Tiểu luận Các công cụ tài chính mà Chính phủ sử dụng sau khủng hoảng tài chính 2008

Sự kiện khủng hoảng tài chính Mỹ diễn ra từ giữa năm 2007 kéo dài cho đến nay đã tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế của hàng loạt quốc gia trên thế giới. Phạm vi ảnh hưởng và mức độ thiệt hại về kinh tế của cuộc khủng hoảng này là rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng như hiện nay. Nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng không thể tránh kh ỏi những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của nó. Vậy, khủng hoảng tài chính là gì? Cuộc khủng hoảng tại M ỹ bắt ngu ồn từ đâu? Tại sao một cuộc khủng hoảng tại M ỹ lại có th ể tạo ra làn sóng ảnh hưởng lớn như vậ y và như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đã ứng phó với cuộc khủng hoảng ấy như thế nào? Những vấn đề này đã được nhóm 6 thực hiện nghiên cứu trong quá trình học tập bộ môn Tài chính công. Trong khuôn khổ của tiểu luận, nhóm sẽ chú trọng tìm hiểu bản chất của cuộc khủng hoảng tài chính, tác động của nó tới một số quốc gia trên thế giới và nh ững hành động nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng này của Chính phủ Việt Nam.

pdf27 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2288 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các công cụ tài chính mà Chính phủ sử dụng sau khủng hoảng tài chính 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4 / 1 1 / 2 0 1 3 B môn TÀI CHÍNH CÔNG BÀI TẬP NHÓM 6 Lớp: VB2- Ngân Hàng Các công cụ tài chính mà Chính phủ sử dụng sau khủng hoảng tài chính 2008 [CÁC CÔNG Cụ TÀI CHÍNH MÀ CHÍNH PHủ Sử DụNG SAU KHủNG HOảNG TÀI CHÍNH 2008] April 11, 2013 Tài chính Công- Nhóm 6 Page 2 Mục lục I. LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 3 II. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008 VÀ CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ ....................................................................................................................................... 5 1. Khái niệm chung ......................................................................................................... 5 2. Cuộc khủng hoảng thế giới năm 2008 .......................................................................... 7 3. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính đối với nền kinh tế Việt Nam .................... 14 4. Các công cụ tài chính chính phủ sử dụng sau khủng hoảng . ...................................... 19 4.1. Chính sách tiền tệ. .............................................................................................. 19 4.2. Đánh giá những tác động và kết quả đạt được sau khi thực hiện các chính sách trên: 24 5. Kết luận. .................................................................................................................... 