Lịch sử phát triển của xã hội loài người gắn liền với giáo dục, giáo dục là một nhu cầu không thể thiếu của xã hội loài người. Xét về nguồn gốc, giáo dục xuất hiện trong cuộc sống, nhằm mục đích truyền thụ tri thức, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lao động từ người này sang người khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác, nó là chất kết dính biến cộng đồng loài người thành một cấu trúc hoàn hảo. Ở nước ta,nghĩa cử "Tôn sư trọng đạo" là truyền thống quý báu của dân tộc, nhà giáo luôn được xã hội yêu mến, kính trọng .Các Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII, IX đều xác định"Giáo dục là quốc sách hàng đầu"giáo dục phải đi trước một bước để phát triển kinh tế - xã hội, định hướng phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.
Giáo dục và đào tạo là bộ phận quan trọng trong sự nghịêp cách mạng của Đảng, là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.Để đáp ứng yêu cầu đó phải nâng cao chất lượng và hiệu quả Giáo dục.Một trong những giải pháp mang tính chiến lược là việc" Đổi mới công tác quản lí Giáo dục" từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở. Để thực hiện việc đổi mới đó đòi hỏi các nhà quản lí phải thực sự năng động, sáng tạo linh hoạt nhạy bén trong công tác lãnh đạo của mình. Trong sự nghiệp phát triển Giáo dục phải kể đến vai trò Giáo dục của các nhà trường trong đó phải nói đến vai trò quan trọng của người quản lí Giáo dục với các chức năng cơ bản của nó : Chức năng kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo, chức năng kiểm tra.
Chức năng kế hoạch là một trong những chức năng quan trọng và có quan hệ biện chứng hữu cơ với các chức năng khác. Không có kế hoạch người quản lí không thể chỉ dẫn, lãnh đạo người dưới quyền hành động một cách chắc chắn với những kì vọng đặt vào kết quả mong đạt tới được.Không có kế hoạch không thể xác định được tổ chức hướng tới đúng hay chệch mục tiêu và không biết khi nào đạt được mục tiêu và sự kiểm tra trở thành vô căn cứ.Việc xây dựng kế hoạch càng cụ thể, chi tiết, khoa học thì tính hiệu quả càng cao.
Trong thực tế, mỗi người khi làm bất cứ công việc gì, dù ở lĩnh vực nào cũng cần có kế hoạch" Kinh tế có kế hoạch, Giáo dục cũng cần phải có kế hoạch".( Lời phát biểu của Bác Hồ trong Đại hội Giáo dục phổ thông toàn quốc).
Xác định rõ tầm quan trọng của kế hoạch trong sự nghiệp phát triển đất nước Đảng ta chỉ rõ : " Đổi mới mạnh mẽ công tác kế hoạch hoá nâng cao tính định hướng, dự báo nâng cao chất lượng của công tác quản lí và kế hoạch, gắn quản lí kế hoạch với kinh tế thị trường - hoàn thành thông tin dự báo phục vụ kế hoạch, gắn kế hoạch với cơ chế chính sách". ( Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ I X, trang 325).
Tiểu học là bậc học nền móng của ngôi nhà tri thức. Một trong những nhân tố quan trọng để tạo lên sự vững chắc của nền móng đó là đội ngũ các thầy cô giáo và để đội ngũ đó phát huy tốt vai trò của mình thì người hiệu trưởng phải xây dựng được một bản kế hoạch chi tiết, cụ thể,rõ ràng phù hợp với đặc điểm tình hình nhà trường, địa phương, phải bám sát yêu cầu, chỉ thị nhiệm vụ năm học của ngành, cấp học đồng thời phải mang tính khả thi cao.
Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chức năng thuộc UBND huyện có trách nhiệm quản lí, chỉ đạo các hoạt động Giáo dục trên địa bàn huyện.
