Theo nhiều đánh giá, phân tích về các vấn đề quốc tế được đưa ra trong năm 2008, biến đổi khí hậu (climate change) là một trong những vấn đề nổi lên gay gắt nhất, luôn mang tính "thời sự nóng hổi" tại nhiều diễn đàn quốc tế và ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà phân tích chính trị cũng như các nhà hoạch định chính sách đối ngoại. Có thể dễ dàng nhận thấy, tại nhiều diễn đàn của Liên hợp quốc, hợp tác Á-Âu, ASEAN., trong các định hướng, ưu tiên đối ngoại và hợp tác quốc tế của tân Tổng thống Mỹ Barack Obama, của Liên minh châu Âu (EU) và của nhiều quốc gia khác, vấn đề biến đổi khí hậu luôn dành được sự quan tâm lớn.
Dưới góc độ chính trị - an ninh, biến đổi khí hậu được xếp vào dạng vấn đề an ninh "phi truyền thống" và được xem như là một trong những thách thức lớn nhất đối với môi trường an ninh - phát triển toàn cầu trong những năm tới, thậm chí là trong cả thế kỷ XXI. Nhiều đánh giá cho rằng, tác động của biến đổi khí hậu đối hòa bình và an ninh của thế giới là rất lớn, khó lường, lâu dài, có thể còn nghiêm trọng hơn cả chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Tầm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là mang tính toàn cầu và các chiến lược, biện pháp mang tính quốc gia đơn lẻ, kể cả của các nước phát triển nhất, không thể đối phó một cách hiệu quả đối với thách thức này. Các nước ven biển ở một số khu vực, bao gồm cả một số nước Đông Nam Á, có thể là nơi phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các hiện tượng biến đổi khí hậu (nước biển dâng, thiên tai, thời tiết diễn biến bất thường.).
Vì vậy chúng ta cần phảii tìm hiểu về nguyên nhân của biến đổi khí hậu toàn cầu; những ảnh hưởng và tác động của biến đổi khí hậu; giảm thiểu phát thải khí nhà kính và những đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu nhằm thích ứng dần với biến đổi khí hậu và tìm ra giải pháp thích hợp cho hiện trạng này.
33 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2449 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Biến đổi khí hậu và du lịch sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN KHCN VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
MÔN MÔI TRƯỜNG CƠ BẢN
TIỂU LUẬN
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ DU LỊCH SINH THÁI
SVTH: Phùng Xuân Kim Hương
MSSV: 07727351
Lớp: ĐHMT3B
GVHD: GS.TSKH Lê Huy Bá
TP. HCM, T6/2009
Mục Lục
A. Lời nói đầu 1
B. Nội Dung 2
I. Khái niệm 2
1. Khí hậu 2
2. Biến đổi khí hậu 2
3. Dao động khí hậu 2
4. Thời tiết 2
5. Những yếu tố ảnh hưởng đến khí hậu 2
II. Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu 6
1. Hiệu ứng nhà kính 6
2. Các dòng nước đại dương 7
3. Chu kỳ mặt trời 7
4. Sự phun trao núi lửa 7
5. Sự trôi dạt của các lục địa 8
III. Biến đổi khí hậu trên thế giới 9
1. Khí nhà kính làm trái đất nóng lên 9
2. Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu 10
3. Nghị định Thư Kyoto: Bước đầu tiên đầy trắc trở 10
4. VN đối mặt với biến đổi khí hậu toàn cầu 11
IV. Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu 13
1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các nước Đông Nam Á 13
2. Ảnh hưởng của BĐKH ở Việt Nam 14
V. Tình hình biến đổi khí hậu 15
1. Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới và những tác hại 15
2. Tình Hình Biến đổi khí hậu ở Việt Nam và những tác hại 17
VI. Những Hành Động Cùng Biến Đổi Khí Hậu 20
1. Nhận thức của cộng đồng quốc tế về biến đổi khí hậu và
Nghị định thư Kyoto 20
2. Sáng kiến “Giờ Trái đất” 21
3. Các Bạn Trẻ Cùng Nhau Hành Động 22
VII. Biến Đổi Khí Hậu Và Du Lịch Sinh Thái 22
1. BĐKH Và Du Lịch Sinh Thái Trên Thế Giới 23
2. BĐKH và du lịch sinh thái ở Việt Nam 27
C. Lời Kết 30
Tài liệu tham khảo 31
A. Lời nói đầu:
Theo nhiều đánh giá, phân tích về các vấn đề quốc tế được đưa ra trong năm 2008, biến đổi khí hậu (climate change) là một trong những vấn đề nổi lên gay gắt nhất, luôn mang tính "thời sự nóng hổi" tại nhiều diễn đàn quốc tế và ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà phân tích chính trị cũng như các nhà hoạch định chính sách đối ngoại. Có thể dễ dàng nhận thấy, tại nhiều diễn đàn của Liên hợp quốc, hợp tác Á-Âu, ASEAN..., trong các định hướng, ưu tiên đối ngoại và hợp tác quốc tế của tân Tổng thống Mỹ Barack Obama, của Liên minh châu Âu (EU) và của nhiều quốc gia khác, vấn đề biến đổi khí hậu luôn dành được sự quan tâm lớn.
