Tiểu luận Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường EU

Cùng với tiến trình toàn cầu hóa, tham gia vào sân chơi quốc tế rộng lớn, đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chủ trương này đã được khẳng định trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc. Để thực hiện chủ trương của Đảng cùng với việc đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và giúp Việt Nam bắt kịp được với tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập, chúng ta cần phải tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu. Hiện nay, ngoài các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, ASEAN, thì EU đã và đang là đối tác quan trọng, một thị trường lớn có khả năng tiêu thụ nhiều hàng hoá, sản phẩm của Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng chính là những mặt hàng mà thị trường này có nhu cầu nhập khẩu hàng năm với khối lượng như giầy dép, thuỷ hải sản, cà phê . Vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào thị trường EU là một việc làm cấp thiết đối với nước ta hiện nay. Tuy nhiên để làm được điều này Việt Nam cần tập trung nghiên cứu tìm cách giải quyết các vướng mắc, cản trở hoạt động xuất khẩu sang EU và tìm ra các giải pháp căn bản để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này. Nhận thức được tiềm năng cũng như tầm quan trọng của thị trường EU đối với việc xuất nhập khẩu hàng hóa nước ta, nhóm chúng em đã quyết định tìm hiểu kỹ và hệ thống hóa các vấn đề chung về thị trường này, trình bày các đặc điểm, các rào cản thương mại tại thị trường EU, tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam với EU giai đoạn 2005-2010 một cách cập nhật và đầy đủ nhất có thể. Và từ đó đề ra vài giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU.

doc145 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2205 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Khái quát về thị trường thương mại của VN. 1.1. Thị trường thương mại quốc tế của Việt Nam: Thế giới có khoảng 255 nước và khu vực lãnh thổ. Tính đến năm 2010, hiện nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia [15] thuộc tất cả các châu lục (Châu Á - Thái Bình Dương: 33, Châu Âu: 46, Châu Mĩ: 28, Châu Phi: 47, Trung Đông: 16), bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị lớn của thế giới. Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ. Việt Nam đã có thỏa thuận tối huệ quốc với 164 nước và vùng lãnh thổ, bao gồm: 122 nước và vùng lãnh thổ là thành viên của WTO; 27 nước thuộc liên minh châu Âu; 15 nước và vùng lãnh thổ chưa là thành viên WTO. 1.2. Khái quát tình hình xuất nhập khẩu và các thị trường xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam Năm 2005 A. Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2005 ước tính đạt 69,11 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2004, trong đó xuất khẩu tăng 21,6% và nhập khẩu tăng 15,4%. Trong năm 2005 tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng nhập nhẩu (xuất khẩu tăng nhanh hơn 6,2 điểm phần trăm), do vậy nhập siêu cả năm giảm cả về số tuyệt đối và tỷ lệ so với trị giá xuất khẩu: nhập siêu cả năm chỉ còn 4,65 tỷ USD (năm 2004 là 5,45 tỷ), bằng 14,4% kim ngạch xuất khẩu, giảm 6,2 điểm phần trăm so với tỷ lệ 20,6% trong năm 2004.  