Tiểu luận Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình hội nhập tại Công ty bánh kẹo Hải Hà

Trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá, canh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, chất lượng sản phẩm và dịch vụ là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của Công ty cũng như quốc gia trên thị trường thế giới.Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng chịu ảnh hưởng của xu thế biến động đó, Một mặt tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kinh doanh mới, mặt khác cũng làm tăng thêm tính chất gay gắt của canh tranh. Những xu thế này cũng tạo môi trường kinh doanh hiện đại đầy biến động và phức tạp, đặt ra những thách thức mới buộc các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm,và chất lượng sản phẩm ngày nay đã trở thành một trong những vũ khí cạnh tranh hàng đầu của doanh nghiệp . Thêm vào đó, là sự phát triển mạnh mẽ của những tiến bộ KH-KTmới đã tác đông mọi mặt của nền kinh tế. Đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu về con người đối hàng hoá ngày càng tăng không ngừng cả về số lượng và chất lượng.Chính vì vậy các doanh nghiệp đang cố gắng và phân tích, thử nghiệm và tìm cho mình nột giải pháp tối ưu nhất để sản xuất một sản phẩm có chất lượng cao thoả mãn tối đa người tiêu dùng.Đó là con đường duy nhất mà doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển lâu dài .Chất lượng sản phẩm thực sự trở thành yếu tố quyết định cho các doanh nghiệp giành thắng lợi trong canh tranh. Đối với doanh nghiệp bánh kẹo Hải Hà là một trong những doanh nghiệp đang có những bước phát triển vượt bậc .Tuy vậy trong thời đại ngày nay khi thị trường bánh kẹo đang cạnh tranh gay gắt với những sản phẩm bánh kẹo trong và ngoài nước đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiêu thụ của Công ty .Để tồn tại và đứng vững trong điều kiện đó thí vấn đề dặt ra cho công ty là :Cần nâng cao chất lượng sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường đó và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng.’’Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình hội nhập ở Công ty bánh kẹo Hải Hà ’’.

pdf82 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2990 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình hội nhập tại Công ty bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN: Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình hội nhập ở Công ty bánh kẹo Hải Hà Mở Đầu Trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá, canh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, chất lượng sản phẩm và dịch vụ là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của Công ty cũng như quốc gia trên thị trường thế giới.Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng chịu ảnh hưởng của xu thế biến động đó, Một mặt tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kinh doanh mới, mặt khác cũng làm tăng thêm tính chất gay gắt của canh tranh. Những xu thế này cũng tạo môi trường kinh doanh hiện đại đầy biến động và phức tạp, đặt ra những thách thức mới buộc các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm,và chất lượng sản phẩm ngày nay đã trở thành một trong những vũ khí cạnh tranh hàng đầu của doanh nghiệp . Thêm vào đó, là sự phát triển mạnh mẽ của những tiến bộ KH-KTmới đã tác đông mọi mặt của nền kinh tế. Đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu về con người đối hàng hoá ngày càng tăng không ngừng cả về số lượng và chất lượng.Chính vì vậy các doanh nghiệp đang cố gắng và phân tích, thử nghiệm và tìm cho mình nột giải pháp tối ưu nhất để sản xuất một sản phẩm có chất lượng cao thoả mãn tối đa người tiêu dùng.