Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của con người, là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn lịch sử xã hội.
Sự nghiệp đổi mới của đất nước hiện nay nhất là từ khi Việt Nam ra nhập WTO. Báo chí càng thể hiện rõ là lực lượng nòng cốt, là đội quân tiên phong xung kích trên mặt trận tư tưởng chính trị, là ngọn cờ cách mạng động viên và tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu do Đảng, Nhà nước đề ra. Hiện nay truyền bá văn hoá đang là vấn đề quan trọng hàng đầu của báo chí nó trở thành mắt xích tự nhiên của quá trình vận động văn hoá. Báo chí đã tham ra tích cực trong việc truyền bá, lưu trữ làm giàu kho tàng văn hoá nhân loại, có khả năng to lớn trong việc thẩm định, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá, tạo nên việc hình thành những ý thức lịch sử văn hoá của mỗi người dân. Công tác tư tưởng, lý luận, báo chí là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng; Là vũ khí sắc bén nhằm tuyên truyền, cổ vũ, tập hợp nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân theo Đảng theo cách mạng.
Nghị quyết Trung ương V khoá X đã nêu lên vị trí vai trò của công tác tư tưởng, lý luận báo chí trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng:
“Trong công cuộc đổi mới, công tác tư tưởng, lý luận, báo chí đã góp phần tích cực trong việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định sự phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, làm sáng tỏ nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta, đấu tranh chống thông tin quan điểm sai trái, thù địch”.
23 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2774 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Báo chí lào cai trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vùng đất lào cai giai đoạn 2005 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời mở đầu
1.1 Lý Do chọn đề tài...........................
1.2 Đối tượng Nghiên cứu....................
1.3 Phương pháp nghiên cứu..............
1.4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...
1.5 Cấu trúc của niên luận..................
Nội dung
Chương I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HOÁ VÀ DI SẢN VĂN HOÁ DÂN TỘC .
1.1 Khái niệm về văn hoá.............................................
1.2 Khái niệm về Di sản văn hoá.................................
1.3 Di sản văn hoá dân tộc vùng đất Lào Cai.............
1.4 Quan điểm của tỉnh uỷ, UBND tỉnh Lào Cai .......
1.5 Di sản văn hoá các dân tộc vùng đất Lào Cai .....
Chương II:
THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HOÁ DÂN TỘC
VÙNG ĐẤT LÀO CAI QUA BÁO CHÍ GIAI ĐOẠN 2005 - 2010
1.1 Vai trò của báo chí Lào Cai .........
1.2 Báo chí Lào Cai đóng ...................
1.3 Báo chí Lào Cai cơ quan ngôn ….
1.4 Những hạn chế và khó khăn.........
1.5 Nguyên nhân...................................
1.6 Những giải pháp, kiến nghị....
Kết luận
Tài liệu tham khảo.........................
TÊN ĐỀ TÀI:
BÁO CHÍ LÀO CAI TRONG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HOÁ
VÙNG ĐẤT LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2005 - 2010
MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của con người, là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn lịch sử xã hội.
Sự nghiệp đổi mới của đất nước hiện nay nhất là từ khi Việt Nam ra nhập WTO. Báo chí càng thể hiện rõ là lực lượng nòng cốt, là đội quân tiên phong xung kích trên mặt trận tư tưởng chính trị, là ngọn cờ cách mạng động viên và tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu do Đảng, Nhà nước đề ra. Hiện nay truyền bá văn hoá đang là vấn đề quan trọng hàng đầu của báo chí nó trở thành mắt xích tự nhiên của quá trình vận động văn hoá. Báo chí đã tham ra tích cực trong việc truyền bá, lưu trữ làm giàu kho tàng văn hoá nhân loại, có khả năng to lớn trong việc thẩm định, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá, tạo nên việc hình thành những ý thức lịch sử văn hoá của mỗi người dân. Công tác tư tưởng, lý luận, báo chí là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng; Là vũ khí sắc bén nhằm tuyên truyền, cổ vũ, tập hợp nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân theo Đảng theo cách mạng.