B. Trị giá xuất khẩu hàng hoá năm 2005 đạt 32,23 tỷ USD, tăng 5,73 tỷ USD so với năm 2004. Trong cả năm, sau dầu thô, kim ngạch dệt may ước đạt 4,81 tỷ USD, giày dép 3 tỷ USD, thuỷ sản khoảng 2,74 tỷ USD, 3 mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ; điện tử, máy tính và gạo mỗi mặt hàng đạt kim ngạch cỡ 1,4 tỷ USD đến 1,5 tỷ USD.  Số liệu: Tổng cục thống kê Xuất khẩu dầu thô tăng thêm  chủ yếu do giá xuất khẩu dầu thô bình quân cả năm đã tăng trên 40%, bù lại lượng xuất khẩu giảm. Xuất khẩu gạo tăng mạnh cả giá và lượng và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước châu á. Xuất khẩu than đá tăng 85,2% về kim ngạch, lượng tăng 53,8%. Một số mặt hàng nông sản có lượng xuất khẩu giảm so với năm trước như cà phê, điều và chè, nhưng đều được lợi về giá. Một số mặt hàng công nghiệp giảm mạnh so với năm trước như xe đạp và phụ tùng (-39,2%); dầu, mỡ động thực vật giảm 18,5%, đồ chơi trẻ em giảm 6,6% ... Thị trường hàng xuất khẩu của Việt Nam cả năm nhìn chung ổn định và tăng so với cùng kỳ năm 2004, nhất là các thị trường lớn và xuất hiện nhiều thị trường mới ở khu vực Châu Phi. Thị trường Hoa kỳ tăng 16,2%, Nhật Bản tăng 26,9%, Ôx-trây-lia tăng 41,9%; Trung Quốc tăng 8,8%; Xin-ga-po tăng 28,5%. Riêng một số thị trường lớn thuộc EU giảm như: thị trường Đức và Anh, kim ngạch mỗi thị trường năm 2005 khoảng 1 tỷ USD, nhưng mỗi thị trường đều giảm 1,7% so với năm trước. C. Trị giá nhập khẩu hàng hoá năm 2005 đạt 36,88 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2004, trong đó, khu vực kinh tế trong nước 23,19 tỷ USD, tăng 11,1%, khu vực có vốn đầu tư nước, ngoài tăng 23,5%, do tăng chậm hơn nên tỷ trọng nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước chỉ còn  62,9% (năm trước là 65,3%) và của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 37,1% (năm 2004 tăng 34,7%) Bình quân mỗi tháng năm nay nhập khẩu 3,07 tỷ USD. Nhập khẩu hầu hết các nguyên, nhiên vật liệu chủ yếu phục vụ cho sản xuất trong nước đều tăng cả về kim ngạch và lượng nhập so với năm trước. Nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng cả năm tăng không đáng kể (+0,1%). Nhập khẩu ô tô tăng 19,3%, xe máy tăng 17,9%. Kim ngạch nhập khẩu phân bón giảm mạnh, do lượng nhập giảm, kéo theo kim ngạch giảm; bông giảm 14,6% (chủ yếu do giá giảm 20,6%, trong khi lượng tăng 7,6%); dầu mỡ động thực vật giảm 18,5%. Nhập khẩu hàng hoá từ các nước châu Á chiếm tỷ trọng lớn và nhìn chung tăng tương đối cao: Trung Quốc tăng 27,8%; Xin-ga-po tăng 25%, Đài Loan tăng 16,3%; Nhật Bản tăng 14,4%; Hàn Quốc tăng 8,3% và Thái Lan tăng 29,6%... Trong đó mặt hàng chủ yếu nhập khẩu là ô tô, sắt thép, xăng dầu, phân bón, chất dẻo… Năm 2006: A. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu năm 2006 ước tính đạt 84 tỷ USD, tăng 21% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 22,1%; nhập khẩu tăng 20,1%; nhập siêu là 4,8 tỷ USD, bằng 12,1% kim ngạch xuất khẩu (các con số tương ứng của năm trước là 4,54 tỷ USD và 14%). B. Xuất khẩu hàng hoá năm 2006 ước tính đạt 39,6 tỷ USD và đã vượt 4,9% so với kế hoạch cả năm, trong đó khu vực kinh tế trong 16,7 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm trước, đóng góp 39,8% vào mức tăng chung; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không kể dầu thô 14,5 tỷ USD, tăng 30,1%, đóng góp 46,9%  và dầu thô 8,3 tỷ USD, tăng 12,9%, đóng góp 13,3%. Năm nay, có thêm cao su và cà phê đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD nâng tổng số các mặt hàng có kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên là 9, trong đó 4 mặt hàng lớn truyền thống là dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản kim ngạch mỗi mặt hàng đạt trên 3,3 tỷ USD.  