Trong những năm qua, việc chỉ đạo của phòng GD và ĐT đối với các trường tiểu học trong huyện đã có nhiều tích cực, việc duyệt kế hoạch đầu năm học của các trường là việc làm thường xuyên. Thực tế cho thấy,việc lập kế hoạch năm học ở các trường Tiểu học của huyện Đông Triều là việc làm được các nhà quản lí ưu tiên dành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ nhằm xây dựng cho nhà trường một chương trình làm việc tối ưu. Song do địa bàn huyện địa lý phức tạp, trình độ cán bộ không đồng đều việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch năm học của các trường gặp nhiều khó khăn, chủ yếu các trường tự làm , do vậy bản kế hoạch chưa có sự thống nhất, chưa sát thực tế, tính khả thi chưa cao.Nhiều trường có kế hoạch xong không được kế hoạch hoá hoặc chỉ nói chung chung, kế hoạch đề ra còn hình thức hời hợt, thiếu thực tế.
Sau một thời gian nghiên cứu lý luận cùng với kinh nghiệm thực tiễn, tôi chọn đề tài:"Biện pháp chỉ đạo của phòng giáo dục trong xây dựng kế hoạch năm học ở các trường tiểu học huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh" với mong muốn nâng cao hơn nữa chất lượng việc xây dựng kế hoạch năm học ở các trường tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện ở các trường tiểu học trong huyện.
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3820 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Biện pháp chỉ đạo của phòng giáo dục trong xây dựng kế hoạch năm học ở các trường tiểu học huyện đông triều tỉnh Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CỦA PHÒNG GIÁO DỤC TRONG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hường
Khoá : 54
Chức vụ : Cán bộ chuyên môn
Đơn vị công tác : Phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh
Hà Nội, tháng 4 năm 2008
.
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu. 3
PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HOÁ TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. 5
1. Cơ sở lí luận của công tác kế hoạch hoá trong Giáo dục & Đào tạo. 5
1.1.Một số khái niệm liên quan 5
1.1.1. Kế hoạch: 5
1. 1.2.kế hoạch hoá: 5
1.1.3. Kế hoạch hoá trong Giáo dục và Đào tạo. 5
1.1.4. Kế hoạch hoá năm học. 5
1.1.5. Lập kế hoạch. 5
1.2. Vị trí, vai trò, tác dụng và tính chất đặc trưng cơ bản của kế hoạch hoá
trong GD&ĐT. 6
1.2.1. Vị trí: 6
1.2.2.Vai trò. 6
1.2.3. Tác dụng 7
1.2.4. Tính chất 8
1.3. Nguyên tắc lập kế hoạch 8
1.3.1.Nguyên tắc đảm bảo tính Đảng của kế hoạch. 8
1.3.2.Nguyên tắc đảm bảo tính tập trung dân chủ. 8
1.3.3.. Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học và thực tiễn 9
1.3.4. Nguyên tắc đảm bảo tính cân đối, thống nhất và ưu tiên nhiệm vụ
trọng tâm. 9
1.3.5.. Nguyên tắc đảm bảo tính liên tục, kế thừa và phát triển 9
1.3.6.. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lệnh và tính linh hoạt 10
1.3.7.Nguyên tắc đảm bảo tínhkinh tế và tính hiệu quả. 10
1.4. Các giai đoạn xây dựng kế hoạch 10
1.5. Các phương pháp sử dụng trong xây dựng kế hoạch 11
2. Cơ sở pháp lí của công tác kế hoạch hoá trong GD&ĐT. 12
3. Cơ sở thực tiễn . 13
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH 14
2.1. Đặc điểm chung của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đông Triều. 14
2.1.1.Đặc điểm địa lí, kinh tế, chính trị, xã hội. 14
2.2.Đặc điểm của Phòng GD&ĐT huyện Đông Triều. 15
2.3. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch năm học ở các trường Tiểu
học trong huyện. 15
2.3.1. Về nhận thức 15
2.3.2. Về thời gian xây dựng kế họach năm học. 16
2.3.3. Các bước tiến hành xây dựng kế hoạch năm học 16
2.4. Thực trạng công tác chỉ đạo xây dựng kế hoạch năm học của
Phòng GD&ĐT huyện Đông Triều. 18
2.5. Đánh giá, nhận xét về thực trạng công tác xây dưng kế hoạch năm
học ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Đông Triều tỉnh Quảng
Ninh. 19
