Tiểu luận Bình luận về nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam và vai trò của chính sách tiền tệ giai đoạn 1/2007 - 9/2011

Lạm phát là một căn bệnh tiềm ẩn đối với nền kinh tếphát triển theo cơchếthịtrường và nó xuất hiện khi nền kinh tếchứa đựng dấu hiệu mất cân đối giữa cung – cầu hàng hóa, mất cân đối giữa cung – cầu tiền tệ.Mỗi lần xuất hiện mang theo một sức mạnh tàn phá tiềm ẩn làm rối loạn nền kinh tế, làm giảm mức sống của người dân và ởmột mức nào đó thì nó có thểgây rối loạn chính trịxã hội. Khi một nền kinh tếcó lạm phát ởmức độcao sẽdẫn đến sụt giảm tiết kiệm, sụp đổ đầu tư, các nguồn vốn trong nước sẽchảy ra nước ngoài. Ngoài ra, lạm phát sẽlàm giảm nhịp độtăng trưởng kinh tế, mất khảnăng thực hiện những kếhoạch dài hạn của quốc gia và cao điểm của nó tạo nên sựcăng thẳng về chính trịxã hội Trong bối cảnh hiện nay của nước ta,khi tình hình lạm phát ngày càng leo thang và vào những tháng vừa qua đã là 2 con sốvượt qua ngưỡng tối đa cho phép là 9%.Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng lạm phát nhưhiện nay? Những chính sách tiền tệnào đã được đưa ra trong thời gian qua đểkiểm soát tình hình trên và chúng đã có những tác động nhưthếnào? Và liệu có những giải pháp nào khác tối ưu hơn đểkiềm chếlạm phát trong thời gian tới? Với những lý do trên nhóm chúng tôi quyết định chọn đềtài “Bình luận vềnguyên nhân lạm phát ởViệt Nam và vai trò của chính sách tiền tệ”

pdf25 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3244 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Bình luận về nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam và vai trò của chính sách tiền tệ giai đoạn 1/2007 - 9/2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN BÌNH LUẬN VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN 1/2007- 9/2011. Lạm phát là một căn bệnh tiềm ẩn đối với nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường và nó xuất hiện khi nền kinh tế chứa đựng dấu hiệu mất cân đối giữa cung – cầu hàng hóa, mất cân đối giữa cung – cầu tiền tệ.Mỗi lần xuất hiện mang theo một sức mạnh tàn phá tiềm ẩn làm rối loạn nền kinh tế, làm giảm mức sống của người dân và ở một mức nào đó thì nó có thể gây rối loạn chính trị xã hội. Khi một nền kinh tế có lạm phát ở mức độ cao sẽ dẫn đến sụt giảm tiết kiệm, sụp đổ đầu tư, các nguồn vốn trong nước sẽ chảy ra nước ngoài. Ngoài ra, lạm phát sẽ làm giảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế, mất khả năng thực hiện những kế hoạch dài hạn của quốc gia và cao điểm của nó tạo nên sự căng thẳng về chính trị xã hội… Trong bối cảnh hiện nay của nước ta,khi tình hình lạm phát ngày càng leo thang và vào những tháng vừa qua đã là 2 con số vượt qua ngưỡng tối đa cho phép là 9%.Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng lạm phát như hiện nay? Những chính sách tiền tệ nào đã được đưa ra trong thời gian qua để kiểm soát tình hình trên và chúng đã có những tác động như thế nào? Và liệu có những giải pháp nào khác tối ưu hơn để kiềm chế lạm phát trong thời gian tới? Với những lý do trên nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Bình luận về nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam và vai trò của chính sách tiền tệ” II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu -Mục đích làm rõ thực trạng, nguyên nhân lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2007- 9/2011, tìm hiểu và bình luận về tác động của những chính sách tiền tệ đã được thực hiện trong những năm qua để kiểm soát lạm phát,đưa ra những giải pháp có thể kìm chế lạm phát trong thời gian tới. -Trình bày cơ sở lý luận về lạm phát bao gồm: định nghĩa về lạm phát, tác động của lạm phát, nguyên nhân của lạm phát. -Trình