Số liệu: Tổng cục thống kê Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản năm nay tăng mạnh, do phát triển nông nghiệp đúng hướng, đồng thời giá thế giới tăng cao, trong đó kim ngạch cao su tăng cao nhất (+58,3%); cà phê tăng tới 49,9% (hoàn toàn do được lợi về giá); riêng gạo giảm cả kim ngạch và lượng, chủ yếu do nguồn cung không tăng.   C. Nhập khẩu hàng hoá năm 2006 ước tính đạt 44,41 tỷ USD, vượt 4,5% so với kế hoạch năm 2006 và tăng 20,1% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 27,99 tỷ USD, tăng 19,9% và đóng góp 62,6% vào mức tăng chung; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 16,42 tỷ USD, tăng 20,4%, đóng góp 37,4%. Nhập khẩu máy móc, thiết bị và hầu hết các vật tư, nguyên liệu cho sản xuất trong nước đều tăng so với năm trước, đặc biệt là nhiều loại vật tư chủ yếu (trừ xăng dầu, phôi thép và phân u rê) có lượng nhập khẩu tăng khá. Nhập khẩu máy móc, thiết bị  tăng 24,1%; xăng dầu 5,8 tỷ USD, tăng 16,4% (nhưng lượng nhập giảm 3,8%); phân bón tăng 5,1%; chất dẻo tăng 26,8%; hoá chất 18,6%; giấy các loại tăng 30,5%; vải tăng 23,1%; riêng nguyên phụ liệu dệt, may, da giảm 14,1%, và đang có xu hướng giảm do tăng sản xuất thay thế ở trong nước; sắt, thép 2,9 tỷ USD, giảm 0,9%, nhưng lượng tăng 1,8% nhờ giá giảm.   1.2.3. Năm 2007 A. Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2007 ước tính đạt gần 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006, trong đó tất cả các mặt hàng chủ yếu đều tăng (kể cả xuất khẩu dầu thô tăng 2,6%, do giá tăng). Có 10 mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD là: Dầu thô 8,5 tỷ USD, dệt may 7,8 tỷ USD, giày dép gần 4 tỷ USD, thủy sản 3,8 tỷ USD, tăng 12,9%; sản phẩm gỗ 2,4 tỷ USD, tăng 22,3%; điện tử máy tính 2,2 tỷ USD, tăng 27,5%; cà phê 1,8 tỷ USD, tăng 52,3%; gạo 1,4 tỷ USD, tăng 13,9%;cao su cũng đạt 1,4 tỷ USD, tăng 8,8%; than đá trên 1 tỷ USD, tăng 11,3%.  Nông sản (trên biểu đồ)gồm: Gạo,cà phê, cao su Số liệu: Tổng cục hải quan Thị trường xuất khẩu hàng hoá tiếp tục phát triển, hầu hết các thị trường lớn đều tăng so với năm trước.  Năm 2007 có 10 thị trường đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó Mỹ 10 tỷ USD, tiếp đến là EU 8,7 tỷ USD; ASEAN 8 tỷ USD; Nhật Bản 5,5 tỷ USD và Trung Quốc 3,2 tỷ USD. Bên cạnh đó, trong năm 2007 một số thị trường có xu hướng giảm như Ôx-trây-li-a, I-rắc. B. Giá trị hàng hóa nhập khẩu năm 2007 ước tính đạt 60,8 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 39,2 tỷ USD, tăng 38,1% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,6 tỷ USD, tăng 31%. Các mặt hàng có giá trị nhập khẩu cao trong năm 2007 là: máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt gần 10,4 tỷ USD, tăng 56,5%; xăng dầu 7,5 tỷ USD, tăng 25,7%; sắt thép gần 4,9 tỷ USD, tăng 66,2%; vải 4 tỷ USD, tăng 33,6%; điện tử, máy tính và linh kiện 2,9 tỷ USD, tăng 43,7%; chất dẻo 2,5 tỷ USD, tăng 34,3%; nguyên phụ liệu dệt, may, da 2,2 tỷ USD, tăng 12,1%; hóa chất 1,4 tỷ USD, tăng 39,1%; ô tô 1,4 tỷ USD, tăng 101%; sản phẩm hóa chất gần 1,3 tỷ USD, tăng 