thể. Đối với sản phẩm: Chức năng chính của bao bì là đựng và bảo vệ sản phẩm. Vai trò bảo vệ ở đây không chỉ dừng lại ở việc bảo quản sản phẩm, tránh không cho bao bì tiếp xúc với ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…mà còn là bảo vệ sự tồn tại “độc quyền” của sản phẩm. Bởi lẽ tất cả các hình ảnh thiết kế trên bao bì của một loại sản phẩm đều được pháp luật bảo vệ. Do vậy các đối thủ cạnh tranh không thể sao chép hay làm giả sản phẩm. Ngoài ra bao bì còn là công cụ truyền tải thông tin tối đa về bản chất sản phẩm như là tên sản phẩm, trọng lượng, ngày sản xuất, thành phần, điều kiện bảo quản, hướng dẫn sử dụng. Đồng thời nó thể hiện được phong cách riêng của một sản phẩm thông qua màu sắc, kiểu dáng, hình ảnh và ngôn ngữ. Quan trọng hơn hết là bao bì có thể nâng cao gía trị của sản phẩm bằng cách tạo ra những yếu tố thẩm mỹ: kiểu dáng đẹp, hình ảnh, màu sắc “bắt mắt”, kiểu chữ trình bày gây ấn tượng. Như vậy “nhan sắc” của sản phẩm đã được tôn thêm thông qua vẻ bề ngoài đầy quyến rũ của bao bì. Đối với doanh nghiệp: Trong thời kỳ cạnh tranh khốc liệt, yếu tố bao bì sản phẩm ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của nó đối với doanh nghiệp. Nhận thức được điều này, các doanh nghiệp có xu hướng quan tâm hơn đến việc thiết kế bao bì sản phẩm. Với doanh nghiệp, tầm quan trọng của bao bì được thể hiện ở 3 khía cạnh: văn hóa, công tác phân phối và bảo quản, xây dựng thương hiệu. - Về văn hóa: Qua những ngôn ngữ, những hình ảnh mà doanh nghiệp lựa chọn để in ấn lên bao bì, nó thể hiện đặc trưng riêng mà các doanh nghiệp khác không có được. Khi nhìn bao bì, khách hàng có thể thấy được sản phẩm là của công ty nào, ở vùng nào hay của đất nước nào sản xuất. Những ngôn từ, hình ảnh mà công ty lựa chọn phải phù hợp với bản thân sản phẩm cũng như văn hóa xã hội. - Trong việc xây dựng thương hiệu: Bao bì là thứ duy nhất hữu hình mang sản phẩm và thương hiệu đến người tiêu dùng một cách trực tiếp và rõ ràng nhất. Nó như là một công cụ Marketing của doanh nghiệp ghi dấu ấn một cách trực quan vào tâm trí của khách hàng. Nhờ đó mà doanh nghiệp tạo được một rào ngăn cách giúp vô hiệu hóa những sản phẩm nhái. - Về công tác phân phối và bảo quản: Sau quá trình sản xuất, doanh nghiệp tiến hành công tác phân phối và bảo quản sản phẩm để đưa đến tay người tiêu dùng. Trong quá trình này sản phẩm sẽ chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường cũng như tác động cơ học của công việc bốc dỡ, vận chuyển…trên những đoạn đường và phạm vi tương đối lớn. Nhưng nhờ vào việc chú trọng đến bao bì của sản phẩm mà những công việc này dễ dàng và thuận tiện hơn. Đồng thời doanh nghiệp cũng giảm thiểu được số lượng sản phẩm hư hại, tiết giảm chi phí trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Đối với người tiêu dùng: Ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm không chỉ dừng lại ở chất lượng nữa. Mà họ đòi hỏi một sản phẩm phải toàn diện từ bao bì đến chất lượng sản phẩm bên trong. Đối với khách hàng, bao bì cũng có ý nghĩa riêng. Cụ thể: - Giúp khách hàng nhận dạng tốt hơn. Do mỗi sản phẩm của mỗi công ty có những thông tin, màu sắc, hình ảnh đại diện rất khác biệt, đặc trưng với những sản phẩm của công ty khác. Thêm vào đó, khách hàng thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm nên khách hàng khó có thể nhầm lẫn được. - Về mặt sử dụng: thể hiện ở tính tiện dụng trong việc thiết kế bao bì sản phẩm giúp người tiêu dùng sử dụng một cách dễ dàng thoải mái. - Về mặt môi trường: hiện nay các doanh nghiệp đang có xu