Tiểu luận Biến đổi khí hậu ảnh hưởng và thích ứng của vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Trải qua những giai đoạn phát triển của trái đất, từ thời đại khủng long đến kỉ băng hà, lịch sử loài người cũng đi đến những giai đoạn mới trong chặn đường phát triển của mình. Trong suốt chặn đường đó, con người không ngừng lao động, không ngừng hoàn thiện, và không ngừng sáng tạo để đưa con người đến đỉnh cao văn minh. Trong sự sáng tạo đó, con người đã tạo ra những giá trị mới cho văn minh nhân loại, phát triển mạnh mẽ nền công nghiệp thế giới. Đầu thế kỷ 21, con người phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mang tính thời đại, nó liên quan tới cuộc sống hiện tại và cả những thế hệ mai sau. Đó là cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu. Đó là mặt trái của sự phát triển, mặt trái này có thể sẽ biến những thành quả mà con người đã phải trả bằng những cái giá rất đắt thành số không.

doc32 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3859 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Biến đổi khí hậu ảnh hưởng và thích ứng của vùng duyên hải Nam Trung Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ &QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BỘ MÔN: MÔI TRƯỜNG HỌC CƠ BẢN TIỂU LUẬN TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009 GVHD: Gs.TSKH Lê Huy Bá SVTH: Nguyễn Huỳnh Cẩm Duyên MSSV: 07704461 Lớp: ĐHMT3B Niên khóa: 2008-2009 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trải qua những giai đoạn phát triển của trái đất, từ thời đại khủng long đến kỉ băng hà, lịch sử loài người cũng đi đến những giai đoạn mới trong chặn đường phát triển của mình. Trong suốt chặn đường đó, con người không ngừng lao động, không ngừng hoàn thiện, và không ngừng sáng tạo để đưa con người đến đỉnh cao văn minh. Trong sự sáng tạo đó, con người đã tạo ra những giá trị mới cho văn minh nhân loại, phát triển mạnh mẽ nền công nghiệp thế giới. Đầu thế kỷ 21, con người phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mang tính thời đại, nó liên quan tới cuộc sống hiện tại và cả những thế hệ mai sau. Đó là cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu. Đó là mặt trái của sự phát triển, mặt trái này có thể sẽ biến những thành quả mà con người đã phải trả bằng những cái giá rất đắt thành số không. Biến đổi khí hậu đe dọa đến quyền tự do, hạn chế cuộc sống con người. Ở các nước đang phát triển, hàng triệu người nghèo trên thế giới đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu. Tình hình hạn hán, lũ lụt nghiêm trọng hơn, gây sức ép ngày càng lớn lên môi trường, cản trở những nỗ lực phát triển trên thế giới, nó hủy hoại những nỗ lực quốc tế trong chống đói nghèo. Nó đòi hỏi khẩn trương biện pháp ngăn chặn mối đe dọa xảy ra cho con người, đặc biệt là người nghèo và những thế hệ mai sau. Đến với Việt Nam, BĐKH có những biểu hiện, gây ra những ảnh hưởng khác nhau. Duyên hải Nam Trung bộ là vùng mà được đánh giá là chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, mỗi vùng khác nhau sẽ phải có những