Nghị quyết Trung ương V khoá X đã nêu lên vị trí vai trò của công tác tư tưởng, lý luận báo chí trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng:
“Trong công cuộc đổi mới, công tác tư tưởng, lý luận, báo chí đã góp phần tích cực trong việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định sự phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, làm sáng tỏ nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta, đấu tranh chống thông tin quan điểm sai trái, thù địch”.
Văn hóa là tổng thế sống động các hoạt động sáng tạo của con người, là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn lịch sử xã hội.
Thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc đã được các cấp, các ngành, các địa phương của tỉnh Lào Cai thực hiện có hiệu quả, góp phần vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Là lực lượng trên mặt trận văn hoá tư tưởng, báo chí Lào Cai đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động báo chí Lào Cai vẫn còn một số hạn chế cần quan tâm giải quyết, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, phản ánh vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của vấn đề đặt ra trong tình hình mới.
Song song với sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội. Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong đời sống nhân dân ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết. Cùng với các địa phương khác trên cả nước nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh các phong trào thi đua sôi nổi, nhiệt tình hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Nghị quyết Trung ương V khóa VIII về: “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Đã được triển khai có nhiều hiệu quả. Trong bối cảnh của một thế giới đầy biến động, với xu thế mở cửa và cơ chế thị trường đang vận hành trong lòng xã hội các giá trị văn hoá cùng với các danh lam thắng cảnh phải đối mặt với những khó khăn. Hơn bao giờ hết nhiệm vụ bảo vệ và phát huy di sản văn hóa vùng đất Lào Cai là nhiệm vụ của mỗi người con Lào Cai nói chung và báo chí Lào Cai nói riêng.
Qua quá trình học tập và nghiên cứu thực tế, bản thân người làm Tiểu luận này chọn đề tài “Báo chí Lào Cai trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vùng đất Lào Cai giai đoạn 2005 - 2010”. Vì vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc không chỉ là của một Quốc gia mà đã trở thành vấn đề bức thiết của nhiều nước trên thế giới. Do đó việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc là một nhiệm vụ nặng nề nhưng vô cùng cấp bách của toàn dân tộc Việt Nam. Là một lực lượng trên mặt trận văn hoá tư tưởng, báo chí Việt Nam đã và đang phát huy vai trò của mình để góp sức vào sự nghiệp bảo tồn, phát huy di sản văn hoá dân tộc trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1.2 Đối tượng nghiên cứu:
Vùng đất tổ Lào Cai có bề dầy lịch sử về văn hóa là nơi biên cương phía bắc của đất nước chính vì vậy báo chí Lào Cai đã phát huy được vai trò của cơ quan đơn vị truyền thông trong việc góp phần bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của tỉnh Lào Cai. Đồng thời cũng đưa ra một số giải pháp, kiến nghị của bản thân, mong được góp một phần nhỏ trong việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hơn nữa hiệu quả của công tác này.
Trong quá trình làm Tiểu luận do điều kiện thời gian và vốn kiến thức hiểu biết về lĩnh vực này còn ở mức độ hạn hẹp nên chỉ nghiên cứu và giải quyết vấn đề trong phạm vi là một số tin, bài, phóng sự đã đăng trên báo Lào Cai và tạp chí văn nghệ Lào Cai.
1.3 Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành bản Tiểu luận này, người viết có sử dụng các phương pháp nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, chứng minh, thống kê số lượng nhằm đánh giá nội dung và hình thức của các tác phẩm, đề tài này được nghiên cứu trong thời gian từ năm (2005 – 2010).
Đưa ra ý kiến đề xuất, và những giải pháp cụ thể cho báo chí nói chung và báo Lào Cai nói riêng trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vùng đất Lào Cai.
