Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, nằm ở vị trí đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây như Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, phía Đông như tỉnh Quảng Ninh, phía Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới. Mặt khác, có đường sắt liên vận quốc tế, là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học – công nghệ với các tỉnh phía Nam trong cả nước, với Trung Quốc và qua đó sang các nước vùng Trung Á, châu Âu và các nước. Cùng với sự phát triển kinh tế của Đất nước, đờ sống nhân dân không ngừng được cải thiện tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tại Lạng sơn hình thành và không ngừng phát triển.
Trước những điều kiện thuận lợi đó, các sáng lập viên bàn bạc và thống nhất thành lập Công ty TNHH Kim Phúc Hà. Công ty đã chính thức được ra đời và đi vào hoạt động ngày 06 tháng 10 năm 2008. Đây là công ty có hai thành viên trở lên, tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp được Quốc hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá X kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/6/1999.
31 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2299 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận báo cáo tổng hợp tại công ty TNHH Kim Phúc Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LUẬN
Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH KIM PHÚC HÀ
MỤC LỤC Trang
Danh mục các ký hiệu viết tắt..........................................................................................2
Danh mục bảng biểu - sơ đồ............................................................................................3
Lời nói đầu.......................................................................................................................4
Phần I: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kĩ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Kim Phúc Hà.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty........................................................5
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty..........................................6
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.........................................................................6
1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty..........................................7
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty............................7
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty...................8
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty........................................10
Phần II: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty .
2.1. T ổ chức bộ máy kế toán tại công ty....................................................................12
2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty..................................................................13
2.2.1. Các chính sách kế toán chung..............................................................................13
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán......................................................13
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.....................................................16
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán.........................................................19
2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán........................................................................23
Phần III: Một số đánh giá và tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty
3.1. Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán.........................................................................26
3.2. Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại Công ty................................................26
KẾT LUẬN..............................................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................29
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
Chứng từ ghi sổ
CTGS
Doanh Thu
DT
Đơn vị tính
ĐVT
Giá vốn
GV
Hoá đơn
HĐ
Doanh nghiệp
DN
Ngân hàng
NH
Ngày tháng
NT
Ngày tháng ghi sổ
NTGS
Phiếu chi
PC
Phiếu thu
PT
Sản xuất kinh doanh
SXKD
Số hiệu
SH
Số hiệu chứng từ
SHCT
Số hiệu tài khoản đối ứng
SHTKĐƯ
Số thứ tự
STT
Tài khoản
TK
Tài khoản đối ứng
TKĐƯ
Tài khoản cố định
TKCĐ
Tiền mặt
TM
DANH MỤC BẢNG BIỂU - SƠ ĐỒ
=====o0o=====
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty...............................7
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty....................................................8
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy của Công ty...........................................................................12
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán........................................................................20
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ: trình tự kế toán máy tại công ty ......................................................22
Phần I:
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC
BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TNHH KIM PHÚC HÀ
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kim Phúc Hà
Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, nằm ở vị trí đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây như Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, phía Đông như tỉnh Quảng Ninh, phía Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới. Mặt khác, có đường sắt liên vận quốc tế, là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học – công nghệ với các tỉnh phía Nam trong cả nước, với Trung Quốc và qua đó sang các nước vùng Trung Á, châu Âu và các nước. Cùng với sự phát triển kinh tế của Đất nước, đờ sống nhân dân không ngừng được cải thiện tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tại Lạng sơn hình thành và không ngừng phát triển..
Trước những điều kiện thuận lợi đó, các sáng lập viên bàn bạc và thống nhất thành lập Công ty TNHH Kim Phúc Hà. Công ty đã chính thức được ra đời và đi vào hoạt động ngày 06 tháng 10 năm 2008. Đây là công ty có hai thành viên trở lên, tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp được Quốc hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá X kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/6/1999.
Công ty TNHH Kim Phúc Hà mới thành lập nên đã nhận được sự sự quan tâm giúp đỡ chỉ đạo trực tiếp của các ban nghành liên quan. Công ty cũng đã tiến hành triển khai những chiến lược kinh tế của mình, sắp xếp bộ máy làm việc thật gọn nhẹ, tuyển dụng lao động, công nhân lành nghề, có ý thức chấp hành kỷ luật cao, năng động sáng tạo trong công việc, luôn chịu khó học hỏi, áp dụng thực tế vào công việc.