biện pháp khác nhau để ứng phó. Nhưng quy chung lại thì BĐKH dù ở đâu, quốc gia, hay địa phương nào thì nó cũng là nổi ám ảnh mà tất cả những sinh vật dù có hay không có nhận thức cũng đối mặt, nếu như chúng ta không kịp thời nhận thức rõ ràng và ngăn chặn nó. Ở bài tiểu luận này em xin đề cập tới những ảnh hưởng của BĐKH lên vùng Duyên hải Nam trung bộ và những biện pháp thích ứng của vùng. 2. Mục đích tiểu luận Tiểu luận nhằm mục đích đưa ra những vấn đề thời sự về BĐKH trên thế giới, Việt Nam và quan trọng là vùng Duyên Hải nam trung bộ. Phác họa rõ nét những ảnh hưởng cũng như những hậu quả mà nó gây ra, từ đó có những biện pháp hay những cách giải quyết thích hợp tromg việc ứng phó và tiết giảm BĐKH. Nhờ đó mỗi chúng ta sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về BĐKH, và biến những nhận thức đó thành hành động cụ thể. 3. Phương pháp nghiên cứu Bằng các phương pháp liệt kê, thống kê, nội suy từ thực trạng kết hợp với các báo cáo của quốc tế và chính phủ để đưa ra những kết luận. Bài tiểu luận sử dụng khá nhiều thông tin từ internet. 4. Phạm vi nghiên cứu Vì thời gian có hạn và kiến thức hạn hẹp nên bài tiểu luận vẫn chưa thể đi sâu vào chuyên môn và cũng chưa có những cách giải quyết thích hợp. Chỉ tâp trung vào những ảnh hưởng và thiệt hại của BĐKH lên vùng Nam Trung bộ PHẦN 2: NỘI DUNG 1. Tổng quan về biến đổi khí hậu 1.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu Cho đến thời điểm này, thuật ngữ biến đổi khí hậu đã trở nên quên thuộc với hầu hết các quốc gia. Một số nơi BĐKH còn được xem như là nỗi ám ảnh, và không xa nữa trong tương lai nó sẽ trở thành nỗi ám ánh của toàn cầu chứ không riêng quốc gia nào. BĐKH đã dần được định hình rõ ràng trên phạm vi toàn cầu. Dưới đây là những biểu hiện của BĐKH mà IPCC đã phác thảo trong báo cáo đánh giá lần thứ 4 được công bố tháng 2 năm 2007 1. Từ những quan trắc nhiệt độ và đại dương trung bình toàn cầu, sự tan chảy của băng và tuyết trên phạm vi rộng lớn và sự dâng lên của mực nước biển trung bình toàn cầu cho thấy Sự nóng lên toàn cầu của hệ thống khí hậu hiện nay đã diễn ra mạnh mẽ chưa từng có. - Xu thế tăng nhiệt độ trong chuỗi số liệu 100 năm (1906 - 2005) là 0,740C; Xu thế tăng nhiệt độ trong 50 năm gần đây là 0,130C/1 thập kỷ, gấp 2 lần xu thế tăng của 100 năm qua. - Nhiệt độ trung bình ở Bắc cực đã tăng với tỷ lệ 1,50C/100 năm, gấp 2 lần tỷ lệ tăng trung bình toàn cầu, nhiệt độ trung bình ở Bắc cực trong 50 năm cuối thế kỷ 20 cao hơn bất kỳ nhiệt độ trung bình của 50 năm nào khác trong 500 năm gần đây và có thể là cao nhất, ít nhất là trong 1300 năm qua. - Nhiệt độ trung bình ở đỉnh lớp băng vĩnh cửu ở Bắc bán cầu đã tăng 300C kể từ năm 1980. - 11 trong số 12 năm gần đây (1995 - 2006) nằm trong số 12 năm nóng nhất trong chuỗi quan trắc bằng máy kể từ năm 1850. 2. Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng với tỷ lệ trung bình 1,8mm/năm trong thời kỳ 1961 - 2003 và tăng nhanh hơn với tỷ lệ 3,1mm/năm trong thời kỳ 1993 - 2003. Tổng cộng, mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng lên 0,31m trong 100 năm gần đây. Chính sự tan băng ở Greenland, Bắc cực và Nam cực đã làm cho mực nước biển tăng nhanh hơn trong thời kỳ 1993 - 2003. Ngoài ra, nhiệt độ trung bình của đại dương toàn cầu tăng lên (ít nhất là tới độ sâu 3000m) cũng góp phần vào sự tăng lên của mực nước biển. 3. Số liệu vệ tinh cho thấy, diện tích biển băng trung bình năm ở Bắc Cực đã thu hẹp 2,7%/thập kỷ. Riêng mùa hè giảm 7,4%/thập kỷ. Diện tích cực đại của lớp phủ băng theo mùa ở Bắc bán cầu đã giảm 7% kể từ năm 1990, riêng trong mùa xuân giảm tới 15%. Mới đây, tại Hội nghị quốc tế về BĐKH họp ở Bruxen (Bỉ), các báo cáo khoa học cho biết, ở Bắc cực, khối băng dày 2 dặm (khoảng trên 3km) đang mỏng dần và đã mỏng đi 66cm. Ở Nam Cực, băng cũng đang tan với tốc độ chậm hơn và những núi băng ở Tây Nam cực đổ sụp. Những lớp băng vĩnh cửu ở Greenland tan chảy. Ở Alaska (Bắc Mỹ, trong những năm gần đây nhiệt độ đã tăng 1,50C so với trung bình nhiều năm, làm tan băng và lớp băng vĩnh cửu đã giảm 40%, những lớp băng hàng năm dày khoảng 1,2m đã giảm 4 lần, chỉ còn 0,3m. Báo cáo cũng cho biết, các núi băng trên cao nguyên Thanh Hải (Trung Quốc) ở độ cao 5000m mỗi năm giảm trung bình 7% khối lượng và 50 - 60m độ cao, uy hiếp nguồn nước của các sông lớn ở Trung Quốc. Trong 30 năm qua, trung bình mỗi năm, diện tích lớp băng trên cao nguyên Tây Tạng bị tan chảy khoảng 131km2, chu vi vùng băng tuyết bên sườn cao nguyên mỗi năm giảm 100 - 150m, có nơi tới 350m. Diện tích các đầm lầy trong khu vực này cũng giảm 10%. Tất cả đang làm cạn kiệt hồ nước Thanh Hải, một hồ lớn nhất Trung Quốc, đe dọa hồ sẽ bị biến mất trong vòng 200 năm tới. Nếu nhiệt độ trái đất tiếp tục tăng, khối lượng băng tuyết ở khu vực cao nguyên sẽ giảm 1/3 vào năm 2050 và chỉ còn 1/2 vào năm 2090. 1.2. Nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu 1.2.1. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu trong thời kỳ hiện đại Nguyên nhân của sự BĐKH hiện nay, tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu đã được khẳng định là do hoạt động của con người. Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất. Những số liệu về hàm lượng khí CO2 trong khí quyển được xác định từ các lõi băng được khoan ở Greenland và Nam cực cho thấy, trong suốt chu kỳ băng hà và gian băng (khoảng 18 nghìn năm trước), hàm lượng khí CO2 trong khí quyển chỉ khoảng 180 - 200ppm (phần triệu), nghĩa là chỉ bằng khoảng 70% so với thời kỳ tiền công nghiệp (280ppm). Từ khoảng năm 1800, hàm lượng khí CO2 bắt đầu tăng lên, vượt con số 300ppm và đạt 379ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng khoảng 31% so với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt xa mức khí CO2 tự nhiên trong khoảng 650 nghìn năm qua. Hàm lượng các khí nhà kính khác như khí mêtan (CH4), ôxit nitơ (N2O) cũng tăng lần lượt từ 715ppb (phần tỷ) và 270ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên 1774ppb (151%) và 319ppb (17%) vào năm 2005. Riêng các chất khí chlorofluoro cacbon (CFCs) vừa là khí nhà kính với tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiều lần khí CO2, vừa là chất phá hủy tầng ô zôn bình lưu, chỉ mới có trong khí quyển do con người sản xuất ra kể từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển. Đánh giá khoa học của IPCC cho thấy, việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng v.v... đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9%, các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là các hoạt động khác (chôn rác thải v.v...). Từ năm 1840 đến năm 2004, tổng lượng phát thải khí CO2 của các nước giàu chiếm tới 70% tổng lượng phát thải khí CO2 toàn cầu, trong đó ở Hoa Kỳ và Anh, trung bình mỗi người dân phát thải 1.100 tấn, gấp khoảng 17 lần ở Trung Quốc và 48 lần ở Ấn Độ. Riêng năm 2004, lượng phát thải khí CO2 của Hoa Kỳ là 6 tỷ tấn (lấy tròn), bằng khoảng 20% tổng lượng phát thải khí CO2 toàn cầu. Trung Quốc là nước phát thải lớn thứ 2 với 5 tỷ tấn CO2, tiếp theo là Liên Bang Nga 1,5 tỷ tấn, Ấn Độ 1,3 tỷ tấn, Nhật Bản 1,2 tỷ tấn, CHLB Đức 800 triệu tấn, Canada 600 triệu tấn, Vương quốc Anh 580 triệu tấn. Các nước đang phát triển phát thải tổng cộng 12 tỷ tấn CO2, chiếm 42% tổng lượng phát thải toàn cầu so với 7 tỷ tấn năm 1990 (29% tổng lượng phát thải toàn cầu), cho thấy tốc độ phát thải khí CO2 của các nước này tăng khá nhanh trong khoảng 15 năm qua. Một số nước phát triển dựa vào đó để yêu cầu các mức trung bình toàn cầu (4,5 tấn/người/năm) nước đang phát triển cũng phải cam kết giảm phát thải như là điều kiện để họ thực hiện các cam kết của mình theo Công ước khí hậu. Năm 1990, Việt Nam phát thải 21,4 triệu tấn CO2 (không kể các khí nhà kính khác). Năm 2004, phát thải 98,6 triệu tấn CO2, tăng gần 5 lần, bình quân đầu người 1,2 tấn một năm (trung bình của thế giới là 4,5 tấn/năm, Xingapo 12,4 tấn, Malaixia 7,5 tấn, Thái Lan 4,2 tấn, Trung Quốc 3,8 tấn, Inđônêxia 1,7 tấn, Philippin 1,0 tấn, Myanma 0,2 tấn, Lào 0,2 tấn). Như vậy, phát thải các khí CO2 của Việt Nam tăng khá nhanh trong 15 năm qua, song vẫn ở mức rất thấp so với trung bình toàn cầu và nhiều nước trong khu vực. Dự tính tổng lượng phát thải các khí nhà kính của nước ta sẽ đạt 233,3 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2020, tăng 93% so với năm 1998. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là trong khi các nước giàu chỉ chiếm 15% dân số thế giới, nhưng tổng lượng phát thải của họ chiếm tới 45% tổng lượng phát thải toàn cầu; các nước Châu Phi và cận Sahara với 11% dân số thế giới chỉ phát thải 2%, và các nước kém phát triển với 1/3 dân số thế giới chỉ phát thải 7% tổng lượng phát thải toàn cầu. Đó là điều mà các nước đang phát triển nêu ra về bình đẳng và nhân quyền tại các cuộc thương lượng về Công ước khí hậu và Nghị định thư Kyoto. Chính vì thế, một nguyên tắc cơ bản, đầu tiên được ghi trong UNFCCC là "Các Bên phải bảo vệ hệ thống khí hậu vì lợi ích của các thế hệ hiện nay và mai sau của nhân loại, trên cơ sở công bằng, phù hợp với những trách nhiệm chung nhưng có phân biệt và Bên các nước phát triển phải đi đầu trong việc đấu tranh chống BĐKH và những ảnh hưởng có hại của chúng". Trong Nghị định thư Kyoto (Điều 10) còn ghi "Tất cả các Bên, có xem xét những trách nhiệm chung nhưng có phân biệt và các tình huống, mục tiêu và những ưu tiên phát triển đặc biệt của quốc gia và khu vực, không đưa thêm bất kỳ cam kết mới nào cho các Bên không thuộc Phụ lục I" (tức Bên các nước đang phát triển). 