Chính phủ Việt Nam cho rằng, việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người trước hết là
trách nhiệm và quyền hạn của mỗi quốc gia. Các quốc gia có trách nhiệm xây dựng hệ thống
pháp luật trong nước phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến
chương Liên hợp quốc có tính đến hoàn cảnh cña mỗi nước để bảo đảm cho người dân được thụ
hưởng quyềncon người một cách tốt nhất. Do khác biệt về hoàn cảnh lịch sử, chế độ chính trị,
trình độ phát triển, giá trị truyền thống văn hóa nên cách tiếp cận về quyền con người của mỗi
quốc gia có thể khác nhau. Việc hợp tác và đối thoại giữa các quốc gia để thúc đẩy và bảo vệ
quyền con người là một yêu cầu cần thiết và khách quan. Việt Nam ủng hộ việc tăng cường hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực quyền con người trên cơ sở đối thoại bình đẳng, xây dựng, tôn trọng và
hiểu biết lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, vì mục tiêu chung là thúc đẩy
và bảo vệ ngày càng tốt hơn các quyền con người. Việt Nam cũng cho rằng không nước nào có
quyền sử dụng vấn đề quyền con người làm công cụ can thiệp vào công việc nội bộ các quốc gia,
gây đối đầu, gây sức ép chính trị, thậm chí sử dụng vũ lực hoặc l àm điều kiện trong quan hệ hợp
tác kinh tế, thương mại. với nước khác.
Trong một thế giới tùy thuộc lẫn nhau, các quyền con người chỉ có thể được tôn trọng và
bảo vệ trong một môi trường hòa bình, an ninh, bình đẳng và phát triển bền vững, trong đó các
giá trị nhân bản được tôn trọng và bảo vệ. Cuộc đấu tranh vì các quyền con người cần tiến hành
đồng thời với các biện pháp ngăn chặn các cuộc chiến tranh, xung đột, khủng bố, nghèo đói, dịch
bệnh, tội phạm xuyên quốcgia. đang hàng ngày, hàng giờ đe doạ hòa bình, an ninh, độc lập và
phồn vinh của mọi quốc gia, ngăn cản việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên toàn thế
giới.
20 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3253 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các cam kết quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Các cam kết quốc tế về quyền con
người mà Việt Nam đã tham gia
1) Quan điểm chính sách chung của Việt Nam về quyền con người
Chính phủ Việt Nam cho rằng, việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người trước hết là
trách nhiệm và quyền hạn của mỗi quốc gia. Các quốc gia có trách nhiệm xây dựng hệ thống
pháp luật trong nước phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến
chương Liên hợp quốc có tính đến hoàn cảnh cña mỗi nước để bảo đảm cho người dân được thụ
hưởng quyền con người một cách tốt nhất. Do khác biệt về hoàn cảnh lịch sử, chế độ chính trị,
trình độ phát triển, giá trị truyền thống văn hóa… nên cách tiếp cận về quyền con người của mỗi
quốc gia có thể khác nhau. Việc hợp tác và đối thoại giữa các quốc gia để thúc đẩy và bảo vệ
quyền con người là một yêu cầu cần thiết và khách quan. Việt Nam ủng hộ việc tăng cường hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực quyền con người trên cơ sở đối thoại bình đẳng, xây dựng, tôn trọng và
hiểu biết lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, vì mục tiêu chung là thúc đẩy
và bảo vệ ngày càng tốt hơn các quyền con người. Việt Nam cũng cho rằng không nước nào có
quyền sử dụng vấn đề quyền con người làm công cụ can thiệp vào công việc nội bộ các quốc gia,
gây đối đầu, gây sức ép chính trị, thậm chí sử dụng vũ lực hoặc làm điều kiện trong quan hệ hợp
tác kinh tế, thương mại... với nước khác.