2.6. Nguyên nhân tồn tại trong việc xây dựng kế hoạch năm học ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Đông Triều. 21
CHƯƠNG III BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO TRONG VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH 23
3.1. Chỉ đạo nâng cao nhận thức, lý luận về công tác xây dựng kế hoạch năm học. 23
3.2. Chỉ đạo việc xác định các căn cứ để xây dựng kế hoạch
một cách cụ thể 25
3.2.1 Các yếu tố, đặc điểm của địa phương nơi trường đóng. 25
3.2.2. Nghiên cứu nắm bắt, thấu suốt các nghị quyết, văn bản hướng dẫn
của Đảng, chính quyền địa phương và chính quyền cấp trên,
theo nghành và lãnh thổ. 25
3.2.3. Tình hình nhà trường 26
3.2.4. Nắm vững mục tiêu giáo dục tiểu học. 26
3.3. Chỉ đạo đảm bảo thời gian, quy trình xây dựng kế hoạch 27
3.3.1. Giai đoạn tiền kế hoạch: 27
3.3.2. Giai đoạn xây dựng kế hoạch sơ bộ 28
3.3.3. Giai đoạn xây dựng kế hoạch chính 29
3.4. Chỉ đạo nâng cao chất lượng bản kế hoạch 30
3.4.1. Về hình thức 30
3.4.2. Về cấu trúc 31
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34
1. Kết luận 34
2. Kiến nghị 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử phát triển của xã hội loài người gắn liền với giáo dục, giáo dục là một nhu cầu không thể thiếu của xã hội loài người. Xét về nguồn gốc, giáo dục xuất hiện trong cuộc sống, nhằm mục đích truyền thụ tri thức, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lao động từ người này sang người khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác, nó là chất kết dính biến cộng đồng loài người thành một cấu trúc hoàn hảo. Ở nước ta,nghĩa cử "Tôn sư trọng đạo" là truyền thống quý báu của dân tộc, nhà giáo luôn được xã hội yêu mến, kính trọng .Các Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII, IX đều xác định"Giáo dục là quốc sách hàng đầu"giáo dục phải đi trước một bước để phát triển kinh tế - xã hội, định hướng phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.
Giáo dục và đào tạo là bộ phận quan trọng trong sự nghịêp cách mạng của Đảng, là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.Để đáp ứng yêu cầu đó phải nâng cao chất lượng và hiệu quả Giáo dục.Một trong những giải pháp mang tính chiến lược là việc" Đổi mới công tác quản lí Giáo dục" từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở. Để thực hiện việc đổi mới đó đòi hỏi các nhà quản lí phải thực sự năng động, sáng tạo linh hoạt nhạy bén trong công tác lãnh đạo của mình. Trong sự nghiệp phát triển Giáo dục phải kể đến vai trò Giáo dục của các nhà trường trong đó phải nói đến vai trò quan trọng của người quản lí Giáo dục với các chức năng cơ bản của nó : Chức năng kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo, chức năng kiểm tra.
Chức năng kế hoạch là một trong những chức năng quan trọng và có quan hệ biện chứng hữu cơ với các chức năng khác. Không có kế hoạch người quản lí không thể chỉ dẫn, lãnh đạo người dưới quyền hành động một cách chắc chắn với những kì vọng đặt vào kết quả mong đạt tới được.Không có kế hoạch không thể xác định được tổ chức hướng tới đúng hay chệch mục tiêu và không biết khi nào đạt được mục tiêu và sự kiểm tra trở thành vô căn cứ.Việc xây dựng kế hoạch càng cụ thể, chi tiết, khoa học thì tính hiệu quả càng cao.
Trong thực tế, mỗi người khi làm bất cứ công việc gì, dù ở lĩnh vực nào cũng cần có kế hoạch" Kinh tế có kế hoạch, Giáo dục cũng cần phải có kế hoạch".( Lời phát biểu của Bác Hồ trong Đại hội Giáo dục phổ thông toàn quốc).
Xác định rõ tầm quan trọng của kế hoạch trong sự nghiệp phát triển đất nước Đảng ta chỉ rõ : " Đổi mới mạnh mẽ công tác kế hoạch hoá nâng cao tính định hướng, dự báo nâng cao chất lượng của công tác quản lí và kế hoạch, gắn quản lí kế hoạch với kinh tế thị trường - hoàn thành thông tin dự báo phục vụ kế hoạch, gắn kế hoạch với cơ chế chính sách". ( Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ I X, trang 325).