25 [CÁC CÔNG Cụ TÀI CHÍNH MÀ CHÍNH PHủ Sử DụNG SAU KHủNG HOảNG TÀI CHÍNH 2008] April 11, 2013 Tài chính Công- Nhóm 6 Page 3 I. LỜI MỞ ĐẦU Sự kiện khủng hoảng tài chính Mỹ diễn ra từ giữa năm 2007 kéo dài cho đến nay đã tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế của hàng loạt quốc gia trên thế giới. Phạm vi ảnh hưởng và mức độ thiệt hại về kinh tế của cuộc khủng hoảng này là rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng như hiện nay. Nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng không thể tránh khỏi những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của nó. Vậy, khủng hoảng tài chính là gì? Cuộc khủng hoảng tại Mỹ bắt nguồn từ đâu? Tại sao một cuộc khủng hoảng tại Mỹ lại có thể tạo ra làn sóng ảnh hưởng lớn như vậy và như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đã ứng phó với cuộc khủng hoảng ấy như thế nào? Những vấn đề này đã được nhóm 6 thực hiện nghiên cứu trong quá trình học tập bộ môn Tài chính công. Trong khuôn khổ của tiểu luận, nhóm sẽ chú trọng tìm hiểu bản chất của cuộc khủng hoảng tài chính, tác động của nó tới một số quốc gia trên thế giới và những hành động nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng này của Chính phủ Việt Nam. Tiểu luận được kết cấu với các phần:  Khái niệm chung  Cuộc khủng hoảng thế giới năm 2008  Tác động cuộc khủng hoảng tài chính đối với nền kinh tế Việt Nam  Các công cụ tài chính chính phủ sử dụng sau khủng hoảng  Kết luận Các thành viên nhóm 6 bao gồm:  Dương Thị Ngọc Điệp- MSSV: 12120066  Vũ Thị Hiền- MSSV: 12120171  Nguyễn Thị Hoa- MSSV: 12120186  Bùi Thị Lê- MSSV: 12120294  Phạm Thị Thu Phương- MSSV: 12120419  Phạm Thị Phượng- MSSV: 12120426  Vũ Hoài Thu- MSSV: 12120530  Nguyễn Thị Hào- MSSV: 12120151 [CÁC CÔNG Cụ TÀI CHÍNH MÀ CHÍNH PHủ Sử DụNG SAU KHủNG HOảNG TÀI CHÍNH 2008] April 11, 2013 Tài chính Công- Nhóm 6 Page 4 Do đề tài trên đây là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp nhưng thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy nhóm rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn Trân trọng và cảm ơn, Nhóm 6 [CÁC CÔNG Cụ TÀI CHÍNH MÀ CHÍNH PHủ Sử DụNG SAU KHủNG HOảNG TÀI CHÍNH 2008] April 11, 2013 Tài chính Công- Nhóm 6 Page 5 II. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008 VÀ CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ 1. Khái niệm chung Khủng hoảng tài chính là sự mất khả năng thanh khoản của các tập đoàn tài chính, dẫn tới sự sụp đổ và phá sản dây chuyền trong hệ thống tài chính. Các loại khủng hoảng tài chính.  Khủng hoảng ngân hàng Đây là tình trạng diễn ra khi các khách hàng đồng loạt rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng. Vì ngân hàng cho vay phần lớn số tiền gửi vào nên khi khách hàng đồng loạt rút tiền, sẽ rất khó để các ngân hàng có khả năng hoàn trả các khoản nợ. Sự rút tiền ồ ạt có thể dẫn tới sự phá sản của ngân hàng, khiến nhiều khách hàng mất đi khoản tiền gửi của mình, trừ phi họ được bồi thường nhờ bảo hiểm tiền gửi. Nếu việc rút tiền ồ ạt lan rộng sẽ gây ra khủng hoảng ngân hàng mang tính hệ thống. Cũng có thể hiện tượng trên không lan rộng, nhưng lãi suất tín dụng được tăng lên (để huy động vốn) do lo ngại về sự thiếu hụt trong ngân sách. Lúc này, chính các ngân hàng sẽ trở thành nhân tố gây ra khủng hoảng tài chính.  