Trong một thế giới tùy thuộc lẫn nhau, các quyền con người chỉ có thể được tôn trọng và
bảo vệ trong một môi trường hòa bình, an ninh, bình đẳng và phát triển bền vững, trong đó các
giá trị nhân bản được tôn trọng và bảo vệ. Cuộc đấu tranh vì các quyền con người cần tiến hành
đồng thời với các biện pháp ngăn chặn các cuộc chiến tranh, xung đột, khủng bố, nghèo đói, dịch
bệnh, tội phạm xuyên quốc gia... đang hàng ngày, hàng giờ đe doạ hòa bình, an ninh, độc lập và
phồn vinh của mọi quốc gia, ngăn cản việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên toàn thế
giới.
2) Các cam kết mà Việt Nam đã tham gia.
Tham gia các công ước quốc tế về quyền con người thể hiện cam kết cũng như quyết
tâm của Việt Nam trong việc đảm bảo và thực hiện các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về quyền con
người
Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế quan trọng của Liên Hợp Quốc về
quyền con người, đó là:
- Công ước về Quyền Dân sự, Chính trị
- Công ước về Quyền Kinh tế, Văn hóa, Xã hội
- Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ
- Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc
- Công ước Quyền trẻ em
- Nghị định thư bổ sung về trẻ em trong xung đột vũ trang và chống sử dụng trẻ em trong
các hoạt động mại dâm và tranh ảnh khiêu dâm
- Công ước về ngăn ngừa và trừng phạt các tội ác Apácthai
- Công ước về không áp dụng những hạn chế luật pháp đối với tội phạm chiến tranh và tội
chống nhân loại.
3) Việc thực thi các cam kết quốc tế về quyền con người của Việt Nam:
Ngày 20/8/1998, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Pháp lệnh về Kí kết và Thực hiện
điều ước quốc tế. Pháp lệnh đã quy định cụ thể về nguyên tắc ký kết, phê chuẩn, phê duyệt, gia
nhập, bảo lưu và thẩm quyền quyêt định việc ký kết các điều ước quốc tế và quy định rõ “ Nhà
nước Việt Nam nghiêm chỉnh thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham
gia”. Thực hiện điều này, Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu để thực hiện các công ước trên và
nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ của các quốc gia thành viên. Việt Nam đã trình và bảo vệ thành
công tất cả các báo cáo quốc gia liên quan các công ước quốc tế về quyền con người.
Cụ thể :
- Việt Nam đã trình bày và bảo vệ thành công báo cáo về việc thực hiện Công ước Chống
phân biệt Đối xử với Phụ nữ (CEDAW) vào ngày 11/7/2001
- Báo cáo về tình hình thực hiện Công ước Xóa bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc
(CERD) ngày 15/8/2001.
- 2 báo cáo liên quan đến Công ước về quyền dân sự và chính trị (CCPR): báo cáo lần thứ
nhất bảo vệ ngày 12/7/1990; báo cáo gộp lần 2,3 bảo vệ ngày 14/7/2002.
- 2 báo cáo về Công ước quyền trẻ em (CRC) : báo cáo lần đầu tiên được trình và bảo vệ
ngày 20/1/1993; báo cáo gộp lần 2,3 bảo vệ ngày 12/1/2003.
- Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng xong Báo cáo quốc gia đối với tình hình thực hiện Công
ước về Chống phân biệt đối xử với Phụ nữ lần thứ 4 và bảo vệ Báo cáo tại trụ sở Liên hợp quốc
vào năm 2005.
Việc nộp và bảo vệ các Báo cáo thực hiện Công ước đã được các Ủy ban công ước
ghi nhận, đánh giá cao.