1.4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục tiêu bao quát của đề tài là tìm hiểu các vấn đề xoay quanh những đóng góp của báo chí Lào Cai trong công tác bảo tồn và phát huy văn hóa vùng đất Lào Cai, tất cả sẽ được nghiên cứu xem xét nghiêm túc, góp phần nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí. Kết quả nghiên cứu thực tiễn là cơ sở để phân tích nội dung và hình thức phản ánh, qua đó nêu lên những đánh giá, giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả của hoạt động báo chí, giúp báo chí Lào Cai thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ đối với việc tuyên truyền bảo tồn, phát huy di sản văn hóa vùng đất Lào Cai. Qua đó để thấy được những mặt mạnh cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục.
1.5 Cấu trúc của Tiểu luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục tài liệu, phụ lục tin, bài. Nội dung Tiểu luận gồm 2 chương.
Chương I:
Một số vấn đề chung về văn hoá, di sản văn hoá và bản sắc văn hoá các dân tộc tỉnh Lào Cai.
Chương II:
Thực trạng bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc vùng đất Lào Cai qua báo chí Lào Cai giai đoạn 2005 - 2010.
NỘI DUNG
Bảo tồn di sản văn hoá và phát huy các bản sắc văn hoá dân tộc là nhiệm vụ nặng nề nhưng vô cùng vẻ vang của báo chí Việt Nam nói chung và báo chí Lào Cai nói riêng. Báo chí đương đại không chỉ tái hiện một cách toàn diện tình hình bảo tồn di sản văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc mà còn đóng vai trò quyết định trong việc phổ biến đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước tới mọi tầng lớp nhân dân.
Đi đôi với sự phát triển kinh tế xã hội và ổn định chính trị. Vấn đề bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đang là một vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhận thức rõ vấn đề này Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh Lào Cai đang đẩy mạnh các phong trào thi đua trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương V của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII.
Lào Cai là tỉnh miền núi nằm ở phía tây bắc và là phiên dậu của tổ quốc. Với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Là vùng đất dày đặc các di tích lịch sử giàu truyền thống văn hoá, nơi đây đã ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của cha ông trong thời kỳ dựng nước và giữ nước, là một trong số ít địa phương giàu về tài nguyên văn hoá vật thể và phi vật thể với hàng ngàn di tích lịch sử, công trình văn hoá, tín ngưỡng, cùng kho tàng có giá trị văn hoá truyền thống. Trải qua hàng ngàn năm, dòng văn hoá dân gian ở vùng đất Lào Cai phát triển ngày càng phong phú, phản ánh cuộc sống lao động, sản xuất, đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Các giá trị văn hoá truyền thống luôn được người dân Lào Cai giữ gìn như: Các hình thức diễn xướng văn nghệ dân gian như: Hát dân ca, Nùng, Tày, Thái, Mông, múa khèn, thổi sáo, múa gậy sinh tiền…. ở Văn bàn, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mừơng Khương. Các lễ hội như hội gầu tào ở bắc Hà, Si Ma Cai, hội xuống đồng, múa xòe ở Văn Bàn.. vv.... Trong quá trình ấy bản sắc văn hoá của mỗi tộc người ngày càng bộc lộ rõ nét. Tuy nhiên trước thời kỳ mở cửa hiện nay của cơ chế thị trường, nhiều giá trị văn hoá truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một và mất dần. Vì vậy, để văn hoá ngày càng phát triển tiên tiến hơn, hiện đại hơn nhưng vẫn đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc thì vấn đề trước mắt và cấp thiết là phải bảo tồn di sản và phát huy bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc. Trong những năm qua các cơ quan truyền thông đại chúng của tỉnh Lào Cai đã thể hiện rõ vai trò, vị trí của mình, thực hiện tốt chức năng của báo chí, thực sự là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, Chính quyền và là diễn đàn của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Thời gian qua, báo Lào Cai, Đài PT-TH Lào Cai, tạp chí văn nghệ Lào Cai đã có nhiều tin, bài phản ánh khá đầy đủ vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc.