1.2.2. Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính Trong thành phần của khí quyển trái đất, khí nitơ chiếm tới 78% khối lượng khí quyển, khí oxy chiếm 21%, còn lại khoảng 1% là các khí khác như acgon,đioxit cacbon, mêtan, ôxit nitơ, nêôn, hêli, hydro, ôzôn v.v... và hơi nước. Tuy chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, các khí vết này, đặc biệt là khí điôxit cacbon, mêtan, ôxit nitơ và CFCs, một loại khí chỉ mới có trong khí quyển từ khi công nghệ làm lạnh phát triển, là những khí có vai trò rất quan trọng đối với sự sống trên trái đất. Trước hết, đó là vì các chất khí nói trên có khả năng hấp thụ bức xạ hồng ngoại do mặt đất phát ra, sau đó, một phần lượng bức xạ này lại được các chất khí đó phát xạ trở lại mặt đất, qua đó hạn chế lượng bức xạ hồng ngoại của mặt đất thoát ra ngoài khoảng không vũ trụ và giữ cho mặt đất khỏi bị lạnh đi quá nhiều, nhất là về ban đêm khi không có bức xạ mặt trời chiếu tới mặt đất. Các chất khí nói trên, trừ CFCs, đã tồn tại từ lâu trong khí quyển và được gọi là các khí nhà kính tự nhiên. Nếu không có các chất khí nhà kính tự nhiên, trái đất của chúng ta sẽ lạnh hơn hiện nay khoảng 330C, tức là nhiệt độ trung bình bề mặt trái đất sẽ khoảng -180C. Hiệu ứng giữ cho bề mặt trái đất ấm hơn so với trường hợp không có các khí nhà kính được gọi là "hiệu ứng nhà kính". Ngoài ra, khí ôzôn tập trung thành 1 lớp mỏng trên tầng bình lưu của khí quyển có tác dụng hấp thụ các bức xạ tử ngoại từ mặt trời chiếu tới trái đất và qua đó bảo vệ sự sống trên trái đất. Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp về trước, ít nhất khoảng 10 nghìn năm, nồng độ các khí nhà kính rất ít thay đổi, trong đó khí CO2 chưa bao giờ vượt quá 300ppm. Chỉ riêng lượng phát thải khí CO2 do sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã tăng hang năm trung bình từ 6,4 tỷ tấn cacbon (~ 23,5 tỷ tấn CO2) trong những năm 1990 lên đến 7,2 tỷ tấn cacbon (~ 45,9 tỷ tấn CO2) mỗi năm trong thời kỳ 2000 - 2005. Sự tăng lên của các khí nhà kính dẫn đến gia tăng hiệu ứng nhà kính của lớp khí quyển đã tạo ra một lượng bức xạ cưỡng bức với độ lớn trung bình là 2,3w/m2, làm cho trái đất nóng lên. Các nhân tố khác, trong đó có các sol khí (bụi, cacbon hữu cơ, sulphat, nitrat...) gây ra hiệu ứng âm (lạnh đi) với lượng bức xạ cưỡng bức tổng cộng trực tiếp là -0,5w/m2 và gián tiếp qua phản xạ của mây là -0,7 w/m2; thay đổi sử dụng đất làm thay đổi suất phản xạ bề mặt, tạo ra lượng bức xạ cưỡng bức tổng cộng được xác định bằng -0,02 w/m2; trái lại, sự tăng khí ôzôn trong tầng đối lưu do sản xuất và phát thải các hóa chất và sự thay đổi trong hoạt động của mặt trời trong thời kỳ từ 1750 đến nay được xác định là tạo ra hiệu ứng dương