Đó là con đường duy nhất mà doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển lâu dài .Chất lượng sản phẩm thực sự trở thành yếu tố quyết định cho các doanh nghiệp giành thắng lợi trong canh tranh. Đối với doanh nghiệp bánh kẹo Hải Hà là một trong những doanh nghiệp đang có những bước phát triển vượt bậc .Tuy vậy trong thời đại ngày nay khi thị trường bánh kẹo đang cạnh tranh gay gắt với những sản phẩm bánh kẹo trong và ngoài nước đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiêu thụ của Công ty .Để tồn tại và đứng vững trong điều kiện đó thí vấn đề dặt ra cho công ty là :Cần nâng cao chất lượng sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường đó và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng.’’Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình hội nhập ở Công ty bánh kẹo Hải Hà ’’. Đề tài gồm ba phần : Phần thứ nhất : Nâng cao chất lượng sản phẩm là điều kiện tiên quyết để tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . Phần thứ hai : Thực trạng về chất lượng sản phẩm ở Công ty bánh kẹo Hải Hà. Phần thứ ba : Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty bánh kẹo Hải Hà. Phần Thứ nhất. Nâng cao chất lượng sản phẩm là điều kiện tiên quyết để tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp I. Những nhận thức cơ bản về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Chất lượng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức tạp phản ánh các nội dung kinh tế, kỹ thuật và xã hội. Trong sản xuất kinh doanh và trong đời sống xã hội không ai phủ nhận tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm. Vấn đề chất lượng được đặt ra một cách nghiêm túc và khắt khe trong mỗi doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm là một phạm trù các tổ chức quốc tế cho đến các quốc gia cũng như các doanh nghiệp đều quan tâm và nghiên cứu. 1. Khái niệm chất lượng sản phẩm. Trong đời sống hàng ngày chúng ta thường xuyên tiếp cận và có nhiều các thuật ngữ "chất lượng" chất lượng sản phẩm ‘‘’chất lượng cao. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu thấu đáo về các thuật ngữ này và đưa ra định nghĩa tổng quát về chúng. Để hiểu chất lượng sản phẩm trước tiên chúng ta phải làm rõ khái niệm chất lượng. Đứng trên góc độ khác nhau thì có quan điểm khác nhau về chất lượng. Phillip. B. Grosby cho rằng "Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu hay đặc tính nhất định". Jujan (nhà nghiên cứu chất lượng người Mỹ) cho rằng "Chất lượng là sự phù hợp với các mục đích hoặc việc sử dụng ’’ Theo từ điển tiếng việt phổ thông: Chất lượng là tổng thể những tính chất những thuộc tính cơ bản của sự vật làm cho sự vật này phân biệt với sự vật khác. Theo tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế:" Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể, đối tượng tạo thực thể, đối tượng đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn. Cho dù đứng trên góc độ nào khi xem xét chất lượng thì chất lượng có những đặc trưng chủ yếu sau: Thứ 1: Chất lượng gắn liền với đối tượng, thực thể vật chất, không có chất lượng tách ra khỏi thực thể. Đối tượng hay thực thể được hiểu rộng không chỉ là sản phẩm mà còn bao hàm cả một hoạt động của một doanh nghiệp hay một con người. Thứ 2: Chất lượng đo bằng sự thoả mãn nhu cầu. Nhu cầu gồm những nhu cầu đã nêu ra, nhu cầu được biết đến và những nhu cầu tiềm ẩn, chỉ được phát hiện trong quá trình sử dụng. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải tự hoạch toán kinh doanh cùng tồn tại trong một môi trường vừa bình đẳng vừa cạnh tranh hết sức khốc liệt và phải thoả mãn nhu cầu, suy cho cùng tiêu thụ sản phẩm là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Chính vì vậy ở những góc độ nhìn nhận khác nhau có nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm tiếp cận theo hướng khách hàng: Là các đặc tính của sản phẩm, phù hợp với yêu cầu của khách hàng có khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chất lượng sản phẩm tiếp cận theo hướng nhà sản xuất: Là tập hợp đặc tính của kỹ thuật công nghệ và vận hành sản phẩm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm tiếp cận theo quan điểm ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế): "Là đặc tính của thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu hoặc nhu cầu tiềm ẩn. Chất lượng sản phẩm trong nền kinh tế thị trường được coi là đặc tính nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc không so sánh được phù hợp với điều kiện kinh tế kỹ thuật hiện đại và thoả mãn được những nhu cầu nhất định của xã hội. Ngày nay chất lượng sản phẩm được hiểu một cách đầy đủ và toàn diện, gắn liền với yếu tố giá cả và dịch vụ sau bán hàng. Ngoài ra vấn đề giao hàng đúng lúc đúng thời hạn cũng trở nên vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Khi các phương pháp sản xuất vừa đúng lúc sản xuất không qua kho ngày càng trở lên phổ biến tại các công ty hàng đầu - chất lượng sản phẩm đang dần phát triển đến hình thái mới là chất lượng tổng hợp phản ánh một cách trung thực trình độ quản lý của mỗi doanh nghiệp thông qua 4 yếu tố chính được thể hiện trong mô hình sau: Mô hình 1: Mô hình quản lý chất lượng sản phẩm -Thoả mãn nhu cầu: mục tiêu của việc nâng cao chất lượng sản phẩm chính là nhằm đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm của công ty. Quá trình quản lý chất lượng sản phẩm tốt hay không thể hiện thông qua việc chất lượng sản phẩm đó có phù hợp vói yêu cầu của khách hàng, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng không. - Giá cả: thông qua giá cả người tiêu dùng có thể nhận thấy chất lượng của sản phẩm là tốt hay không. Chính vì vậy, đòi hỏi các nhà quản lý phải làm sao vẫn giữ nguyên được chất lượng sản phẩm thậm chí nâng cao hơn, nhưng vẫn phải giữ ở mức giá cả mà người tiêu dùng có thể chấp nhận được. - Thời hạn bán hàng: việc nâng cao chất lượng sản phẩm không phải là mục tiêu của một vài doanh nghiệp mà doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm và thực hiện. Cùng với việc nâng cao chất lượng doanh nghiệp phải xác định được thời hạn đưa sản phẩm ra thị trường tiêu dùng, bảo đảm việc giao hàng phải đúng lúc, đúng thời hạn. - Dịch vụ sau bán hàng: quá trình quản lý chất lượng sản phẩm từ khâu đầu tiên như nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm…cho đến khâu đem ra tiêu thụ chưa phải Thoả mãn nhu cầu Thời hạn bán hàng Dịch vụ sau bán hàng Giá cả là hết, mà nó còn phụ thuộc vào việc chất lượng sản phẩm đó có được người tiêu dùng chấp nhậ không thông qua các thông tin phản hồi từ khách hàng về sản phẩm đó Trình độ quản lý chất lượng sản phẩm của mỗi người, doanh nghiệp được phản ánh một cách trung thực thông qua việc thực hiện 4 yếu tố trên 2. Phân loại chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, một đại lượng phức tạp. Do vậy với các căn cứ khác nhau có các cách phân loại khác nhau. 2.1. Căn cứ mục đích công dụng của sản phẩm. Chất lượng thị trường: Là chất lượng bảo đảm thoả mãn nhu cầu của thị trường, mong đợi của người tiêu dùng. Chất lượng thị hiếu: Là chất lượng phù hợp với ý thích sở trường của người tiêu dùng. Chất lượng thành phần: Là mức chất lượng có thể thoả mãn nhu cầu của một số người hay nhóm người nhất định. Với cách phân loại này giúp doanh nghiệp có những chiến lược cụ thể hướng tới việc hoàn thiện loại chất lượng nào mà phù hợp với điều kiện doanh nghiệp có thể thực hiện được. Qua đó doanh nghiệp có những biện pháp cụ thể để đi sâu vào loại chất lượng nào mà doanh nghiệp cho là cần thiết yêu cầu cao nhất là doanh nghiệp