Công ty TNHH Kim Phúc Hà hoạt động theo phương pháp tự bỏ vốn, tự quản lý và chịu trách nhiệm với phần vốn của mình. Trong những năm đầu mới thành lập, Công ty phải đương đầu với những khó khăn của thời kỳ cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt của các thành phần kinh tế. Thị trường đầu ra của Công ty chưa được mở rộng.
Với những khó khăn sớm nhận được, ban lãnh đạo Công ty đã huy động mọi nguồn lực và năng lực của mình. Phát huy tính tự chủ sáng tạo của cán bộ nhân viên, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng đã chiếm lĩnh được nhiều thị trường. Mặc dù mới thành lập không lâu nhưng Công ty TNHH Kim Phúc Hà luôn đáp ứng đầy đủ những yêu cầu mà Nhà Nước đề ra đối với loại hình Công ty TNHH.
Trải qua những giai đoạn khó khăn Công ty TNHH Kim Phúc Hà luôn có sự vận động để phù hợp với xu hướng phát triển chung. Công ty đã cố gắng mở rộng thị trường. Hiện nay đã có trên 60 nhân viên với tổng số vốn trên 10 tỷ đồng.
Giới thiệu khái quát về Công ty:
- Tên Doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn Kim Phúc Hà.
- Tên viết tắt: KPH CO.,LTD
- Đại chỉ: Số 1B đường Trần Quang Khải, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
- Điện thoại: 025 6252 668.
- Tài khoản giao dịch: 3511 0000 120 164 tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư & Phát Triển tỉnh Lạng Sơn.
- Mã số thuế: 4900 286 334.
- Giám đốc: Trần Mạnh Thắng.
- Vốn điều lệ của Công ty:
Góp vốn Số tiền % vốn góp
Trần Mạnh Thắng 7.335.000.000 73,35
Nguyễn Thu Hằng 2.665.000.000 26,65
Từ khi có quyết định của Sở kế hoạch và Đầu Tư tỉnh Lạng Sơn, Công ty TNHH Kim Phúc Hà là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập. Công ty tổ chức kinh doanh với các nghành nghề kinh doanh như sau:
- Bán buôn Fero dùng trong công nghiệp luyện kim; Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá, các bảng hiệu quảng cáo; Mua và bán quặng kim loại; Bán mô tô, xe máy; Sản xuất xi măng, vôi và thạch cao.
- Chuyên thi công panô, bình ắc quy, săm, lốp, phụ tùng xe máy và ôtô. Máy móc công nghiệp....
1.2. Đặc điểm hoạt động SXKD của Công ty TNHH Kim Phúc Hà
1.2.1. Chức năng – nhiệm vụ của Công ty.
1.2.1.1. Chức năng của Công ty.
Công ty TNHH Kim Phúc Hà là đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập. Chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà Nước, các quy định của Bộ , Nghành. Ngoài ra chịu sự quản lý hành chính, an ninh của Uỷ Ban Nhân Dân các cấp nơi đặt trụ sở Công ty.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty: chuyên thi công panô, xuất khẩu quặng kim loại, kinh doanh vận tải, các bảng hiệu quảng cáo....
1.2.1.2. Nhiệm vụ của Công ty.
Công ty TNHH Kim Phúc Hà có nhiệm vụ tổ chức SXKD đúng nghành nghề đăng ký, theo quy chế hoạt động của Công ty trả nợ đúng hạn, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ theo quy định của Pháp luật.
Mở rộng quan hệ thị trường, đồng thời tìm kiếm thị trường mới, kinh doanh các mặt hàng và các công việc khác theo giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty.
Tổ chức thực hiện tốt các nhiện vụ kinh doanh, chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ hạch toán, kế toán thống kê, thực hiện đúng chế độ báo cáo và chịu sự quản lý của các cơ quan ban nghành.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động SXKD của Công ty TNHH Kim Phúc Hà.
Công ty TNHH Kim Phúc Hà chuyên thi công panô và lắp đặt hoàn chỉnh, khai thác, bán buôn các mặt hàng Fero dùng trong công nghiệp luyện kim, bán ô tô, xe máy. Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ, vải, tre, bính ắc quy và săm lốp, các bảng hiệu quảng cáo … phục vụ cho nhu cầu của toàn xã hội.