Khủng hoảng trên thị trường tài chính Khủng hoảng trên thị trường tài chính thường xảy ra do hai nguyên nhân chính: do các chính sách của Nhà nước và do sự tồn tại của các bong bóng đầu cơ. Yếu tố đầu tiên phải nói đến, đó chính là các chính sách của Nhà nước. Khi nhà nước phát hành tiền nhằm trang trải cho các khoản thâm hụt ngân sách, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới tỷ giá cố định. Người dân sẽ mất lòng tin vào nội tệ và chuyển sang tích trữ bằng các loại ngoại tệ. Khi đó dự trữ ngoại tệ của Nhà nước sẽ cạn dần, Nhà nước buộc phải từ bỏ tỷ giá cố định và tỷ giá sẽ tăng. Thêm vào đó, trên thị trường lại luôn tồn tại những “bong bóng” đầu cơ, ẩn chứa nguy cơ đổ vỡ. Khi hầu hết những người tham gia thị trường đều đổ xô đi mua một loại hàng hóa nào đó trên thị trường tài chính (chẳng hạn như cổ phiếu, bất động sản), nhưng không nhằm mục đích đầu tư lâu dài, mà chỉ mua với mục đích đầu cơ, với hi vọng sẽ bán ra với giá cao hơn và thu lợi nhuận, điều này đẩy giá trị của các hàng hóa này lên cao, vượt quá giá trị thực của nó. Tình trạng này xảy ra sẽ kéo theo những nguy cơ đổ vỡ trên thị trường tài chính, do các nhà đầu tư ngắn hạn kiểu trên luôn mua và bán theo xu hướng chung trên thị trường: họ mua vào khi thấy nhiều người cùng mua, tạo những cơn sốt ảo trên thị trường và bán ra khi có nhiều người cùng [CÁC CÔNG Cụ TÀI CHÍNH MÀ CHÍNH PHủ Sử DụNG SAU KHủNG HOảNG TÀI CHÍNH 2008] April 11, 2013 Tài chính Công- Nhóm 6 Page 6 bán, gây tình trạng rớt giá, họ không cần hiểu biết nguyên do khi nào cần mua vào, khi nào cần bán ra nên gọi là “tâm lý bầy, đàn”.  Khủng hoảng tài chính thế giới Khi một quốc gia có đồng tiền mạnh đột ngột phá giá đồng tiền của mình hoặc khi một nước mất đi khả năng hoàn trả các khoản nợ quốc gia, gây khủng hoảng tiền tệ. Khủng hoảng tài chính trong các tập đoàn Kinh tế: Các tập đoàn thường vướng vào khủng hoảng tài chính do 2 lý do chủ yếu: do các kế hoạch đầu tư không đúng đắn, không thu hồi được vốn đầu tư, dẫn tới việc không thanh toán được các khoản vay để đầu tư dẫn tới phá sản. Do bị hiệu ứng dây chuyền từ khủng hoảng chung, khi đó các doanh nghiệp không vay được vốn để đầu tư hoặc các dự án đầu tư không thu hồi được vốn do tình trạng khủng hoảng. Một số hướng giải quyết Giải toả được những hoảng sợ về thanh khoản, về tính lỏng bằng 2 chiến lược là cung cấp thanh khoản cho thị trường và thuyết phục các thành viên thị trường rằng họ không cần phải ngay lập tức bán đi các tài sản của mình. Để thị trường yên tâm thì cần có một cơ chế bảo hiểm tiền gửi hoạt động tốt. Người đóng vai trò là cho vay cuối cùng là Ngân hàng trung ương sẽ cung cấp thanh khoản cho thị trường và để thị trường tự phân bổ, điều tiết lượng thanh khoản đó. Khi đó, côn cụ chính sách tiền tệ gián tiếp hữu hiệu giúp NHTW cho vay là nghiệp vụ thị trường mở với các giao dịch mua bán lại tín phiếu Kho bạc do Chính phủ phát hành. Ngoài công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp là cho vay trên nghiệp vụ thị trường mở, cho vay trực tiếp với lãi suất phạt. NHTW ở tình thế rất khó khăn do phải bảo vệ tỷ giá trong khi thị trường cho rằng cuối cùng thì việc bảo vệ tỷ giá không quan trọng bằng các mục tiêu vĩ mô và đến một lúc nào đó thì đồng tiền sẽ giảm giá. Thuế và các hạn chế khác có thể không khuyến khích các nhà đầu tư dài hạn và có khi còn làm trầm trọng thêm tình hình.Việc cần làm là giải quyết khủng hoảng thanh toán để hạn chế thiệt hại bằng cách: loại bỏ những không chắc chắn của nhà đầu tư về tính trong sạch của các thể chế cá nhân. Thêm vào đó, buộc các thể chế này phải xử lý những vấn đề về tài sản của mình như định giá thấp… và bán cho cơ quan cơ cấu lại nợ của Chính phủ. Điều này làm tăng tính lỏng và giảm bớt khó khăn cho người cho vay – ngân hàng. Tuy nhiên, để giải quyết khủng hoảng tài chính triệt để thì cần phải ngăn chặn nó bằng cơ chế giám sát, thanh tra và các công cụ, kỹ thuật thích hợp. [CÁC CÔNG Cụ TÀI CHÍNH MÀ CHÍNH PHủ Sử DụNG SAU KHủNG HOảNG TÀI CHÍNH 2008] April 11, 2013 Tài chính Công- Nhóm 6 Page 7 2. Cuộc khủng hoảng thế giới năm 2008 Năm 2008 được coi như là một năm tồi tệ nhất của nền kinh tế thế giới trong nhiều thập niên qua. Khởi đầu từ một sự suy giảm nhẹ của nền kinh tế Mỹ rồi gia tốc thành một cuộc khủng hoảng tín dụng và tài chánh lan rộng trên toàn thế giới. Năm 2008 bắt đầu bằng dấu hiệu là nền kinh tế Hoa Kỳ chậm lại nhưng không có một dấu hiệu cảnh báo nào về một sư tan rã của nền tài chánh sẽ đến. Vào tháng 2 năm nay, Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua một số biện pháp thúc đẩy nền kinh tế bằng những ngân phiếu trả lại bớt tiền thuế cho dân để giảm bớt ảnh hưởng của điều mà các kinh tế gia cho là sự đi xuống không đáng kể của nền kinh tế Mỹ. Nhưng đến tháng Ba thì người ta bắt đầu chứng kiến một chuỗi sự sụp đổ hoặc bị mua lại của các Công ty đầu tư địa ốc lớn nhất nước Mỹ, các định chế tài chánh, các công ty cho vay, các ngân hàng và các công ty bảo hiểm. Tất cả những công ty này đã có liên hệ đến chuyện đầu tư vào ngành tín dụng địa ốc từng có lúc đã phát đạt tột bực. Các khoản đầu tư kinh doanh này đã xuống dốc khi giá nhà bắt đầu hạ giảm và khi con số người vay tiền mua nhà không trả nổi nợ cho ngân hàng tăng vọt . Giá dầu thô trên thế giới cao đến mức kỷ lục cũng góp phần vào cuộc khủng hoảng kinh tế. Khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu diễn ra, dường như nó chỉ là một đốm lửa trên đỉnh núi. Nhưng trong thế giới kết nối mà chúng ta đang sống, đốm lửa nhỏ ấy đã mở đầu cho một đám cháy lớn. Cơn chấn động trên Phố Wall đã tác động đến tất cả những ai có liên quan đến tài chính. Dưới đây là một số câu chuyện ghi lại từ những thị trường tài chính Âu, Á nơi ngọn lửa đã bùng cháy và tiếp tục lan xa. Hồng Kông, Trung Quốc Sự gặm nhấm tiền bạc Cách đây không lâu, các doanh nhân Mỹ đổ xô tới các hội chợ thương mại tại Quảng Châu, Trung Quốc để tìm kiếm những thoả thuận mua bán từ những nhà máy ở miền nam nước này. "Người Mỹ nổi tiếng vì một việc," Ken Melwani, giám