Dưới góc độ chính trị - an ninh, biến đổi khí hậu được xếp vào dạng vấn đề an ninh "phi truyền thống" và được xem như là một trong những thách thức lớn nhất đối với môi trường an ninh - phát triển toàn cầu trong những năm tới, thậm chí là trong cả thế kỷ XXI. Nhiều đánh giá cho rằng, tác động của biến đổi khí hậu đối hòa bình và an ninh của thế giới là rất lớn, khó lường, lâu dài, có thể còn nghiêm trọng hơn cả chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Tầm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là mang tính toàn cầu và các chiến lược, biện pháp mang tính quốc gia đơn lẻ, kể cả của các nước phát triển nhất, không thể đối phó một cách hiệu quả đối với thách thức này. Các nước ven biển ở một số khu vực, bao gồm cả một số nước Đông Nam Á, có thể là nơi phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các hiện tượng biến đổi khí hậu (nước biển dâng, thiên tai, thời tiết diễn biến bất thường...).
Vì vậy chúng ta cần phảii tìm hiểu về nguyên nhân của biến đổi khí hậu toàn cầu; những ảnh hưởng và tác động của biến đổi khí hậu; giảm thiểu phát thải khí nhà kính và những đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu nhằm thích ứng dần với biến đổi khí hậu và tìm ra giải pháp thích hợp cho hiện trạng này.
B. Nội Dung:
I. Khái Niệm:
1. Khí hậu: là mức độ trung bình của thời tiết trong một khoảng thời gian và không gian nhất định.
2. Biến đổi khí hậu: là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.
Là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn.
3. Dao động khí hậu : là sự dao động xung quanh giá trị trung bình của khí hậu trên quy mô thời gian, không gian đủ dài so với hiện tượng thời tiết riêng lẻ. Ví dụ về dao động khí hậu như hạn hán, lũ lụt kéo dài và các điều kiện khác do chu kỳ El Nino và La Nina gây nên.
4. Thời tiết : là trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác định bằng tổ hợp các yếu tố : nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa...
5. Những yếu tố ảnh hưởng đến khí hậu :
Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến khí hậu trên toàn thế giới. Nhưng những yếu tố quan trọng nhất là:
Khoảng cách từ biển
Các dòng chảy của đại dương
Hướng của các luồng gió chính
Địa hình
Gần đường xích đạo
Các hiện tượng El Nino
Gần đây người ta đã chấp nhận là các hoạt động của con người cũng ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu
a. Khoảng cách từ biển ( đại lục):
Biển ảnh hưởng đến khí hậu của một nơi. Những khu vực ven biển mát và ẩm ướt hơn khu vực nội địa. Mây hình thành khi luồng không khí ấm trong đất liền gặp luồng không khí lạnh ở ngoài biển.