Ngày 8/5/2009, tại trụ sở của Liên Hợp Quốc ở Geneve (Thụy Sỹ), nhóm làm việc
của Hội đồng nhân quyền theo cơ chế kiểm điểm định kỳ (UPR) của Liên Hợp Quốc về tình hình
bảo vệ, thúc đẩy quyền con người ở các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc đã xem xét báo cáo
của Chính phủ Việt Nam. Bản báo cáo đã khẳng định chính sách nhất quán của Nhà nước Việt
Nam là tôn trọng các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội. Ở Việt
Nam, các dân tộc chưa từng có xung đột sắc tộc và các tôn giáo cùng chung sống hòa bình. Bảo
đảm quyền con người là nguyện vọng tha thiết của nhân dân Việt Nam vì đã từng bị tước bỏ
những quyền tự do cơ bản nhất khi phải làm người dân thuộc địa. Bản báo cáo cũng đề cập đến
những thành tựu của Việt Nam trong xây dựng hệ thống pháp luật toàn diện về đảm bảo, thúc
đẩy quyền con người và nhấn mạnh rằng hệ thống kiểm tra, giám sát và thực hiện pháp luật ở
Việt Nam không chỉ gồm các cơ quan Nhà nước mà còn có các tổ chức chính trị, xã hội, nghề
nghiệp với sự tham gia của nhân dân và không ngừng được đổi mới. Bản báo cáo cũng nhấn
mạnh rằng chính nhờ việc đảm bảo các quyền con người, các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội ở
Việt Nam đã có những bước tiến lớn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt ở mức cao
liên tục trên 7% / năm trong hơn một thập kỷ qua. Sau 20 năm đổi mới, thu nhập bình quân đầu
người đã tăng gấp 5 lần; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia giảm 4 lần … Tuy nhiên ở Việt
Nam vẫn còn những bất cập, khó khăn tồn tại cần giải quyết, trong đó hệ thống pháp luật còn
thiếu đồng bộ, có chỗ còn chồng chéo mâu thuẫn, chưa theo kịp thực tiễn dẫn đến khó khăn,
thậm chí hiểu sai làm ảnh hưởng đến việc đảm bảo tính hợp hiến, tính khả thi và minh bạch trong
quá trình đảm bảo quyền con người. Bản báo cáo đã nhận được sự đánh giá cao của các nước
thành viên. Các nước châu Phi bày tỏ sự cảm thông đối với những khó khăn của Việt Nam do
hậu quả chiến tranh, đất nước còn nghèo và đề cao kết quả mà Việt Nam đã đạt được. Các nước
khu vực Mỹ Latinh nêu đậm những nỗ lực của Việt Nam về việc thực hiện phát triển, cải cách tư
pháp, thúc đẩy bình đẳng giữa các dân tộc.Cuba đánh giá cao Việt Nam đạt được tiến bộ trên tất
cả các lĩnh vực quyền con người. Các nước ASEAN nhấn mạnh việc Việt Nam đã tham gia
nhiều điều ước quốc tế về quyền con người, tích cực tham gia hợp tác quốc tế về nhân quyền,
tăng cường sự phối hợp của Việt Nam để thành lập cơ chế nhân quyền ASEAN; ghi nhận thành
công của Việt Nam trong việc giữ vững ổn định xã hội. Trung Quốc đánh giá cao cách đề cập
xây dựng của Việt Nam đối với cơ chế UPR, chính sách phát triển cân bằng cả về kinh tế và xã
hội. Nga đánh giá cao khả năng nâng cao mức sống của Việt Nam, tận dụng các thành tựu thông
tin để phát triển quyền con người …
Trong khuôn khổ đa phương, Việt Nam đã tích cực phối hợp với các nước đóng góp
cho mục tiêu chung là thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và những nguyên tắc cơ bản của luật
quốc tế về quyền con người. Việt Nam đã tham gia tích cực vào một số cơ chế của Liên hợp
quốc về quyền con người như Ủy ban nhân quyền nhiệm kỳ 2001-2003, Ủy ban phát triển xã hội
nhiệm kỳ 2001-2004, Hội đồng Kinh tế -Xã hội nhiệm kỳ 1998-2000. Tại các diễn đàn đa
phương này, Việt Nam đã tích cực phối hợp với các nước đóng góp cho mục tiêu chung là thúc
đẩy và bảo vệ quyền con người và những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về nhân quyền.
Việt Nam cũng đã tham gia và đóng góp tích cực vào công việc của Nhóm các nước
có cùng quan điểm về Nhân quyền, nhóm Châu Á, góp phần vào việc khẳng định những quan
điểm và lập trường tích cực về nhân quyền tại Liên hợp quốc. Tại khóa họp lần thứ 42 của Ủy
ban Phát triển xã hội (2/2004), được sự hỗ trợ của một số nước trong khu vực, Việt Nam đã đưa
sáng kiến, kiến nghị chủ đề ưu tiên của khóa họp tiếp theo của Ủy ban là “Hợp tác quốc tế để
ngăn chặn và giải quyết các loại bệnh dịch nghiêm trọng”. Việt Nam cũng là một trong 3 nước
đang phát triển đã đưa ra dự thảo điều khoản quy định về “Hợp tác quốc tế” vào thành một điều
khoản chính trong nội dung dự thảo Công ước quốc tế về người tàn tật, làm cơ sở để các nước
đang phát triển thảo luận và đấu tranh trong các khóa họp hiện nay của Ủy ban đặc biệt dự thảo
công ước nêu trên.