bày cơ sở lý luận về chính sách tiền tệ bao gồm : định nghĩa về chính sách tiền tệ, vai trò của chính sách tiền tệ. -Phân tích diễn biến và thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007-9/2011 và đánh giá hiệu quả của chính sách tiền tệ trong việc kiểm soát lạm phát. -Dựa trên cơ sở của việc phân tích đưa ra những giải pháp ,kiến nghị về chính sách tiền tệ mà ta có thể thực hiện trong thời gian tới đề kiểm soát lạm phát được tốt hơn. III. Phương pháp nghiên cứu -Sử dụng phương pháp thống kê mô tả tập hợp các số liệu thu thập được để mô tả khái quát tình trạng lạm phát và những ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế. -Sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích những mối quan hệ tương quan giữa chính sách tiền tệ trong thời gian qua với tình hình lạm phát từ đó nghiên cứu và suy luận về những giải pháp có thể áp dụng trong thời gian tới. IV. Cơ sở lý luận 1./ Lạm phát: Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng trong một thời gian dài. Cũng như M. Friedman đã nói : nạn lạm phát luôn luôn và bất cứ đâu cũng là hiện tượng của tiền tệ. 2./Chính sách tiền tệ: 1. Khái niệm: Chính sách tiền tệ (CSTT) là tổng hòa các phương thức mà NHNN sử dụng nhằm tác động đến lượng tiền cung ứng để đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội đất nước trong thời kỳ nhất định. Như vậy, với các công cụ trong tay, NHNN có thể chủ động tạo ra sự thay đổi trong cung ứng tiền (mở rộng hay thắt chặt), qua đó tác động đến các biến số vĩ mô nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Trong đó có hai chính sách chủ yếu: - Chính sách tiền tệ mở rộng: cung ứng thêm tiền,khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất.., chống suy thoái. - Chính sách tiền tệ thắt chặt: giảm cung ứng tiền nhằm hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền kinh tế..., kiềm chế lạm phát. 2. Mối quan hệ giữa các mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ: Các mục tiêu của chính sách tiền tệ rất đa dạng như kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả, tạo công ăn việc làm (giảm tỷ lệ thất nghiệp), tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tài chính, lãi suất, tỷ giá hối đoái... Do lạm phát cao có tác động xấu đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, trong khi đó nguyên nhân lạm phát lại là tiền tệ. Chính vì vậy, ở hầu hết các nước, kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả là mục tiêu hàng đầu và mục tiêu dài hạn của CSTT. Tùy vào tình hình kinh tế của mỗi quốc gia mà sẽ có một tỷ lệ lạm phát phù hợp. Thông thường để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả NHNN áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt. Bên cạnh đó còn hai mục tiêu là tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Để thực hiện hai mục tiêu này thì NHNN thường thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng. Như vậy, xét cả 3 mục tiêu thì ta thấy mục tiêu giảm lạm phát, bình ổn giá cả mâu thuẫn với hai mục tiêu còn lại trong ngắn hạn. Bởi vì để thực hiện mục tiêu giảm lạm phát, ổn định giá cả thì phải áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt. Và như vậy thì trong ngắn hạn không thể thực hiện được hai mục tiêu còn lại. Ngược lại, khi nền kinh tế mở rộng, thất nghiệp giảm, nền kinh tế phát triển quá nóng dẫn đến lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, xét các mục tiêu trên trong dài hạn thì chúng lại không mâu thuẫn với nhau. Mối quan hệ giữa mục tiêu giảm thất nghiệp và mục tiêu tăng trưởng kinh tế không mâu thuẫn cả trong ngắn hạn và dài hạn. Hầu hết NHTW đều đặt ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và dài hạn của CSTT. Nhưng trong ngắn hạn, dưới áp lực