Ở trung tâm lục địa thường khó tránh khỏi nhiệt độ cao. Trong mùa hè, nhiệt độ có thể rất nóng và khô như độ ẩm từ sự bay hơi của nước biển trước khi đến trung tâm của lục địa.
b. Các dòng chảy của đại dương:
Các dòng chảy của các đại dương trên thế giới
Các dòng chảy của các đại dương có thể làm tăng hay giảm nhiệt độ. Biểu đồ trên hiển thị các dòng chảy của biển trên thế giới. Ví dụ như vịnh Stream là dòng chảy ấm ở phía bắc Atlantic chảy từ Vịnh Mê-hi-cô, đông bắc dọc theo bờ biển Hoa Kỳ, và từ đó đến các đảo nhỏ của Anh.
Vịnh Mêhico có nhiệt độ không khí cao hơn ở Anh vì nó gần xích đạo hơn. Điều này có nghĩa là không khí đến từ Vịnh Mê-hi-cô đến Anh cũng được ấm áp. Tuy nhiên, không khí cũng hơi ẩm vì nó đi qua Đại Tây Dương. Đây là một trong những lý do tại sao Anh thường xuyên nhận được thời tiết ẩm ướt.
c. Hướng của các luồng gió chính :
Gió thổi từ biển thường mang theo mưa vào bờ biển và thời tiết khô vào bên trong khu vực. Ví dụ như gió thổi tới Anh từ các các vùng đất ấm như Châu Phi sẽ ấm và khô. Còn gió thổi tới Anh từ những vùng đất như Hà lan thì sẽ lạnh và khô vào mùa đông. Những luồng gió từ hướng tây nam qua Atlantic thì sẽ mát vào mùa hè và nhẹ vào mùa đông.
d. Địa hình:
Khí hậu có thể bị ảnh hưởng bởi các dãy núi.
Núi nhận được lượng mưa nhiều hơn các khu vực nằm thấp hơn bởi vì nhiệt độ trên núi thấp hơn nhiệt độ tại mực nước biển. Đó là lý do tại sao bạn hay nhìn thấy tuyết trên đỉnh núi của tất cả các năm. Những nơi cao hơn mực nước biển thì lạnh hơn. Điều này sẽ xảy ra bởi vì khi độ cao trên mực nước biển tăng, không khí trở nên mỏng hơn và ít có khả năng hấp thụ và giữ nhiệt.
e. Gần đường xích đạo:
Vị trí gần đường xích đạo cũng ảnh hưởng đến khí hậu ở các nơi. Ở xích đạo nhận được nhiều ánh sáng mặt trời hơn bất kỳ nơi nào khác trên trái đất. Điều này là do vị trí của nó trong tương quan với mặt trời. Biểu đồ cho thấy, đường xích đạo nóng hơn, vì mặt trời có ít diện tích để truyền nhiệt. Khí hậu sẽ mát ở phía cực bắc và cực nam vì mặt trời có nhiều diện tích để truyền nhiệt. Nó là mát như là nhiệt được lan truyền trên một khu vực rộng lớn hơn. Trời mát hơn vì nó truyền nhiệt sang các vùng khác rộng hơn.
Vị trí của trái đất trong mối tương quan với mặt trời
f. El Nino:
El Nino ảnh hưởng đến gió và lượng mưa, đã dẫn tới hạn hán và lũ lụt ở các nước xung quanh vành đai Thái Bình Dương. El Nino có liên quan đến sự ấm lên của bề mặt nước ở Thái Bình Dương. Nước nóng lên làm thay đổi năng lượng và độ ẩm trong không khí, thay đổi gió và lượng mưa ở toàn cầu. Hiện tượng này đã gây ra bão in Florida, sương mù ở Indonesia, và cháy rừng ở Bra-xin.
Sự tàn phá của cơn bão ở Florida
Sương mù ở Indonesia
El Nino gây ra cháy rừng ở Braxin
g. Ảnh hưởng của con người:
Các tự nhiên yếu tố ở trên ảnh hưởng đến khí hậu. Tuy nhiên, chúng ta không thể quên ảnh hưởng của con người lên khí hậu. Chúng ta đã ảnh hưởng đến khí hậu từ khi chúng ta xuất hiện trên trái đất này hàng triệu năm trước. Trong những thời điểm, các ảnh hưởng đến khí hậu đó còn nhỏ. Cây xanh bị chặt để cung cấp gỗ để đốt. Cây xanh hấp thụ CO2 và thải O2 . Cây xanh bị giảm sẽ làm tăng khí CO2 trong không khí.