II) Việt Nam tham gia đối thoại nhân quyền
Việc hợp tác và đối thoại giữa các quốc gia để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là một
yêu cầu cần thiết và khách quan. Việt Nam ủng hộ việc tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực quyền con người trên cơ sở đối thoại bình đẳng, xây dựng, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau,
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, vì mục tiêu chung là thúc đẩy và bảo vệ ngày
càng tốt hơn các quyền con người. Việt Nam cũng cho rằng không nước nào có quyền sử dụng
vấn đề quyền con người làm công cụ can thiệp công việc nội bộ của các quốc gia, gây đối đầu,
gây sức ép chính trị, thậm chị sử dụng vũ lực hoặc làm điều kiện trong quan hệ kinh tế, thương
mại… với các nước khác.
Thực tế trong những năm qua, Việt Nam đã tiến hành 13 vòng đối thoại với Hoa Kỳ (1994
– 2002), 4 vòng đối thoại với các nước Liên minh châu Âu (EU), 3 vòng đối thoại với Ô-xtrây-li-
a và một số vòng đối thoại khác với Na-uy, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ..... Mục đích của Việt Nam
trong việc tăng cường đối thoại với các nước là nhằm giúp các quốc gia hiểu biết sâu sắc hơn về
những điều kiện đặc thù của từng nước như hệ thống chính sách, hoàn cảnh lịch sử, bản sắc văn
hoá,…với tinh thần chung là tìm kiếm điểm đồng, hạn chế bất đồng, nêu cao nguyên tắc khách
quan, không thiên vị, không chính trị hoá vấn đề quyền con người.
1. Đối thoại Việt- Mỹ
Sau 20 năm quan hệ bị gián đoạn và đầy khó khăn, ngày 11/7/1995 Tổng thống Clinton đã
tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam. Kể từ khi bình thường
hóa quan hệ chính trị, hợp tác giữa Việt- Mỹ ngày càng gia tăng và mở rông, tổ chức đối thoại
thường niên về nhân quyền nối lại năm 2006 sau hai năm bị gián đoạn.
Có thể thấy, Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ về nhân quyền, nhất là trong việc mở
rộng quyền tự do tôn giáo, mặc dù vẫn còn nhiều quan ngại. Hai nước tiếp tục duy trì đối thoại
song phương về nhân quyền mang tính xây dựng, gồm cả những cam kết mới đây nhằm sửa đổi
Luật Hình sự của Việt Nam cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và cho phép báo chí nước
ngoài được mở văn phòng đại diện tại thành phố Hồ chí Minh.... Ghi nhận những tiến bộ này,
tháng 11/2006 Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách “các nước cần quan tâm
đặc biệt” vì cho rằng Việt Nam không còn là quốc gia vi phạm nghiêm trọng các quyền tự do tôn
giáo như quy định trong Đạo Luật Tự do Tôn giáo Quốc tế.
Trong cuộc đối thoại gần đây nhất, vòng 13 đối thoại giữa hai nước nhấn mạnh ”quan tâm
và thúc đẩy các quyền con người cho mọi người dân Việt Nam luôn là ưu tiên, nền tảng và tư
tưởng lớn xuyên suốt cho các chính sách luật pháp của Nhà nước Việt Nam”. Bên cạnh thông
báo về thành tựu trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biết trong phát triển kinh tế- văn hóa-
xã hội, cải cách pháp luật, đảm bảo và thúc đẩy các quyền và tự do cơ bản của người dân, Việt
Nam cũng thẳng thắn phê phán việc một số giới ở Hoa Kỳ có cách nhìn sai lệch, thiếu khách
quan về những thực tế và tiến triển tích cực trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, tôn giáo ở Việt
Nam, đi ngược lại chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ và xu thế của quan hệ hai nước, vẫn tìm
cách tiến hành nhiều hoạt động chống phá Việt Nam, cản trở sự tiến bộ của quan hệ hai nước.