Tiểu học là bậc học nền móng của ngôi nhà tri thức. Một trong những nhân tố quan trọng để tạo lên sự vững chắc của nền móng đó là đội ngũ các thầy cô giáo và để đội ngũ đó phát huy tốt vai trò của mình thì người hiệu trưởng phải xây dựng được một bản kế hoạch chi tiết, cụ thể,rõ ràng phù hợp với đặc điểm tình hình nhà trường, địa phương, phải bám sát yêu cầu, chỉ thị nhiệm vụ năm học của ngành, cấp học đồng thời phải mang tính khả thi cao.
Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chức năng thuộc UBND huyện có trách nhiệm quản lí, chỉ đạo các hoạt động Giáo dục trên địa bàn huyện.
Trong những năm qua, việc chỉ đạo của phòng GD và ĐT đối với các trường tiểu học trong huyện đã có nhiều tích cực, việc duyệt kế hoạch đầu năm học của các trường là việc làm thường xuyên. Thực tế cho thấy,việc lập kế hoạch năm học ở các trường Tiểu học của huyện Đông Triều là việc làm được các nhà quản lí ưu tiên dành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ nhằm xây dựng cho nhà trường một chương trình làm việc tối ưu. Song do địa bàn huyện địa lý phức tạp, trình độ cán bộ không đồng đều việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch năm học của các trường gặp nhiều khó khăn, chủ yếu các trường tự làm , do vậy bản kế hoạch chưa có sự thống nhất, chưa sát thực tế, tính khả thi chưa cao.Nhiều trường có kế hoạch xong không được kế hoạch hoá hoặc chỉ nói chung chung, kế hoạch đề ra còn hình thức hời hợt, thiếu thực tế.
Sau một thời gian nghiên cứu lý luận cùng với kinh nghiệm thực tiễn, tôi chọn đề tài:"Biện pháp chỉ đạo của phòng giáo dục trong xây dựng kế hoạch năm học ở các trường tiểu học huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh" với mong muốn nâng cao hơn nữa chất lượng việc xây dựng kế hoạch năm học ở các trường tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện ở các trường tiểu học trong huyện.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này để tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch năm học ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về công tác kế hoạch hoá trong GD- ĐT.
- Nghiên cứu thực trạng việc xây dựng kế hoạch năm học ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh.
- Đối chiếu rút ra ưu, nhược và đề xuất một số biện pháp chỉ đạo của phòng giáo dục trong xây dựng kế hoạch năm học ở các trường tiểu học huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Biện pháp chỉ đạo của phòng GD và ĐT trong xây dựng kế hoạch năm học ở các trường tiểu học huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh
- Phạm vi nghiên cứu:Do thời gian hạn chế, nên đề tài chỉ nghiên cứu vấn đề chỉ đạo của phòng GD và ĐT trong xây dựng kế hoạch năm học ở các trường tiểu học huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết các cấp của Đảng, các văn bản chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng kế hoạch năm học.
- Nghiên cứu các tài liệu sư phạm có liên quan đến xây dựng kế hoạch năm học.
5.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
5.3.Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ
- Phương pháp thống kê toán học.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HOÁ TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.
1. Cơ sở lí luận của công tác kế hoạch hoá trong Giáo dục & Đào tạo.
1.1.Một số khái niệm liên quan.
1.1.1. Kế hoạch:
Kế hoạch là những điều vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định với cách thức, trình tự thời hạn tiến hành.
1. 1.2.kế hoạch hoá:
Kế hoạch hoá là công cụ quản lí được thể hiện bằng hai đặc trưng cơ bản định hướng có lượng hoá ở mức độ cho phép và giữ được trạng thái tương đối giữa các bộ phận cấu thành của nền kinh tế ( ở tầm vĩ mô) trong từng thời kì.