Cách mạng công nghiệp, bắt đầu từ ngày cuối cùng của 19. Century, đã có một ảnh hưởng rất lớn về khí hậu. Việc chế tạo ra các động cơ xe máy và gia tăng các nhiệt liệu đốt cháy cũng làm tăng CO2 trong khí . Số lượng các loại cây đang bị chặt phá cũng tăng lên, có nghĩa là thêm một lượng khí carbon dioxide sản xuất không thể thay đổi thành oxy.
II. Nguyên nhân gây ra Biến Đổi Khí Hậu ( BĐKH):
1.Hiệu ứng nhà kính:
Như chúng ta biết, trái đất hình thành trong thái dương hệ khoảng 4,65 tỷ năm trước đây và con người nguyên thuỷ xuất hiện trên trái đất cách đây khoảng 4 triệu năm.
Trái đất được bao bọc bởi khí quyển và trong bầu khí quyển có nhiều loại khí khác nhau. Trong đó khí nhà kính (KNK) gồm CO2 (cacbonit-dioxit cacbon), CH4 (Metan), Nox (Oxit Nitơ), hơi nước và xon khí.
KNK là loại khí trong khí quyển có tính năng giữ lại bức xạ nhiệt phát từ dưới lên, không cho thoát vào vũ trụ. CO2 là loại KNK chủ yếu gây ra biến đổi khí hậu (BĐKH).
Hiệu ứng nhà kính: Bản chất là một hiệu ứng tốt miễn là chúng ta đừng làm nó tăng quá: 1. Đốt nhiên liệu có nguồn gốc hữu cơ làm ô nhiễm khí quyển, tăng hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng dần lên và làm thay đổi khí hậu. 2: Năng lượng từ mặt trời 3a: sức nóng toả ra từ trái đất. 3b: Khí nhà kính bao gồm hơi nước; Khí CO2; khí methane. 4: sức nóng hấp thụ trở lại trái đất do khí gas từ hiệu ứng nhà kính 5. Số liệu cho thấy hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng thêm 33 độ C (60 độ F) so với tình trạng không có hiệu ứng.
Khí hậu trái đất chịu ảnh hưởng phần lớn của cân bằng nhiệt của khí quyển. Vì vậy, tất cả những quá trình ảnh hưởng đến cân bằng nhiệt này đều có thể gây biến đổi khí hậu.
Như vậy, có thể nói, chính sự tích tụ các khí gây hiệu ứng nhà kính đã làm tăng lượng nhiệt hấp thu của khí quyển dẫn đến hiện tượng trái đất ấm dần lên là nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu toàn cầu.
Thực ra, sự thay đổi lượng các khí gây hiệu ứng nhà kính cũng xảy ra tự nhiên. Và cũng chính nhờ các khí này trong khí quyển giữ nhiệt mà sự cân bằng nhiệt của trái đất được đảm bảo. Nhưng điều đáng nói là từ thời công nghiệp bắt đầu xuất hiện đến giờ, những hoạt động kinh tế của con người đã làm ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng.
Mọi hoạt động cần năng lượng, và chỉ trong vòng vài chục năm qua, con người đã "đốt" một lượng lớn nhiên liệu hóa thạch mà tự nhiên phải mất hàng trăm triệu năm để hình thành (Than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên).
Chúng ta đã thải nhiều CO2 vượt quá mức cân bằng ổn định của nó.
Thêm vào đó, sự cân bằng này càng chông chênh khi rừng đang tiếp tục bị tàn phá khắp nơi trên thế giới. Chúng ta biết rằng, sự cân bằng CO2 trong tự nhiên được duy trì nhờ quá trình quang hợp của cây xanh (mọi hoạt động sống, hô hấp thải ra CO2, cây xanh hấp thụ lại CO2 khi quang hợp).