Chương I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HOÁ VÀ DI SẢN VĂN HOÁ DÂN TỘC VÙNG ĐẤT LÀO CAI
1.1 Khái niệm về văn hoá:
Từ buổi sơ khai của loài người, con người đã tạo cho mình một môi trường văn hoá đó là quan hệ giữa người với người trong cùng một cộng đồng, giữa con người với thiên nhiên trong những hoạt động để đấu tranh sinh tồn và chinh phục thiên nhiên. Mọi sự nỗ lực của con người đều nhằm đạt đến giá trị cao đẹp của cuộc sống mang ý nghĩa văn hoá lớn lao. Hay nói cách khác bản thân con người chính là phản ánh giá trị của thế hệ đó.
Theo định nghĩa của Tổng giám đốc UNESCO- FederiMayor (phê-đê-ric-may-o) thì văn hoá là tổng thể các giá trị phức tạp, các mặt tình cảm, tri thức, vật chất và tinh thần của một xã hội, bao gồm cả phương thức sống và các quyền cơ bản những truyền thống, hay văn hoá là sự hình thành nên xã hội và trí tuệ, tổng thể những khuôn mẫu hành vi ứng xử nghệ thuật, thể chế và những sản phẩm khác của tư duy lao động con người, tiêu biểu cho một cộng đồng hay một dân tộc được sử dụng trong xã hội đó. Một phong cách được thể hiện trong xã hội hay nghệ thuật đặc trưng cho một xã hội, một giai cấp nhất định về các hoạt động văn hoá nghệ thuật.
Văn hoá có gốc La tinh: Cultura có nghĩa là vun trồng, làm ruộng. Bắt nguồn từ La tinh là Colo và Coture (gieo trồng, vỡ đất) Cultus (đã cấy cày, được vun trồng) như vậy nguồn gốc của văn hoá có liên quan đến lao động tích cực của con người, nguồn gốc hình thành xã hội loài người, nơi bắt đầu của văn hoá. Về sau, từ này chỉ có nghĩa nói về tính chất khai chí, giáo dục có học vấn của con người.
Văn hoá luôn là một hiện tượng phức tạp và đa phương diện, bao gồm cả lĩnh vực tinh thần và vật chất, không thể nào thống kê hết được những định nghĩa đang tồn tại, đang được sử dụng trên thế giới về văn hoá thực sự, mỗi định nghĩa sẽ cung cấp cho chúng ta thêm những hiểu biết về một khía cạnh nhỏ nào đó của văn hoá.
Văn hoá là tổng thể những hoạt động sáng tạo của con người trong đời sống tinh thần và vật chất do con người sáng tạo trong quá trình thực tiễn lịch sử xã hội. Nó có vị trí, vai trò rất lớn đối với sự phát triển của xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật, văn chương, lối sống, những quyền cơ bản của con người, là động lực và mục tiêu phát triển của mỗi dân tộc và toàn nhân loại.
1.2 Khái niệm về Di sản văn hoá.
Theo quan niệm của UNESCO thì Di sản văn hoá là những gì tinh hoa nhất, đặc sắc nhất của qúa khứ còn tồn tại cho đến hôm nay, di sản đó được đúc kết thành truyền thống ăn sâu vào tiềm thức mỗi con người trong cộng đồng dân tộc.
Di sản văn hoá có 2 dạng tồn tại mà người ta thường quy ước với nhau để phân loại đó là: Di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể. Thực chất sự phân loại này chỉ mang tính chất tương đối, bởi nhiều khi những giá trị văn hoá phi vật chất lại có biểu hiện dưới dạng vật chất như các tác phẩm văn học, hội hoạ, điêu khắc. Còn những giá trị văn hoá vật chất có sức sống trường tồn chính là nhờ những yếu tố tinh thần tâm linh của con người.