của chính trị, họ có thể tạm thời từ bỏ mục tiêu chủ yếu để hạn chế tình trạng thất nghiệp...Ngân hàng trung ương không thể đạt được đồng thời tất cả các mục tiêu trong ngắn hạn và thường thì NHTW theo đuổi một mục tiêu trong dài hạn và đa mục tiêu trong ngắn hạn. Theo luật Ngân hàng Nhà nước 2003 “ Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế-tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền,kiềm chế lạm phát,góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội,bảo đảm quốc phòng,an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân .” 3./Trường phái lý thuyết: Theo trường phái tiền tệ : Căn nguyên của lạm phát là việc bất cân đối giữa cung - cầu tiền. V. NỘI DUNG: Từ năm 2007 đến nay, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công ở châu Âu, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng có những diễn biến phức tạp; sau những khó khăn về kinh tế năm 2008, 2009, bước sang năm 2010 nền kinh tế có dấu hiệu ổn định hơn, nhưng từ đầu năm 2011, một số vấn đề kinh tế vĩ mô lại nổi lên, đòi hỏi Chính phủ và các nhà hoạch định chính sách phải nghiên cứu giải quyết như: tỷ lệ lạm phát gia tăng; lãi suất cao; tiền Việt Nam mất giá so với đô la Mỹ; thâm hụt ngân sách vẫn ở mức cao; hiệu quả của đầu tư công thấp; nhập siêu vẫn ở mức cao; tăng trưởng có xu hướng chậm lại…trong đó nhức nhối nhất vẫn là vấn đề lạm phát. Lạm phát của Việt Nam luôn cao hơn một cách bất thường so với các nước trong khu vực hay các đối thủ cạnh tranh cũng như các nước có điều kiện tương tự. Ở các nước này, nhìn chung mức lạm phát luôn thấp hơn mức tăng trưởng GDP , trong khi từ năm 2007 đến nay, lạm phát ở Việt Nam luôn cao hơn tăng trưởng GDP. Cá biệt năm 2008 lên đến 23%, gấp khoảng 3 lần mức tăng GDP; năm 2010 ở mức 11,75%, gấp gần 2 lần mức tăng GDP; và 9 tháng đầu năm 2011 lạm phát đã 2 con số. Biểu đồ 3: Lạm phát tại các nước phát triển, các nước mới nổi và đang phát triển, các nước châu Á đang phát triển và Việt Nam (bình quân năm) Năm 2007 Năm 2007 lạm phát của Việt Nam tăng cao ở mức hai con số 12,63%. Nếu so sánh với mức lạm phát của một số nước trong khu vực và trên thế giới như Trung Quốc: 6,5%; Indonesia: 6,59%; Mỹ: 4,08%, Thái Lan: 3,21%, Khu vực đồng Euro: 3,07%, Nhật Bản: 0,7% thì lạm phát của Việt Nam có phần cao hơn. Quý I/08 lạm phát của Việt Nam đạt 9,19%, vẫn cao hơn so với mức 3,02% của Quý I/07 và bằng khoảng trên 70% so với mức tăng của cả năm 2007. Đây là mức tăng cao trong vòng 12 năm trở lại đây. Vậy thì đâu là nguyên nhân dẫn đến lạm phát của Việt Nam tăng cao? Có thể đề cập đến hai nhóm nguyên nhân: các nhân tố tác động từ kinh tế toàn cầu, và các nhân tố từ nội tại nền kinh tế Việt Nam, cụ thể như sau: Các yếu tố tác động từ kinh tế thế giới: Thứ nhất, một khối lượng tiền lớn được đưa ra nền kinh tế toàn cầu : Trước bối cảnh lạm phát gia tăng và kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, các NHTW không còn cách nào khác là phải bơm một lượng tiền khổng lồ để cứu vãn nền kinh tế, trong đó riêng Mỹ từ tháng 8/2007 đến nay đã phải đưa ra nền kinh tế trên 2.300 tỷ USD, trong đó có 800 tỷ USD tiền mặt để cứu vãn hệ thống ngân hàng, NHTW Châu Âu, Nhật Bản, Anh cũng phải đưa một lượng tiền lớn để cứu vãn nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng; cùng với việc một số NHTW phải thực hiện cắt giảm lãi suất từ tháng 8/2007 trở lại đây như Mỹ, Anh, Canada. Việc cứu vãn nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái bằng biện pháp đưa hàng nghìn tỷ USD ra nền kinh tế lại càng đẩy lạm phát toàn cầu tiếp tục tăng cao. Thứ hai: Giá lương thực, thực phẩm liên tục gia tăng. Thứ ba: Giá dầu và giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào của sản