27,1%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu 1,1 tỷ USD, tăng 52,6%, gỗ và nguyên phụ liệu gỗ 1 tỷ USD, tăng 31,9%. Nhập siêu năm 2007 ở mức 12,4 tỷ USD, bằng 25,7% giá trị xuất khẩu hàng hóa và gấp gần 2,5 lần mức nhập siêu của năm trước. Giá trị nhập khẩu hàng hóa và nhập siêu của năm 2007 tăng cao là do (1) tăng nhu cầu nhập khẩu để phát triển nền kinh tế. Chỉ riêng nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đã chiếm tới 17,1% tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu và đóng góp 23,5% vào mức tăng chung; xăng dầu cũng chiếm 12,3% và đóng góp 9,6%; (2) Giá của nhiều mặt hàng nhập khẩu chủ yếu đều tăng cao như sắt thép tăng 23,1%; phân bón tăng 19,1%; xăng dầu tăng 12,2%; chất dẻo tăng 9,6%. Ngoài ra, giá đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới sụt giảm so với một số ngoại tệ mạnh cũng là nhân tố làm gia tăng giá trị nhập khẩu, khi qui đổi về USD. 1.2.4. Năm 2008 A. Kim ngạch xuất khẩu: Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 của các loại hàng hoá đều tăng so với năm 2007, chủ yếu do giá trên thị trường thế giới tăng. Xuất khẩu dầu thô ước tính đạt 13,9 triệu tấn, tương đương 10,5 tỷ USD, tuy giảm 7,7% về lượng nhưng tăng 23,1% về kim ngạch so với năm trước do giá dầu tăng cao trong những tháng giữa năm. Hàng dệt may đạt 9,1 tỷ USD, tăng 17,5% so với năm 2007; trong đó Hoa Kỳ vẫn là bạn hàng lớn nhất về hàng dệt may với 5,1 tỷ USD, tăng 14,2% so với năm 2007; tiếp đến là EU 1,7 tỷ USD, tăng 13,8%; Nhật Bản 810 triệu USD, tăng 15,9%. Kim ngạch xuất khẩu giày dép năm 2008 ước tính đạt 4,7 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm trước, trong đó hai thị trường EU và Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng trên 74% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép. Thủy sản ước tính đạt 4,6 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2007. Thị trường EU vẫn là thị trường chính nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam, đạt 1,2 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2007; tiếp theo là Nhật Bản đạt 850 triệu USD, tăng 12,8%; Hoa Kỳ 760 triệu USD, tăng 4,3%; Hàn Quốc 310 triệu USD, tăng 12,7%. Xuất khẩu gạo năm 2008 ước tính đạt 4,7 triệu tấn, đạt 2,9 tỷ USD, tuy chỉ tăng 3,6% về lượng nhưng tăng 94,8% về kim ngạch so với năm trước, do có mức tăng kỷ lục về giá xuất khẩu trong năm qua.  Nông sản (trên biểu đồ) bao gồm: Gạo; Cà phê Số liệu: Tổng cục thống kê  Năm 2008 có 8 nhóm hàng/mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD là: Dầu thô 10,5 tỷ USD; hàng dệt may 9,1 tỷ USD; giày, dép 4,7 tỷ USD; thuỷ sản 4,6 tỷ USD; gạo 2,9 tỷ USD; sản phẩm gỗ 2,8 tỷ USD; điện tử, máy tính 2,7 tỷ USD; cà phê 2 tỷ USD, tăng 2 mặt hàng so với năm 2007 là gạo và cà phê. Tuy kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008 tăng khá cao so với năm 2007 nhưng nếu loại trừ trị giá tái xuất sắt, thép, vàng và yếu tố tăng giá của 8 mặt hàng chủ yếu (dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè) thì kim ngạch hàng hoá xuất khẩu chỉ tăng 13,5%.  Số liệu: Tổng cục thống kê Trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2008, Hoa Kỳ là đối tác lớn nhất, ước tính đạt 11,6 tỷ USD, tăng 14,5% so với năm 2007 với 5 mặt hàng chủ yếu (chiếm tỷ trọng 76% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này) gồm: Hàng dệt may, dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép, thủy sản. Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu sang thị trường ASEAN tuy có giảm trong các tháng cuối năm, nhưng ước tính cả năm vẫn đạt 10,2 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2007 với các mặt hàng chính là: Dầu thô, gạo, thủy sản, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Thị trường EU ước tính đạt 10 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước gồm các mặt hàng truyền thống như: Hàng dệt may, giày dép, nông sản, thủy sản. Thị trường Nhật Bản ước tính đạt 8,8 tỷ USD, tăng 45% so với năm 2007, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng: Dầu thô, giày dép, thủy sản, máy tính và linh kiện, dây và cáp điện. B. Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu :Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 51,8 tỷ USD, tăng 26,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,6 tỷ USD, tăng 31,7%. Trong tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2008, tư liệu sản xuất chiếm 88,8%; hàng tiêu dùng chiếm 7,8%; vàng chiếm 3,4% (năm 2007 tỷ trọng của 03 nhóm hàng này tương ứng là: 90,4%; 7,5%; 2,1%). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của một số mặt hàng thì kim ngạch nhập khẩu năm nay chỉ tăng 21,4% so với năm 2007. Nhìn chung, các mặt hàng nhập khẩu chủ lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong nước đều tăng so với năm 2007. Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất những tháng cuối năm có xu hướng giảm nhiều, đây là một trong những dấu hiệu của sự chững lại trong đầu tư và sản xuất. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng đang có xu hướng tăng vào các tháng cuối năm cho thấy hàng tiêu dùng nước ngoài đang tạo sức ép lớn lên hàng tiêu dùng của Việt Nam ngay tại thị trường trong nước. Nhập khẩu ô tô năm 2008 đạt mức cao kỷ lục với 2,4 tỷ USD, trong đó ô tô nguyên chiếc đạt 1 tỷ USD với 50,4 nghìn chiếc (ô tô dưới 12 chỗ ngồi 27,5 nghìn chiếc, tương đương 380 triệu USD). Nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng khác (trừ ô tô và máy tính, điện tử) ước tính đạt 13,7 tỷ USD, tăng 23,3% so với năm 2007. Nhập khẩu xăng dầu đạt 12,9 triệu tấn, tăng 0,1% so với năm trước, tương ứng với kim ngạch 10,9 tỷ USD, tăng 41,2%. Sắt thép đạt 6,6 tỷ USD, tăng 28,5%. Vải và nguyên phụ liệu dệt may là những mặt hàng phục vụ chủ yếu cho sản xuất hàng xuất khẩu vẫn đạt kim ngạch cao với 6,8 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2007. Hàng điện tử máy tính và linh kiện đạt 3,7 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm trước, đây là nhóm hàng không chỉ gắn với tiêu dùng trong nước mà còn liên quan tới gia công, lắp ráp để xuất khẩu. Trong các thị trường nhập khẩu của Việt Nam năm 2008, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu từ khu vực ASEAN, ước tính 19,5 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2007; Trung Quốc 15,4 tỷ USD, tăng 23,2%; thị trường EU 5,2 tỷ USD, tăng 1,7%; Đài Loan 8,4 tỷ USD, tăng 21,8 %; Nhật Bản 8,3 tỷ USD, tăng 37,7%. Nhập siêu năm 2008 ước tính 17,5 tỷ USD, tăng 24,1 % so với năm 2007, bằng 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhập siêu đã giảm nhiều so với dự báo những tháng trước đây nhưng mức nhập siêu năm nay vẫn khá cao, trong đó châu Á có mức nhập siêu lớn nhất, đứng đầu là thị trường Trung Quốc với 10,8 tỷ USD, cao hơn 1,7 tỷ USD so với năm 2007. 