Như vậy theo định nghĩa của UNESCO có 2 loại di sản văn hoá là: Di sản văn hoá vật thể gồm đình, chùa, đền miếu, lăng...
Di sản văn hoá phi vật thể gồm các biểu hiện tượng trưng không sờ thấy được của văn hoá được lưu truyền và biến đổi theo thời gian, với qúa trình tái tạo trùng tu của cộng đồng rộng rãi... Những di sản văn hoá tạm gọi là mô hình này theo UNESCO bao gồm cả âm nhạc, múa truyền thống, văn chương truyền miệng, ngôn ngữ, nghi thức, phong tục tập quán, các món ăn truyền thống, lễ hội, quy trình công nghệ của các nghề truyền thống...
1.3 Di sản văn hoá dân tộc vùng đất Lào Cai
Văn hoá là sản phẩm sáng tạo độc đáo trong ứng sử thiên nhiên và ứng xử xã hội của mỗi dân tộc, là tiêu chí để phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Mỗi dân tộc có một cách ứng xử riêng, có nền văn hoá riêng của mình, không có dân tộc nào không có văn hoá và cũng không có văn hoá nào lại không gắn liền với cuộc sống của một dân tộc cụ thể. Dân tộc là cội nguồn vĩnh cửu là mảnh đất vô biên của văn hoá và văn hoá là cái vỏ vật chất biểu hiện sức sống của dân tộc.
Lào Cai là vùng đất giàu truyền thống văn hoá và là nơi hội tụ của 25 dân tộc anh em cùng chung sống như: dân tộc Mông, Mường, dân tộc Dao, dân tộc Kinh, dân tộc Nùng, dân tộc Tày, dân tộc Thái, dân tộc Mán, dân tộc Cao Lan vv... Mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng văn hoá độc đáo riêng và chính những đặc trưng đó đã chắt lọc, hoà quyện tạo thành bản sắc văn hoá của từng dân tộc, từng vùng. Cùng với đó là những di sản văn hoá lịch sử nhân văn sâu sắc mà cho đến nay người ta chỉ có thể khẳng định thêm bề dày của nó.
Nói đến văn hoá dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai trước tiên phải nói đến di sản văn hoá vật thể bởi số lượng các di tích ở đây rất lớn. Theo số liệu kiểm kê năm 2000 trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 1.372 di tích lịch sử văn hoá với 4 loại hình cơ bản là: Di tích khảo cổ học; di tích kiến trúc nghệ thuật; di tích lịch sử cách mạng kháng chiến và danh lam thắng cảnh. Trong đó có 24 di tích tiêu biểu được xếp hạng quốc gia; 56 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Khu di tích lịch sử Đền thượng Lào Cai nơi thờ Đức Thánh Trần người đã có công chống giặc ngoại xâm, Đền thờ ông hoàng bảy( Bảo Hà, Bảo Yên)vv... Các di tích cách mạng như: Di tích nhà Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) ... các danh lam thắng cảnh Động Mường vi (Bát Sát), khu du lịch thác bạc (Sa Pa)...
Song song với bề dày văn hoá vật thể, nền văn hoá phi vật thể của các dân tộc vùng đất Lào Cai cũng rất phong phú và đa dạng và không kém phần đặc sắc.
Di sản văn hoá phi vật thể của các dân tộc tỉnh Lào Cai được biểu hiện thông qua các phong tục tập quán, lối sống và mối quan hệ đoàn kết gắn bó cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó thông qua các làn điệu hát ghẹo, hát dân ca... Lào Cai còn biết đến với rất nhiều lễ hội của đồng bào các dân tộc như Hội gầu tào của người mông, Hội xuống đồng của người nùng, lễ Lập tịch của người dao, múa khèn, múa sinh tiền, múa kiếm của, thổi sáo của người mông, múa xòe của người tày vv... đã tạo nên những nét đặc trưng hiếm có. Trong các lễ hội thường tập trung những hoạt động văn hoá dân gian hoặc gắn với những sự tích, những chiến công những phẩm chất tốt đẹp của các anh hùng dân tộc thông qua tín ngưỡng thờ cúng, qua hình thức lễ hội để góp phần giáo dục thế hệ con cháu giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước.