Trong quá trình hoạt động, Công ty luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của các ban nghành ở địa phương. Tuy nhiên, Công ty phải đương đầu với những khó khăn của thời kỳ cơ chế thị trường.
Hiện nay giá của một số nguyên, nhiên vật liệu có xu hướng tăng cao như: sắt, thép, xăng dầu, phí vận chuyển,…làm giá thành của các mặt hàng lớn gây ít nhiều khó khăn cho việc kinh doanh, thi công các công trình Panô, bảng hiệu của công ty.
1.2.3. Đặc điểm tổ chức SXKD tại Công ty TNHH Kim Phúc Hà.
Tổ chức sản xuất, kinh doanh là các phương pháp và thủ thuật kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất một cách có hiệu quả. Việc tổ chức sản xuất của công ty phụ thuộc vào chất lượng , quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, tiến độ cung ứng vật tư, hàng hoá và thời gian hoàn thành của mỗi loại sản phẩm.
Sơ đồ bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty TNHH
Kim Phúc Hà
Chi nhánh Công ty TNHH Kim Phúc Hà
tại Hà Nội
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
1.3. Tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty
Giám đốc
Văn phòng
công ty
Tổ
lái xe
Phó giám đốc
Kỹ thuật
Phòng kinh tế
kế hoạch
Phòng tổ chức cán bộ
lao động
Phòng
Tài chính
kế toán
Tổ
phụ xe
Tổ
sửa xe
Tổ
rửa xe
Tổ
thanh tra
Phó giám đốc
Điều hành
Tổ
bảo vệ
MÔ HÌNH BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH KIM PHÚC HÀ
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Chức năng - nhiệm vụ của các bộ phận ở Công ty: Ban giám đốc gồm Giám đốc, Phó Giám đốc có nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm chung về hoạt động SXKD của Công ty:
Giám đốc: là người quản lý cao nhất của Công ty, đại diện cho cán bộ công nhân viên, quản lý công ty theo cơ chế một thủ trưởng. Giám đốc có quyền quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phó Giám đốc kỹ thuật và phó giám đốc điều hành: là người được giám đốc uỷ quyền giải quyết các công việc khi đi vắng và là người chịu trách nhiệm về công việc được giao.
Phòng tài chính – kế toán chuyên cập nhập mọi kinh tế phát sinh hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi kết quả trước ban Giám đốc, phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty theo tứng quý, từng năm. Kiểm tra, kiểm soát mọi khoản thu – chi, thanh toán các khoản nợ, theo dõi tình hình công nợ của khách hàng. Phân tích tình hình tài chính trong Công ty, đánh giá hiệu quả SXKD của Công ty. Cuối quỹ kế toán tổng hợp lập báo cáo kế toán để trình lên ban lãnh đạo về tình hình thực hiện kinh doanh của Công ty.
Phòng kinh tế kế hoạch chuyên trách về việc kinh doanh. Chủ trì và phối hợp với các phòng ban để soạn thảo, triển khai các hợp đồng kinh tế, đôn đốc, kiểm tra trong quá trình thực hiện và thanh lý hợp đồng kinh tế.
Phòng Tổ chức cán bộ lao động: chịu trách nhiệm về công tác tổ chức cán bộ lao động, hợp đồng lao động, tuyển dụng lao động, các chế độ phân phối tiền lương, tiền thưởng cho người lao động, các chế độ đào tạo nâng bậc lương giúp giám đốc trong công tác đề bạt, miễn nhiệm cán bộ, bảo hiểm cho người lao động.
Văn phòng Công ty: chịu trách nhiệm về công tác hành chính, công tác quản trị, điện nước, xe, nhà xưởng, công tác xây dựng cơ bản nội bộ.
1.1. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty.
Một số chỉ tiêu về hoạt động SXKD của Công ty TNHH Kim Phúc Hà từ năm 2009 đến năm 2011
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TỪ NĂM 2009-2011
Chỉ tiêu
ĐVT
2009
2010
2011
1. Doanh thu
Tr. đ
148.834
248.179
237.986
2. Giá vốn hàng bán
Tr. đ
149.157
237.354
231.311
3. Lợi nhuận sau thuế
Tr. đ
-235,12
169,18
769,49
4. Tổng số lao động
Người
30
60
60
5. Thu nhập bq đầu người/tháng
Tr. đ
2,8
3,2
3,8
(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của công ty TNHH Kim Phúc Hà )
Qua bảng phân tích hiệu quả kinh doanh trên ta thấy:
Nhìn vào Bảng kết quả hoạt động SXKD ta thấy Công ty có sự tăng trưởng về Doanh thu của năm 2011 so với năm 2009, 2010 đã phát triển hơn rất nhiều, mặc dù chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế là lỗ do công ty mới bắt đầu kinh doanh, đầu tư cơ sở vật chất lớn; mặt khác do tình hình năng lượng cũng như tình hình tài chính của thế giới đã tác động trực tiếp đến kinh doanh của doanh nghiệp nên bước đầu còn gặp nhiều khó khăn.