hướng thân thiện với môi trường bằng việc quan tâm đến nguyên liệu sản xuất bao bì không gây hại cho môi trường. Nên bao bì đem đến những lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng. Họ không phải lo lắng sau quá trình sử dụng những bao bì sản phẩm gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Và một số loại bao bì có thể tái chế lại hay tái sử dụng với những thiết kế về mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc rất đẹp… - Về cảm quan đem lại cho khách hàng: bao bì cũng góp phần vào việc thu hút, lôi cuốn khách hàng mua sản phẩm. Nhờ những thiết kế trang nhã của bao bì…phù hợp tâm lý, thị hiếu làm tăng thêm giá trị cảm nhận của khách hàng. Tóm lại, ngày nay bao bì không chỉ đơn thuần là vật chứa đựng bao bọc sản phẩm mà nó đã đem lại những giá trị to lớn không thể thiếu được đối với hoạt động sản xuất đến khi tới tận tay người tiêu dùng. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH “BAO BÌ SẢN PHẨM: CÁI ÁO CÓ LÀM NÊN THẦY TU?” 2.1. Thực trạng nhận thức và sử dụng bao bì sản phẩm trên thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam hiện nay Để nắm bắt về thực trạng bao bì hiện nay, nhóm chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát thực tế người tiêu dùng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Với số lượng phiếu phát ra là 400 phiếu và thu về 355 phiếu hợp lệ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thực hiện phỏng vấn sâu người tiêu dùng để có cái nhìn khách quan hơn về nhận thức của họ đối với bao bì sản phẩm. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã nghiên cứu về thực trạng bao bì sản phẩm của các doanh nghiệp qua các thông tin trên Internet và một số nguồn dữ liệu thứ cấp. Sau khi xử lý, phân tích và tổng hợp các nguồn dữ liệu trên, đã cho kết quả thực trạng nhận thức và sử dụng bao bì sản phẩm hiện nay như sau: 2.1.1 Về phía người tiêu dùng Với điều kiện kinh tế phát triển, dân trí ngày càng cao thì việc lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng cũng ngày càng kĩ lưỡng hơn. Không những họ có những đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng hàng hóa mà còn quan tâm đến mẫu mã, màu sắc, chất liệu…của bao bì sản phẩm. Theo kết quả dữ liệu thống kê mà nhóm chúng tôi đã tiến hành khảo sát. Đối với cả sản phẩm thiết yếu và không thiết yếu, trên 52% người tiêu dùng quan tâm đến bao bì sản phẩm khi mua sắm, hơn 20% không quan tâm đến vấn đề này, số còn lại có thái độ trung tính. Rõ ràng, đứng trước một gian hàng, người tiêu dùng đã so sánh hàng hóa thông qua bao bì của nó. Đó là yếu tố dễ thấy nhất của một sản phẩm. Trong các yếu tố cấu thành bao bì như: màu sắc, chất liệu, kiểu dáng,...theo khảo sát của chúng tôi, thông tin trên bao bì là điểm được người tiêu dùng chú ý nhiều nhất. Với thang đo từ 1 đến 5, từ không quan tâm đến rất quan tâm, 51,5% người tiêu dùng được khải sát cho rằng họ quan tâm tới thông tin trên bao bì ở mức độ 5, 25,9% ở mức độ 4. Với người tiêu dùng, một bao bì cần thể hiện được tối đa thông tin về sản phẩm nó chứa đựng, những thông tin đó bao gồm tên, nhãn hiệu sản phẩm, nhà sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, những thông tin về chất lượng sản phẩm như thành phần nguyên liệu, giá trị dinh dưỡng, những thông tin về phương thức chế biến, hướng dẫn sử dụng…Hơn nữa, những thông tin này cần rõ ràng, dễ hiểu và trung thực vì người tiêu dùng đánh giá sản phẩm dựa vào thông tin trên bao bì là chủ yếu. Tiếp đó là yếu tố thuận tiện khi sử dụng sản phẩm mà bao bì mang lại và chất liệu tạo