phải thoả mãn được cả 3 loại chất lượng nói trên. Nhưng trong thực tế thì doanh nghiệp chỉ thoả mãn được một số loại chất lượng nhất định. 2.2. Căn cứ theo hệ thống quản lý chất lượng ISO - 9000 chất lượng sản phẩm được chia thành: Chất lượng thiết kế: Là giá trị riêng của các thuộc tính được phác thảo ra trên cơ sở nghiên cứu, trắc nhiệm của sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời sánh với các mặt hàng tương tự của nhiều nước. Chất lượng thiết kế được hình thành ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành chất lượng sản phẩm. Chất lượng tiêu chuẩn: Là giá trị riêng của các thuộc tính của sản phẩm được thừa nhận, được phê chuẩn trong quản lý chất lượng sản phẩm, chất lượng đảm bảo đúng các chỉ tiêu đặc trưng của sản phẩm do các tổ chức quốc tế nhà nước hay bộ ngành quy định chất lượng tiêu chuẩn có nhiều loại. Tiêu chuẩn hoá quốc tế: Là những tiêu chuẩn do tổ chức chất lượng đề ra được các nước chấp nhận và xem xét áp dụng cho phù hợp đặc điểm từng nước. Tiêu chuẩn quốc gia: Là tiêu chuẩn do nhà nước ban hành dựa trên cơ sở ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới phù hợp với điều kiện kinh tế kỹ thuật của đất nước. Tiêu chuẩn ngành: Do các bộ các tổng cục xét duyệt và ban hành có hiệu lực đối với tất cả các đơn vị trong ngành, địa phương đó. Tiêu chuẩn doanh nghiệp: Chỉ mức độ thực tế đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm bao gồm chất lượng thực tế trong sản xuất và chất lượng thực tế trong tiêu dùng :Chất lượng cho phép là mức chất lượng có thể chấp nhận giữa chất lượng thực tế với chất lượng tiêu dùng. Chất lượng thực tế phù hợp điều kiện từng nước phù hợp trình độ lành nghề công nhân. Khi chất lượng thực tế vượt quá khả năng cho phép thì hàng háo xếp loại phế phẩm. Chất lượng tối ưu: Biểu thị khả năng thoả mãn toàn diện nhu cầu thị trường trong những điều kiện xác định với chi phí xã hội thấp nhất. Thường người ta phải giải quyết được mối quan hệ giữa chi phí và chất lượng sao cho chi phí thấp nhất có thể đạt được mà chất lượng vẫn đảm bảo. Với cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp làm tốt công tác quản lý chất lượng biết được các loại chất lượng để có biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. Quyết định mức chất lượng như thế nào cho phù hợp là vấn đề quan trọng. Điều đó phụ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng của từng nước từng vùng và phụ thuộc vào mục tiêu của mỗi doanh nghiệp. 3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm: Để đánh giá chất lượng sản phẩm có nhiều chỉ tiêu khác nhau được phân thành 2 nhóm: Nhóm chỉ tiêu không thể so sánh được: Nhóm chỉ tiêu có thể so sánh được: 3.1. Nhóm chỉ tiêu không thể so sánh được: áp dụng cho từng loại sản phẩm thích hợp. Đối với sản phẩm là máy móc thiết bị: có thể sử dụng các chỉ tiêu mà dùng để xác định chất lượng sản phẩm có giá trị sử dụng lâu năm. Chỉ tiêu về độ bền: Là khoảng thời gian từ khi sản phẩm được hoàn thành đến khi sản phẩm không còn sử dụng hay vận hành được nữa. Chỉ tiêu độ tin cậy: Là sự ổn định của các đặc tính sử dụng của sản phẩm là khả năng của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể tiếp tục đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng. Chỉ tiêu công nghệ: Là những chỉ tiêu đặc trưng, cho phương pháp và quy trình sản xuất nhằm tiết kiệm yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất. Chỉ tiêu công dụng: Đặc trưng cho các thuộc tính xác định chức năng chủ yếu của sản phẩm, quy định giá trị sử dụng của sản phẩm. Chỉ tiêu lao động học: Phản ánh sự thuận lợi cho người sử dụng sản phẩm. Chỉ tiêu tiêu chuẩn hoá, thống nhất hoá: Phản ánh khả năng thay thế và lắp đặt của sản phẩm. Chỉ tiêu thẩm mỹ: Là chỉ tiêu phản ánh