2. Những dòng nước đại dương
thay đổi của các dòng nước đại dương trên thế giới cũng làm ảnh hưởng đến khí hậu. (Đại dương thậm chí còn chứa nhiều nhiệt hơn cả khí quyển). Giống như gió trong không khí, những dòng nước trong đại dương chuyển đông, chủ yếu là từ những vùng gần xích đạo đến các địa cực. Và sự chuyển động này làm nóng trái đất lên. Nếu không có những dòng nước đại dương này, vùng xích đạo chắc đã nóng hơn còn vùng cực lạnh hơn. Đôi khi những dòng nước này thay đổi hướng, chậm đi, đảo ngược hay thậm chí là biến mất, và những điều này ảnh hưỏng lớn đến khí hậu trái đất.
3.Chu kỳ mặt trời
Mặt trời thường được bao bọc bởi những vệt đen mặt trời (sunspot). Cứ 11 năm một lần, số lượng các vệt này lại đạt cực đại. Sự thay đổi lượng nhiệt từ Mặt Trời liên quan đến chu kì này.
4. Sự phun trào núi lửa
Núi lửa phun trào làm một lượng lớn bụi và các khí ô nhiễm vào khí quyển, lớp bụi này ngăn chặn ánh sáng mặt trời đến trái đất, do đó làm cho trái đất bị lạnh đi. Dạng biến đổi khí hậu này cũng xảy ra khi có thiên thể từ vũ trụ va vào trái đất (gây nên những vụ nổ, phun trào núi lửa…). May mắn thay chúng rất hiếm khi xảy ra(trong khoảng vài triệu năm). Nhiều nhà khoa học tin rằng, sự va chạm của một thiên thạch cách đây 65 triệu năm đúng vào thời kì khủng long tuyệt chủng.
5. Sự trôi dạt của các lục địa
Trải qua hàng trăm triệu năm, sự thay đổi cấu trúc các lục địa và đại dương đã ảnh hưởng đến nhiệt lượng trong khí quyển và đại dương, vì thế mà ảnh hưởng đến khí hậu trái đất.
Suốt thời kì khủng long cách đây hàng trăm triệu năm, trái đất đã nóng hơn bây giờ rất nhiều, với nhiệt độ trung bình lên đến 25 độ C, ở các vùng cực bấy giờ thậm chí còn có rất ít hay không có băng tuyết. Từ lúc đó, sự phân tách các lục địa đã làm biến đổi những dòng chảy đại dương và gió, cô lập Nam cực, gây nên hiện tượng lạnh đi của khí hậu trái đất cho đến ngày nay, với những tảng băng lớn bao phủ Nam Cực và Greenland. Kích thước của những tảng băng này đã thay đổi đều đặn (to ra hay thu nhỏ lại) suốt hàng triệu năm qua, nhưng không phải do sự trôi dạt của các lục địa mà do những thay đổi trong quỹ đạo của trái đất quay quanh mặt trời.
Nhiệt độ trung bình của trái đất
III. Biến Đổi Khí Hậu Trên Thế Giới:
1. Khí nhà kính làm trái đất nóng lên:
Dựa vào số liệu đo đạc của các nhà khí tượng học thì hàng năm mặt trời rọi bức xạ ánh sáng vào trái đất một khối lớn năng lượng khoảng 5.4.1024Jun. Trái đất chỉ hấp thụ khoảng 60% lượng này, còn 40% phản xạ ngay vào vũ trụ. Số năng lượng hấp thu được qua nhiều quá trình phức tạp, biến thành bức xạ nhiệt phát trở lại qua khí quyển vào vũ trụ. Hàm lượng KNK trong khí quyển phải được giữ sao cho khối năng lượng hấp thu được phát ra hết để nhiệt độ không tích lại và không tăng lên làm BĐKH.
Theo báo cáo của UB Liên chính phủ về BĐKH toàn cầu (IPCC – intergovernmental Panel on Climate Change) thì kết quả nghiên cứu cho thấy từ năm 1750 trở về trước, tức là thời gian chưa xảy ra công nghiệp hóa, hàm lượng CO2 đo được là 280 ppm, nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất lúc đó được giữ ổn định - đó là hàm lượng cân bằng (đơn vị hàm lượng 1ppm là khí: 1 phân tử CO2 trộn với 1 triệu phân tử khí quyển).