Về cơ cấu giá vốn hàng bán tính theo doanh thu thuần năm 2011 là 237.986 triệu đồng và năm 2010 là 248.179 triệu đồng, doanh thu năm 2011 giảm so với năm 2010 nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2011 lại tăng so với năm 2010, điều đó chứng tỏ lợi nhuận của công ty đã tăng theo thời gian và kinh doanh có hiệu quả.
Để đạt được kết quả như vậy là do doanh nghiệp đã mạnh dạn kinh doanh xuất khẩu quặng kim loại và mở rộng thị trường kinh doanh. Ngoài ra cũng không thể phủ nhận được sự đôn đốc quản lý hợp lý của đội ngũ cán bộ trong toàn Công ty.
Phần 2:
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY TNHH KIM PHÚC HÀ
Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Kim Phúc Hà.
Xuất phát từ đặc thù tổ chức kinh doanh, yêu cầu quản lý của Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chúc theo mô hình tập trung. Hàng ngày phòng kế toán tập hợp các chứng từ nghiệp vụ kinh tế phát sinh do phòng kinh doanh chuyển đến, sau đó kế toán thực hiện việc ghi chép thu thập tính toán một cách có hệ thống chính xác và kịp thời.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
Kế toán trưởng
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
Tiền gửi
Ngân Hàng
Kế toán Tiền mặt
Kế toán
Công nợ
Sơ đồ 2.1.: Sơ đồ bộ máy của Công ty
Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận trong phòng kế toán:
- Kế toán trưởng: Phụ trách chung toàn bộ công tác kế toán của Công ty. Nhiệm vụ của kế toán trưởng là tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở xác định đúng khối lượng công tác kế toán nhằm thực hiện 2 chức năng cơ bản của kế toán là: thông tin và kiểm tra hoạt động kinh doanh. Kế toán trưởng trực tiếp điều hành và kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, tài chính của Công ty, thay mặt Nhà nước kiểm tra việc thực hiện chế độ, thể lệ quy định của Nhà nước về lĩnh vực kế toán cũng như lĩnh vực tài chính.
- Kế toán tổng hợp: Theo dõi các tài khoản nguồn vốn, các quỹ. Tập hợp chi phí SXKD và tính giá thành sản phẩm từ đó lên Báo cáo tài chính, xác định kết quả kinh doanh của Công ty.
- Kế toán tiền mặt : Kiểm tra các thủ tục chứng từ trước khi thanh toán, các khoản chi bằng tiền mặt. Lập, đóng chứng từ, lên bảng kê, vào sổ chi tiết TK 111, TK 002. Hàng tháng cùng thủ quỹ, kế toán tổng hợp và Phó phòng tổ chức kiểm kê quỹ, xác định số dư cuối tháng, lập biên bản kiểm kê quỹ đóng cùng với bảng kê cuối tháng.
- Kế toán ngân hàng: Làm công tác kế toán giao dịch với Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng Ngoại thương, Kho bạc Nhà Nước. Hàng ngày, kế toán ngân hàng tập hợp các chứng từ về thanh toán: báo nợ, báo có, vào sổ chi tiết TK 112, 311, 131. Cuối tháng tiến hành tính ra số dư cuối kỳ và lập bảng kê gửi cho ngân hàng để đối chiếu, cuối quý chuyển số liệu cho kế toán tổng hợp để lập báo cáo.
- Kế toán công nợ: Theo dõi chi tiết các khoản công nợ phải thu phải trả, thu bán hàng, và lên bảng kê khai tính thuế VAT đầu ra.
Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty TNHH Kim Phúc Hà.
Các chính sách kế toán chung.
Hiện nay công ty đang áp dụng chuẩn mực kế toán ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006.
- Hình thức kế toán ghi sổ: Nhật ký chung.