1.2.5. Năm 2009 A. Xuất khẩu hàng hoá Do sức tiêu thụ hàng hoá trên thị trường thế giới thu hẹp, giá cả của nhiều loại hàng hoá giảm mạnh nên kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2009 chỉ đạt gần 41,4 tỷ USD, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Những tháng cuối năm tình hình đã được cải thiện rõ rệt. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 11 đạt gần 4,7 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước.  Nguồn: Tổng cục Thống kê. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2009 ước tính đạt 9 tỷ USD, giảm 1,3% so với năm trước; dầu thô 6,2 tỷ USD (giảm 2,4% về lượng và giảm tới 40% về kim ngạch), chiếm tới 68% mức giảm chung của tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm; thủy sản đạt 4,2 tỷ USD, giảm 6,7%; giày dép đạt 4 tỷ USD, giảm 15,8%; gạo đạt 2,7 tỷ USD (tăng 25,4% về lượng và giảm 8% về kim ngạch); gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,6 tỷ USD, giảm 9,9%; cà phê đạt 1,7 tỷ USD (tăng 10,2% về lượng và giảm 19% về kim ngạch); than đá đạt 1,3 tỷ USD (tăng 29,9% về lượng và giảm 4,5% về kim ngạch). Thị trường xuất khẩu một số hàng hoá chủ yếu năm 2009 như sau: Hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ đạt 4,9 tỷ USD, giảm 3% so với năm 2008; tiếp theo là EU đạt 1,7 tỷ USD, giảm 3,1%; Nhật Bản 930 triệu USD, tăng 12%. Thị trường chính của dầu thô vẫn là Ôx-trây-li-a với 1,5 tỷ USD, giảm 55%; Xin-ga-po 1 tỷ USD, giảm 37%; Ma-lai-xi-a 780 triệu USD, giảm 8%; Mỹ 430 triêụ USD, giảm 57%; Trung Quốc 420 triệu USD, giảm 30%. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang các đối tác chính trong năm 2009 đều giảm, trong đó EU đạt 1,1 tỷ USD, giảm 5,7 %; Mỹ 710 triệu USD, giảm 3,9%; Nhật Bản 760 triệu USD, giảm 8,4%. Sản phẩm giày, dép xuất khẩu sang EU năm 2009 ước tính đạt 1,9 tỷ USD, giảm 23,2%; Mỹ 1 tỷ USD, giảm 2%; Nhật Bản 120 triệu USD, giảm 10,5%.  Nguồn: Tổng cục Thống kê Trong năm 2009, 7 thị trường xuất khẩu chính của hàng hoá của nước ta đã chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, gồm: Thị trường Mỹ ước tính đạt 11,2 tỷ USD, giảm 5,5% so với năm 2008; EU 9,3 tỷ USD, giảm 14,4%; ASEAN 8,5 tỷ USD, giảm 16,4%; Nhật Bản 6,2 tỷ USD, giảm 27,7%; Trung Quốc 4,8 tỷ USD, tăng 4,9%; Hàn Quốc 2,5 tỷ USD, tăng 15%; Ôx-trây-li-a 2,2 tỷ USD, giảm 48% (chủ yếu do giá dầu thô giảm). Đáng chú ý là thị trường châu Phi tuy kim ngạch ước tính mới đạt 1,1 tỷ USD nhưng đã phát triển nhanh, gấp 8 lần năm 2008. B. Nhập khẩu hàng hoá Tương tự như xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đầu năm chỉ đạt gần 41,8 tỷ USD, giảm 29% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, những tháng cuối năm kinh tế thế giới có sự phục hồi nên một số mặt hàng đã tăng giá; mặt khác, kinh tế trong nước đạt tốc độ tăng trưởng khá, nhu cầu hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống cũng tăng lên nên kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 9, tháng 10, tháng 11 và tháng 12 liên tục tăng so với cùng kỳ năm trước với tốc độ tăng lần lượt là: 13,9%, 14,5%, 44,5% và 15,7%. Do vậy, tính chung cả năm 2009, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá ước tính đạt 68,8 tỷ USD, giảm 14,7% so với năm 2008, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 