xuất liên tục gia tăng: Trong 4 năm từ 2003-2006 kinh tế toàn cầu liên tục tăng trưởng cao, đặc biệt là nhóm các nước "mới nổi" ở khu vực Châu á, nhất là Trung Quốc đã đẩy nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng cao đột biến, cùng với những bất ổn và xung đột chính trị quân sự tại khu vực Trung Đông là các nguyên nhân trực tiếp đẩy giá dầu lên cao chưa từng có trong lịch sử 110 USD/thùng trong tháng 3/2008, đồng thời giá các nguyên vật liệu đầu vào khác như sắt thép, phân bón, xi măng cũng liên tục gia tăng… Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là cùng một bối cảnh thế giới như nhau, tại sao các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia lại có mức lạm phát thấp hơn so với lạm phát của Việt Nam? Vậy, mức lạm phát của Việt Nam tăng cao trong thời gian vừa qua ngoài những yếu tố thế giới thì còn những nguyên nhân nào khác? Các yếu tố nội tại ở Việt Nam: Thứ nhất: Chi phí sản xuất tăng cao: Trước bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng đã tác động làm giá hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam gia tăng mạnh mẽ như xăng dầu, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu - là những nguyên nhiên vật liệu đầu vào chính của sản xuất. đầu năm 2007 đến hết Quý I/08 giá xăng dầu đã phải điều chỉnh tăng 4 lần, tính chung giá xăng dầu đã tăng tới 38%, giá thép tăng 91%, giá điện tăng 7,6%; giá than tăng 30%; giá xi măng tăng 15%; giá phân bón tăng 58%. Thứ hai: Giá lương thực, thực phẩm tăng cao: việc giá lương thực, thực phẩm thế giới tăng cao đã khiến giá gạo xuất khẩu và giá một số mặt hàng thực phẩm xuất khẩu khác như thuỷ hải sản gia tăng cộng với chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng cao ở mức 18,92% năm 2007 và 14,45% trong QI/2008, cao gấp 5 lần so với mức tăng 4,18% của quý I/2007, trong khi nhóm này có quyền số 42,85%, lớn nhất trong rổ hàng hoá CPI, có thể nói đây là nguyên nhân chủ yếu tác động làm CPI tăng mạnh. Thứ ba: Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ liên tục mở rộng từ 2001-2006 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng cao trong suốt năm 2007 và 3 tháng đầu năm 2008, đó là nguyên nhân rất quan trong gây sức ép rất lớn làm gia tăng lạm phát trong thời gian qua. Thứ tư: Luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam gia tăng mạnh: Năm 2007 luồng vốn FDI tăng 20,3 tỷ USD vốn đăng ký, cao hơn nhiều so với mức 10,2 tỷ USD của năm 2006, đặc biệt là luồng vốn đầu tư gián tiếp gia tăng mạnh mẽ khoảng trên 6 tỷ, gấp 5 lần con số của năm 2006. CSTT: Khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO lượng vốn đầu tư nước ngoài và kiều hối tăng đột biến ( đến năm 2007 là 20 tỷ USD) . NHNN đã phát hành VND mua lại ngoại tệ trên với mục đích kiềm tỷ giá VND với USD thấp hơn điểm cân bằng nhằm tăng tính cạnh tranh trong XK. Giữ VND yếu là một cách trợ giá cho XK.Khi bơm ra một lượng tiền đồng khổng lồ để mua ngoại tệ. Đồng USD mất giá, VND lên giá người ta lại dồn dập bán USD để thu VND. Cung tiền đồng phải tăng lên để giữ tỉ giá hối đoái khỏi xuống quá thấp , làm cho lượng cung tiền của Việt Nam từ năm 2005 đến hết tháng 6/2007 tăng tổng công 110% . Đây là mất tăng rất lớn, tác nhân quan trọng đối với lạm phát Sau đó để thực hiện CSTT thắt chặt NHNN đã: Tăng Dự trữ bắt buộc (DTBB) 2 lần từ 5%-10%-11% đối với VND và từ 8%-10%-11% đối với ngoại tệ, đồng thời mở rộng kỳ hạn tiền gửi phải thực hiện DTBB từ 24 tháng thành tất cả các kỳ hạn, để hạn chế mức dư thừa vốn khả dụng của các TCTD, qua đó hạn chế tăng trưởng tín dụng vào các lĩnh vực đầu tư kém hiệu quả, giảm sức ép tăng lạm phát Hạn chế cho vay có bảo đảm bằng các giấy tờ cầm cố có giá, thực hiện cho vay chiết