nên bao bì. Về sự tiện dụng, 39,9% người tiêu dùng đánh giá ở mức 4, 33,1% đánh giá ở mức 5. Về chất liệu tạo nên bao bì, 28,9% người tiêu dùng đánh giá ở mức 4 và 26,3% ở mức 5. Như vậy, các yếu tố về thẩm mỹ của bao bì được người tiêu dùng đặt sau những giá trị sử dụng của nó, họ đánh giá cao những sản phẩm có bao vì dễ sử dụng, chất liệu tốt, phù hợp với sản phẩm, thân thiện với môi trường khi xử lý và tái chế. Hai yếu tố được quan tâm tiếp theo là kiểu dáng và chức năng của bao bì. 37,1% người tiêu dùng quan tâm tới kiểu dáng ở mức 4, 29,7% ở mức 3. Về chức năng của bao bì, 31,4% quan tâm ở mức 4 và 27,4% ở mức 3. Yếu tố được quan tâm cuối cùng là màu sắc, 33,9% ở mức 3 và 23,1% ở mức 4. Như vậy tuy theo đánh giá chủ quan có thể cho rằng màu sắc là yếu tố gây sự chú ý nhất cho khách hàng, nhưng trên thực tế nó lại là yếu tố ít ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. 1 - không quan tâm 2 - ít quan tâm 3 - bình thường 4 - quan tâm 5 - rất quan tâm Biểu đồ mức độ quan tâm của người tiêu dùng đến các yếu tố cấu thành bao bì sản phẩm Về mối tương quan giữa chất lượng bao bì và chất lượng sản phẩm, hơn 48% người tiêu dùng cho rằng một sản phẩm với bao bì đẹp đồng nghĩa với sản phẩm đó có chất lượng tốt, họ cảm nhận rằng phía sau một bao bì đẹp, bắt mắt, thiết kế chuyên nghiệp là một lời cam kết về chất lượng của nhà sản xuất. Con số này không cho thấy sự chênh lệch nhiều trong đánh giá mối tương quan giữa bao bì và chất lượng sản phẩm, và nếu có thì rõ ràng là người tiêu dùng đánh giá thấp sự tương quan giữa bao bì và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, ngoài kết quả thu được là đa số khách hàng lựa chọn sản phẩm dựa vào chất lượng thì có đến 56,8% người tiêu dùng quyết định lựa chọn sản phẩm mới được tung ra thị trường vì bao bì đẹp và có màu sắc hấp dẫn. Họ chấp nhận dùng thử sản phẩm vì họ mong rằng một sản phẩm đẹp sẽ có chất lượng tương ứng. Rõ ràng, trong nhận thức của người tiêu dùng, yếu tố bao bì đóng một vai trò quan trọng, góp phần mang tính quyết định cho hành vi mua hàng. Đối với sự thường xuyên thay đổi bao bì của sản phẩm, phần lớn người tiêu dùng (55,2%) không đồng tình với việc các nhà sản xuất thường xuyên thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc…của bao bì sản phẩm. Họ muốn sản phẩm phải có bao bì quen thuộc, dễ nhận biết để không bị nhầm lẫn với các sản phẩm khác vốn đang ngày càng nhiều trên thị trường. Tuy vậy, cũng có đến 44,8% khách hàng cho rằng nhà sản xuất nên thay đổi kiểu dáng bao bì sản phẩm để theo kịp các xu hướng thị trường mới và làm cho khách hàng không bị nhàm chán. Hai quan điểm trái ngược nhau này có thể được giải thích bởi kết quả của việc thay đổi bao bì sản phẩm của các công ty. Nếu bao bì mới bắt mắt hơn, chất lượng tốt hơn, tiện dụng hơn với giá cả hợp lí thì chắc chắn sẽ được khách hàng tiếp nhận, và ngược lại, nếu không đáp ứng được những điều kiện đó, sản phẩm của công ty có thể dễ dàng có nguy cơ đánh mất thiện cảm của khách hàng. Việc thay đổi bao bì sản phẩm cũng liên quan mật thiết tới chất lượng bên trong của sản phẩm. Với những sản phẩm có chất lượng cao, 66,7% khách hàng sẵn sàng chi thêm tiền cho việc nhà sản xuất nâng cao chất lượng bao bì, làm cho sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn, đẹp hơn, sang trọng hay tiện dụng hơn. Tuy nhiên, đối với các loại sản phẩm chất lượng bình thường chỉ có 29% khách hàng sẵn lòng làm điều tương tự. Như vậy, bao bì sản phẩm và chất lượng sản phẩm phải luôn song hành cùng nhau. Tóm
Luận văn liên quan