Những di tích lịch sử, di sản văn hoá là bằng chứng sống động phản ánh cội nguồn và những giá trị truyền thống của các dân tộc. Truyền thống là nền tảng vững chắc tạo ra sức mạnh của con người Việt Nam nói chung và con người Lào Cai nói riêng trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Theo cách hiểu chung nhất, bản sắc văn hoá dân tộc là tấm gương phản chiếu những hiểu biết, những tín ngưỡng, những truyền thống độc đáo và sắc thái riêng của dân tộc đó, nó được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo vệ những di sản văn hoá vật thể hay phi vật thể đều nhằm giữ gìn vốn văn hoá dân tộc, bản sắc dân tộc, nhưng không có nghĩa là bảo vệ tất cả những gì mà mỗi dân tộc đang có, theo quy luật phát triển của xã hội sẽ đào thải dần những gì không phù hợp với thời đại mới. Khi đất nước mở cửa, làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, mọi luồng văn hoá sẽ du nhập vào có cái tốt, cái xấu, cái độc hại nó sẽ tác động đến đời sống xã hội. Do đó vấn đề là tiếp thu cái gì, loại bỏ cái gì là trách nhiệm của các cấp, các ngành và của toàn xã hội trong đó có trách nhiệm của cơ quan báo chí. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng các cơ quan báo chí góp phần định hướng dư luận xã hội, phê phán những cái xấu, cái độc hại, biểu dương những cái văn minh, tiến bộ làm cho mọi người nắm được cái giá trị văn hoá của dân tộc để trân trọng và giữ gìn nó. Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng để báo chí góp sức cùng toàn xã hội xây dựng và phát huy nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
1.4 Quan điểm của tỉnh uỷ, UBND tỉnh Lào Cai trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá
Với mục đích bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể đặc sắc của vùng đất Lào Cai, khai thác tiềm năng và thế mạnh của văn hoá cội nguồn phục vụ phát triển du lịch, dịch vụ, tạo tiền đề phát triển văn hoá của tỉnh lên một tầm cao mới. Góp phần xây dựng đời sống văn hoá tại các làng, bản, khu dân cư, tạo lập cho cộng đồng có trình độ, năng lực, phong cách ứng sử, để gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, sẵn sàng hội nhập, phát triển văn hoá phù hợp với môi trường lễ hội và du lịch. Tỉnh uỷ, uỷ ban nhân dân tỉnh đã chọn lựa các lễ hội tiêu biểu xây dựng tua, tuyến và các sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, thu hút đông đảo khách du lịch đến với Lào Cai, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV: “Phát huy thế mạnh dịch vụ, du lịch, từng bước đưa du lịch Lào Cai trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”.
Tháng 9 năm 2006 UBND tỉnh đã phê duyệt: “Dự án phục dựng các lễ hội truyền thống tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006 – 2010” và kế hoạch tổ chức “Chương trình về miền lễ hội nguồn dân tộc năm 2007 - 2010”.
Như vậy, theo định hướng của Đảng cộng sản Việt Nam về bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử dân tộc. Tỉnh uỷ và uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã triển khai sâu rộng đến tất cả các địa phương trong tỉnh.
1.5 Di sản văn hoá các dân tộc vùng đất Lào Cai được phản ánh trên báo Lào Cai.
Văn hoá có vai trò, vị trí rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Việt Nam nói chung, việc giữ gìn và phát huy di sản văn hoá vùng đất Lào Cai nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước coi là một mặt trận, một vấn đề cấp thiết trên con đường phát triển