khấu trong hạn mức phân bổ. Nhằm hạn chế việc đưa thêm tiền ra lưu thông và tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tăng tất cả các mức lãi suất cơ bản từ 8,25%-8,75%, lãi suất tái cấp vốn từ 6,5%-7,5%, lãi suất tái chiết khấu từ 4,5%-6%; Liên tục hút tiền về trên Thị trường mở; NHNN phát hành tín phiếu bắt buộc khoảng trên 20 nghìn tỷ đồng bắt đầu từ 19/3/2008 với kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 7,58%; Tiếp tục thực hiện chuyển khoảng 50 nghìn tỷ đồng từ tiền gửi kho bạc về Ngân hàng Nhà nước; Trong quý IV/2007, NHNN thực hiện hạn chế tối đa mua ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng để hạn chế tổng phương tiện thanh toán tăng cao; Thắt chặt cho vay chứng khoán ở mức 3%/tổng dư nợ, sau đó tiếp tục kiểm soát mức cho vay đầu tư chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ, đồng thời tăng hệ số rủi ro đối với cho vay đầu tư chứng khoán từ 150% lên 250% theo Quyết định 03 ngày 1/2/2008 của NHNN. Tỷ giá linh hoạt với việc nới lỏng biên độ tỷ giá từ 0,25% lên 0,5% vào đầu năm và tiếp tục lên 0,75% vào ngày 12/12/2007. Biên độ dao động không đáng kể chưa đủ thích ứng với các tác động bên ngoài. Trước bối cảnh Việt Nam bắt đầu trở thành thành viên của WTO nên lần đầu tiên phải đối mặt với tình hình đầu tư gián tiếp nước ngoài gia tăng mạnh mẽ, trong khi kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều nên việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN có phần chưa linh hoạt, thể hiện việc NHNN "đã thực hiện đồng thời nhiều giải pháp mạnh vào cùng một thời điểm, nhưng lại thiếu đồng bộ với các biện pháp khác, tuy có góp phần ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trên thị trường tiền tệ, nhưng cũng gây khó khăn cho NHTM, tạo nên việc chạy đua nâng lãi suất huy động vốn, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, ảnh hưởng đến tâm lý xã hội" . Năm 2008: Cùng với sự bất ổn của thị trường tài chính thế giới, tình hình kinh tế trong nước cũng diễn biến hết sức phức tạp. Giá dầu thô tăng cao cộng với sự dồn tích khá lâu về lượng tiền thừa đã làm cho thị trường hàng hóa Việt Nam tăng giá cao ở mức đáng lo ngại. So với tháng 12/2007 giá tiêu dùng tăng 17,18%, mức cao nhất so với nhiều năm trở lại. Trong đó đáng quan tâm nhất là hai nhóm hàng lương thực và thực phẩm : nhóm lương thực tăng 59,44% ; nhóm thực phẩm tăng 21,83% đã góp phần đẩy chỉ số lạm phát bình quân 6 tháng đầu năm lên mức 2,86% /tháng . Đến 6 tháng cuối năm tuy có tăng chậm nhưng vẫn ở mức cao nhất so với cùng kì của nhiều năm trước ( 2,14%). Lạm phát tăng cao năm 2008 không phải do ảnh hưởng toàn cầu mà do quản lý kém và kế hoạch sai. Quản lý kém vì Việt Nam không có một cơ cấu quản lý, hạn chế dòng vốn nhập và xuất. Luồng vốn nhập vào Việt Nam quá cao, làm “hâm nóng“ nền kinh tế do không có công cụ quản lý, hạn chế xuất và nhập luồng vốn từ nước ngoài. Kế hoạch sai vì mục đích của nền kinh tế Việt Nam hiện nay chỉ nhắm vào con số tăng trưởng kinh tế, bỏ mặt việc xây dựng nền kinh tế bền vững và lâu dài. CSTT Năm 2008 là năm có nhiều biến động lớn nhất của nền kinh tế. Để kiềm chế lạm phát, NHNN đã quyết định: Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11% đồng thời mở rộng thêm phạm vi tiền gởi có dự trữ bắt buộc. Phát hành 20.300 tín phiếu bắc buộc. Các tín phiếu trước đó đã được giao dịch trên thị trường mở thì giờ NHNN quy định không được vay tái cấp vốn. Tăng các loại lãi suất chủ đạo của NHNN -> lãi suất liên tục tăng cao trong những tháng đầu năm đỉnh điểm là vào tháng 6/2008 LSCB lên đến 14%.và giảm dần những tháng cuối năm . Ban hành quyết định 03/2008/ QĐ-NHNN thắt chặt cho vay chứng khoán. Với 4 biện pháp cứng rắn nêu trên đã gây sốc và