với tổng lượng bức xạ cưỡng bức lần lượt là 0,35 w/m2 và 0,12 w/m2. Như vậy, tác động tổng cộng của các nhân tố khác, ngoài khí nhà kính, đã tạo ra lượng bức xạ cưỡng bức âm. Vì thế, trên thực tế, sự tăng lên của nhiệt độ trung bình toàn cầu quan trắc được trong thời gian qua đã bị triệt tiêu một phần, nói cách khác, sự tăng lên của riêng hàm lượng khí nhà kính nhân tạo trong khí quyển làm trái đất nóng lên nhiều hơn so với những gì đã quan trắc được, và điều đó càngkhẳng định sự BĐKH hiện nay là do các hoạt động của con người mà không thể được giải thích là do các quá trình tự nhiên. 1.3. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng trên thế giới trong thế kỷ Theo Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC, đến cuối thế kỷ 21, hàm lượng khí CO2 trong khí quyển sẽ đạt 540 - 970ppm theo các kịch bản khác nhau về phát thải khí nhà kính, nghĩa là tăng ít nhất gấp đôi so với thời kỳ tiền công nghiệp, và như vậy, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng lên tương ứng là 2,0 - 4,50C (1,1 –6,4oC), mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ tăng lên từ 0,18 đến 0,59m so với cuối thế kỷ 20. Tuy kịch bản mực nước biển dâng còn chưa chắc chắn, vì có nhiều điều không biết rõ về sự đóng góp của băng Greenland và Nam cực. Nhưng thực tế, các nghiên cứu gần đây đưa ra tốc độ tăng mực nước biển cao hơn, là từ 0,5 đến 1,4m vào cuối thế kỷ 21. Tình hình trên đây có thể coi là bất khả kháng, ít nhất trong thế kỷ 21, cho dù hàm lượng các khí nhà kính được giữ ổn định ở mức năm 2000, thì nhiệt độ trung bình toàn cầu vẫn tăng và mực nước biển trung bình toàn cầu vẫn dâng cao hơn, tương ứng 2oC và 0,1-0,25m/thế kỷ. 1.4. Kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong thế kỷ XXI Theo các kịch bản BĐKH, ở Việt Nam, nhiệt độ trung bình năm sẽ tăng thêm 20C vào năm 2050 và 2,50C vào năm 2070 so với trung bình thời kỳ 1961 - 1990. Dự tính đến năm 2100, nhiệt độ sẽ tăng khoảng 30C. Nhiệt độ trung bình tăng sẽ làm tăng số đợt nắng nóng và số ngày nắng nóng hàng năm. Mực nước biển trung bình có thể tăng 35cm vào năm 2050, 50cm vào năm 2070 và dự tính đến năm 2100, có thể tăng khoảng 1m. Lượng mưa mùa mưa ở phần lớn các vùng, nhất là Trung Bộ tăng 5 - 10% vào các mốc thời gian nói trên, nhưng lượng mưa mùa khô ở nhiều vùng có thể giảm 0 - 5%, vì thế tình hình lũ lụt trong mùa mưa và hạn hán trong mùa khô ở một số vùng có thể nghiêm trọng hơn, nhất là trong những điều kiện có sự xuất hiện của El Nino và La Nina. Sự nóng lên toàn cầu và tan băng ở các vùng cực và trên núi cao tác động đến hoàn lưu khí quyển và hoàn lưu biển. Về cơ bản, gió mùa nhiệt đới sẽ yếu đi do hoàn lưu kinh hướng suy giảm vì chênh lệch nhiệt độ giữa vĩ độ cao và vĩ độ thấp giảm đi. Điều đó dẫn đến phân bố lại nhiệt độ và lượng mưa, cũng như thời tiết các mùa ở nước ta. Đại dương là một kho giữ nhiệt khổng lồ của trái đất. Một sự thay đổi nhỏ về nhiệt của đại dương cũng có thể gây ra biến đổi lớn về thời tiết toàn cầu. Nhiệt độ nước biển tăng lên còn làm tăng sự trao đổi nhiệt và ẩm