" Kế hoạch hoá là làm phát triển một cách có kế hoạch"( Viện ngôn ngữ . Từ điển Tiếng việt - NXB Đà Nẵng. Trung tâm từ điển học 1997)
1.1.3. Kế hoạch hoá trong Giáo dục và Đào tạo.
Kế hoạch hoá trong Giáo dục với nghĩa rộng nhất là áp dụng sự phân tích hệ thống và hợp lí các quá trình phát triển Giáo dục với mục đích làm cho Giáo dục đạt được kết quả và có hiệu quả hơn, phù hợp với yêu cầu của xã hội và nhiệm vụ người học đặt ra( Educcaion Planning, Me xico. 1990).
1.1.4. Kế hoạch hoá năm học.
Kế hoạch hoá năm học của nhà trường là hệ thống chương trình hoạt động của nhà trường trong một năm học nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm học đó.
1.1.5. Lập kế hoạch.
Một bản kế hoạch có chất lượng là một bản kế hoạch có tính khả thi cao.
Lập kế hoạch là xây dựng các phương án và các hoạt động cụ thể của toàn bộ hệ thống trong một thời gian nhất định để đạt được các mục tiêu đã định.
1.2. Vị trí, vai trò, tác dụng và tính chất đặc trưng cơ bản của kế hoạch hoá trong GD&ĐT.
1.2.1. Vị trí:
Trong chu trình quản lí, kế hoạch hoá là khâu đầu tiên của một chu trình. Mọi hoạt động quản lí đều được bắt đầu từ khâu xây dựng kế hoạch.Chu trình quản lí được thể hiện qua sơ đồ 1.
Kế hoạch được thể hiện ở tất cả các lĩnh vực xã hội. Trong sản xuất, y nghĩa này cũng được thể hiện rõ như: kế hoạch sản xuất, kế hoạch gieo trồng...Trong kế hoạch được thể hiện như các bản dự toán, các bản thiết kế...
Kế hoạch
Thông tin
Kiểm tra
Tổ chức
Chỉ đạo
Sơ đồ 1: Chu trình quản lí
1.2.2.Vai trò.
Kế hoạch giúp người cán bộ quản lí:
- Hạn chế sự không ổn định trong hệ thống cũng như sự thay đổi của môi trường.
- Tạo khả năng thực hiện một cách tinh tế.
- Tạo điều kiện cho người quản lí điều tra, đánh giá việc thực hiện của mọi người.
- Người cán bộ nhờ kế hoạch sẽ biết tổ chức, chỉ dẫn, lãnh đạo người dưới quyền hoạt động một cách vững chắc với những kỳ vọng đặt vào kết quả mong đạt tới được.
Trong quá trình quản lí nhà trường, nếu thực hiện tốt chức năng kế hoạch hoá sẽ giúp cho hiệu trưởng ứng phó kịp thời các tình huống sảy ra đồng thời khi thực hiện tốt các chức năng kế hoạch hoá cũng sẽ giúp cho hiệu trưởng thực hiện các chức năng quản lí khác một cách có hiệu quả.
Bản kế hoạch là quyết định đầu tiên của người quản lí để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục- đào tạo của nhà trường.
1.2.3. Tác dụng.
- Xây dựng kế hoạch hoá để phối hợp các hoạt động trong tổ chức ( trường học).
- Xây dựng kế hoạch để khẳng định sự phát triển của tổ chức trong tương lai.
.Xây dựng kế hoạch là một dự báo trạng thái của hệ thống ( Tổ chức- trường học ) Trong một tương lai gần đối với kế hoạch ngắn hạn và tương lai xa đối với kế hoạch dài hạn.Các chỉ tiêu, mục tiêu mà kế hoạch đặt ra là khẳng định bước tiến của nhà trường, nó là động lực để thúc đẩy quá trình hoạt động của các bộ phận, tạo ra một cái đích để cá nhân và tổ chức hướng tới.
- Xây dựng kế hoạch để đảm bảo cơ sở hợp lí cho hoạt động tổ chức và tạo khả năng thực hiện các hoạt động một cách kinh tế. Khi xây dựng kế hoạch, chúng ta phải phân bố các nguồn lực( nhân lực, vật lực, tài lực) một cách cân đối hợp lí, chú y ưu tiên cho những hoạt động trọng tâm, trọng điểm...