Đoàn Hoa Kỳ ghi nhận các thành tựu mọi mặt của Việt Nam, kể cả những tiến triển tích
cực trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, và cho rằng đối thoại là thẳng thắn, xây dựng,
nghiêm túc, đạt kết quả tốt, giúp cho phía Hoa Kỳ hiểu thêm về tình hình nhân quyền tại Việt
Nam, bày tỏ cùng tiếp tục phối hợp để thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước. Qua
các cuộc đối thoại, hai bên đã đạt được sự nhất trí về quyết tâm tăng cường quan hệ giữa hai
nước, tiếp tục đối thoại để tăng cường hiểu biết, thu hẹp các khác biệt.
2. Đối thoại Việt Nam- EU
Nhìn chung, quan hệ chính trị giữa hai bên có những bước phát triển tốt đẹp trong thời
gian qua, Việt Nam vẫn tiếp tục giữ cơ chế đối thoại thường xuyên về dân chủ, nhân quyền bây
giờ mỗi năm 2 lần kể từ khi được khởi xướng năm 2001.
Nội dung chủ yếu của những cuộc đối thoại này vẫn là vấn đề tôn giáo, tự do hội họp, tư
do ngôn luận vẫn là những vấn đề được quan tâm và đưa ra thảo luận.
“Liên minh châu Âu chia sẻ mối quan ngại của công đồng quốc tế sau việc xét xử mới đây
một số nhà báo, những người đã đóng vai trò quan trọng trong việc phanh phui một vụ việc tham
nhũng, và e rằng công cuộc đấu tranh chống tham nhũng tại Việt Nam vì thế sẽ bị giảm sút.
Liên minh châu Âu mong muốn nhấn mạnh rằng các quyền dân sự và chính trị có tầm
quan trọng ngang nhau và các quyền này không thể bị tách rời”
3. Một số cuộc đối thoại khác
a. Việt Nam- Thụy sĩ
Việt Nam và Thụy Sĩ cũng có những cuộc đối thoại hàng năm về nhân quyền. Các vấn đề
nổi bật như liên quan đến luật hình sự và tố tụng hình sự, quyền bình đẳng giới, quyền của các
dân tộc được các quan chức cấp cao hai bên quan tâm và cùng mong muốn hợp tác trên các vấn
đề đó. Ngoài ra, những nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện Công ước về chống phân biệt
đối xử đối với phụ nữ, chương trình hành động quốc gia về phóng chống buôn bán trẻ em, phụ
nữ với hòa bình và an ninh được Thụy Sĩ ghi nhận.
b. Việt Nam- Na uy
Trong khuôn khổ hợp tác song phương, Việt Nam và Nauy đã thường niên tổ chức đối
thoại về quyền con người và sử dụng nó làm diễn đàn trung tâm trong đối thoại chính trị
Cuộc đối thoại nhân quyền lần thứ bảy này, được tổ chức tại Thủ đô Oslo của Nauy, trong
các ngày 14-15/5/2009, bao gồm cả 4 Hội thảo kỹ thuật về các chủ đề: bình đẳng giới, tội phạm
học, tiếp cận thông tin, nạn buôn bán người. ..
Trong quá trình đối thoại, phía Na Uy đã bày tỏ sự vui mừng về việc Việt Nam đã thông
qua Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Những báo cáo của Việt Nam về
bình đẳng giới đã cho thấy quyết tâm xóa bỏ sự phân biệt đối xử về giới của Chính phủ và các
cấp, các ngành. Chúng ta cũng đã cung cấp thêm cho phía Na Uy những thông tin mới nhất về
quá trình kiện toàn bộ máy quốc gia về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ nhằm hướng
tới việc thực thi hiệu quả các luật và điều ước quốc tế về bình đẳng giới trên thực tế.
Nhìn chung, qua các cuộc đối thoại cho đến nay, việt Nam đã rất tích cực phối hợp với các
quốc gia khác trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, những nguyên tắc cơ bản của luật
quốc tế về quyền con người.Tuy nhiên có thể thấy, giữa việt nam và quốc tế vẫn còn khác biệt
một cách căn bản về tính phổ quát của nhân quyền.