mức độ hấp dẫn truyền cảm của sản phẩm phản ánh sự hài hoà về hình thức, nguyên vẹn về kết cấu. Chỉ tiêu sinh thái: Phản ánh mức độ gây độc hại ảnh hưởng đến môi trường xung quanh trong quá trình sử dụng sản phẩm. Chỉ tiêu an toàn: Phản ánh mức độ an toàn của người tiêu dùng sản phẩm. Chỉ tiêu kinh tế: Phản ánh chi phí thiết kế, chế tạo sản phẩm và kết quả thu được cũng như hiệu quả kinh tế. Đối với sản phẩm là nguyên vật liệu: Thường dùng các chỉ tiêu đặc trưng cho tính cơ học, lý, hoá học (độ cứng, dẻo, độ cong,..) tỷ lệ tạp chất cho phép sự giảm nhẹ và tính kinh tế của việc chế biến nguyên vật liệu. Đối sản phẩm là hàng tiêu dùng: Đáp ứng nhu cầu ăn mặc, đi lại, văn hoá, y tế thường dùng các chỉ tiêu độ bền chắc, độ ẩm, màu sắc, mùi vị.. 3.2.Nhóm chỉ tiêu có thể so sánh được: Tỷ lệ sai hỏng: Dùng để đánh giá tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất các loại sản phẩm không phân thứ hạng chất lượng: Sử dụng thước đo hiện vật Tỷ lệ sai hỏng = Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng Tổng giá thành công xưởng của sản phẩm sản xuất x 100% Sản phẩm hỏng gồm 2 loại: Sản phẩm có thê sửa chữa được: Là loại sản phẩm khi tiến hành sửa chữa thì chi phí sửa chữa nhỏ hơn chi phí sản xuất ra sản phẩm khác. Sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được: Là loại sản phẩm khi tiến hành sửa chữa thì chi phí sửa chữa lớn hơn chi phí sản xuất ra sản phẩm mới. Tuy nhiên công thức trên mặt hạn chế là không tính cho nhiều loại sản phẩm khác nhau chính vì vậy công thức sử dụng thước đo giá trị sẽ khắc phục được trường hợp này. Độ lệch chuẩn và tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng. Độ lệch chuẩn. S =      n n i XXn 11 1 Trong đó: X: Chất lượng sản phẩm tiêu chuẩn (lấy làm mẫu để so sánh) Xi: Chất lượng sản phẩm đem lại để sản xuất. n: Số lượng sản phẩm đem ra so sánh. Tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng: Tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng = Số sản phẩm đạt chất lượng x 100% Tổng sản phẩm Hệ số phẩm cấp bình quân: Để phân tích thứ hạng của chất lượng sản phẩm ta sử dụng hệ số phẩm cấp bình quân. H = (q i x pi) q i x p1 Trong đó: H : Là hệ số phẩm cấp bình quân. qi :Số lượng sản phẩm loại i. Pi :Đơn giá sản phẩm loại i. P1 :Đơn giá sản phẩm loại 1. ảnh hưởng của hệ số phẩm cấp hàng hoá đến giá trị sản lượng Gq = (H1 - H0) x q1 x P1 Gq: Giá trị sản lượng q1: sản lượng kỳ thực tế Nếu H = 1  toàn bộ sản phẩm đều loại loại 1 Còn H càng gấp 1 thì chứng tỏ chất lượng sản phẩm càng tốt - Giá đơn vị bình quân: Thông thường chất lượng sản phẩm cao thì giá càng cao, do đó qua giá đơn bị bình quân ta cũng có thể phân tích tình hình đảm bảo chất lượng sản phẩm Công thức: G = (q i x pi) q i G: Giá bình quân qi : Số lượng sản phẩm loại i Pi : Đơn giá sản phẩm loại i ảnh hưởng của sự thay đổi giá bình quân đến giá trị tổng sản lượng: Công thức: G = (G1 - G0) Nếu giá đơn vị bình quân thực tế lớn hơn đơn vị bình quân kế hoạch điều này nói lên chất lượng sản phẩm sản xuất thực tế tốt hơn kế hoạch Nếu giá đơn vị bình quân thực tế nhỏ hơn giá đơn vị bình quân kế hoạch thì chứng tỏ chất lượng sản phẩm sản xuất thực tế không tốt bằng kế hoạch - Tỷ trọng từng loại sản phẩm + Theo hiện vật: Công thức: TRi = qi qi x 100% TRi : Tỷ trọng từng loại sản phẩm qi : Số lượng sản phẩm từng loại qi : Tổng sản lượng sản phẩm + Theo giá trị: Công thức:   n i qi 1 1 TRi = Gqi Gqi x 100% Gqi : Giá trị từng loại sản phẩm Gqi : Tổng giá trị sản lượng Nếu tỷ trọng thực tế của thứ hạng trên thấp hơn kế hoạch thì đánh giá là chất lượng sản xuất sản phẩm thực tế kém hơn kế hoạch Nếu tỷ trọng thực tế của thứ hạng trên cao hơn kế hoạch thì kết luận là chất lượng sản xuất thực tế tốt hơn kế hoạch Trong mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu hình thành đã phải xây dựng tiêu chuẩn cho mình căn cứ vào điều kiện nội tại của doanh nghiệp tiêu chuẩn đó phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Đó chính là tiêu chuẩn mà doanh nghiệp dựa vào để quyết định đưa ra sản phẩm. II. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và quan điểm đánh giá chất lượng sản phẩm. 1. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là mục tiêu kinh tế tổng hợp, chính vì vậy nó chịu sự ảnh hưởng nhiều nhân tố hình thành trong toàn bộ tiến trình kinh doanh. Theo hệ thống ISO1987 chất lượng của một sản phẩm bao giờ cũng được hình thành trong 11 quá trình như sau: 1. Điều tra nghiên cứu thị trường. 2. Thiết kế lập yêu cầu kỹ thuật sản phẩm. 3. Cung ứng vật tư. 4. Triển khai quy trình công nghệ. 5. Sản xuất chế tạo. 6. Kiểm tra và thử nghiệm chất lượng sản phẩm. 7. Bao gói, bảo quản. 8. Lưu thông, phân phối. 9. Lắp ráp vận hành. 10 Dịch vụ kỹ thuật bảo hành. 11. Thanh lý sau sử dụng. Quá trình hình thành nên chất lượng sản phẩm cũng có thể được biểu hiện bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 9: Quá trình hình thành nên chất lượng của một sản phẩm: 1.1.Nhóm nhân tố khách quan. 1.1.1. Nhóm nhân tố nhu cầu thị trường - khách hàng. Ngày nay đối với bản thân doanh nghiệp nếu nói tới chất lượng thì điều đầu tiên là xuất phát từ nhu cầu khách hàng nếu không khái niệm chất lượng sản phẩm sẽ trở nên phù phiếm. Quá trình chuẩn bị sản xuất gồm: 1, 2, 3, 4 Quá trình sản xuất gồm: 5, 6 Quá trình lưu thông, phân phối gồm: 7, 8, 9 Quá trình sau sản xuất gồm: 10, 11 Việc sản xuất cái gì bán cho ai tức là đầu tiên doanh nghiệp phải nghiên cứu nhu cầu thị trường mà gắn với nó là khách hàng để hoạch định chiến lược, chính sách sản phẩm và kế hoạch sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Nhu cầu thị trường là thước đo giá trị của chất lượng sản phẩm. Chất lượng có thể đánh giá cao ở thị trường này nhưng không được thị trường khách cho là tốt. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng kịp thời và phù hợp có thể dựa vào thói quen, truyền thống, phong tục tập quán văn hoá lối sống mục đích sử dụng sản phẩm và khả năng thanh toán. Thường thì với đời sống nhân dân còn thấp thì nhu cầu của người tiêu dùng chưa cao. Lại khác nhu cầu của người tiêu dùng lúc này không những cần những hàng hoá đạt chất lượng và họ còn có sự lựa chọn những hàng hoá khác nhau. 1.1.2. Tiến bộ KHKT. Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trong vài thập kỷ gần đây. Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tạo ra bước đột phá hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Với sự xuất hiện tự động hoá, tin học trí tuệ nhân tạo đã tạo ra những thay đổi lớn trong sản xuất cho phép rút ngắn chu trình tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó sự tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đặt ra những thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp quản lý khai thác và vận hành công nghệ đạt hiệu quả cao. Cùng với sự tiến bộ khoa học công nghệ thì thời gian chế tạo một công nghệ mới thay thế công nghệ cũ được rút ngắn lại mà sự ra đời của công nghệ mới thường đồng nghĩa với chất lượng sản phẩm tốt hơn, hoàn thiện hơn. 1.1.3. Cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước. Cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng trong qúa trình thúc đẩy cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Việc ban hành hệ thống các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm các quy định về sản phẩm đạt chất lượng, xử lý nghiêm việc sản xuất hàng nhái háng kém phẩm chất, không đảm bảo vệ sinh an toàn.. Các chính sách đầu tư đổi mới công nghệ
Luận văn liên quan