43,9 tỷ USD, giảm 16,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 24,9 tỷ USD, giảm 10,8%. Hầu hết kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất của năm nay đều giảm so với năm 2008, trong đó xăng dầu đạt 6,2 tỷ USD, giảm 43,8%; sắt thép đạt 5,3 tỷ USD, giảm 22,9%; vải 4,2 tỷ USD, giảm 5,2%; chất dẻo đạt 2,8 tỷ USD, giảm 4,1%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép đạt 1,9 tỷ USD, giảm 17,8%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 1,7 tỷ USD, giảm 1,4%. Tuy nhiên, có một số mặt hàng đã đạt kim ngạch nhập khẩu tăng so với năm trước như: Điện tử máy tính và linh kiện 3,9 tỷ USD, tăng 5,9%; ô tô 2,9 tỷ USD, tăng 2,5%, trong đó ô tô nguyên chiếc 1,2 tỷ USD, tăng 12,6% về giá trị và tăng 49,4% về lượng. Trong các nhóm hàng nhập khẩu năm 2009, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng chiếm tỷ trọng 29,5% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá; nguyên nhiên vật liệu chiếm 61,3%; hàng tiêu dùng chiếm 8,7%; vàng chiếm 0,5%. Về thị trường nhập khẩu hàng hoá, 8 đối tác chủ yếu chiếm hơn 85% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 gồm: Trung Quốc 16,1 tỷ USD, tăng 2,7% so với năm 2008; ASEAN 13,4 tỷ USD, giảm 31,3%; Nhật Bản 7,3 tỷ USD, giảm 11,3%; Hàn Quốc 6,7 tỷ USD, giảm 5,3%; Đài Loan 6,2 tỷ USD, giảm 25,9%; EU 5,5 tỷ USD, tăng 2,2%; Mỹ 2,8 tỷ USD, tăng 9,1%; Ôx-trây-li-a 1 tỷ USD, giảm 24%. Mặc dù kim ngạch nhập khẩu hàng hoá có tốc độ giảm nhanh hơn kim ngạch xuất khẩu nhưng nhập siêu hàng hoá năm 2009 ước tính vẫn ở mức 12,2 tỷ USD, tuy giảm 32,1% so với năm 2008 nhưng đã bằng 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cả năm 2009. 1.2.6. Tính đến tháng 7/ 2010 A. Xuất khẩu hàng hoá: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 7/2010 ước tính đạt 5,8 tỷ USD, giảm 8,2% so với tháng trước và tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung bảy tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 38,3 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2009, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 17,6 tỷ USD, tăng 8,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả dầu thô) đạt 20,7 tỷ USD, tăng 26,7%, nếu không kể dầu thô thì kim ngạch xuất khẩu khu vực này đạt 17,7 tỷ USD, tăng 40,1%. Trong bảy tháng năm 2010, nhiều mặt hàng chủ yếu vẫn duy trì được mức kim ngạch xuất khẩu tăng cao so với cùng kỳ năm 2009 là: Hàng dệt may đạt 5,9 tỷ USD, tăng 17,4%; giày dép đạt 2,8 tỷ USD, tăng 13,8%; thủy sản đạt 2,4 tỷ USD tăng 11,2%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,8 tỷ USD, tăng 33,5%; điện tử máy tính đạt 1,8 tỷ USD, tăng 29%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 1,6 tỷ USD, tăng 62,8%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 923 triệu USD, tăng 100,9%; hạt điều đạt 542 triệu USD, tăng 25,3%. Tuy nhiên, cần lưu ý một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch tăng thấp hoặc lượng giảm như: Gạo có kim ngạch tăng 3,4% và lượng giảm 2,5%; cao su tuy tăng 85,1% về kim ngạch nhưng lượng giảm 3,4%; cà phê giảm 10,4% về kim ngạch và giảm 5,9% về lượng; sắn và sản phẩm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề tài 2.doc
  • docxKẾT LUẬN.docx
  • docxLỜI MỞ ĐẦU.docx
  • docMỤC LỤC.doc
  • docPhụ lục.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc
Luận văn liên quan