tác động tiêu cực tức thì đối với thị trường tiền tệ và NHTM. Làm tăng chi phí kinh doanh, tăng lãi suất cho vay của các NHTM, và trực tiếp đến thanh khoản của các NHTM trong thời gian này. Đây có thể xem là một cú phanh gấp nhằm thu hồi lượng tiền mặt quá lớn và thắc chặt tín dụng để ngăn chặn cú trượt dài của VNĐ. Tỷ giá trên thị trường diễn biến phức tạp và chia ra thành 4 giai đoạn: Giai đoạn 1 ( 3 tháng đầu năm): Tỷ giá liên tục giảm dưới mức sàn ( trên thị trường LNH giảm từ 16.112 xuống 15.960, trên thị trường tự do dao động từ 15.700 – 16.000 ). Có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân từ việc Chính Phủ và NHNN đang đẩy mạnh việc kiềm chế lạm phát, thực hiện CSTT thắt chặt, tăng lãi suất cơ bản từ 8.25 lên 8.75%. NHNN thực hiện không mua USD nhằm tránh đưa thêm tiền ra lưu thông , tăng biên độ tỷ giá USD/VNĐ từ 0.75% lên 1% trong ngày 10/03/2008. Giai đoạn 2 ( 26/3- 16/7): Tỷ giá tăng với tốc độ chống mặt,đỉnh điểm lên đến 19.400 vào ngày 18/6 cách hơm 2.600 đồng so với mức trần, tạo nên cơn sốt USD trên cả hai thị trường LNH và thị trường tự do. Ngày 27/6 NHNN đã tăng biên độ dao động tỷ giá từ 1% lên 2%. Nguyên nhân từ phía CSTT là do quyết định số 09/2008 QĐ-NHNN không cho phép doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tệ để chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu , vay thực hiện dự án xuất khẩu. Nhằm tránh việc vay rồi bán lại trên thị trường . Giai đoạn 3 (17/07-15/10) Giảm mạnh và dần đi vào ổn định nhờ các biện pháp kịp thời và hiệu quả của NHNN. Tỷ giá giảm mạnh từ 19.400 đồng xuống còn 16.400 đồng. Nhận thấy tình trạng sốt USD ở mức báo động, lần đầu tiên trong lịch sử NHNN công bố dự trữ ngoại hối quốc gia 20.7 tỷ USD nhằm bác bỏ tin đồn USD đang khan hiếm. NHNN cũng ban hành một loạt các chính sách (CS) nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ như kiểm soát chặt các điểm thu đổi ngoại tệ ( cấm buôn bán ngoại tệ trên thi trường tự do không đăng kí với NHTM). Cấm buốn bán USD với ngoại tệ khác nhằm lách biên độ. Cấm nhập khẩu vàng và cho phép xuất khẩu vàng. Bán ngoại tệ can thiệp thị trường thông qua các NHTM lớn. Giai đoạn 4 (những tháng cuối năm): Tỷ giá USD tăng trở lại cao nhất là 17.440 đồng sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3% trong ngày 07/11/2008. Cầu USD trên thị trường tự do tăng cao bởi NHNN không cho NK vàng, tình trạng nhập lậu gia tăng dẫn đến tăng cầu USD. Trước tình hình này NHNN đã bán 1 tỷ USD cho các NHTM đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu. Dự trữ bắt buộc: Để thực hiện mục tiêu kìm chế lạm phát 2/2008 NHNN đã tăng 1% đối với DTBB đối với tất cả các kỳ hạn, áp dụng đối với cả VNĐ và ngoại tệ đối với hầu hết các TCTD. Nhưng đến cuối năm để ngăn chặn suy giảm kinh tế, NHNN đã giảm DTBB đối với VNĐ từ 11% xuống còn 6% và tiền gởi bằng ngoại tệ từ 11% xuống còn 7%. Như vậy năm 2008 là một năm đầy khó khăn thách thức chưa từng có trong vòng 20 đổi mới đối với hệ thống NH. Trước bối cảnh phức tạp của nền kinh tế thế giới và trong nước trong 6 tháng đầu năm 2008 NHNN Việt Nam đã có những phản ứng kịp thời sử dụng đồng bộ và quyết liệt về điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát ( tuy có nới lỏng một cách thận trọng vào cuối năm để đảm bảo tăng trưởng) có hiệu quả và ổn định kinh tế vĩ mô. Các công cụ chính sách linh hoạt được dùng để hút tiền trong lưu thông nhưng vẫn đảm bảo tính thanh khoản cho nền kinh tế. Điều hành tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu của thị trường. NHNN đã tăng cường công tác thanh tra, dám sát hoạt động của thị trường ngoại hối và các tổ chức tín dụng, hạn chế tăng trưởng quá nóng để đảm bảo an toàn cho hệ
Luận văn liên quan