giữa khí quyển và đại dương, qua đó điều chỉnh lại phân bố năng lượng giữa các vùng trên trái đất thông qua hoàn lưu khí quyển, đồng thời các hoạt động đối lưu mạnh mẽ hơn dẫn đến những biến động về thời tiết, nhất là mưa, tố, lốc ở nhiều nơi. Nhiệt độ nước biển tăng làm mở rộng các vùng biển có điều kiện nhiệt độ thích hợp cho việc hình thành bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông, có thể dẫn đến tăng tần số và cường độ của bão ảnh hưởng đến nước ta. Hiện tượng El Nino có thể xảy ra thương xuyên hơn, với cường độ mạnh hơn và thời gian kéo dài hơn. Như vậy, ngoài BĐKH với sự tăng lên của nhiệt độ và mực nước biển trung bình diễn ra một cách từ từ, có tác động lâu dài, tính cực đoan và dị thường của thời tiết, khí hậu, đặc biệt là thiên tai cũng trở nên lớn hơn, có thể gây ra những tổn thất lớn về người và tài sản và làm cho công tác dự báo, phòng tránh trở nên khó khăn hơn. Bảng 1.Kịch bản BĐKH các vùng của Việt Nam (nhiệt độ tăng thêm 0C so với năm 1990) Năm Tây Bắc Đông Bắc Đồng bằng BB Bắc Trung Bộ Nam Trung Bộ Tây nguyên Nam Bộ 2050 1,41 1,66 1,44 1,68 1,13 1,01 1,21 2100 3,49 4,38 3,71 3,88 2,77 2,39 2,80 Nguồn:Nguyễn Khắc Hiếu, 2008. Bảng 2. Kịch bản nước biển dâng ở Việt Nam so với năm 1990 Kịch bản / năm 2050 2100 A1F1 13,7 39,7 A2 12,5 33,1 A1B 13,3 31,5 B2 12,8 28,8 A1T 12,7 27,9 B1 13,4 26,9 Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu, 2008 chú ý số liệu chưa tính đến biên độ sụt hạ địa chất địa phương. Hình 1. Tác động của BĐKH với tự nhiên và các lĩnh vực KT-XH 2. Biến đổi khí hậu ở Duyên hải Nam Trung bộ- Cái nhìn từ BĐKH ở Việt Nam Các địa phương và các cộng đồng khác nhau của Việt Nam tập trung ở những vùng lãnh thổ khác nhau, và mỗi vùng khác nhau sẽ có những kiểu thời tiết, đặc điểm tự nhiên khác nhau cho nên việc đánh giá những tác động cũng như những ảnh hưỏng của BĐKH đến từng địa phương là không giống nhau, tuy nhiên việc đánh giá đó vẫn chủ yếu dựa trên những ảnh hưởng chung của BĐKH đến Việt Nam. BĐKH làm tăng khả năng bị tổn thương và tạo nguy cơ làm chậm hoặc đảo ngược quá trình phát triển. Những người nghèo nhất, thường tập trung ở các vùng nông thôn, đặc biệt ở dải ven biển và các khu vực miền núi là đối tượng chịu nguy cơ tổn thương lớn nhất do BĐKH. Khả năng tổn thương cần được đánh giá đối với từng lĩnh vực, khu vực và cộng đồng, cả hiện tại và tương lai. Khả năng tổn thương do BĐKH (bao gồm cả biến động khí hậu, nước biển dâng và các hiện tượng khí hậu cực đoan) đối với một hệ thống phụ thuộc vào tính chất, độ lớn, mức độ biến động khí hậu và những áp lực do BĐKH mà hệ thống đó phải hứng chịu, tính nhạy cảm cũng như năng lực thích ứng của hệ thống đó. Năng lực thích ứng của một hệ thống phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường của hệ thống đó. Tác động tổng hợp của BĐKH đối với hệ thống càng lớn và năng lực thích ứng của hệ thống càng nhỏ thì khả năng tổn thương càng lớn. Ở Việt Nam, những lĩnh vực/đối tượng được đánh giá là dễ bị tổn thương do BĐKH bao gồm: nông nghiệp và an nin
Luận văn liên quan