- Kế hoạch có tác dụng kiểm tra: Kế hoạch được xem như một công cụ quản lí.Kế hoạch tạo điều kiện cho người quản lí điều tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động của cá nhân, tập thể trong tổ chức.Người quản lí dùng kế hoạch để so sánh, đối chiếu, xem xét và điều chỉnh các hoạt động nhằm đạt mục tiêu đề ra.
1.2.4.Tính chất:
Kế hoạch trong GD&ĐT vừa có tính khái quát vừa có tính cụ thể.
- Tính khái quát: Kế hoạch là định hướng chung.
- Tính cụ thể: Kế hoạch đề ra những chỉ tiêu cụ thể, những biện pháp phù hợp khả thi để đạt được các chỉ tiêu đó.
1.3. Nguyên tắc lập kế hoạch
Trong hoạt động quản lí nói chung và hoạt động quản lí GD nói riêng, việc đề ra và chấp hành các nguyên tắc là việc làm cần thiết vì vậy đây là luận điểm có tính chất cơ sở và định hướng cho mọi hoạt động của nhà trường.Kế hoạch là một trong những công tác hàng đầu trong hoạt động quản lí của người hiệu trưởng. Vì vậy, Kế hoạch hoá trong nhà trường cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
1.3.1.Nguyên tắc đảm bảo tính Đảng của kế hoạch.
Kế hoạch phải phục vụ nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Tức là kế hoạch hoạt động của nhà trường phải phù hợp với đường lối, chủ trương chính sách cuả Đảng về giáo dục và đào tạo. Khi xây dựng kế hoạch phải bám sát hệ thống mục tiêu phát triển của nền kinh tế xã hội nhất là mục tiêu của ngành giáo dục
Nội dung của bản kế hoạch phải làm rõ chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, tuân theo sự lãnh đạo của cấp trên, dựa vào thực tế của địa phương, mục tiêu phát triển của ngànhgiáo dục.
1.3.2.Nguyên tắc đảm bảo tính tập trung dân chủ.
Thực hiện nguyên tắc này với cơ chế: Đảng lãnh đao, dân làm chủ, chính quyền quản lý. Dân chủ trên cơ sở tuân thủ pháp luật.Tập thể lãnh đạo đi đôi với cá nhân phụ trách.
Trong việc xây dựng kế hoạch năm học, bản kế hoạch được xem như là một quyết định quản lý tổng hợp và hoạt động chung của một nhà trường. Người hiệu trưởng là người có quyền quyết định chính trong việc đề ra mục tiêu, chỉ tiêu và cũng là người chịu trách nhiệm trong chỉ đạo thực hiện kế hoạch.Song không phải vì thế mà người hiệu trưởng tự mình toàn quyền quyết định xây dựng kế hoạch năm học mà bản kế hoạch năm học của nhà trường phải là kết tinh trí tuệ, ý trí và quyết tâm của cả tập thể, phải rất công khai dân chủ. Khi lập kế hoạch người hiệu trưởng phải biết tập hợp ý kiến của tập thể, tôn trọng những đề xuất đóng góp của các thành viên, tổ chức dưới quyền mình nhằm làm cho bản kế hoạch có chất lượng hơn.
1.3.3.. Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học và thực tiễn
- Tính khoa học: Là thuộc tính cơ bản của kế hoạch. Muốn vậy mục đích của kế hoạch phải được xác định rõ ràng.
Lập kế hoạch phải dựa trên cơ sở khoa học và số liệu tin cậy. Các quyết định khi lập kế hoạch phải dựa vào phân tích vấn đề, xác định những nguyên nhân đánh giá các tác động của nhiều yếu tố theo phương pháp luận khoa học, dựa vào số liệu thực tế và dự báo đáng tin cậy. Phải có các chỉ tiêu hợp lý,các chỉ báo, chuẩn mực rõ ràng để đo đếm được kết quả đầu ra của sản phẩm.
- Tính thực tiễn: là kế hoạch phải phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, địa phương; phù hợp với khả năng, năng lực thực hiện và khả năng có thể có của nguồn lực. Khi đó kế hoạch mới mang tính khả thi cao.