đốc công ty thương mại Nikita có trụ sở tại Hồng Kông, chủ sở hữu 10 nhà máy sản xuất đồ lót phụ nữ tại Trung Quốc để xuất khẩu sang Mỹ Latinh và châu Phi nói: "Họ không quan tâm tới số lượng. Họ chỉ muốn biết: "Giá bao nhiêu?". Năm nay, Melwani nhận thấy rằng những người mua hàng Mỹ đã không đến nữa. Và còn có một điều gì đó khác nữa. Ngân hàng của ông cũng đã ngừng thúc đẩy các khoản cho [CÁC CÔNG Cụ TÀI CHÍNH MÀ CHÍNH PHủ Sử DụNG SAU KHủNG HOảNG TÀI CHÍNH 2008] April 11, 2013 Tài chính Công- Nhóm 6 Page 8 vay. Melwani nhận định: "Chắc chắn mọi việc đã thay đổi vào đầu năm nay. Họ không còn sẵn lòng khuyến khích sự vay mượn". Hồng Kông, trung tâm tài chính và đầu não quản lý của khu vực Trung Quốc thường được gọi là nhà máy của thế giới, là một thành phố giàu có. Tuy nhiên, ngay cả tại đây, sự túng quẫn tín dụng toàn cầu đang gây khó khăn hơn cho các doanh nghiệp trong việc vay tiền để trang trải các nhu cầu ngắn hạn. "Hiện tại, chúng tôi đang đối mặt với rắc rối. Chúng tôi không nhận được các đơn đặt hàng lặp lại như đáng lẽ phải được nhận. Và các ngân hàng cũng đang cảnh báo rằng họ có thể cắt giảm tín dụng của chúng tôi trong tương lai", Tommy Lam, chủ một nhà máy may mặc ở Dongguan, một trung tâm sản xuất của Trung Quốc gần Hồng Kông, cho biết. Lam nói công ty của ông hiện trong tình trạng tài chính tốt và sẽ vượt qua cơn bão tài chính. Tuy nhiên, các công ty Hồng Kông khác - đặc biệt những công ty đã đầu tư một số vốn của họ vào bất động sản và chứng khoán - đang đối mặt với tình trạng thiếu tiền mặt ngày càng nghiêm trọng. Vào ngày 9/10, một nhà bán lẻ quần áo, với khoảng 100 đại lý ở Hồng Kông và 500 đại lý khác ở Trung Quốc, đã buộc phải đóng cửa sau khi không thể đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng về việc hoàn trả những khoản nợ. Các chuyên gia phân tích cho rằng công ty đã vay quá nhiều và mở rộng quá nhanh chóng nhằm vội vàng bắt kịp làn sóng kinh tế của Trung Quốc. Khi kinh tế toàn cầu phát triển chậm lại, điều đó dường như trở thành một điệp khúc quen thuộc - và kết quả là những người cho vay đang ngày càng xem xét kĩ lưỡng các tờ quyết toán cũng như các báo cáo lưu chuyển tiền của khách hàng để tìm những dấu hiệu căng thẳng có thể dẫn tới sự vỡ nợ. Một nữ doanh nhân Hồng Kông, người yêu cầu không được nêu tên vì sợ gây hoang mang cho chủ nợ vốn đã dễ bị kích động, tiết lộ các chủ ngân hàng của bà mới đây đã tới văn phòng của bà để kiểm tra sổ sách kế toán. "Năm tới sẽ là một cuộc sát hạch thực sự đối với nhiều công ty. Nếu không có thêm tiền mặt mới thì sẽ không còn lựa chọn nào khác là thu hẹp quy mô kinh doanh. Nếu điều đó xảy ra, sẽ có rất nhiều người mất việc làm", bà dự đoán. New Delhi, Ấn Độ Giấc mơ tan vỡ [CÁC CÔNG Cụ TÀI CHÍNH MÀ CHÍNH PHủ Sử DụNG SAU KHủNG HOảNG TÀI CHÍNH 2008] April 11, 2013 Tài chính Công- Nhóm 6 Page 9 Sandeep Goyal, một kĩ sư phần mềm ở New Delhi thì thầm: "Không ai dám đề cập tới từ cổ phiếu trong ngôi nhà của chúng tôi hiện giờ, đặc biệt khi cha đang quanh quẩn đâu đây". Điều đó nhanh chóng