Đến năm 2005, hàm lượng CO2 đo được là 379 ppm, tăng khá cao so với mức cân bằng 280 ppm. Hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng làm cho bề mặt trái đất nóng lên. Từ 1906 – 2005 nhiệt độ bề mặt trái đất tăng 0,74 độ C. Trước nguy cơ này các nhà khoa học thế giới đã mô phỏng tính toán 6 kịch bản dự báo tăng nhiệt độ và mực nước biển.
Biến đổi khí hậu: Nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất thay đổi từ năm 1870 cho đến năm 2100. Biến thiên nhiệt độ từ thấp (màu xanh) đến cao (màu đỏ).
Theo kịch bản số 4, nếu hàm lượng KNK năm 2100 bằng 850 ppm thì nhiệt độ trung bình toàn cầu của bề mặt trái đất sẽ tăng 2,8 độ C so với năm 2000 và mực nước biển sẽ dâng từ 0,21 – 0,48m, gây một thảm hoạ không lường trước cho nhân loại, đó là chưa kể từ nay đến lúc đó BĐKH sẽ tạo ra bão lụt, hạn hán, sụt lở đất, nhiễm mặn, bệnh tật… cho bao nhiêu cư dân trên hành tinh ở các vùng đất thấp, mà trước hết đối tượng dễ bị tổn thương là các nước kém phát triển và người nghèo là đại bộ phận của nhân loại.
2. Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu:
Đến gần cuối thế kỷ XX, các nhà khoa học mới xác định được chính xác tác động của con người làm BĐKH trên hành tinh.
Năm 1992, Liên hiệp quốc (LHQ) đã triệu tập một hội nghị mang tính lịch sử tại Rio Dejanero (Brasil) để thông qua hiệp định khung về chương trình hành động quốc tế nhằm cứu vãn tình trạng xấu đi nhanh chóng bầu khí quyển trái đất mà nguyên nhân chủ yếu gây ra là KNK.
Đồng thời thành lập một tổ chức trực thuộc để thẩm định về BĐKH toàn cầu, có tên là Uỷ ban Liên chính phủ về BĐKH toàn cầu (IPCC). Tiếp theo, nhiều hội nghị, hội thảo tầm cỡ thế giới được tổ chức liên tục ở nhiều nước để thực thi cuộc chiến chống BĐKH toàn cầu.
Năm 2007, chương trình phát triển của LHQ (UNDP) phát hành báo cáo “phát triển con người 2007 – 2008”. LHQ đã làm hết khả năng để hỗ trợ cuộc chiến chống BĐKH nhằm bảo vệ nhân loại trước thảm hoạ vô cùng to lớn của thời đại mà chính do sự “vô thức” của con người gây ra.
3. Nghị định Thư Kyoto: Bước đầu tiên đầy trắc trở:
Nghị định thư Kyoto ra đời tại Hội nghị thượng đỉnh của các quốc gia trên thế giới vào tháng 12/1997 ở thành phố Kyoto (Nhật Bản) nhằm cắt giảm KNK. Trải qua hàng loạt cuộc thương thảo để phê duyệt, ký kết kéo dài trong 10 năm, mãi đến tháng 12/2007 đã có 175 quốc gia và vùng lãnh thổ cam kết từ giai đoạn 2008 – 2012 sẽ giảm phát thải KNK và tới năm 2012 sẽ đạt 5% của lượng phát thải 1990.
Đáng tiếc, cho đến nay, Hoa Kỳ là nước phát thải KNK nhiều nhất vào khí quyển (trên 20% toàn thế giới) lại đứng ngoài vạch cam kết.
Để nối tiếp, Nghị định thư Kyoto sắp hết hạn vào năm 2012, LHQ vừa tổ chức hội nghị Bali (Indonesia) vào giữa tháng 12/2007. Ở Hội nghị này các nhà khoa học cung cấp thêm nhiều dữ liệu chính xác để các quốc gia yên tâm và đồng thuận hơn trong việc cắt giảm phát thải KNK. Thế nhưng đến ngày kết thúc, cũng quốc gia phát thải KNK nhiều nhất thế giới lại chưa tán thành văn bản cuối cùng của hội nghị, nên lộ trình Bali (Bali Road Map) phải kéo dài thêm 2 năm nữa, năm 2008 sẽ họp tại thành phố Poznan của Ba Lan, năm 2009 họp tại Kopenhagen – thủ đô Đan Mạch.