- Khấu hao tài sản cố định: theo phương pháp đường thẳng
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ
- Niên độ kế toán: từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
- Các loại sổ sách chủ yếu hiện nay Công ty đang sử dụng:
+ Sổ kế toán tổng hợp: gồm Sổ Nhật ký chung và Sổ cái
+ Sổ kế toán chi tiết: Sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi, Sổ chi phí sản xuất kinh doanh, Sổ Tài sản cố định, Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán.
Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
Công ty TNHH Kim Phúc Hà sử dụng chứng từ do nhà Nước quy định theo mẫu bắt buộc và một số loại mang tính chất hướng dẫn. Cụ thể: Bảng chấm công, Phiếu thu; Phiếu chi; Giấy đề nghị tạm ứng; Giấy đề nghị thanh toán; Biên lai thu tiền; Biên bản giao nhận tài sản cố định; Biên bản thanh lý tài sản cố định; Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định; Hoá đơn giá trị gia tăng.
Đặc điểm tổ chức một số kế toán chủ yếu của Công ty TNHH Kim Phúc Hà: Kế toán tài sản cố định; Kế toán NVL-CCDC; Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương;Kế toán vốn bằng tiền;Kế toán chi phí tính giá thành sản phẩm; kế toán các khoản công nợ phải thu,phải trả; kế toán mua hàng.
Đặc điểm tổ chức kế toán theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả tại Công ty TNHH Kim Phúc Hà:
* Hạch toán theo dõi các khoản phải thu: Các khoản phải thu của Công ty là một bộ phận vốn của doanh nghiệp bị cá nhân, đơn vị khác chiếm dụng và sử dụng do những nguyên nhân chủ quan,khách quan trong quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với các đơn vị,cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp,khoản vốn này dễ bị rủi ro và thất thoát nên kế toán phải theo dõi chặt chẽ các khoản thu. Các khoản phải thu của công ty bao gồm:
+ Phải thu của khách hàng là các khoản công ty phải thu của người mua về giá trị sản phẩm,hàng hóa bán ra,lao vụ,dịch vụ đã cung cấp nhưng chưa thu được tiền.
+ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hóa,dịch vụ dùng cho sản xuất,kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT.
+ Các khoản thanh toán nội bộ được kế toán theo dõi chi tiết theo từng đơn vị có quan hệ thanh toán,theo từng khoản phải thu,phải trả,kể cả cấp trên cấp dưới và khoản cấp dưới nộp lên và theo dõi chi tiết trên sổ chi tiết tài khoản.
+ Các khoản phải thu khác trong công ty là các khoản phải thu ngoài khoản phải thu khách hàng,phải thu nội bộ.
Kế toán sử dụng tài khoản 131 để theo dõi khoản phải thu của khách hàng.
- Sổ sách: Sổ chi tiết thanh toán với người mua,người bán (sổ chi tiết công nợ). Sổ cái TK 131.
- Chứng từ sử dụng : Hóa đơn bán hàng; Hóa đơn GTGT; Chứng từ tiền mặt;.......
- Quá trình luân chuyển chứng từ: Khi phát sinh nghiệp vụ liên quan đến bán hàng,thành phẩm kế toán sẽ tiến hành viết hóa đơn GTGT gồm 3 liên: Lưu tại quyển; giao khách hàng; nội bộ.
Kế toán sẽ giao liên 2 cho người mua hàng hóa, thành phẩm còn liên 3 sẽ được giữ lại làm căn cứ để vào sổ chi tiết công nợ.
* Hạch toán theo dõi các khoản phải trả: Là các khoản tiền nợ mà công ty có trách nhiệm trả trong vòng một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường hoặc trong vòng một năm tài chính bao gồm: Nợ vay ngắn hạn; Nợ phải trả người bán,người mua; Nợ dài hạn đến hạn trả; Lương và các khoản phải trả công nhân viên....
Kế toán sử dụng tài khoản 331 để theo dõi các khoản phải trả người bán.
- Sổ sách: sổ chi tiết thanh toán với người mua và người bán(sổ chi tiết công nợ). Sổ cái TK 331.
- Chứng từ sử dụng: Hóa đơn mua hàng; hóa đơn GTGT; chứng từ tiền mặt; chứng từ TGNH,......
- Quá trình luân chuyển chứng từ: Khi phát sinh nghiệp vụ liên quan đến quá tr