được chứng minh tại sao. Cha của Goyal, một giám đốc ngân hàng về hưu, đang theo dõi một bài thuyết pháp tôn giáo trên truyền hình qua một chiếc TV màn hình phẳng hiệu Sony, đặt bên cạnh một máy tính xách tay HP mới, sáng bóng của anh. Đây là một dấu hiệu dễ thấy về sự giàu có sung túc mới trong phòng khách ngôi nhà khiêm tốn của gia đình Goyal. Cựu giám đốc ngân hàng nói một cách buồn bã: "Tôi đã cảnh báo con rằng không bao giờ được đặt cược mọi thứ vào một kế hoạch. Nó đáng lẽ phải đầu tư vào trái phiếu chính phủ và các tài khoản tiết kiệm ngoài cổ phiếu".Giống như hàng triệu người Ấn Độ khác được nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ tiếp thêm sự gan dạ, Goyal, 28 tuổi, đã đầu tư vào cổ phiếu và tin tưởng rằng các khoản lợi nhuận có vẻ chắc chắn sẽ giúp mang tới một phong cách sống sung túc. Anh cảm thấy rất khó khăn để chấp nhận sự sụp đổ trong các thị trường tài chính toàn cầu. Chỉ số Sensex của Ấn Độ đã giảm 45% từ đỉnh điểm hồi tháng 1, giá trị tài sản ròng của gia đình Goyal, vốn được gây dựng qua nhiều năm, đã bị hao hụt trong vài tuần. Từ 12.000 USD, danh mục đầu tư của họ đã giảm xuống tới 4.000 USD - tổng cộng tổn thất cao hơn một nửa số lương hàng năm mà Goyal nhận được từ công việc của anh cho một công ty có trụ sở ở Mỹ. Trước khi rời phòng khách, cha của Sandeep đưa ra một câu bình luận đanh thép: "Tham lam chẳng tốt một chút nào". Lại có thêm nhiều tin tức tồi tệ đổ dồn về qua chiếc Sony của gia đình Goyal suốt mấy tuần vừa qua: tỉ lệ tăng trưởng của nền kinh tế Ấn Độ dự kiến sẽ giảm từ 9% xuống còn 8% hoặc thấp hơn nữa; những lời đồn đại vô căn cứ rằng ngân hàng tư nhân lớn nhất nước này - ICICI, đã bị mắc kẹt trong sự rối loạn của thị trường cho vay dưới tiêu chuẩn, gần như đã gây ra một vụ rất tiền ồ ạt của các khách hàng; Jet Airways, hãng hàng không nội địa lớn nhất, đang sa thải hàng trăm nhân viên. Không có bầu không khí vui vẻ nhất của một đám cưới. Goyal sẽ cưới vợ trong hai tháng nữa. Anh nói vẻ đầy nuối tiếc: "Tôi từng muốn đi Singapore hưởng tuần trăng mật và mua một chiếc xe ôtô mới nhưng bây giờ khó có thể thực hiện những giấc mơ như vậy. Chúng tôi đã chứng kiến một vài năm thật tuyệt vời. Chúng khiến bạn tin rằng nếu bạn làm việc chăm chỉ bạn có thể lớn mạnh nhanh chóng". [CÁC CÔNG Cụ TÀI CHÍNH MÀ CHÍNH PHủ Sử DụNG SAU KHủNG HOảNG TÀI CHÍNH 2008] April 11, 2013 Tài chính Công- Nhóm 6 Page 10 Tuy nhiên, niềm tin của Goyal về tương lai đã bị chao đảo. "Tôi cảm thấy lo sợ rằng nếu mọi việc cứ tiến triển theo cách này, tôi có thể mất việc. Dẫu vậy, có một điều mà tôi chắc chắn là: tôi sẽ không bao giờ mua cổ phiếu một lần nào nữa". Reykjavík, Iceland Tài sản đóng băng Trong tiếng Iceland, các từ tiền bạc và con cừu là giống nhau. Tuy nhiên, trong những điều kiện kinh tế hiện tại của Iceland thì đùa cợt là một cách quan tâm, chỉ một người sẽ đặt thức ăn lên bàn và đặt áo lên lưng bạn (khi bạn ăn thịt cừu và mặc đồ len làm từ lông cừu). Với sự sụt giảm của tiền tệ và sự khốn đốn của ngành công nghiệp ngân hàng thì người dân