Thế mới biết, lợi ích cục bộ của quốc gia vẫn trên lợi ích chung của nhân loại!
Hội nghị biến đổi khí hậu do Liên hiệp quốc tổ chức
4. VN đối mặt với biến đổi khí hậu toàn cầu:
VN không may mắn nằm trong diện 5 quốc gia bị tác động nhiều nhất của hiện tượng nước biển dâng cao, là hậu quả tăng nhiệt độ làm bề mặt trái đất nóng lên do phát thải KNK. Theo cảnh báo của Uỷ ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) đến năm 2100, nếu mực nước biển dâng cao 1m sẽ ảnh hưởng đến 5% đất đai của VN, 10% dân số, tác động đến 7% sản xuất nông nghiệp, giảm 10% GDP (nguồn: Dagupta.et.al.2007), riêng sản xuất kinh tế biển sẽ suy giảm 1/3 (nguồn UNDP).
Còn theo dự báo dựa vào các kịch bản khác, nếu mực nước có thể dâng cao từ 3 – 5m thì đối với VN sẽ là thảm hoạ tiềm tàng?
Chính phủ VN đã phê chuẩn công ước khung LHQ về BĐKH (UNFCCC) vào năm 1994 và nghị định Kyoto vào năm 2002. Tuy chưa phải là quốc gia công nghiệp phát triển nhưng VN đang tập trung cho các hoạt động kiểm kê và giảm thiểu phát thải khí nhà kính theo nghị định Thư Kyoto.
Việt Nam đang soạn thảo thông báo quốc gia số 2 (SNC) cho UNFCCC sẽ hoàn thành vào năm 2009.
Chính phủ đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường VN làm đầu mối quốc gia về các hoạt động liên quan đến BĐKH. Bộ này đang phối hợp với các ngành khác xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, trong đ1o có biện pháp giảm thiểu phát thải KNK và thích ứng với các tình huống bất thường của thiên tai, đồng thời soạn thảo khung chính sách quản lý rủi ro do BĐKH gây ra.
Tuy nhiên, trong báo cáo “BĐKH và phát triển con người ở VN” của hai tác giả Peter Chaudhry và Greet Ruysschaert do chương trình phát triển LHQ công bố mang tính nhận xét, đánh giá: “Khái niệm BĐKH và những tác động tiềm tàng của nó, cũng như nhu cầu thích ứng vẫn chưa được hiểu đúng ở VN (trừ cộng đồng nhỏ các nhà nghiên cứu, các chuyên gia và một số cơ quan nhà nước liên quan ở TW và địa phương).”
Bão số 9 (Durian) vào đầu tháng 12/2006 gây nhiều thiệt hại ở Việt Nam
IV. Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu:
1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các nước Đông Nam Á:
Theo một nghiên cứu mới được công bố, các nước khu vực Đông Nam Á sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, khiến nền kinh tế của các nước vốn phụ thuộc vào nông nghiệp sẽ bị suy giảm 6.7% mỗi năm vào cuối thế kỷ này
Nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB tập trung vào 4 nước là Indonesia, Philippines, Thailand và Việt Nam. Các nước này có dân số tập trung đông tại các vùng ven biển phải đối mặt với tình trạng mực nước biển dâng và phụ thuộc vào lúa gạo và các sản phẩm nông nghiệp khác. Do đó, việc thiếu hụt nguồn nước và tình trạng lụt lội sẽ ảnh hưởng nhiều đến các nước này.
Nếu không ngăn chặn được tình trạng ấm lên toàn cầu, vào năm 2100, 4 nước Châu Á trên sẽ chứng kiến nhiệt độ tăng thêm 4.80C so với nhiệt độ của năm 1990. Lượng mưa tại các nước này cũng giảm dẫn đế