1.3.4. Nguyên tắc đảm bảo tính cân đối, thống nhất và ưu tiên nhiệm vụ trọng tâm.
Nội dung bản kế hoạch phải đảm bảo tính cân đối, thống nhất các mục tiêu, chỉ tiêu cũng như các biện pháp thực hiện.
Hệ thống các mục tiêu phải sắp xếp một các hợp lý, chặt chẽ; mọi kế hoạch cục bộ của các bộ phận cần được lồng ghép trong kế hoạch chung, có mối quan hệ tác động tương hỗ lẫn nhau. Trong hệ thống các mục tiêu phải xác định được mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm một cách hợp lý. Dành thời gian và kinh phí cho thực hiện từng nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể.
1.3.5.. Nguyên tắc đảm bảo tính liên tục, kế thừa và phát triển
Khi xây dựng kế hoạch năm học phải dựa trên những thành tựu dã đạt được trong năm quavà những năm học trước để làm cơ sở. Đồng thời kế hoạch năm học này cũng là tiền đề căn cứ cho xây dựng kế hoạch năm học tiếp sau. Kế hoạch năm học sau phải phát triển những thành tựu của năm học trướclên một bước cao hơn, đồng thời khắc phục được những yếu điểm của năm trước để nhà trường ngày một phát triển đi lên.
1.3.6.. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lệnh và tính linh hoạt
Bản kế hoạch năm học là quyết định quản lý hành chính tổng hợp do đó mọi chỉ tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong bản kế hoạch trở thành pháp lệnh đối với mọi thành viên trong nhà trường, buộc mọi người liên quan phải nghiêm chỉnh thực hiện.
1.3.7.Nguyên tắc đảm bảo tínhkinh tế và tính hiệu quả.
Khi xây dựng kế hoạch, cần tính đến tính kinh tế và tính hiệu quả. Các biện pháp đề ra để thực hiện mục tiêu, cần hạn chế mức thấp nhất các chi phí nhưng phải đạt được kết quả cao nhất.
Các nguyên tắc của kế hoạch có liên quan mật thiết với nhau, nguyên tắc này bổ sung, hỗ trợ nguyên tắc kia. Trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện, người hiệu trưởng cần chú ý đến các nguyên tắc kể trên và phải vận dụng linh hoạt trong từng nhiệm vụ cụ thể.
1.4. Các giai đoạn xây dựng kế hoạch
Có thể mô tả tiến trình xây dựng kế hoạch năm học gồm 4 bước đó là : Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá.
* Xây dựng kế hoạch bao gồm các giai đoạn :
- Tiền kế hoạch ( Giai đoạn chuẩn bị kế hoạch hoá) : Cần thực hiện các nội dung cơ bản sau:
+Xác định nhu cầu thu thập thông tin: Xác định thủ tục xây dựng kế hoạch
. Thành lập nhóm xây dựng kế hoạch. Nhóm này có thể hội thảo hoặc tập hợp của các bộ phận trong nhà trường.
. Thu thập, phân tích và xử lí thông tin.
+ Dự báo và chuẩn đoán
. Phân tích đánh giá thực trạng nhà trường ( điểm mạnh, điểm yếu, nguồn lực) phân tích tình hình môi trường, xã hội để biết được các cơ hội cần tận dụng, các nguy cơ và thách thức, từ đó xác định trạng thái xuất phát.
. Dự báo các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, chỉ tiêu phát triển dân số của địa phương nơi trường đóng và của khu vực ( xã, huyện, tỉnh).
. Dự báo chiều hướng phát triển cần có trong xây dựng kế hoạch: Chỉ tiêu trí dục, đức dục ở các khối lớp, chỉ tiêu học sinh tốt nghiệp, chỉ tiêu xây dựng cơ sở vật chất...
. Dự báo các hoạt động của nhà trường nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Xây dựng kế hoạch sơ bộ:
+ Xây dựng hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được.
+ Xây dựng các điều kiện cần thiết ( Nhân lực, phương tiên, thiết bị, tài chính) cho kế hoạch.
+ Dự thảo các phương án, dự án về kế hoạch. Trong kế hoạch sơ bộ ta có thể đề xuấ