Iceland đang nhanh chóng mất đi việc làm, các khoản tiết kiệm và công việc làm ăn. Chính phủ e ngại rằng một số người thậm chí sẽ đánh mất lý trí: cách đây vài ngày, Bộ Y tế Iceland đã thành lập một trung tâm sức cấp cứu sức khoẻ tâm thần ở trung tâm Reykjavík nhằm giúp các công dân bị khủng hoảng vì cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước. Nằm trên tầng hai của một trạm y tế cũ, trung tâm sẵn sàng điều trị cho một số lượng lớn những người dân Icelander bị đau ốm về mặt tinh thần. Dẫu vậy, công việc cũng tiến triển rất chậm chạp. Tiến sĩ Ragnar Ólafsson, một trong hai chuyên gia tâm lý làm việc toàn thời gian cho trạm xá, đang nhấm nháp một chiếc sandwich một mình trong văn phòng của ông lúc 1:30 giờ chiều ngày 13/10. "Cho tới thời điểm hiện tại, chẳng có mấy người tìm đến đây", ông nói. Thoáng nhìn, có rất nhiều dấu hiệu của một cuộc sống tốt đẹp đã trở nên thân thuộc đối với một đất nước có 320.000 người này. Bãi đỗ xe của trung tâm mua sắm Kringlan thuộc Reykjavík tràn ngập những loại xe láng bóng như Audis, Range Rovers và Mercedes. Tuy nhiên, bên trong khu mua sắm, những người Iceland tóc vàng đang rảo bước với vẻ mệt mỏi. "Tôi có thể thư giãn như thế nào đây khi dễ dàng nhận thấy rằng mọi thứ mà tôi tích cóp cả đời đã mất hết", một nhà tư vấn quảng cáo mắt đỏ hoe diện áo len và dép lê nói khi ngồi trong một quán ăn. Vào tuổi 61, ông đã bị mất hầu hết các khoản tiết kiệm lương hưu trong cuộc suy thoái của ngành ngân hàng. "Đó là niềm hãnh diện của một con người, một người dân Iceland. Tôi đã bị tước đoạt nó". Bộ trưởng Y tế Gudlaugar Thór Thórdarson đồng ý rằng Iceland đang phải chống chịu một cú sốc tinh thần, "đặc biệt khi Gordon Brown áp dụng luật chống khủng bố chống lại Iceland", ông Thórdarson nói, ám chỉ tới động thái mới đây của Thủ tướng Anh nhằm viện [CÁC CÔNG Cụ TÀI CHÍNH MÀ CHÍNH PHủ Sử DụNG SAU KHủNG HOảNG TÀI CHÍNH 2008] April 11, 2013 Tài chính Công- Nhóm 6 Page 11 dẫn luật chống khủng bố để đóng băng các tài sản của các công ty Iceland tại đảo quốc sương mù. "Người dân đất nước tôi không chủ hứng chịu cơn bão tài chính mà điều đó còn khiến chúng tôi cảm thấy tồi tệ. Người Iceland luôn tự coi mình là một dân tộc độc lập và hiện tại chúng tôi đơn giản không thể độc lập". Các doanh nghiệp địa phương đang cố gắng động viên người dân bằng những hành động hào phóng. Một nhà hàng ở Reykjavík - Á naestum grösum, đã biến mình thành một bếp nấu súp, miễn phí cho người dân Iceland một bát súp lúa mạch kèm rau và một lát bánh mỳ, trong khi ở cuối con phố đó, một số ít quán bar đã bán "bia thời suy thoái" với gián 2,60 USD/ 1 cốc thay vì với giá thông thường là khoảng 6 USD. Tuy nhiên, trước việc có nhiều cuộc cắt giảm nhân công hơn và tình trạng lộn xộn ngày càng nghiêm trọng thì đất nước này cần hơn một cử chỉ hảo tâm và một vại bia giá rẻ để được giải cứu khỏi sự tuyệt vọng về kinh tế. Hitachi, Nhật Trung tâm buôn bán lớn đóng cửa Đối với Taira Kamoshida, người sáng lập và chỉ sở hữu chuỗi dịch vụ giặt khô ở thành
Luận văn liên quan