III) Vấn đề nhân quyền trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
1) Khái quát chung về vấn đề xây dựng luật nhân quyền trong hệ thống pháp
luật Việt Nam
Xuất phát từ chủ trương không ngừng phát triển quyền con người, Nhà nước Việt Nam đã
và đang xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo đảm các quyền con người được tôn
trọng và thực hiện một cách đầy đủ nhất. Quyền con người, một khi đã được Hiến pháp và pháp
luật ghi nhận, sẽ trở thành ý chí chung của toàn xã hội, được xã hội tuân thủ và được pháp luật
bảo vệ.
Ngay sau khi giành được độc lập năm 1945, quyền con người, quyền công dân đã được
ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và sau đó tiếp tục
được khẳng định, mở rộng trong các Hiến pháp năm 1959, 1980 và 1992 (sửa đổi năm 2001).
Hiến pháp Việt Nam năm 1992, văn kiện pháp lý cao nhất của Nhà nước Việt Nam, đã ghi nhận
một cách trang trọng, rõ ràng và toàn diện các quyền con người (tại các điều 2 và 50) và nội
dung các quyền này đã được thể hiện xuyên suốt trong các chương, mục của Hiến pháp, đặc biệt
được nêu tập trung tại Chương 5 về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Các quyền con người quy định trong Hiến pháp đã không ngừng được cụ thể hóa trong các
văn bản pháp quy của Việt Nam. Chỉ tính từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã ban hành 13.000
văn bản pháp luật các loại, trong đó có hơn 40 bộ luật và luật, trên 120 pháp lệnh, gần 850 văn
bản của Chính phủ và trên 3000 văn bản pháp quy của các bộ, ngành được thông qua và thực thi.
Riêng trong năm 2004, Quốc hội đã thảo luận và thông qua 13 luật và 8 pháp lệnh trong các lĩnh
vực khác nhau.
Như vậy, Hiến pháp và pháp luật Việt Nam đã thể hiện đầy đủ tất cả các quyền cơ bản,
phổ biến của con người được nêu trong Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới năm 1948 và các công
ước quốc tế khác của Liên hợp quốc về quyền con người. Điều này chứng tỏ những tiến bộ vượt
bậc và những cố gắng rất lớn của Nhà nước Việt Nam trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm
quyền con người trong bối cảnh Việt Nam còn đang trong quá trình xây dựng một Nhà nước
pháp quyền, khi tình hình kinh tế, xã hội của đất nước còn nhiều khó khăn.
2) Bảo đảm quyền về dân sự chính trị
Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để cụ thể hóa nội dung quyền
con người quy định trong Hiến pháp Việt Nam năm 1992 sửa đổi, cũng như nội dung quyền con
người theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966. Trong số này, có những
đạo luật quan trọng, trực tiếp liên quan đến lĩnh vực dân sự chính trị như: Luật tổ chức Quốc hội,
Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân,
Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân, Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật tố tụng dân sự, Bộ Luật Hình sự, Bộ
Luật Tố tụng Hình sự, Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân...
a) Quyền bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý nhà nước và xã hội
Hiến pháp Việt Nam nêu rõ: nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội
và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do
nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân; công dân có quyền tham gia quản lý Nhà
nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với
cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; công dân, không phân biệt
dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo... đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu
cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
b) Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin
Việt Nam tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin của
người dân. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 đã nêu rõ: "công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí; có quyền được thông tin theo quy định của pháp luật.” Hệ thống pháp luật Việt Nam về
báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình ngày càng được hoàn thiện theo hướng bảo đảm tốt
hơn quyền tự do ngôn luận của nhân dân. Luật Báo chí năm 1989, được sửa đổi và bổ sung ngày
12/6/1999, đã thể hiện đầy đủ chính sách của Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí của công dân nhằm tăng cường vị trí, vai trò và quyền hạn của báo
chí và nhà báo. Luật Báo chí qui định: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện
quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí. Không một tổ chức, cá nhân nào được
hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Báo chí không bị kiểm